Thông tư 06/2016/TT-NHNN

Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng đã được thay thế bởi Thông tư 23/2020/TT-NHNN giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn tổ chức tín dụng phi ngân hàng và được áp dụng kể từ ngày 14/02/2021.

Nội dung toàn văn Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2016

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 36/2014/TT-NHNN NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một sĐiều của Thông tư s 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư s 36/2014/TT-NHNN).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN:

1. Bổ sung vào cuối Điểm a Khoản 15 Điều 3 như sau:

“(xi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó sở hữu từ 5% vn Điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;

(xii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty, tổ chức tín dụng;

(xiii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty mẹ của công ty hoặc tổ chức tín dụng này.”

2. Bổ sung Điểm i vào Khoản 18 Điều 3 như sau:

“i) Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân mua cổ phiếu.”

3. Bổ sung các Khoản 19, 20, 21, 22, 23 và Khoản 24 vào Điều 3 như sau:

“19. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

20. Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ.

21. Tổ chức tài chính được xác định theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.

22. Tổ chức tài chính ở nước ngoài là các tổ chức tài chính được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

23. Nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng được tính bng tổng cộng các sdư nguồn vốn ngắn hạn cuối mỗi ngày trong tháng chia cho tổng số ngày trong tháng.

24. Giao dịch mua, bán giấy tờ có giá có kỳ hạn là giao dịch mua hoặc bán giấy tờ có giá kèm theo Điều kiện chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và cam kết sẽ bán lại hoặc mua lại giấy tờ có giá đó sau một Khoảng thời gian nhất định.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 11 như sau:

“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp”

5. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 12 như sau:

“a) Tổ chức kiểm toán (bao gồm doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam), kiểm toán viên (bao gồm kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên Nhà nước) đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 13 như sau:

“c) Các Khoản cho vay có bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bng tiền gửi Tiết kiệm của cá nhân tại thời Điểm cho vay;”

7. Sửa đổi, bổ sung Điểm h Khoản 3 Điều 13 như sau:

“h) Các Khoản bảo lãnh và cam kết phát hành dưới các hình thức tín dụng chứng từ có bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng tiền gửi đồng Việt Nam, ngoại tệ; vàng; trái phiếu Chính phủ của bên được bảo lãnh và/hoặc bên thứ ba tại thời Điểm cấp bảo lãnh và/hoặc cam kết. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị cụ thể của tài sản bảo đảm nhưng bảo đảm giá trị tối đa theo nguyên tắc sau đây:

(i) Tiền gửi bng đồng Việt Nam: 100% số tiền gửi được sử dụng để bảo đảm cho các Khoản bảo lãnh và cam kết phát hành đó;

(ii) Tiền gửi bng ngoại tệ: 95% stiền gửi được sử dụng để bảo đảm cho các Khoản bảo lãnh và cam kết phát hành đó;

(iii) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại Tiết (iv) Điểm này: 95% giá trị tính theo giá mua vào được niêm yết tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời Điểm cuối ngày liền trước ngày xác định giá trị;

(iv) Vàng miếng không có giá mua vào được niêm yết, vàng khác: 30% giá trị tính theo giá được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá tại thời Điểm gần nhất trước ngày xác định giá trị tài sản bảo đảm hoặc theo giá được định giá bởi quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp không được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá;

(v) Trái phiếu Chính phủ: 95% giá trị trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại dưới 1 năm hoặc 85% giá trị trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 5 năm hoặc 80% giá trị trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại từ 5 năm trở lên. Giá trị trái phiếu Chính phủ được tính theo mệnh giá tại ngày xác định giá trị.”

8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 14 như sau:

“4. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của chính ngân hàng thương mại để:

a) Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu;

b) Cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.”

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 14 như sau:

“6. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với người lao động của chính ngân hàng thương mại nhà nước đó để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 15 như sau:

“b) Tỷ lệ dự trữ thanh Khoản được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ dự trữ thanh Khoản (%)

=

Tài sản có tính thanh Khoản cao

x 100

Tng Nợ phải trả

Trong đó:

(i) Tài sản có tính thanh Khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

(ii) Tổng Nợ phải trả là Khoản Mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán trừ đi các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

11. Sửa đổi, bsung Điểm d Khoản 2 Điều 15 như sau:

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trù thanh Khoản tối thiểu như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 10%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 10%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 1%;

(iv) Ngân hàng hợp tác xã: 10%.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 15 như sau:

“b) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (%)

=

Tài sản có tính thanh Khoản cao

x 100

Dòng tin ra ròng trong 30 ngày tiếp theo

Trong đó:

(i) Tài sản có tính thanh Khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

(ii) Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo là chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.

c) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với đồng Việt Nam trong 30 ngày tiếp theo là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại Điểm b Khoản này đối với đồng Việt Nam tối thiểu như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 50%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 20%;

(iv) Ngân hàng hợp tác xã: 50%.”

d) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với ngoại tệ trong 30 ngày tiếp theo là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại Điểm b Khoản này đối với ngoại tệ tối thiểu như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 10%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5%;

(iv) Ngân hàng hợp tác xã: 5%.”

13. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 như sau:

“2. Trường hợp kết quả tính toán tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của ngày hôm sau của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đảm bảo theo quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 15 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý theo quy định về xphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đồng thời thực hiện giám sát về khả năng chi trả. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng ngay biện pháp tự xử lý, bao gồm: vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, vay của tổ chức tài chính nước ngoài hoặc ký kết với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, với tổ chức tài chính nước ngoài các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết vay không thể hủy ngang và các biện pháp không thể hủy ngang khác để đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các biện pháp tự xử lý nói trên ở mức từ 20% trở lên của tài sản có tính thanh Khoản cao, Ngân hàng Nhà nước áp dụng bổ sung các biện pháp giám sát và xử lý theo quy định của pháp luật.”

14. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:

“2. Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn bao gồm:

a) Các Khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm:

(i) Các Khoản cho vay, cho thuê tài chính (bao gồm cả Khoản cho vay, cho thuê tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam), trừ dư nợ cho vay, cho thuê tài chính bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và của tổ chức khác (bao gồm cả: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến Khoản cho vay, cho thuê tài chính này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu;

(ii) Các Khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay, cho thuê tài chính mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác chịu rủi ro;

(iii) Các Khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá, trừ giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (không bao gồm trái phiếu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành).”

b) Dư nợ cho vay, dư nợ cho thuê tài chính, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá bị quá hạn.

15. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3. Nguồn vốn trung hạn, dài hạn bao gồm số dư các Khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm:

a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ các Khoản sau đây:

(i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;

(ii) Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam;

b) Tiền vay các tổ chức tài chính ở trong nước và nước ngoài (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);

c) Tiền gửi của cá nhân;

d) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;

đ) Vốn Điều lệ, vốn được cấp, quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ, quđầu tư phát triển nghiệp vụ, và qudự phòng tài chính còn lại sau khi trừ đi giá trị nguyên giá của các Khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật;

e) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận không chia còn lại sau khi mua cphiếu quỹ;

g) Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam đối với trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

h) Tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đối với trường hợp ngân hàng hợp tác xã.”

16. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 17 như sau:

“4. Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm số dư các Khoản sau đây có thời hạn còn lại đến 01 (một) năm (bao gồm cả các Khoản tiền gửi không kỳ hạn):

a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ các Khoản sau đây:

(i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;

(ii) Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam;

(iii) Tiền ký quvà tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng.

b) Tiền vay các tổ chức tài chính ở trong nước và nước ngoài (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);

c) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng;

d) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;

đ) Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam đối với trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

e) Tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đối với trường hợp ngân hàng hợp tác xã.”

17. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 17 như sau:

“5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa với lộ trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016:

(i) Ngân hàng thương mại: 60%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 60%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 100%;

(iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 60%;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017:

(i) Ngân hàng thương mại: 50%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 90%;

(iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 50%;

c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018:

i) Ngân hàng thương mại: 40%;

ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 40%;

iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 80%;

iv) Ngân hàng Hợp tác xã: 40%.”

18. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 17 như sau:

“6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước đó như sau:

a) Tỷ lệ tối đa:

(i) Ngân hàng thương mại nhà nước: 25%;

(ii) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 35%;

(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 35%;

(iv) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5%;

(v) Ngân hàng hợp tác xã: 35%.

b) Số dư mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ để xác định tỷ lệ tối đa quy định tại Điểm a Khoản này bao gồm toàn bộ số dư trái phiếu Chính phủ thuộc sở hu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các Khoản ủy thác cho tổ chức khác mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ và không bao gồm các Khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ bằng nguồn vốn ủy thác từ cá nhân, tổ chức khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chịu rủi ro;

c) Nguồn vốn ngắn hạn xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều này;

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có nguồn vốn ngn hạn được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ theo tỷ lệ tối đa tương ứng quy định tại Điểm a Khoản này so với vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp.”

19. Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 21 như sau:

“a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ các Khoản sau đây:

(i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;

(ii) Tiền ký quvà tiền gửi vn chuyên dùng của khách hàng;

b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.”

Điều 2. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 16 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.

Điều 3. Thay thế các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN bằng phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

1. Quy định chung về chuyển tiếp:

a) Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN do việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Phụ lục 2; Điểm a Khoản 15, Điểm i Khoản 18 Điều 3; Khoản 2, Khoản 5, Khoản 6 Điều 17 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định;

b) Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Điều chỉnh các biện pháp xử lý, tiến độ thực hiện, thời hạn thực hiện, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu có) để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Phương án xử lý chuyển tiếp đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải có tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo đến ngày 01/01/2017 tuân thủ đúng quy định.

3. Quy định chuyển tiếp đối với cấp tín dụng

a) Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các Khoản cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan không đáp ứng giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại Điều 13 Thông tư 36/2014/TT-NHNN do việc sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 15 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn hợp đồng chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn phù hợp với quy định tại Điều 13 Thông tư 36/2014/TT-NHNN và các quy định có liên quan;

b) Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các Khoản cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh c phiếu vi phạm các quy định về Điều kiện và tỷ lệ quy định tại Điều 14 Thông tư 36/2014/TT-NHNN do việc sa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 15 và Điểm i Khoản 18 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-NHNN không được cấp thêm bất kỳ Khoản tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu cho đến khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 14 và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư 36/2014/TT-NHNN và phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

(i) Danh sách khách hàng và dư nợ vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của từng khách hàng; thực trạng không đáp ứng giới hạn;

(ii) Biện pháp và kế hoạch cụ thể xử lý, bao gồm cả việc thu hồi nợ, tăng vn Điều lệ, vn được cấp.

4. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

a) Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn không đảm bảo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Thông tư này do việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, không được cấp thêm bất kỳ Khoản tín dụng trung hạn và dài hạn nào cho đến khi đáp ứng tỷ lệ quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN và phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

(i) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

b) Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn không đảm bảo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN không được cấp thêm bất kỳ Khoản tín dụng trung hạn và dài hạn nào cho đến khi đáp ứng tỷ lệ và phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

(i) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

5. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn

Tại thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn không đảm bảo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN không được mua, đầu tư thêm trái phiếu Chính phủ cho đến khi đáp ứng tỷ lệ quy định tại Khoản 6 Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN và phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

6. Xử lý sau chuyển tiếp

Sau thời gian chuyển tiếp tối đa tại phương án xử lý quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không khắc phục được vi phạm thì tùy theo mức độ, tính chất rủi ro, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cn thiết bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 5. Điều Khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đng thành viên và Tổng Giám đc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 6;
-  Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, TTGSNH5, PC (3 bn).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyn Phước Thanh

 


PHỤ LỤC 1

CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06 ngày 27/05/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, b
sung một sĐiều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

A. Cấu phn và cách xác định để tính vốn tự có của tổ chức tín dụng:

I. Vốn tự có riêng lẻ:

Mục

Cấu phần

Cách xác định

 

VN CẤP 1 RIÊNG L (A) = A1 - A2 - A3

 

 

Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = Σ1÷5

 

(1)

Vốn Điều lệ (vốn đã được cấp, vn đã góp)

Lấy số liệu tại Khoản Mục Vốn Điều lệ trên Bảng cân đối kế toán.

(2)

Quỹ dtrữ bổ sung vn Điều lệ

Lấy sliệu Qudự trbổ sung vốn Điều lệ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đi kế toán.

(3)

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Ly sliệu Quđầu tư phát triển nghiệp vụ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 3 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

(5)

Thặng dư vn cổ phần

Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán.

 

Các Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = Σ6÷12

 

(6)

Lợi thế thương mại

Ly sliệu chênh lệch lớn hơn giữa s tin mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện.

(7)

Llũy kế

Lấy sliệu Llũy kế tại thời Điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(8)

C phiếu quỹ

Lấy số liệu tại Khoản Mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán.

(9)

Các Khoản cấp tín dụng để góp vn, mua cổ phn tại tổ chức tín dụng khác

Lấy số dư các Khoản cấp tín dụng đgóp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

(10)

Các Khoản góp vốn, mua cphần của tổ chức tín dụng khác

Lấy sliệu các Khoản Góp vốn đu tư dài hạn vào đi tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(11)

Các Khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, không bao gm các đối tượng đã tính ở Mục (10)

Ly sliệu các Khoản Góp vn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con (không bao gồm các đối tượng đã tính ở Mục (10)) thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(12)

Các Khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo him, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, không bao gồm các đối tượng đã tính ở Mục (10) và Mục (11)

Lấy sliệu các Khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng (không bao gồm các đối tượng đã tính ở Mục (10) và Mục (11) thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

 

Các Khoản giảm trừ bổ sung (A3) = Σ13÷14

 

(13)

Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (10) đến Mục (12)), vượt mức 10% của (A1 - A2)

Tổng các phần chênh lệch dương giữa: (i) Sdư Khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (10) đến Mục (12)) tại Khoản Mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 10% của (A1 - A2).

(14)

Tổng các Khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (10) đến Mục (13)), vượt mức 40% của (A1 - A2)

Phn chênh lệch dương gia: (i) Tng các Khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (10) đến Mục (13)) thuộc Khoản Mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 40% của (A1-A2)

 

VN CP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 - B2 - (22)

Giá trị vn cấp 2 riêng lẻ ti đa bng vn cp 1 riêng lẻ.

 

Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = Σ15÷19

 

(15)

50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cđịnh theo quy định của pháp luật

50% tng sdư có của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.

(16)

40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

40% tng sdư có của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn.

(17)

Quỹ dự phòng tài chính

Ly sliệu Quỹ dự phòng tài chính trong Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đi kế toán.

(18)

Dự phòng chung

Lấy tng của hai Khoản Mục: (i) Sdư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) sdư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế toán.

(19)

Trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các Điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với Điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị l;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và các công cụ nợ khác chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác.

- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

- Tại thời Điểm xác định giá trị, nếu thời hạn trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng), phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác tính vào vn cấp 2 bng 0.

 

Các Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (20) + (21)

 

(20)

Phn giá trị chênh lệch dương giữa tổng các Khoản từ Mục (17) đến Mục (18) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2

 

(21)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa Mục (19) và 50% của A

 

 

Các Khoản giảm trừ bổ sung

 

(22)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A

 

 

Các Khoản Mục giảm trừ khi tính vn tự có

 

(23)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

100% tng sdư nợ của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cđịnh.

(24)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các Khoản góp vn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

100% tng sdư nợ của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn.

