Thông tư 1128-VH/VP

Thông tư 1128-VH/VP năm 1960 về việc bảo quản các tài liệu hiện vật gốc của bảo tàng đã sưu tập được và còn tản mạn trong nhân dân do Bộ Văn Hoá ban hành.

Nội dung toàn văn Thông tư 1128-VH/VP bảo quản tài liệu hiện vật gốc bảo tàng đã sưu tập được còn tản mạn trong nhân dân


BỘ VĂN HÓA

*******

Số: 1128-VH/VP

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 1960

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BẢO QUẢN CÁC TÀI LIỆU HIỆN VẬT GỐC CỦA BẢO TÀNG ĐÃ SƯU TẬP ĐƯỢC VÀ CÒN TẢN MẠN TRONG NHÂN DÂN

Những tài liệu hiện vật gốc của bảo tàng là những tài sản chung quý báu nhất của Quốc gia và là những cơ sở nghiên cứu chính xác của khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị... cần phải giữ gìn hết sức cẩn thận để có thể sử dụng hàng ngàn vạn năm về sau. Ở các nước tiền tiến, để bảo quản tốt các quý vật đó, người ta phải xây dựng những kho đặc biệt có máy móc tối tân, có các chất hóa học trừ sâu, mọt, ẩm thấp, mối, mục và cử người trôm nom chu đáo.

Ở nước ta, điều kiện kinh tế chưa cho phép kịp thời xây dựng các loại kho như trên, nhưng thời tiết, khí hậu, sâu, mọt lại thường xuyên đe dọa. Việc bảo quản đã thiếu phương tiện, quá sơ sài, đôi khi lại còn cẩu thả hoặc không chú ý tới nữa. Các hiện vật tài liệu gốc đã thu thập được có nơi dồn cả vào một chiếc nhà gianh cạnh bếp lửa; có nơi cho vào một gian buồng cạnh bể nước, hố tiêu; có nơi xếp lẫn lộn với các dụng cụ khác như: săm, lốp, cuốc, xẻng, dầu, mỡ; có nơi để vào một phòng không có cửa, có khóa; có nơi nay để chỗ này, mai di chuyển chỗ khác, v.v... Các hiện vật tài liệu gốc còn tản mạn trong nhân dân, cơ quan và các đoàn thể thì không tiến hành đăng ký, không có sổ theo dõi, việc mua bán còn như hoàn toàn tự do. Việc trông nom bảo quản các tài liệu hiện vật công cộng hầu như không có cơ quan nào chịu trách nhiệm.

Chính vì các thiếu sót đó mà một số tài liệu hiện vật gốc bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải đã và đang bị mục nát, mối mọi, hư hỏng; một số súng ống giáo mác, bàn chống có thành tích giết giặc đã mất nhãn hiệu, lý lịch, trở thành vô giá trị; một số kiếm, cuốc, dao có giá trị lịch sử đã bị anh chị em cán bộ công nhân viên thiếu ý thức đem phát bờ, làm vườn, làm cỏ; một số bia đá, đồ chạm trổ ở đình chùa bị trẻ con ghè đập, một số sách chữ nho, chữ nôm hiếm có, một số đồ thờ, chuông, khánh cổ đã bị đem bán rẻ cho hàng buôn đồng nát. Tai hại hơn là nó đã làm tổn thương đến tình cảm của nhân dân, của các người có tài liệu hiện vật đem tặng và gây một ý thức coi thường di sản văn hóa dân tộc, ảnh hưởng đến chính trị khi có khách quốc tế tới tham quan.

Tình trạng trên còn kéo dài thì rất có thể chỉ một vụ cháy nhỏ, một cơn mưa to, một trận bão, lụt bé hoặc một ngày không xa nữa, các tài sản quý báu trên sẽ không còn. Lúc nghiên cứu hay xây dựng bảo tàng sẽ không tìm kiếm đâu ra được.

Để chấm dứt tình trạng trên và tạm thời bảo quản lấy các tài liệu hiện vật gốc quý giá của Quốc gia, Bộ đề ra một số biện pháp để Ủy ban hành chính các cấp và các Sở, Ty Văn hóa thi hành:

1. Đối với các tài liệu hiện vật đã sưu tập được thì Ủy ban hành chính và các Sở, Ty Văn hóa phải thu xếp cho một chỗ để tương đối bảo đảm, tối thiểu là một vài gian nhà gạch lợp ngói có cửa, khóa, có hòm, giá để cẩn thận. Các kho này cần xa các chất dễ cháy, các nhà bếp, cống rãnh ẩm thấp và phải sẵn sàng có các dụng cụ cứu hỏa. Các Sở, Ty Văn hóa cần chọn người tin cẩn trông giữ và đôn đốc kiểm tra. Các hiện vật tài liệu phải có lý lịch có ký hiệu bằng sơn, có sổ ghi chép rành mạch. Việc sắp xếp hiện vật phải hết sức ngăn nắp, tránh chồng chất lên nhau, đặc biệt phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, phơi phóng và có các chất chống mọt, trừ sâu tối thiểu như bột D.D.T., băng phiến, v.v...

Trường hợp có thiên tai, lụt, mưa, bão xảy ra thì Ủy ban hành chính và các Sở, Ty Văn hóa phải đặc biệt chú ý cứu chạy như cứu cháy các tài sản quý báo nhất của Nhà nước.

2. Đối với các tài liệu, hiện vật còn tản mạn trong nhân dân và các cơ quan đoàn thể thì:

a) Những thứ không sưu tầm ngay sẽ mất mát hư hỏng, cơ quan văn hóa phải sưu tập gấp, làm lý lịch đưa về kho.

b) Những thứ còn tản mạn ở đồng ruộng, đồi núi, không có người bảo quản như bia, cột trụ, các đồ chạm trổ, khắc đẹp mà việc vận chuyển về kho còn gặp nhiều khó khăn thì cơ quan văn hóa đăng ký và giao Ủy ban hành chính địa phương bảo quản. Có thể vận động nhân dân làm các mái che, hoặc di chuyển về để ở các nơi công cộng trong xã.

c) Những thứ còn tản mạn trong các gia đình, các cơ quan, phường hội mà ý thức bảo vệ tương đối khá, hay vì sự thờ phụng mà nhân dân và các phường hội đã cử người trông coi thì tiến hành đăng ký và cứ để cho các gia chủ và các phường hội giữ gìn.

d) Những thứ mới sáng chế phát minh hay còn có thể để sử dụng sản xuất như máy móc có thành tích, mới sáng chế, những công cụ cải tiến, v.v... thì tiến hành việc đăng ký rồi giao cho cơ quan vẫn sử dụng hay người có sáng chế dùng. Khi nào có các thứ thay thế hay chế biến được hàng loạt sẽ điều đình đem về kho. Trường hợp cần thiết phải đem về chưng bày tại các Viện Bảo tàng hay nhà lưu niệm hoặc triển lãm nhằm phổ biến sâu rộng, trong quần chúng thì nên phục chế hay rập khuôn nhỏ đi để tiện chưng baỳ, tránh tình trạng gây khó khăn cho sản xuất.

Các sổ sách đăng ký (có mẫu kèm) thì: một bản giao cho Ủy ban hành chính địa phương giữ, một bản Sở, Ty văn hóa giữ và một bản Ủy ban hành chính tỉnh giữ để tiện việc truy cứu và kiểm tra theo dõi.

Song song với việc thực hiện các biện pháp kể trên, Ủy ban hành chính và các Sở, Ty Văn hóa cần tiến hành một cuộc tuyên truyền rộng rãi về bảo vệ di sản văn hóa.

Trên đây là những biện pháp tạm thời để bảo quản các tài liệu hiện vật gốc đã sưu tập được và còn tản mạn trong nhân dân. Trong khi thi hành, các Ủy ban hành chính, các Sở, Ty Văn hóa cần hết sức linh hoạg và chú ý giữ đúng nguyên tắc đăng ký đã nói trong nghị định số 519-TTg của Thủ tướng phủ ngày 29-10-1957 và không phạm đến tín ngưỡng của nhân dân, nhất là đối với đồng bào miền Núi.

Mong Ủy ban hành chính và các Sở, Ty Văn hóa thi hành và báo cáo về Bộ biết kết quả.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA




Hoàng Minh Giám 

 


Ủy ban hành chính xã (khu phố hoặc cơ quan... công trường) .....................................................

Huyện: ...............................................................

Tỉnh: ..................................................................

BẢN KÊ KHAI NHỮNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN THIẾT CÒN TRONG NHÂN DÂN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐOÀN THỂ ĐỊA PHƯƠNG

BẢN MẪU

 

Số thứ tự

TÊN TÀI LIỆU
HIỆN VẬT

LAI LỊCH

HÌNH DÁNG, BẰNG GÌ, MÀU SẮC

TÊN VÀ ĐỊA CHỈ NGƯỜI GIỮ

Ngày
kê khai

GHI CHÚ

 

1

Thí dụ:

Lưỡi dìu

 

Đào được ở núi Voi xã
Tân Hưng

 

Bằng dồng đã gỉ xanh

 

Nguyễn Văn Ban, thôn An Hòa xã Tân Hưng

 

25-07-60

 

2

Cày 59

Công cụ cải tiến của ông Nguyễn Văn Hào

Bằng gỗ, lưỡi bằng sắt

Trần Văn Lân, thôn An Long, xã Tân Hưng

25-07-60

 

3

Bàn chông

Đã đặt ở đầu làng ngày 15-10-1950 giết 12 tên Pháp

Bằng gốc tre già có 6 răng tẩm thuốc, đã gẫy một răng

Lê Văn An, xóm Đoài thôn An Mỹ xã Tân Hưng

25-07-60

 

4

Máy tuốt lúa

Sáng chế mới của
ông Trần Đình Tâm

Có một trục to đường
kính 25 phân đóng đinh
có bàn đạp

Trần đình Tâm thôn
An Mỹ xã Tân Hưng

29-07-60

 

5

Sách binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

Sách nho cũ của cụ Định để lại

Giấy moi đã bị mối cắn, mấy tờ cuối rách nhiều

Pham Văn Ba thôn
An Đông xã Tân Hưng

21-07-60

 

6

Con dấu của huyện Bộ Việt Minh huyện
An Giang

Làm năm 1944, khi mới thành lập Việt minh huyện

Bằng gỗ, hình vuông, có ghi những chữ...

Ông Nguyễn Văn Lâm, chủ nhiệm hợp tác xã
An Mỹ xã Tân Hưng

03-08-60

 

 

 

…………………. ngày ……… tháng ……… năm 196….

ỦY BAN HÀNH CHÍNH XÃ ………………………

(Ký tên và đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1128-VH/VP

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu1128-VH/VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/06/1960
Ngày hiệu lực13/07/1960
Ngày công báo20/07/1960
Số công báoSố 30
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1128-VH/VP

Lược đồ Thông tư 1128-VH/VP bảo quản tài liệu hiện vật gốc bảo tàng đã sưu tập được còn tản mạn trong nhân dân


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 1128-VH/VP bảo quản tài liệu hiện vật gốc bảo tàng đã sưu tập được còn tản mạn trong nhân dân
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu1128-VH/VP
                Cơ quan ban hànhBộ Văn hoá
                Người kýHoàng Minh Giám
                Ngày ban hành28/06/1960
                Ngày hiệu lực13/07/1960
                Ngày công báo20/07/1960
                Số công báoSố 30
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 1128-VH/VP bảo quản tài liệu hiện vật gốc bảo tàng đã sưu tập được còn tản mạn trong nhân dân

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 1128-VH/VP bảo quản tài liệu hiện vật gốc bảo tàng đã sưu tập được còn tản mạn trong nhân dân

                          • 28/06/1960

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 20/07/1960

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 13/07/1960

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực