Thông tư 11/2005/TT-BGTVT

Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn về công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ đã được thay thế bởi Quyết định 23/2007/QĐ-BGTVT Quy định thẩm định an toàn giao thông đường bộ và được áp dụng kể từ ngày 12/06/2007.

Nội dung toàn văn Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 11/2005/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 11/2005/TT-BGTVT NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ, Điều 10 của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về công tác thẩm định an toàn giao thông. Để triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thẩm định an toàn giao thông đường bộ (dưới đây gọi là thẩm định an toàn) là việc nghiên cứu, phân tích báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, kiểm tra hiện trường trước khi đưa công trình vào khai thác hoặc trong quá trình khai thác để phát hiện các khả năng tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc đánh giá nguyên nhân gây tai nạn giao thông và đề xuất giải pháp khắc phục bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

2. Công tác thẩm định an toàn được thực hiện:

a) Đối với công trình đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo: người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư (sau đây gọi là người quyết định đầu tư) quyết định dự án phải thẩm định, giai đoạn thẩm định và tổ chức thực hiện việc thẩm định an toàn giao thông. Trên cơ sở mức độ an toàn giao thông của công trình đường bộ, người quyết định đầu tư quyết định việc thẩm định an toàn giao thông tại một hoặc một số trong các giai đoạn sau:

- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;

- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;

- Trước khi đưa công trình vào khai thác;

- Trong quá trình khai thác.

b) Đối với công trình đường bộ đang khai thác: đơn vị quản lý đường bộ theo dõi, lập hồ sơ tai nạn giao thông, khi phát hiện khu vực nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông (điểm đen) phải khẩn trương báo cáo các cơ quan cấp trên để thực hiện thẩm định an toàn theo quy định nhằm xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý.

Trường hợp nguyên nhân và giải pháp không thuộc lĩnh vực cầu đường thì đơn vị quản lý đường bộ kiến nghị ngay với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý theo thẩm quyền.

c) Đối với dự án công trình theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): khi dự án trong giai đoạn xây dựng phải thực hiện thẩm định an toàn như quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên.

Khi dự án trong giai đoạn kinh doanh, công tác thẩm định an toàn do tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định.

d) Đối với dự án công trình đường chuyên dùng do chủ đầu tư xây dựng, quản lý khai thác chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định.

3. Tổ chức tư vấn lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công (sau đây gọi là Tư vấn) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho tổ chức được giao thực hiện thẩm định an toàn các hồ sơ, tài liệu liên quan làm căn cứ thực hiện thẩm định an toàn. Tư vấn có trách nhiệm tiếp nhận kết quả đề xuất của tổ chức, cá nhân thẩm định an toàn; nghiên cứu và đưa vào hồ sơ dự án thiết kế công trình trình người có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời thông báo nội dung giải pháp tiếp thu và giải thích rõ nội dung không tiếp thu bằng văn bản cho tổ chức thẩm định an toàn.

II. CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH THẨM ĐỊNH AN TOÀN

1. Đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo do người quyết định đầu tư công trình quyết định.

2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác:

a) Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với quốc lộ;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện;

c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với đường xã.

3. Báo cáo kết quả của tổ chức thẩm định an toàn và ý kiến tiếp thu, chỉnh lý hồ sơ của Tư vấn là cơ sở để phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án theo quy định.

III. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH AN TOÀN

1. Tổ chức được giao thẩm định an toàn là tổ chức có ít nhất 3 thẩm định viên về an toàn giao thông đường bộ (gọi là thẩm định viên an toàn), có đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật và hoạt động độc lập với tổ chức tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình.

2. Cá nhân thực hiện thẩm định an toàn được gọi là thẩm định viên an toàn phải có đủ tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ;

b) Có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ hoặc quản lý giao thông đường bộ ít nhất 5 năm và tham gia thiết kế hoặc xử lý an toàn giao thông từ ba công trình trở lên;

c) Có đủ sức khoẻ phù hợp với công tác ở văn phòng và hiện trường.

IV. CÁC CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ THẨM ĐỊNH AN TOÀN

1. Quyết định của người quyết định đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm định an toàn và các giai đoạn, nội dung từng giai đoạn phải thẩm định an toàn.

2. Hồ sơ dự án thiết kế công trình và các tài liệu hồ sơ liên quan với giai đoạn thẩm định an toàn do tư vấn lập dự án, thiết kế cung cấp. Trường hợp thẩm định an toàn giai đoạn trước khi đưa vào khai thác còn phải kiểm tra tình trạng cụ thể hiện trường đã thi công.

3. Các Quy chuẩn, Điều lệ, Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

4. Đề cương nội dung thẩm định an toàn do tổ chức, cá nhân thẩm định an toàn lập đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.

Tổ chức thẩm định an toàn căn cứ các quy định trên để tiến hành thẩm định an toàn, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra các giải pháp xử lý.

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH AN TOÀN

1. Giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng: công tác thẩm định an toàn được thực hiện trên cơ sở hồ sơ, bản vẽ định tuyến sơ bộ (bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, loại hình nút giao) nhằm đánh giá quy mô, chức năng, tiêu chuẩn kỹ thuật với nhu cầu phát triển của đường, lưu lượng, kiểu loại phương tiện tham gia giao thông; đồng thời đánh giá tác động của công trình mới về mặt an toàn giao thông đối với khu vực các nút giao, tổ chức nơi đỗ xe, bến xe, thời tiết ảnh hưởng xấu đến công trình và tình trạng giao thông hoặc các yếu tố tác động xấu khác.

2. Giai đoạn dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: phải xem xét các thay đổi so với giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng và tài liệu cụ thể về nút giao thông, làn đường riêng, hệ thống thoát nước, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, cảnh quan môi trường, khu công nghiệp, khu dịch vụ, dân cư và phân kỳ đầu tư ảnh hưởng đến công trình, ảnh hưởng đến khai thác từ đó có các giải pháp về báo hiệu đường bộ, chiếu sáng, cây xanh và điều khiển giao thông.

3. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: công tác thẩm định an toàn được tiến hành trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công để xem xét, đề ra giải pháp phù hợp tiêu chuẩn an toàn trên bình đồ, thay đổi mặt cắt ngang, xử lý lề đường, hai đầu ra vào cầu cống, tầm nhìn ở những nơi khó khăn và nút giao; tổ chức giao thông cho các phương tiện và người đi bộ, tổ chức giao thông tại nút giao và tổng thể trên đường, tổ chức điều khiển giao thông; xem xét ảnh hưởng qua lại công trình giao thông với công trình bên đường và có giải pháp bảo đảm an toàn cho giao thông cũng như công trình bên đường; xem xét việc bố trí các công trình phụ trợ như vạch dừng, bến xe buýt và bãi đỗ xe phù hợp với cung chặng nghỉ trên tuyến và tuyến phụ cận.

4. Giai đoạn trước khi đưa vào khai thác: kiểm tra kết quả thi công ngoài hiện trường, phát hiện những bất hợp lý về tổ chức giao thông hoặc các tiềm ẩn tai nạn giao thông chưa đề cập do thực tế khác với thiết kế. Phải đặc biệt quan tâm đến tổ chức giao thông ở nút giao, hệ thống báo hiệu, làn đường riêng, làn đường đỗ khẩn cấp, làn đường tách nhập, bến bãi đỗ xe, tầm nhìn ở những nơi kỹ thuật hạn chế, khuyết tật do thi công như độ gồ ghề, độ nhám mặt đường, dốc dọc, dốc ngang và việc sử dụng hành lang an toàn làm mất ổn định công trình cũng như ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

5. Giai đoạn khai thác: tổ chức việc thị sát hiện trường; kiểm tra, xem xét, đánh giá khả năng tiềm ẩn tai nạn giao thông; phát hiện những bất hợp lý về tổ chức giao thông ở nút giao, hệ thống báo hiệu, làn đường riêng, làn đường đỗ khẩn cấp, làn đường tách nhập, bến bãi đỗ xe, tầm nhìn ở những nơi kỹ thuật hạn chế, khuyết tật của mặt đường, dốc dọc, dốc ngang, và việc sử dụng hành lang an toàn làm mất ổn định công trình và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác được thực hiện theo Quyết định số 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

VI. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH AN TOÀN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG, NÂNG CẤP, CẢI TẠO

1. Người quyết định đầu tư ra quyết định giai đoạn, nội dung thẩm định cụ thể cho từng giai đoạn.

2. Người quyết định đầu tư căn cứ kinh nghiệm, năng lực thẩm định an toàn của tổ chức để lựa chọn và giao thực hiện việc thẩm định an toàn.

3. Tổ chức được giao thẩm định an toàn triển khai thực hiện thu thập tài liệu, số liệu, hiện trạng thực tế, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục; bàn giao kết quả cho người quyết định đầu tư, tư vấn lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình.

4. Tổ chức thẩm định an toàn giao thông theo dõi việc tiếp thu của Tư vấn và tham gia ý kiến với người quyết định đầu tư phê duyệt dự án khi có yêu cầu.

VII. KINH PHÍ THẨM ĐỊNH AN TOÀN

1. Đối với dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được tính trong nguồn kinh phí đầu tư của dự án.

2. Đối với công trình đang khai thác:

a) Đối với quốc lộ, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp đường bộ trung ương hoặc nguồn vốn khác theo quy định;

b) Đối với đường bộ địa phương, sử dụng nguồn vốn phân bổ hàng năm cho đường bộ của địa phương hoặc nguồn vốn khác theo quy định.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi.

 

Đào Đình Bình

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2005/TT-BGTVT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu11/2005/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/09/2005
Ngày hiệu lực02/10/2005
Ngày công báo17/09/2005
Số công báoSố 22
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/06/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2005/TT-BGTVT

Lược đồ Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu11/2005/TT-BGTVT
              Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
              Người kýĐào Đình Bình
              Ngày ban hành05/09/2005
              Ngày hiệu lực02/10/2005
              Ngày công báo17/09/2005
              Số công báoSố 22
              Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/06/2007
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 11/2005/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