Thông tư 10-TC/CTN

Thông tư 10-TC/CTN-1989 hướng dẫn chế độ thu đối với khai thác vàng từ lòng đất thuộc khu vực kinh tế tập thể, cá thể do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể đã được thay thế bởi Quyết định 21/1999/QĐ-BTC Danh mục văn bản pháp luật bị bãi bỏ và được áp dụng kể từ ngày 16/10/1999.

Nội dung toàn văn Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-TC/CTN

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1989

 

THÔNG TƯ

SỐ 10-TC/CTN NGÀY 20/4/1989 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU ĐỐI VỚI KHAI THÁC VÀNG TỪ LÒNG ĐẤT THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, CÁ THỂ.

Thi hành Quyết định số 76-HĐBT ngỳ 13/5/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về thăm dò khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý khai thác từ lòng đất. Thông tư số 202-CT ngày 2/7/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định tạm thời chế độ thu đối với khai thác vàng, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu đối với hoạt động khai thác vàng thuộc khu vực kinh tế tập thể, cá thể như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG NỘP

Mọi cá nhân và tập thể bao gồm các hộ tư nhân, cá thể, hộ tiêu chủ, xí nghiệp tư doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (dưới đây gọi chung là tập thể, cá thể) có hoạt động khai thác vàng thường xuyên hay theo thời vụ, không thuộc diện nộp thu quốc doanh, đều phải nộp tiền khai thác vàng cho ngân sách Nhà nước.

II- CÁC KHOẢN PHẢI NỘP

Tiền khai thác vàng gồm lệ phí đăng ký khai thác vàng và tiền khai thác tài nguyên vàng.

1. Lệ phí đăng ký khai thác vàng:

a) Mục đích thu lệ phí đăng ký khai thác vàng nhằm bù đắp các khoản chi phí về công tác quản lý, tu bổ, bảo vệ đất đai và môi trường các vùng có hoạt động đào đãi vàng.

b) Mức thu theo quy định tại điểm 1, mục II, Thông tư số 202-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, lệ phí đăng ký khai thác vàng được xác định căn cứ vào hàm lượng vàng có trong sa khoáng ở từng khu vực:

- Khu vực có sản lượng vàng trong sa khoáng từ 0,2gr/m3 trở xuống thu 100 đồng cho một người/ngày (tương đương với 0,2 kilôgam gạo theo giá bảo đảm kinh doanh lương thực).

- Khu vực có hàm lượng vàng trên 0,2 đến 0,6 gr/m3 thu 200 đồng cho một người/ngày (tương đương 0,4 kilôgam gạo).

- Khu vực có hàm lượng vàng trên 0,6 đến 1,0 gr/m3 thu 300 đồng cho một người/ngày (tương đương 0,6 kilôgam gạo)

Những vùng có hàm lượng vàng trên 11,0 gr/m3, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quy định mức thu lệ phí đến 400 đồng một người/ngày (tương đương 0,8 kilôgam gạo).

2. Tiền khai thác tài nguyên vàng:

a) Mục đích là nhằm động viên một số phần thu nhập của những người khai thác tài nguyên của đất nước cho ngân sách.

b) Căn cứ xác định mức thu:

Tiền khai Hàm lượng Năng suất Đơn Tỷ

thác tài = vàng trong x đào đãi x giá x lệ

nguyên vàng sa khoáng bình quân vàng thu

- Xác định hàm lượng vàng trên cơ sở hàm lượng vàng ở từng khu vực sa khoáng do ngành khoa học kỹ thuật xác định được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, cơ quan thuế phối hợp với cơ quan chức năng nắm hàm lượng vàng ở từng nơi làm căn cứ để tính mức thu cho từng cơ sở tập thể, cá thể.

- Năng suất đào đãi bình quân là sản lượng sa khoáng trung bình tính cho một người/ngày có thể khai thác được trong điều kiện địa chất và điều kiện kinh tế kỹ thuật bình thường. Chi cục thuế công thương nghiệp phối hợp với ngành khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức điều tra khảo sát thực tế ở một số khu vực có điều kiện thuận tiện hoặc khó khăn trong việc khai thác để xác định năng suất đào đãi bình quân trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

Giá vàng để tính mức thu là căn cứ vào giá mua vàng (được quy thành vàng 10) do Ngân hàng Nhà nước tính quy định trong từng thời điểm.

- Tỷ lệ thu thực hiện theo phần a, điểm 2, mục II Thông tư số 202-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Căn cứ vào hàm lượng vàng, năng suất đào đãi bình quân, đơn giá vàng, tỷ lệ thu đã được xác định như trên, Chi cục thuế công thương nghiệp tính mức thu cụ thể về lệ phí và tiền tài nguyên cho một người/ ngày ở từng khu vực trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định để thực hiện. Khi các căn cứ để tính mức thu có sự tăng, giảm đến 20% thì cơ quan thu phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với những căn cứ đã thay đổi.

III- THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN THU NỘP

1. Thủ tục thu nộp: Để có căn cứ quản lý thu, cơ quan thuế phải có sổ sách theo dõi từng người thực tế khai thác vàng ở từng khu vực. Sổ thu (theo mẫu đính kèm) được lập thành 2 quyển, một quyển giao cho phường (xã) quản lý, một quyển do phòng thuế quản lý. Lệ phí và tiền tài nguyên thu bằng tiền và thu ngay tại địa phương nơi khai thác, dùng biên lai 5TP " 3 liên" để thu. Phải xuất biên lai cho từng người đào đãi để xuất trình khi kiểm soát. Số thu về lệ phí và tiền tài nguyên ghi vào chương 97 (hoặc 98), loại 01, khoản 04, hạng 0, mục 47 (mục lục ngân sách Nhà nước). Thu từ đơn vị tổ chức kinh tế nào, ghi theo đúng chương của đơn vị tổ chức kinh tế đó.

2. Thời hạn thu nộp:

- Lệ phí thu mỗi năm một lần, thu ngay khi cấp thẻ hành nghề cho từng người được phép khai thác, trước khi vào bãi để đào đãi vàng; những người ra khai thác trong 6 tháng đầu năm thì nộp lệ phí cho cả năm; ra khai thác trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức lệ phí cả năm.

Thẻ hành nghề (theo mẫu đính kèm) do tỉnh, thành phố thống nhất phát hành. Thẻ được cấp cho từng người đào đãi mỗi năm một lần và chỉ có giá trị trong phạm vi địa phương (huyện, thị xã) sở tại. Những cơ sở tập thể, cá thể hành nghề đã nộp lệ phí ở địa phương này nếu chuyển sang địa phương khác khai thác phải nộp lại lệ phí như mới ra khai thác; nếu không có giấy phép khai thác ngoài mức lệ phí phải nộp còn bị xử lý theo điều lệ đăng ký kinh doanh hiện hành.

- Tiền tài nguyên thu hàng tháng, chậm nhất là ngày 5 của tháng sau phải nộp đủ số tiền của tháng trước. Nếu không nộp đủ và đúng kỳ hạn, ngoài việc phải nộp đủ số thiếu, mỗi ngày quá hạn bị phạt thêm 1% (một phần trăm) trên số nộp chậm.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để quản lý được số người khai thác vàng phải nắm sát địa hình từng tụ điểm có vàng sa khoáng, đặc điểm tình hình khai thác ở từng nơi. Cơ quan thuế có thể uỷ nhiệm thu lệ phí và tiền tài nguyên cho chính quyền phường, xã. Phòng thuế phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, xã tổ chức việc uỷ nhiệm thu. Chi cục thuế hướng dẫn cụ thể việc giao nhận, thanh quyết toán biên lai thu tiền cho uỷ nhiệm thu. Khi thu tiền uỷ nhiệm thu chỉ được dùng biên lai do cơ quan thuế cấp, không được dùng chứng từ thu khác hoặc chứng từ viết tay.

Cán bộ thuế phải thường xuyên phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, xã từ việc lập sổ bộ, cấp thẻ hành nghề đến khi thu được lệ phí và tiền tài nguyên nộp Ngân sách Nhà nước; theo dõi giúp đỡ việc quản lý thu nộp của từng uỷ nhiệm thu; kịp thời ngăn ngừa hoặc phát hiện, xử lý đối với trường hợp vi phạm.

Uỷ nhiệm thu được hưởng thù lao theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Thu vào hoạt động đào đãi vàng là chính sách động viên tài chính đối với những người khai thác tài nguyên đóng góp cho Nhà nước. Hiện nay số người đi đào đãi vàng rất lớn và đa dạng, điều kiện địa bàn rừng núi khó quản lý. Vì vậy phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ và chính quyền các cấp, phải có sự phối hợp giữa ngành thuế với ngành công an, tư pháp, Ngân hàng, địa chất trong việc quản lý khai thác vàng và hướng dẫn thực hiện chế độ thu của Nhà nước.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành thuế và các ngành có liên quan làm tốt các nội dung đã hướng dẫn trên, tổ chức điều tra nắm toàn bộ các địa bàn có vàng sa khoáng, xác định đúng hàm lượng vàng và năng suất đào đãi bình quân làm cơ sở xây dựng mức thu; thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ thu đối với khai thác vàng của Nhà nước, xử lý các trường hợp vi phạm chế độ thu theo Pháp lệnh thuế công thương nghiệp hiện hành.

Thông tư này được thi hành kể từ ngày ký. Những quy định của các ngành và địa phương trái với Quyết định số 76-HĐBT ngày 13/5/ 1987 của Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư số 202-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn này đều bãi bỏ.

 

Trần Tiêu

(Đã Ký)

 

SỔ THEO DÕI THU NỘP LỆ PHÍ VÀ TIỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀNG

Tháng ..... năm ..... 19.....

SốTT

Họ, tên người khai thác

Địa chỉ

Số chứng minh thư

Ngày tháng ra khai thác

Giấy phép khai thác số

Tiền lệ phí

Tiền tài nguyên

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Số phải nộp

Số đã nộp

Số phải nộp

Số đã nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên lai số

Số tiền

 

Biên lai số

Số tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày .... tháng .... năm 19
Phòng thuế công thương nghiệp

(Mặt trước giấy phép khai thác vàng)

Tỉnh
Huyện

Số:........ GPKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY PHÉP KHAI THÁC VÀNG

UBND huyện:...............................................................................

Ảnh

3x4

Cho phép:....................................................................................

Nơi đăng ký thường trú:.................................................................

....................................................................................................... ³

Số giấy chứng minh: ...................................................................

Địa điểm khai thác: ...................................................................

Phương thức khai thác: .................................................................

Lệ phí phải nộp năm 199...........................................................

Tiền tài nguyên phải nộp hàng tháng: ........................................

Giấy phép có giá trị đến ngày 31-12-198..............................

Ngày ... tháng ... năm 199...

T.M. UBND huyện

(Ký tến, đóng dấu)

(Mặt sau giấy phép khai thác vàng)

Theo dõi số vàng đã bán cho Nhà nước

Ngày tháng

Số lượng đã bán

Số tuổi

Người mua hàng

 

 

 

 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1. Toàn bộ số vàng khai thác được phải bán cho Nhà nước.

2. Phải mang giấy phép theo người để xuất trình khi kiểm soát.

3. Mọi hành động buôn bán vàng, kinh doanh trái phép đều bị xử lý theo pháp luật, người có công phát hiện buôn bán, kinh doanh trái phép sẽ được khen thưởng.

4. Phải nộp lệ phí và tiền tài nguyên đầy đủ.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10-TC/CTN

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu10-TC/CTN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/04/1989
Ngày hiệu lực20/04/1989
Ngày công báo30/04/1989
Số công báoSố 8
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10-TC/CTN

Lược đồ Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu10-TC/CTN
              Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
              Người kýTrần Tiêu
              Ngày ban hành20/04/1989
              Ngày hiệu lực20/04/1989
              Ngày công báo30/04/1989
              Số công báoSố 8
              Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 10-TC/CTN hướng dẫn thu khai thác vàng từ lòng đất khu vực kinh tế tập thể cá thể