Thông tư 008-TT

Thông Tư 08-TT-1976 quy định tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II và bổ túc văn hoá cho cán bộ và thanh niên do Bộ Giáo Dục ban hành

Nội dung toàn văn Thông Tư 08-TT tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II bổ túc văn hoá cán bộ thanh niên


BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-TT

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 1976 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CẤP II VÀ BỔ TÚC VĂN HOÁ CHO CÁN BỘ VÀ THANH NIÊN

 Trong những năm qua, trước những chuyển biến lớn của cách mạng, trước yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trên quy mô lớn, nhiều tỉnh đã đặt vấn đề nâng nhanh trình độ văn hoá cho cán bộ các cấp, cho thanh niên lên hết cấp II, nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý sắp xếp, công tác. Ngay từ khi chiến tranh còn diễn ra ác liệt ở miền Bắc, năm 1972, một số tỉnh như Nam Hà, Ninh Bình, Thái Bình...đã có văn bản về việc tiêu chuẩn hoá cán bộ về mặt trình độ văn hoá mà yêu cầu cụ thể là cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động và thanh niên ưu tú phải tích cực phấn đấu để có trình độ tốt nghiệp lớp 7 bổ túc văn hoá.

Thực hiện chủ trương trên, đến nay đã có một số đơn vị được Ủy ban hành chính tỉnh công nhận hoàn thành phổ cập cấp II cho toàn dân như xã Cẩm Bình, Quỳnh Đôi, Nghi Thủ tướng Chính phủ, Diễn Minh (Nghệ Tỉnh); hoặc phổ cập cấp II cho cán bộ xã (Ngô Luông ở Hoà Bình cũ, xã Hồng Thái, Thái Bình....); hoặc phổ cập cấp II cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện (huyện Đông Hưng, Hưng Hà, thị xã Thái Bình, huyện An Thuỵ, Hải Phòng...)

Trước tình hình thực tế đó, việc định ra tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II cho các đối tượng hoặc bổ túc văn hoá, để việc chỉ đạo được thống nhất giữa các tỉnh, là một yêu cầu cần thiết. Vì vậy Bộ quy định sau đây một số điểm cần thiết trong việc chỉ đạo phổ cập trình độ văn hoá cấp II cho cán bộ và thanh niên.

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHẤN ĐẤU PHỔ CẬP CẤP II VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM TRA, CÔNG NHẬN HOÀN THÀNH PHỔ CẬP TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CẤP II CHO CÁN BỘ VÀ THANH NIÊN

Cấp II hiện đang là cấp học trọng tâm của công tác bổ túc văn hoá. Đối với cán bộ, theo tinh thần Nghị quyết 19,22,24 của Ban chấp hành trung ương Đảng và Nghị quyết 225 của Bộ chính trị, việc nâng nhanh trình độ văn hoá và hoàn thành phổ cập cấp II là hết sức cấp bách để tạo điều kiện nâng cao thêm năng lực lãnh đạo, quản lý trong hoàn cảnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đề ra một cách hết sức khẩn trương. Phổ cập cấp II còn giúp cho cán bộ các cấp từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trình  độ cán bộ do Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra. Việc kiểm tra, công nhận hoàn thành phổ cập trình độ văn hoá cấp II cho cán bộ và thanh niên một cách vững chắc, thiết thực nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập văn hoá trong cán bộ, thanh niên theo mục tiêu phấn đấu và yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi.

II. ĐỐI TƯỢNG CẦN PHỔ CẬP CẤP II

1. Cần tập trung sức để tổ chức học tập bổ túc văn hoá và hoàn thành phổ cập cấp II cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động ở xã, hợp tác xã ;cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động và công nhân kỹ thuật ở cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường. Trong các đối tượng trên, trước hết phải phổ cập cấp II cho cán bộ chủ chốt lãnh đạo, quản lý từ cơ sở trở lên, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các tỉnh, huyện và các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường lớn, và cho thanh niên ưu tú, tích cực trong chiến đấu, sản xuất,công tác.

2. Riêng đối với nông thôn miền núi thì:

- Ở vùng thấp, cần hoàn thành phổ cập cấp II cho cán bộ lãnh đạo, quản lý xã và hợp tác xã;

- Ở vùng cao, cần gấp rút hoàn thành phổ cập cấp I cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động, đưa nhanh họ lên học cấp II để có thể hoàn thành phổ cập cấp II cho một số đối tượng nhất là cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các ngành ở xã, cán bộ, đảng viên trẻ nói chung.

Đối với các đối tượng còn lại, điều cần thiết trước mắt là phải cố gắng phổ cập trình độ văn hoá cấp I một cách vững chắc, có chất lượng bảo đảm để không thể bị mù chữ trở lại. Sau đó , tổ chức theo học dưới hình thức câu lạc bộ, chuyên đề khoa học kỹ thuật sơ giản, phổ thông để đỡ bị lạc hậu trước quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đổi thay nhanh chóng của đất nước.

Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện từng cơ sở (xã, cơ quan, xí nghiệp, công trường...) nơi nào có thể vận động loại đối tượng này đi học cấp II và phấn đấu hoàn thành phổ cập cấp II được thì càng tốt, không nên hạn chế tinh thần phấn đấu của đối tượng, hạn chế phong trào của địa phương. Những đơn vị có đặt mức phấn đấu phổ cập cấp II cho nhân dân phải dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác của nhân dân, tránh gò ép, cưỡng bức.

Quy định trên đây nhằm mục đích làm cho cơ sở thấy rõ yêu cầu, đối tượng cần phổ cập cấp II trong đó việc phổ cập cấp II nhanh chóng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp vẫn là điều khẩn thiết nhất.

III. MỨC ĐỘ PHỔ CẬP CẤP II CHO CÁC LOẠI ĐỐI TƯỢNG

1. Cán bộ, đảng viên đứng tuổi hiện đang học chương trình cấp II (có thể không học hai môn hình học và đại số) đến hết lớp 7B, phải qua một kỳ thi đánh giá kết quả học tập; nếu thi đạt yêu cầu, được Sở, Ty giáo dục cấp giấy chứng nhận thì mới được công nhận là có trình độ phổ cập cấp II.

2. Cán bộ trẻ, đảng viên trẻ, đoàn viên thanh niên lao động và đối tượng 2 ở cả hai địa bàn nông thôn và cơ quan, xí nghiệp;nhất thiết phải học xong chương trình bổ túc văn hoá cấp II hoàn chỉnh cho thanh niên và phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp 7B mới được công nhận có trình độ phổ cập cấp II.

3.Xã viên, công nhân, nhân viên lao động đơn giản và nhân dân lao động từ 31 đến 40 tuổi, muốn được công nhận có trình độ phổ cập cấp II, phải học xong chương trình cấp II cho cán bộ đứng tuổi, phải đạt yêu cầu đánh giá của kỳ thi đánh giá kết quả học tập cuối lớp 7B và được Sở, Ty cấp giấy chứng nhận. Điều quan trọng là phải bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy, học tập và thi cử, tránh làm hời hợt, hình thức.

IV. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT ĐƠN VỊ ĐƯỢC CÔNG NHẬN PHỔ CẬP CẤP II

1. Đối với đơn vị cơ sở (xã, khu phố nhỏ ở các thị xã, khối phố ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường...) phải có:

- 100% đối tượng 1 đã tốt nghiệp lớp 7B, chương trình cấp II thanh niên (nếu là cán bộ, đảng viên trẻ, đoàn viên thanh niên lao động) hoặc có giấy chứng nhận đỗ lớp 7B theo chương trình cho cán bộ đứng tuổi nghĩa là có giảm hình học và đại số (nếu là cán bộ, đảng viên đứng tuổi);

- 90% đối tượng 2 đã tốt nghiệp lớp 7B chương trình thanh niên (kể cả thanh niên từ 26 đến 30 tuổi) 10% còn lại có trình độ ở các lớp cấp II.

Những đơn vị đạt tỷ lệ trên được công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập cấp II cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và thanh niên.

Những đơn vị phấn đấu tốt, sau khi đã phổ cập cấp II cho đối tượng 1 và đối tượng 2, nếu có 80% đối tượng loại 3 đạt yêu cầu của kỳ thi đánh giá kết quả học tập cuối lớp 7B (chương trình có giảm nhẹ môn hình học và đại số như đối với cán bộ đứng tuổi) hoặc tốt nghiệp lớp 7B (chương trình thanh niên) được công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập cấp II cho toàn dân, 20% số đối tượng 3 còn lại phải ít nhất học xong cấp I hoàn chỉnh.

Các đơn vị giải quyết xong cho đối tượng nào thì đề nghị trên kiểm tra, xác nhận thành tích và công nhận phổ cập cấp II cho đối tượng đó, rồi lại đặt kế hoạch phấn đấu tiếp cho những đối tượng còn lại.

2. Đối với huyện( hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố tương đương huyện, khu công nghiệp),và các tỉnh, thành phố lớn, phải có:

- 90% tổng số đơn vị cơ sở được công nhận hoàn thành phổ cập cấp II(cho toàn dân hoặc từng loại đối tượng)

- 10% số đơn vị còn lại phải đạt yêu cầu phổ cập  cấp I (toàn dân hoặc từng loại đối tượng)

V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM TRA CÔNG NHẬN PHỔ CẬP CẤP II

1. Các bước cần làm khi tiến hành kiểm tra.

- Trước hết, đối chiếu với tiêu chuẩn, cơ sở tự kiểm tra, xong báo cáo lên huyện, thị xã;

- Huyện tổ chức thẩm tra, xác nhận thành tích, báo cáo lên tỉnh, thành phố;

-Tỉnh tổ chức kiểm tra những đơn vị dẫn đầu của tỉnh và các huyện; sau đó tỉnh uỷ quyền cho các huyện, thị xã tổ chức kiểm tra những đơn vị còn lại (với danh nghĩa là đoàn kiểm tra của tỉnh) và đề nghị tỉnh công nhận;

- Tỉnh ra quyết định công nhận những đơn vị đạt tiêu chuẩn

2. Nội dung kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý các điểm sau:

- Số người trong diện học bổ túc văn hoá so với tổng nhân khẩu của địa phương (chia theo 3 loại đối tượng);

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp 7B cho thanh niên, cán bộ, đảng viên trẻ hoặc cho cán bộ, đảng viên đứng tuổi;

- Các loại sổ sách bổ túc văn hoá;

- Ra đề kiểm tra trình độ văn hóa cho từng loại đối tượng.

Chỉ đạo phổ cập trình độ văn hoá cấp II cho cán bộ và thanh niên là một yêu cầu bức thiết hiện nay của công tác bổ túc văn hoá nhằm góp phần thiết thực hơn nữa vào thắng lợi của cách mạng văn hoá và tư tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất, Bộ yêu cầu các Sở, Ty hướng dẫn thông tư này cho cơ sở thực hiện dần từng bước một cách thận trọng và đảm bảo chất lượng tốt làm cơ sở cho bước phát triển mới của bổ túc văn hoá trong giai đoạn cách mạng mới.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hồ Trúc

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 008-TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu008-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/05/1976
Ngày hiệu lực19/05/1976
Ngày công báo30/06/1976
Số công báoSố 11
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông Tư 08-TT tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II bổ túc văn hoá cán bộ thanh niên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông Tư 08-TT tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II bổ túc văn hoá cán bộ thanh niên
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu008-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýHồ Trúc
                Ngày ban hành04/05/1976
                Ngày hiệu lực19/05/1976
                Ngày công báo30/06/1976
                Số công báoSố 11
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông Tư 08-TT tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II bổ túc văn hoá cán bộ thanh niên

                            Lịch sử hiệu lực Thông Tư 08-TT tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II bổ túc văn hoá cán bộ thanh niên

                            • 04/05/1976

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 30/06/1976

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 19/05/1976

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực