Thông tư 08-TT

Thông tư 08-TT năm 1958 về việc chiêu sinh vào trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959 do Bộ Giáo Dục ban hành.

Nội dung toàn văn Thông tư 08-TT chiêu sinh trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959


BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-TT

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CHIÊU SINH VÀO TRƯỜNG HỌC SINH MIỀN NAM NIÊN KHÓA 1958-1959

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Kính gửi:

UBHC các liên khu, khu, thành phố Khu Giáo dục Liên khu 4, Việt bắc, Liên khu 3
Sở Giáo dục Hà-nội, Hải-phòng
Ty Giáo dục các tỉnh

 

Thông tư 115-TTg ngày 27-3-1957 của Thủ tướng Phủ có nhấn mạnh: “Việc xét thu nhận học sinh vào trường học sinh miền Nam hay xét trợ cấp sinh hoạt phí có trang phục hay không có trang phục căn cứ vào các tiêu chuẩn nhưng chủ yếu là tùy theo khả năng tài chánh, mức độ chiêu sinh của từng niên khóa mà giải quyết”.

Theo tinh thần trên và căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa hiện nay, dựa vào khả năng tài chính và xây cất trường trại, vấn đề chiêu sinh trong niên khóa 1958-59 cần phải hạn chế trong một mức độ nhất định. Do đó không nhất thiết mọi trường hợp có đủ tiêu chuẩn đều được xét giải quyết.

I. – NHỮNG TRƯỜNG HỢP XÉT GIẢI QUYẾT CHIÊU SINH TRONG NIÊN KHÓA 1958 – 1959.

1. – Cán bộ quê quán miền Nam có đủ tiêu chuẩn nhưng từ trước nay chưa có một con nào được Chính phủ đài thọ để đi học bất kỳ là ở đâu (trong trường học sinh miền Nam ở các nước bạn, học trường ngoài có trợ cấp sinh hoạt phí, các trường chuyên nghiệp hoặc đại học…) thì nay được xét giải quyết một con. Nếu trường hợp đông con (từ 4 cháu trở lên) tình cảnh sinh hoạt khó khăn chật vật mà trước nay mới được giải quyết một cháu thì nay có thể xét trợ cấp thêm một cháu nữa. Đối với anh chị em thương binh, bộ đội phục viên, cán bộ công nhân viên miền Nam ra khỏi biên chế về sản xuất, ở trong trường hợp trên thì có thể xét giải quyết ưu tiên trước.

2. – Cán bộ miền Nam hiện đang công tác đặc biệt có sự chứng nhận và giới thiệu của Ban thống nhất trung ương, con các liệt sĩ (quê miền Nam và đã hy sinh trong Nam) có đủ chứng từ hợp lệ thì xét từng trường hợp mà giải quyết có chiếu cố thích đáng.

Những điểm cần đặc biệt chú ý:

- Ngoài hai trường hợp đã ghi ở trên, tất cả những trường hợp khác đều không giải quyết.

- Phải đảm bảo đúng quy chế giáo dục phổ thông và thực hiện đúng lứa tuổi đã quy định trong thông tư 115-TTg. Không có trường hợp chiếu cố nào khác.

Không đài thọ sinh hoạt phí cho học sinh học các lớp bổ túc văn hóa hay đi học tự do hoặc học bất kỳ cấp nào. Không trợ cấp sinh hoạt phí cho những học sinh tự động đi từ trường này qua trường khác hoặc nơi này qua nơi khác, không giải quyết cho những cán bộ, công nhân viên, học sinh miền Nam đã công tác hoặc học các trường chuyên nghiệp, đại học xin đi học văn hóa.

- Việc thu nhận vào nội trú: Theo hướng chiêu sinh hiện nay là củng cố nội trú trên số lượng hiện có và phát triển ngoại trú có mức độ. Hơn nữa trong niên khóa 1958- 1959 Khu Giáo dục học sinh miền Nam còn phải tiếp thu trên 1.700 học sinh ở Khu học xá Trung quốc về, nên trong niên khóa này không thu nhận học sinh vào nội trú. Trừ trường hợp cha mẹ công tác đặc biệt do Ban Thống nhất trung ương đề nghị thì có thể xét thu nhận vào trường học sinh miền Nam, nhưng học sinh phải được khỏe mạnh và học ở cấp I.

II. – THỜI GIAN VÀ SỐ LƯỢNG CHIÊU SINH

1. – Số lượng: Tổng số học sinh được xét giải quyết là 600 học sinh các cấp, ngoại trú và nội trú.

2. – Thời gian: Tháng 3 năm 1958 chuẩn bị và phổ biến chủ trương kế hoạch.

Từ 1-5 đến 30-7-1958 thu nhận và xét duyệt đơn.

Từ 1 đến 10-8-1958 lập danh sách và báo tin.

Từ 20 đến 30-8-1958 làm lý lịch và giới thiệu.

III. – VẤN ĐỀ XÉT DUYỆT ĐƠN

Để việc giải quyết được kịp thời, sát, đúng và tránh khó khăn về sau, Bộ thấy cần quy định như sau:

1) Phụ huynh ở tỉnh nào thì nộp đơn về Ty Giáo dục địa phương. Ty nhận đơn, có ý kiến giải quyết và tập hợp hồ sơ, lập danh sách chuyển đơn và danh sách về Khu Giáo dục học sinh miền Nam xét duyệt. Trừ các cơ quan đơn vị thuộc Tổng cục đường sắt, cũng như các xí nghiệp, công, nông trường trực thuộc Trung ương thì nộp về Bộ sở quan, Bộ sở quan xét và chuyển về Khu Giáo dục học sinh miền Nam xét duyệt. Những đơn phụ huynh ở các địa phương gửi thẳng về Khu Giáo dục Học sinh miền Nam không qua hệ thống trên thì sẽ không giải quyết.

2) Ở Thành phố Hà-nội và Hải-phòng thì phụ huynh gửi đơn trực tiếp về Khu Giáo dục học sinh miền Nam.

3) Cha mẹ công tác ở nơi nào thì nộp đơn ở địa phương mình công tác và chỉ một người nộp đơn thôi, chú ý tránh tình trạng hai người cùng nộp, sẽ gây khó khăn trong việc xét duyệt.

4) Những đơn cũ gửi đến Khu Giáo dục học sinh miền Nam hay các Ty địa phương trước ngày quy định trong thời gian hạn trên đây (1-5-1958) thì không có giá trị để xét trong đợt chiêu sinh 1958-1959. Phụ huynh phải làm lại và nộp trong thời hạn đã quy định.

IV. – VIỆC CHỨNG THỰC LỜI KHAI VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TƯ

Nội dung đơn xin vào trường học sinh miền Nam hay xin trợ cấp và một lý lịch của phụ huynh học sinh tương đối cụ thể, nó thể hiện quá trình công tác, thành tích, hoàn cảnh sinh hoạt… Do đó, cơ quan, đơn vị cần chú ý điều tra trước khi nhận xét. Lời chứng phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ. Cơ quan xét duyệt sẽ dựa vào lời chứng nhận làm cơ sở bảo đảm. Nếu sự nhận xét có thiên lệch hoặc chưa sát đúng (nhất là lý lịch, công tác, tiêu chuẩn tập kết của phụ huynh…) thì việc duyệt đơn sẽ làm không đúng chính sách và sẽ gây thắc mắc về sau, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng và tình hình đoàn kết trong cán bộ.

Bộ tôi trân trọng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, thận trọng khi chứng nhận đơn, để giúp Khu Giáo dục học sinh miền Nam giải quyết đúng đắn theo tinh thần chính sách chung.

Kinh nghiệm các năm qua, các địa phương, cơ quan, đơn vị… không phổ biến sát anh chị em cán bộ miền Nam, hoặc phổ biến quá chậm gây thắc mắc trong cán bộ và làm trở ngại cho công tác chiêu sinh. Bộ tôi thiết tha đề nghị các cơ quan, đoàn thể, đơn vị… lưu ý phổ biến rộng rãi và chu đáo thông tư này để giúp Khu Giáo dục học sinh miền Nam bảo đảm kế hoạch và thời gian chiêu sinh. Khi phổ biến nên giải thích cho anh chị em thông cảm những khó khăn của Chính phủ vì có thể nhiều trường hợp có đủ tiêu chuẩn nhưng hiện nay chưa xét giải quyết vì khả năng tài chính không cho phép.

Khu Giáo dục học sinh miền Nam sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục nhận đơn và kế hoạch chiêu sinh.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC




Nguyễn Văn Huyên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08-TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu08-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoSố 12
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 08-TT chiêu sinh trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 08-TT chiêu sinh trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu08-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýNguyễn Văn Huyên
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoSố 12
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 08-TT chiêu sinh trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 08-TT chiêu sinh trường học sinh miền Nam niên khóa 1958-1959