(C)

VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) - (23) - (24)

 

II. Vốn tự có hp nhất

1. Nguyên tắc chung:

a. Vốn tự có hợp nhất được xác định theo các cấu phần quy định tại Điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo him.

b. Trường hợp Báo cáo tài chính hợp nhất nêu tại Điểm a không có các Khoản Mục cụ thể để tính vốn cấp 1 hợp nhất và vốn cấp 2 hợp nhất, thì tổ chức tín dụng phải xây dựng số liệu thống kê từ các bảng cân đối kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc tính toán đầy đủ, chính xác các Khoản Mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

2. Cấu phần và cách xác định vốn tự có hợp nhất:

Mục

CU PHN

Cách xác định

 

VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 - A2 - A3

 

 

Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = Σ1÷6

 

(1)

Vn Điều lệ (vn đã được cấp, vn đã góp)

Lấy số liệu tại Khoản Mục Vốn Điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(2)

Quỹ dự trù bổ sung vn Điều lệ

Ly sliệu Quỹ dự trữ bổ sung vn Điều lệ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(3)

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Ly sliệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dn tại Khoản 6, Điều 3 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

(5)

Thặng dư vn c phn lũy kế

Lấy số liệu Thặng dư vốn cphần trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất

(6)

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nht báo cáo tài chính

Lấy số liệu tại Khoản Mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất

 

Các Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = Σ7÷12

 

(7)

Lợi thế thương mại

Ly sliệu chênh lệch dương giữa s tin mua một tài sản tài chính và giá trị ssách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện.

(8)

Llũy kế

Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời Điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(9)

C phiếu qu

Ly số liệu tại Khoản Mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(10)

Các Khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác

Ly số liệu các Khoản cho vay đ góp vn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả sdư tại tổ chức tín dụng mẹ và các công ty con được hợp nhất.

(11)

Các Khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác

Ly số liệu các Khoản Góp vn đầu tư dài hạn vào đi tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(12)

Các Khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bao gồm các đối tượng đã tính ở Mục (11)

Ly số liệu các Khoản Góp vn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các Khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm (không bao gồm các đối tượng đã tính ở Mục (11)) thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

 

Các Khoản gim trừ bổ sung (A3) = Σ13÷14

 

(13)

Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quđầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (11) đến Mục (12)), vượt mức 10% của (A1-A2)

Tng các Phn chênh lệch dương giữa: (i) Số dư Khoản Góp vn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (11) đến Mục (12)) tại Khoản Mục Đầu tư dài hạn khác trên Bng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 10% của (A1 - A2)

(14)

Tổng các Khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (11) đến Mục (13)), vượt mức 40% của (A1-A2)

Phn chênh lệch dương giữa: (i) Tng các Khoản Góp vn đầu tư dài hạn còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ Mục (11) đến Mục (13)) thuộc Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 40% của (A1 - A2)

 

VN CẤP 2 HỢP NHT (B) = B1 - B2 - (23)

Giá trị vn cấp 2 hợp nht ti đa bng vn cấp 1 hợp nhất

 

Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = Σ15÷20

 

(15)

50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

50% tổng số dư có của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(16)

40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

40% tng sdư có của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các Khoản Mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(17)

Quỹ dự phòng tài chính

Ly số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(18)

Dự phòng chung

Ly tng của hai Khoản Mục: (i) Sdư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) số dư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(19)

Trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các Điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với Điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và các công cụ nợ khác chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác được xác định bng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác.

- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

- Tại thời Điểm xác định giá trị, nếu thời hạn trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng), phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cp 2 theo quy định phi được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đi, công cụ nợ khác tính vào vn cấp 2 bằng 0.

- Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào Khoản Mục này.

(20)

Lợi ích của cđông thiu s

Ly số liệu tại Khoản Mục Li ích của cđông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nht

 

Các Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (21) + (22)

 

(21)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các Khoản từ Mục (17) đến Mục (18) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2

 

(22)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa Mục (19) và 50% của A

 

 

Các Khoản giảm trừ bổ sung

 

(23)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A

 

 

Các Khoản Mục giảm trừ khi tính vn tự có

 

(24)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cđịnh theo quy định của pháp luật

100% tổng số dư nợ của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.

(25)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

100% tng sdư nợ của tài Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các Khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(C)

VỐN T CÓ HỢP NHT (C) = (A) + (B) - (24) - (25)

 

B. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Khoản Mục tài sản của mình để xác định vốn tự có cho phù hợp.

Mục

CU PHN

Cách xác định

 

Vốn cấp 1 (A) = (A1) - (A2)

 

 

Cấu phần vốn cấp 1 (A1) = Σ1÷4

 

(1)

Vn đã được cấp

Ly số liệu tại Khoản Mục Vn Điều lệ trên Bảng cân đối kế toán

(2)

Quỹ dự trữ bổ sung vn Điều lệ

Ly s liu Quỹ dự trữ bổ sung vn Điều lệ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán

(3)

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Ly số liệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dn tại Khoản 6, Điều 3 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

 

Các Khoản phải giảm trkhỏi vốn cấp 1 (A2) = (5) + (6)

 

(5)

Llũy kế

Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời Điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(6)

Các Khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác

Ly số dư các Khoản cho vay để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

 

VN CP 2 (B) = B1 - B2 - (12)

Giá trị vn cấp 2 ti đa bng vn cấp 1.

 

Cu phần vốn cấp 2 (B1) = Σ7÷9

 

(7)

Quỹ dự phòng tài chính

Ly số liệu Qudự phòng tài chính thuộc Khoản Mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(8)

Dự phòng chung

Lấy tổng của hai Khoản Mục: (i) Số dư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong Khoản Mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán.

(9)

Khoản vay thỏa mãn các Điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bng tài sản của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được trả nợ trước thời gian đáo hạn với Điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bo các tỷ lệ, gii hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được lựa chọn lãi suất của Khoản vay được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng vay.

- Trường hợp s dng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của Khoản vay.

- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng.

- Tại thời Điểm xác định giá trị, nếu thời hạn Khoản vay trên 5 năm, toàn bộ giá trị Khoản vay được tính vào vốn cấp 2.

Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đu tiên của năm (tính theo ngày ký hợp đồng), giá trị Khoản vay được tính vào vn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị Khoản vay để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cui cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị Khoản vay tính vào vốn cấp 2 bng 0.

 

Các Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 (B2) = (10) + (11)

 

(10)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các Khoản từ Mục (7) đến Mục (8) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2

 

(11)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa các Khoản tại Mục (9) và 50% của A

 

 

Các Khoản giảm trừ bổ sung

 

(12)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A

 

(C)

VỐN T CÓ (C) = (A) + (B)

 

 


PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN PHÂN NHÓM VÀ CÁCH TÍNH TỔNG TÀI SẢN CÓ RỦI RO
(Bao gồm tài sản Có nội bảng và các cam kết ngoại bảng)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06 ngày 27/5/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bsung một sĐiều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Phần I. Hướng dẫn tính Tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bng được xác định theo mức độ rủi ro

A. Hướng dẫn chung:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào cân đối kế toán, cơ sở dữ liệu, hồ sơ có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con và quy định tại Thông tư này để xác định tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Phần II của Phụ lục này.

Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo lưu giữ, thống kê đối với từng Khoản phải đòi theo các tiêu chí: đối tượng phải đòi; loại tiền; hình thức bảo đảm; tài sản đảm bảo và Mục đích của Khoản cấp tín dụng.

2. Nguyên tắc xác định hệ số rủi ro của tài sản Có:

- Nguyên tắc 1: Mỗi tài sản Có nội bảng được phân vào một nhóm hệ số rủi ro. Nếu tài sản Có đồng thời thỏa mãn nhiều hệ số rủi ro khác nhau thì áp dụng hệ số rủi ro cao nhất.

Nguyên tắc này không áp dụng đối với Khoản phải đòi đáp ứng đồng thời các Điều kiện sau: (i) được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: tiền mặt; giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn, thẻ Tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; (ii) Khoản phải đòi không sử dụng cho các Mục đích: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán; (iii) Khoản phải đòi không cấp cho các đối tượng: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ.

- Nguyên tắc 2: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê các Khoản phải đòi theo hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm và tỷ lệ bảo đảm của từng hình thức, từng loại tài sản bảo đảm đối với Khoản phải đòi được ghi trong hợp đồng bảo đảm. Trên cơ sở đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản Có rủi ro của Khoản phải đòi theo hệ srủi ro quy định tại Phụ lục này đối với từng hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm.

Trường hợp 1: Đối với tài sản Có (Khoản phải đòi) được bảo đảm toàn bbằng một loại tài sản bảo đảm/hoặc không được bảo đảm: Áp dụng nguyên tc 1

Ví dụ 1: Khoản cho Ngân hàng A vay 100 tỷ đồng, trong đó được bảo đảm toàn bộ bng 150 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Căn cứ nguyên tc 1 nêu trên, Khoản vay này được áp dụng hệ số rủi ro 0% (Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành).

Ví dụ 2: Khoản cho mt khách hàng A vay là 100 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản (hệ số rủi ro 200%) được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành (hệ số rủi ro 20%). Căn cứ vào nguyên tc 1 nêu trên, Khoản cho vay này sẽ áp dụng hệ srủi ro là 200%.

Ví dụ 3: Ngân hàng A cho khách hàng vay 100 tỷ đồng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, Khoản vay được bảo đảm toàn bộ bằng 150 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Căn cứ nguyên tc 1 nêu trên, Khoản vay này phải áp dụng hệ số rủi ro 150% (Khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán).

Trường hợp 2: Đối với tài sản Có (Khoản phải đòi) được bảo đảm một phn bng tài sản bảo đảm: Áp dụng nguyên tc 2.

Ví dụ: Khoản cho vay Ngân hàng A 100 tỷ đng, trong đó 50 tỷ đng được bảo đảm bng trái phiếu Chính phủ.

Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên, hệ số rủi ro của Khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đng là Khoản phải đòi được bảo đảm bng giy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ srủi ro 0%; (ii) 50 tỷ đng còn lại được áp dụng hệ srủi ro 20% (Khoản phải đòi bng đng Việt Nam đi với tổ chức tín dụng khác ở trong nước).

Trường hợp 3: Đối với tài sản Có (Khoản phải đòi) được bảo đảm bng các tài sản bảo đảm khác nhau: Áp dụng nguyên tc 2.

Ví dụ: Khoản cho vay Mục đích thương mại đi với Doanh nghiệp A 100 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bng trái phiếu Chính phủ, 50 tỷ đồng được bảo đảm bng quyền sử dụng đất.

Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên, hệ srủi ro của Khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đồng là Khoản phải đòi được bảo đảm bng giy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ srủi ro 0%; (ii) 50 tỷ đng còn lại là Khoản phải đòi được bảo đảm bng quyn sử dụng đất sẽ được áp dụng hệ srủi ro 50%.

Trường hợp 4: Đối với tài sản Có (Khoản phải đòi) được bảo đảm bằng vàng; hoặc sử dụng cho một trong các Mục đích gm: kinh doanh bt động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán; hoặc cấp cho các đối tượng gồm: công ty con, công ty liên kết của t chc tín dụng đó; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ: Áp dụng đng thời nguyên tc 1 và nguyên tc 2.

Ví dụ: Khoản cho vay công ty chứng khoán A 100 tỷ đng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bng trái phiếu Chính phủ, 50 tỷ đng được bảo đảm bng quyền sử dụng đất.

Căn cứ quy định tại Phụ lục này, Khoản vay 50 tỷ đồng được bảo đảm bng trái phiếu Chính phủ có hệ số rủi ro là 0%, 50 tỷ đồng được bảo đảm bng quyền sử dụng đất hệ srủi ro là 50%, Khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán có hệ srủi ro 150%.

Áp dụng đồng thời hai nguyên tắc trên, hệ số rủi ro của Khoản vay này được áp dụng hệ số rủi ro cao nhất là 150% (Khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ).

3. Cách xác định hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng:

3.1. Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính qua hai bước như sau:

(i) Bước 1: Xác định giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.

Cách xác định: Lấy giá trị cam kết ngoại bảng nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng quy định tại Phụ lục này.

(ii) Bước 2: Xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.

Cách xác định: Nhân giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của từng cam kết ngoại bảng đã xác định ở Bước 1 với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Phụ lục này.

3.2. Các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo hướng dẫn nêu trên được coi là tài sản Có nội bảng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản Có nội bảng để xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Theo đó:

(i) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng tiền mặt, sổ Tiết kiệm, tiền ký qu, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.

(ii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Hệ số rủi ro là 20%.

(iii) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.

3.3. Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác chưa được phân vào các nhóm hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro là 100%.

Ví dụ:

Ngân hàng A phát hành một chứng thư bảo lãnh thanh toán trị giá 100.000 USD cho công ty B đi với Khoản vay của công ty B tại Ngân hàng C. Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng A được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do chính Ngân hàng A phát hành và công ty B hiện đang sở hữu. Trong trường hợp này:

- Giá trị tài sản Có nội bảng tương ng được xác định như sau: 100.000 USD (giá trị cam kết ngoại bng) x 100% (hệ số chuyn đi quy định tại Mục 31 Điểm 2 Phần II Phụ lục này) = 100.000 USD);

- Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (là giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng) x 20% (hệ srủi ro quy định tại Mục 14 Điểm 1 Phần II Phụ lục này) = 20.000 USD.

B. Hướng dẫn tính tài sản Có rủi ro hợp nhất:

Nguyên tắc tính:

1. Căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo him theo quy định của pháp luật.

2. Giá trị tài sản Có rủi ro hợp nhất (bao gồm giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất và giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nht tương ứng của các cam kết ngoại bảng hợp nhất) được xác định theo quy định tại Mục A Phn I Phụ lục này.

 


Phần II. Phân nhóm và xác định tài sản Có rủi ro

1. Tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro:

Mục

Tài sản Có

Giá trị

Hệ số rủi ro

Giá trị tài sản Có xác định theo mc độ rủi ro

Riêng lẻ

Hp nhất

Riêng l

Hợp nhất

 

 

[1]

[2]

[13]

[4] = [1] x [3]

[5| = [2] x [3]

 

Tài sản Có nội bảng

 

 

 

 

 

(A1)

Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0%

 

 

 

= Σ1÷11

= Σ1÷11

(1)

Tiền mặt

 

 

0%

 

 

(2)

Vàng

 

 

0%

 

 

(3)

Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước

 

 

0%

 

 

(4)

Tiền gửi tại các ngân hàng chính sách

 

 

0%

 

 

(5)

Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi đối với Chính phủ Việt Nam.

 

 

0%

 

 

(6)

Các Khoản phải đòi được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh thanh toán, các Khoản phải đòi được bo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.

 

 

0%

 

 

(7)

Các Khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bo đm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bng: (i) tiền gửi có kỳ hạn bng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) sổ Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (iii) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

 

 

0%

 

 

(8)

Các Khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước này bo lãnh thanh loán

 

 

0%

 

 

(9)

Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bo lãnh thanh toán

 

 

0%

 

 

(10)

Các Khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bo lãnh thanh toán

 

 

0%

 

 

(11)

Các Khoản phải đòi được bo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

 

 

0%

 

 

(A2)

Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 20%

 

 

 

= Σ12÷21

= Σ12÷21

(12)

Kim loại quý (trừ vàng), đá quý

 

 

20%

 

 

(13)

Các Khoản phải đòi bng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước

 

 

20%

 

 

(14)

Các Khoản phải đòi bng đồng Việt Nam và ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành

 

 

20%

 

 

(15)

Trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành

 

 

20%

 

 

(16)

Giấy tờ có giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành

 

 

20%

 

 

(17)

Các Khoản phải đòi đối với ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những Khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán

 

 

20%

 

 

(18)

Các Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những Khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán

 

 

20%

 

 

(19)

Các Khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OHCD hoặc được các ngân hàng đó bo lãnh thanh toán

 

 

20%

 

 

(20)

Các Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán có thời hạn còn lại dưới 1 năm được thành lập các nước không thuộc khối OECD có tuân thnhững thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những Khoản phải đòi được các công ty này bo lãnh thanh toán

 

 

20%

 

 

(21)

Các Khoản phải đòi bng ngoại tệ được bo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đvề cả thời hạn và giá trị bng: (i) tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại t; (ii) sổ Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại t; (iii) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nưc ngoài phát hành

 

 

20%

 

 

(A3)

Nhóm tài sn Có có hsố rủi ro 50%

 

 

 

= 22

= 22

(22)

Các Khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà gn với quyền sử dụng đất của bên vay

 

 

50%

 

 

(A4)

Nhóm tài sản Có có h srủi ro 100%

 

 

 

= Σ23÷25

= Σ23÷25

(23)

Các Khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có

 

 

100%

 

 

(24)

Giá trị nguyên giá các Khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sn khác

 

 

100%

 

 

(25)

Toàn bộ tài sn Có khác còn lại trên bng cân đối kế toán, ngoài các Khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm h srủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150%.

 

 

100%

 

 

(A5)

Nhóm tài sản Có có hsố rủi ro 150%

 

 

 

= Σ26÷29

= Σ26÷29

(26)

Các Khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng

 

 

150%

 

 

(27)

Các Khoản phải đòi đđầu tư, kinh doanh chứng khoán.

 

 

150%

 

 

(28)

Các Khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

 

 

150%

 

 

(29)

Các Khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng

 

 

150%

 

 

(A6)

Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 200%

 

 

 

= 30

= 30

(30)

Các Khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản

 

 

150%

Áp dụng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực đến ngày 31/12/2016

200%

Áp dụng kể từ ngày 01/01/2017

 

 

(A)

Tng tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro

 

 

 

= ΣA1÷A6

= ΣA1÷A6

2. Cam kết ngoại bảng

Mã số

KHOẢN MỤC

Giá trị

Hệ số chuyển đổi

Hệ số rủi ro

Giá trị tài sn Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro

Riêng l

Hợp nhất

Riêng l

Hợp nhất

 

 

[1]

[2]

[3]

[5]

[6] = [1] x [3] x [5]

[7] = [2] x [3] x [5]

 

Các cam kết ngoại bảng

 

 

 

 

 

 

(31)

Bảo lãnh vay vn

 

 

100%

 

 

 

(32)

Bảo lãnh thanh toán

 

 

100%

 

 

 

(33)

Các Khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các Khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các Khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các Khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các Khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa

 

 

100%

 

 

 

(34)

Cam kết hạn mức cấp tín dụng không hủy ngang

 

 

100%

 

 

 

(35)

Bảo lãnh thực hiện hp đng

 

 

50%

 

 

 

(36)

Bảo lãnh dự thầu

 

 

50%

 

 

 

(37)

Bảo lãnh khác

 

 

50%

 

 

 

(38)

Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng có hệ số chuyển đổi 100%

 

 

50%

 

 

 

(39)

Các cam kết khác không hủy ngang

 

 

50%

 

 

 

(40)

Thư tín dụng không hủy ngang

 

 

50%

 

 

 

(41)

Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngn hạn, có bảo đảm bng hàng hóa

 

 

20%

 

 

 

(42)

Các cam kết tài trợ thương mại không hủy ngang khác

 

 

20%

 

 

 

(43)

Thư tín dụng có thhủy ngang.

 

 

0%

 

 

 

(44)

Các cam kết có thể hủy ngang vô Điều kiện khác.

 

 

0%

 

 

 

(45)

Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm

 

 

0,5%

 

 

 

(46)

Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm

 

 

1%

 

 

 

(47)

Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3)

 

 

1%

 

 

 

(48)

Hợp đng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm

 

 

2%

 

 

 

(49)

Hợp đồng giao dịch ngoại tcó kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm

 

 

5%

 

 

 

(50)

Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm kể từ năm th 3)

 

 

5%

 

 

 

(B)

Tổng giá trị nội bng tương ứng của các cam kết ngoại bng xác định theo mức độ rủi ro

= Σ31÷50

= Σ31÷50

 

 

= Σ31÷50

= Σ31÷50

 


PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06 ngày 27/5/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bsung một sĐiều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Phần I. Tài sản có tính thanh Khoản cao:

1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh Khoản cao”:

 

Khoản Mục

Số liệu

1

Tiền mặt, vàng

 

2

Tiền gửi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước

 

3

Các loại giy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước

 

4

Tin trên tài Khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các Khoản đã cam kết cho Mục đích thanh toán cụ thể

 

5

Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác trong nước và nước ngoài

 

6

Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA tr lên phát hành hoc bo lãnh thanh toán

 

7

Tổng cộng (A) = (1÷6)

 

2. Hướng dẫn cách lấy số liệu:

Mục 1: Số dư tiền mặt, giá trị của vàng trên cân đối kế toán tại thời Điểm cuối mi ngày.

Mục 2: Số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đi kế toán tại thời Điểm cuối mỗi ngày.

Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời Điểm cuối mỗi ngày.

Trong thời gian mua có kỳ hạn giấy tờ có giá quy định tại Hợp đng mua lại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính s giy tờ có giá mua kỳ hạn vào tài sản có tính thanh Khoản cao.

Trong thời gian bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính số giấy tờ có giá bán kỳ hạn vào tài sản có tính thanh Khoản cao.

Mục 4: Sdư tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng đại lý (bao gồm tiền gửi qua đêm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác) trên cân đi kế toán tại thời Điểm cui mi ngày, trừ đi các Khoản đã cam kết cho Mục đích thanh toán cụ thể.

Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đi kế toán tại thời Điểm cuối mỗi ngày.

Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group; ...) xếp hạng từ AA hoặc tương đương trở lên tại thời Điểm cuối mi ngày.

3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh Khoản cao”:

(i) Khoản Mục 3 và Khoản Mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp;

- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;

- Không bao gồm giấy tờ có giá đã được chiết khu, cm c;

- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gc;

- Không bao gồm: trái phiếu (kể cả trái phiếu đặc biệt) do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành;

(ii) Tài sản có tính thanh Khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (trừ trái phiếu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành), các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group; ...) xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán có mệnh giá bng Đng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyn đi.

 


Phần II. Dòng tiền vào:

1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền vào”:

Mục

Khoản Mục

Giá trdòng tiền theo thời gian đến hạn

Ngày tiếp theo

Tngày 2 đến ngày 7

Từ ngày 8 đến ngày 30

Từ ngày 31 đến ngày 180

Từ ngày 181 đến ngày 360

Trên 360 ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài:

 

 

 

 

 

 

1.1

Tin gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

1.2

Tin gửi có kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

1.3

Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay khách hàng

 

 

 

 

 

 

3

Chứng khoán kinh doanh

 

 

 

 

 

 

4

Chứng khoán đầu tư

 

 

 

 

 

 

5

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

 

 

 

 

 

 

6

Các Khoản lãi, phí phải thu

 

 

 

 

 

 

7

Tài sản Có khác

 

 

 

 

 

 

8

Dòng tiền vào (B = 1÷7)

 

 

 

 

 

 

 


2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền vào”:

Mục 1.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy sdư tiền gửi không kỳ hạn trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

Mục 1.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy sdư tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tiền gửi điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 1.3: Cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Ly sdư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 2: Cho vay khách hàng: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 3: Chứng khoán kinh doanh:

- Chứng khoán kinh doanh đã niêm yết: Ly giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cộtNgày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

Mục 4: Chứng khoán đầu tư:

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết: Ly giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết: Ly giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn điền vào ct thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

Mục 5: Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác: Ly số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

Mục 6: Các Khoản lãi, phí phải thu: Ly s tin lãi, phí phải thu đến hạn, chắc chắn thu được phát sinh từ các Khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán đầu tư, các công cụ phái sinh và tài sản tài chính khác đủ Điều kiện được ghi nhận vào “Dòng tiền vào” các Mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải thu.

Mục 7: Tài sản Có khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 6 của Bảng Dòng tin vào) điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền vào”:

“Dòng tiền vào” phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các Khoản Mục đã được tính vào Tài sản có tính thanh Khoản cao không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.

- Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ căn cứ xác định stiền có khả năng thu được theo dự kiến thì không được tính số tiền này vào “Dòng tiền vào”.

- Đi với các Khoản cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng nước ngoài và cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào.

- Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết và chứng khoán đầu tư sẵn sàng đ bán đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tin vào” là giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đầu tư sn sàng để bán chưa niêm yết và chng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán.

 


Phần III. Dòng tiền ra:

1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”:

Mục

Khoản Mục

Giá trị dòng tin theo thời gian đến hạn

Ngày tiếp theo

Từ ngày 2 đến ngày 7

Từ ngày 8 đến ngày 30

Từ ngày 31 đến ngày 180

Từ ngày 181 đến ngày 360

Trên 360 ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Các Khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

 

 

 

 

 

 

2

Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài:

 

 

 

 

 

 

2.1

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

2.2

Tiền gửi có kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

2.3

Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài

 

 

 

 

 

 

3.

Tiền gửi của khách hàng

 

 

 

 

 

 

3.1

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

3.2

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm

 

 

 

 

 

 

4

Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác

 

 

 

 

 

 

5

Vốn nhận tài trợ, ủy thác đu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 

6

Phát hành giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

7

Các Khoản lãi, phí phải trả

 

 

 

 

 

 

8

Các Khoản Nợ khác

 

 

 

 

 

 

9

Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng

 

 

 

 

 

 

10.

Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn

 

 

 

 

 

 

11

Dòng tiền ra (C = 1÷10)

 

 

 

 

 

 

 


2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”:

Mục 1: Các Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Ly số dư Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nưc ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.

Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phi thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy sdư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hp đồng cho vay.

Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính s dư tin gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định s tin gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% s dư bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán.

Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đng.

Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giy tờ có giá đã phát hành điền vào ct thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giy tờ có giá.

Mục 7: Các Khoản lãi, phí phải trả: Lấy stiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.

Mục 8: Các Khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các Khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đi với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tin đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.

Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan.

Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Ly toàn bộ các Khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.

3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”:

“Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, stiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”;

- Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”.

- Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bng: (i) tin mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”.

- Đối với các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cgiấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các Khoản vay này vào “Dòng tiền ra”.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/2016/TT-NHNN

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu06/2016/TT-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/05/2016
Ngày hiệu lực01/07/2016
Ngày công báo10/06/2016
Số công báoTừ số 379 đến số 380
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2020
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/2016/TT-NHNN

Lược đồ Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

    Văn bản đính chính

      Văn bản bị thay thế

        Văn bản hiện thời

        Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng
        Loại văn bảnThông tư
        Số hiệu06/2016/TT-NHNN
        Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
        Người kýNguyễn Phước Thanh
        Ngày ban hành27/05/2016
        Ngày hiệu lực01/07/2016
        Ngày công báo10/06/2016
        Số công báoTừ số 379 đến số 380
        Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2020
        Cập nhật5 năm trước

        Văn bản hướng dẫn

          Văn bản được hợp nhất

            Văn bản gốc Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng

            Lịch sử hiệu lực Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi 36/2014/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng