Thông tư 09/2002/TT-BYT quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2002/QĐ-TTg đã được thay thế bởi Thông tư 01/2007/TT-BYT hướng dẫn quản lý thuốc chữa bệnh cho người đường xuất khẩu nhập khẩu phi mậu dịch và được áp dụng kể từ ngày 25/02/2007.
Nội dung toàn văn Thông tư 09/2002/TT-BYT quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2002/QĐ-TTg
BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2002/QĐ-TTg">09/2002/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2002 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 71/2002/QĐ-TTg">09/2002/TT-BYT NGÀY 2 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 71/2002/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUẢN LÝ THUỐC CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THEO ĐƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989;
Căn cứ Luật phòng, chống ma tuý ngày 22 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch như sau:
I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:
1. Thông tư này điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo đường phi mậu dịch. Đối với thuốc xuất khẩu theo đường phi mậu dịch ngoài việc phải thực hiện theo những qui định của Thông tư này, còn phải thực hiện theo các qui định của nước nhập cảnh.
2. Nguồn thuốc chữa bệnh cho người do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác, học tập ở nước ngoài, du lịch; người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam mang theo khi vào Việt Nam hoặc gửi về Việt Nam và thuốc từ Việt Nam gửi ra nước ngoài hoặc mang ra nước ngoài theo người gọi là thuốc nhập khẩu, xuất khẩu phi mậu dịch.
3. Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ để điều trị bệnh cho bản thân và gia đình, không được bán ra thị trường hay sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
4. Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch phải có nhãn ghi rõ tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng.
II. DANH MỤC THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC CẤM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO ĐƯỜNG PHI MẬU DỊCH:
1. Các loại nguyên liệu, phụ liệu làm thuốc.
2. Các thuốc thuộc Danh mục thuốc chữa bệnh cho người cấm xuất khẩu và nhập khẩu phi mậu dịch qui định tại Phụ lục kèm theo.
III. QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ SỐ LƯỢNG, DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO ĐƯỜNG PHI MẬU DỊCH
1. Thuốc gây nghiện:
1.1. Các thuốc gây nghiện theo qui định tại Danh mục thuốc gây nghiện ban hành kèm theo Quy chế quản lý thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được phép xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.
1.2. Các thuốc gây nghiện xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ được phép mang theo người khi nhập cảnh, xuất cảnh có kèm theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa chỉ định sử dụng các loại thuốc này.
1.3. Khi nhập cảnh, xuất cảnh người mang theo các loại thuốc này phải khai báo đầy đủ, chính xác tên thuốc, số lượng từng thuốc và xuất trình đơn thuốc, để cơ quan Hải quan xem xét giải quyết.
1.4. Số lượng thuốc gây nghiện mang theo người khi nhập cảnh, xuất cảnh không được quá số lượng chỉ định dùng cho 7 ngày và giá trị mỗi lần không quá 30 USD, mỗi loại thuốc không quá 10 USD. Trường hợp đối với những thuốc có trị giá vượt quá định mức qui định phải có ý kiến của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam).
2. Các loại thuốc thành phẩm khác:
Các thuốc thành phẩm khác, số lượng thuốc được phép xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch trị giá mỗi lần không quá 30 USD, mỗi loại thuốc không quá 10 USD. Số lần nhận và gửi thuốc tối đa không quá 3 lần trong một năm cho một cá nhân. Riêng đối với các thuốc hướng tâm thần, thuốc có chứa tiền chất dùng làm thuốc phải kèm theo đơn của Thầy thuốc chuyên khoa của nước xuất cảnh đối với những cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, và Thầy thuốc chuyên khoa Việt Nam đối với cá nhân nhận và gửi thuốc.
Trường hợp đối với những thuốc chuyên khoa đặc trị có trị giá vượt quá định mức qui định, hoặc số lần nhận thuốc để điều trị cần thiết lớn hơn mức qui định phải có ý kiến của Sở Y tế địa phương nơi cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phi mậu dịch trên cơ sở phải thực hiện đúng qui định về chuyên môn kỹ thuật y tế và các quy chế dược.
IV. QUI ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
1. Các loại thuốc chữa bệnh xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch trái với qui định tai Thông tư này sẽ phải xử lý như thuốc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép, bị xử lý tịch thu, huỷ bỏ.
2. Các đơn vị, cá nhân vận chuyển, kinh doanh thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch trái với qui định của Thông tư này được coi là vận chuyển, kinh doanh thuốc trái phép và tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 14/BYT-TT ngày 01/08/1994 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, yêu cầu báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam) để nghiên cứu giải quyết.
|
Đỗ Nguyên Phương (Đã ký) |
PHỤ LỤC
BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 71/2002/QĐ-TTg">09/2002/TT-BYT NGÀY 2/7/2002 CỦA BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 71/2002/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÊ VIỆC QUẢN LÝ THUỐC CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THEO ĐƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH DANH MỤC THUỐC CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CẤM XUẤT NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
I. DANH MỤC THUỐC CÓ CHỨA HOẠT CHẤT GÂY NGHIỆN:
TT |
Tên hoạt chất |
TT |
Tên hoạt chất |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 |
3-methylfentanyl 3-methylthiofentanyl acetorphine acetyl-alpha-methylfentanyl acetylmethadol allylprodine alphacetylmethadol alphameprodine alphamethadol alpha-methylfentanyl alpha-methylthiofentanyl benzenthidine benzylmorphine beta-hydroxy-3-methylfentanyl beta-hydroxyfentanyl betacetylmethadol betameprodine betamethadol betaprodine cannabis clonitazene codoxime desomorphine diampromine diethylthiambutene dihydromorphine dihydroetorphine dimenoxadol dimepheptanol dimethylthiambuten dioxaphetyl butyra dipipanone ecgonine ethylmethylthiambu etonitazene etorphine etoxeridine furethidine heroin (diacetylmorphine) |
40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 |
hydrocodone hydromophinol hydroxypethidine isomethazone levomethorphan levomoramide levophenacylmorphan metazocine methyldesorphine methyldihydromo metopon moramide morpheridine morphine- n- oxide morphine methobromide mppp myrophine noracymethadol norlevorphanol normorphine norpipanone para-fluorofentan pepap pethidine-inetrmedia pethidine-inetrmedia pethidine-inetrmedia phenadoxone phenampromide phenomorphan phenperidine piminodine proheptazine properidine racemethorrphan racemoramide racemorphan thebain thiofentanyl tilidine trimeperidine |
II. DANH MỤC THUỐC CÓ CHỨA HOẠT CHẤT HƯỚNG TÂM THẦN:
TT |
Tên hoạt chất |
TT |
Tên hoạt chất |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 |
amfetamine amfepramone aminorex ampletamine benzfetamine cathine chlormezanone cyclobarbital dexamfetamine dronamate ethinamate etilamfetamine fencamfamin fenproporex fenetylline lefetamine levamfetamine |
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 |
levomethamphetamine mazindol mecloqualone mefenorex metamfetamine metamfetamine racemate methaqualone methylphenidate methyprylon phencyclidine phenmetrazine pemoline phendimetrazine phentermine pipradrol secobarbital zipeprol |
III. CÁC THUỐC CÓ CHỨA HOẠT CHẤT CÓ TÊN DƯỚI ĐÂY:
TT |
Tên hoạt chất |
TT |
Tên hoạt chất |
1 2 3 4 5 6 |
dexfenfluramine erythromycine estolate fenfluramine glafenin levamisol phenacetin |
7 8 9 10 11 |
phenolphtalein practolol pyramidon santonin zomepirac |