Thông tư 12/2012/TT-BTTTT

Thông tư 12/2012/TT-BTTTT quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện


BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2012/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THI TUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Căn cứ Luật Tần svô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định s 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định sổ 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về thi tuyn quyn sử dụng tần số vô tuyến điện,

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi tuyển quyền sử dụng tần svô tuyến điện (sau đây gọi là thi tuyển) là việc lựa chọn các doanh nghiệp được quyền sử dụng khối băng tần, kênh tần số thông qua việc đánh giá Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp theo các điều kiện quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

2. Hsơ mời thi tuyển là toàn bộ các tài liệu phục vụ cho việc thi tuyển do Hội đồng thi tuyn phát hành đlàm cơ sở cho các doanh nghiệp lập Hồ sơ thi tuyn và tham gia thi tuyển.

3. Hồ sơ thi tuyển là các tài liệu do doanh nghiệp tham gia thi tuyển lập và nộp trực tiếp cho Hội đồng thi tuyển theo yêu cầu quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

4. Bản cam kết là tài liệu trong Hồ sơ thi tuyển được đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu để cam kết tính xác thực thông tin và thực hiện các trách nhiệm của mình theo quy định tại Hồ sơ mời thi tuyn.

5. Yêu cầu tối thiểu là các yêu cầu quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển đối với doanh nghiệp khi tham gia thi tuyển, bao gồm: yêu cầu về năng lực pháp lý, năng lực tài chính và đầu tư, năng lực kinh doanh, năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ, nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Điều 3. Nguyên tắc thi tuyển, đối tượng được tham gia thi tuyển, băng tần, kênh tần số được thi tuyn

1. Việc thi tuyển được thực hiện theo nguyên tắc công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của các bên tham gia.

2. Đối tượng được tham gia thi tuyển là các doanh nghiệp có đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông.

3. Mỗi doanh nghiệp tham gia thi tuyển được đăng ký nguyện vọng cho một hoặc nhiều khối băng tần, kênh tần số trong đợt thi tuyển (số nguyện vọng tối đa bằng tổng số khối băng tần, kênh tần số thi tuyển) nhưng chỉ được phân bổ một khối băng tần, một hoặc một số kênh tần số trong trường hp trúng tuyển theo quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

4. Theo từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục băng tần, kênh tần số cụ thể được thi tuyển phù hp với quy hoạch tần số vô tuyến điện.

Điều 4. Hội đồng thi tuyển

Hội đồng thi tuyển bao gồm đại diện các đơn vị được giao thực hiện chức năng quản lý về tần số vô tuyến điện, viễn thông, tài chính và các đơn vị khác thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mời thêm các cơ quan, tổ chức khác có liên quan cử đại diện tham gia Hội đồng thi tuyn.

Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị thường trực Hội đồng thi tuyển.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội đồng thi tuyển

1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a) Thành lập Hội đồng thi tuyển, quy định quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyn và quy định nhiệm vụ cụ thcủa thường trực Hội đông thi tuyển;

b) Phê duyệt Hồ sơ mời thi tuyển;

c) Phê duyệt kết quả thi tuyển.

2. Hội đồng thi tuyển có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Hồ sơ mời thi tuyển và tổ chức thi tuyển theo quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Chi phí thi tuyển

1. Chi phí thi tuyển bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc xây dựng Hồ sơ mời thi tuyển;

b) Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thi tuyển, tổ giúp việc cho Hội đồng thi tuyển (nếu có);

c) Chi phí cho việc thuê chuyên gia hoặc mời tư vấn (nếu có).

2. Chi phí thi tuyển được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Cục Tần số vô tuyến điện theo dự toán được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và được thanh toán theo quy định hiện hành.

3. Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ thi tuyển thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp tham gia thi tuyển.

MỤC II. HỒ SƠ MỜI THI TUYỂN VÀ HỒ SƠ THI TUYỂN

Điều 7. Hồ sơ mời thi tuyển

Hồ sơ mời thi tuyển gồm:

1. Tài liệu giới thiệu về băng tần, kênh tần số được thi tuyển và điều kiện sử dụng băng tần, kênh tần số;

2. Tài liệu hướng dẫn các nội dung cần thiết để xây dựng Đề án khai thác, sử dụng băng tần, kênh tần số;

3. Các nội dung yêu cầu tối thiểu;

4. Tiêu chí, nguyên tắc chấm điểm; thang điểm;

5. Bản cam kết mẫu trong đó có cam kết về tổng số tiền đầu tư vào mạng lưới theo giai đoạn, cam kết chấp hành hình thức và mức phạt (kể cả hình thức thu hồi giấy phép) khi không thực hiện đúng cam kết sau khi được cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;

6. Các tài liệu cần thiết khác phục vụ cho thi tuyển.

Điều 8. Hồ sơ thi tuyển

Hồ sơ thi tuyển gồm các tài liệu sau:

1. Đơn đăng ký thi tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư;

3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

4. Đề án khai thác, sử dụng băng tần, kênh tần số;

5. Bản cam kết;

6. Tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu tối thiểu;

7. Tài liệu khác theo yêu cầu của Hồ sơ mời thi tuyển.

MỤC III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THI TUYỂN

Điều 9. Thông báo mời thi tuyển

1. Trước thời điểm phát hành Hồ sơ mời thi tuyển ít nhất 30 ngày, Hội đồng thi tuyển thông báo mời thi tuyển trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng khác.

2. Thông báo mời thi tuyển có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Băng tần, kênh tần số được thi tuyển;

b) Thời gian, địa điểm phát hành Hồ sơ mời thi tuyển;

c) Thời gian, địa điểm, phương thức nộp Hồ sơ thi tuyển;

d) Thời gian, địa điểm mở Hồ sơ thi tuyển.

Điều 10. Nộp Hồ sơ thi tuyển

1. Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển nộp Hồ sơ thi tuyển về Hội đồng thi tuyển theo thông báo mời thi tuyển.

2. Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp được lập thành 06 bộ, gồm 01 bộ gốc, 04 bộ sao và 01 bộ mềm trong đĩa CD ROM được đóng gói, niêm phong theo quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

3. Sau khi đã nộp Hồ sơ thi tuyển, doanh nghiệp không được phép rút Hồ sơ thi tuyển ra để bổ sung hoặc sửa đổi.

4. Trước thời điểm mở Hồ sơ thi tuyển doanh nghiệp có quyền nộp đơn xin rút tên khỏi danh sách tham gia thi tuyển nhưng không được nhận lại Hồ sơ thi tuyển.

5. Đối với các Hồ sơ thi tuyển đáp ứng điều kiện tại khoản 1 và 2 Điều này, Hội đồng thi tuyn xác nhận bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đã tiếp nhận Hồ sơ thi tuyển, ghi rõ ngày, giờ nhận Hồ sơ thi tuyển và có xác nhận việc niêm phong.

Điều 11. Mở Hồ sơ thi tuyển

1. Hội đồng thi tuyển tổ chức mở Hồ sơ thi tuyển theo thời gian và địa điểm ghi tại thông báo mời thi tuyển.

2. Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển cử đại diện đến tham dự mở Hồ sơ thi tuyển. Việc mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện đúng theo thời gian quy định, không phụ thuộc vào việc có mặt hay vắng mặt của các đại diện doanh nghiệp tham gia thi tuyển.

3. Trình tự mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện như sau:

a) Thông báo thành phần tham dự;

b) Thông báo số lượng Hồ sơ thi tuyển và tên các doanh nghiệp tham gia thi tuyển;

c) Kiểm tra niêm phong của Hồ sơ thi tuyển;

d) Mở lần lượt các bộ Hồ sơ và ghi vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp; số lượng bộ hồ sơ gốc, bộ sao và bộ CD ROM;

đ) Thông qua biên bản mở Hồ sơ thi tuyển;

e) Đại diện của từng doanh nghiệp và Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở Hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các doanh nghiệp nộp Hồ sơ thi tuyển;

g) Sau khi mở Hồ sơ thi tuyển, Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các Hồ sơ thi tuyển và niêm phong bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của một thành viên Hội đồng thi tuyển và đại diện của doanh nghiệp. Việc sơ tuyển, xét tuyển Hồ sơ thi tuyển được tiến hành dựa theo bản sao. Bản gốc của Hồ sơ thi tuyển được bảo quản và lưu trữ tại Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi kết quả thi tuyển được công bố.

Điều 12. Làm rõ nội dung của Hồ sơ mời thi tuyển và Hồ sơ thi tuyển

1. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thi tuyển, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Hội đồng thi tuyển làm rõ các nội dung của Hồ sơ mời thi tuyển. Nội dung làm rõ Hồ sơ mời thi tuyển phải được Hội đồng thi tuyển trả lời bằng văn bản.

2. Trong quá trình sơ tuyển và xét tuyển, Hội đồng thi tuyển có quyền yêu cầu các doanh nghiệp làm rõ nội dung trong Hồ sơ thi tuyển nếu cần thiết. Nội dung làm rõ Hồ sơ thi tuyển chỉ mang tính chất giải đáp các nội dung chưa rõ ràng, không có giá trị sửa đổi hoặc bổ sung nội dung của Hồ sơ thi tuyển. Nội dung làm rõ Hồ sơ thi tuyển phải được doanh nghiệp thể hiện bằng văn bản.

3. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thi tuyển có quyền tổ chức Đoàn kim tra để xác minh tính chính xác của số liệu trong Hồ sơ thi tuyển. Doanh nghiệp thi tuyển có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra để xác minh số liệu nếu được yêu cầu.

Điều 13. Sơ tuyển Hồ sơ thi tuyển

1. Hội đồng thi tuyển tiến hành sơ tuyển Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí: tính đầy đủ và hp lệ; đáp ứng các yêu cầu tối thiểu quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

2. Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp được coi là trúng tuyển vòng sơ tuyển nếu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong trường hợp không có doanh nghiệp nào có Hồ sơ thi tuyển trúng tuyển vòng sơ tuyển, Hội đồng thi tuyển tuyên bố không có doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn để tiến hành xét tuyển, không có doanh nghiệp nào trúng tuyn.

Điều 14. Xét tuyển Hồ sơ thi tuyển

1. Hội đồng thi tuyển tiến hành xét tuyển Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp trúng tuyển vòng sơ tuyn theo tiêu chí chấm điểm, thang điểm và nguyên tắc chấm điểm quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

2. Hội đồng thi tuyển lập bảng điểm của doanh nghiệp theo thứ tự từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất. Nếu có từ hai doanh nghiệp trở lên có số điểm bằng nhau, Hội đồng thi tuyển tổ chức cho các doanh nghiệp này bốc thăm để xác định thứ tự trong bảng điểm.

3. Hội đồng thi tuyển lập biên bản về kết quả xét tuyển và báo cáo kết quả thi tuyển với Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Sau khi được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kết quả thi tuyển, Hội đồng thi tuyển thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản tới tất cả các doanh nghiệp tham gia thi tuyển, đăng kết quả thi tuyển trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông và của Cục Tần số vô tuyến điện.

5. Trường hp doanh nghiệp trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả thi tuyển theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này thì doanh nghiệp có thứ tự trong bảng điểm thấp liền kề các doanh nghiệp trúng tuyển là doanh nghiệp trúng tuyển.

Điều 15. Hủy kết quả thi tuyển

Kết quả thi tuyển của doanh nghiệp bị hủy trong các trường hợp sau:

1. Có sự thông đồng giữa các bên tham gia thi tuyển hoặc giữa các doanh nghiệp tham gia thi tuyn.

2. Doanh nghiệp trúng tuyển không thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và các quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển để được cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Điều 16. Tổ chức thi tuyển lại

1. Nếu thấy cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quyết định tổ chức thi tuyển lại toàn bộ hoặc một số khối băng tần, kênh tần số.

2. Thi tuyển lại toàn bộ khối băng tần, kênh tần số được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Không có doanh nghiệp nào nộp Hồ sơ thi tuyển hoặc không có doanh nghiệp nào có Hồ sơ thi tuyển qua vòng sơ tuyển;

b) Tất cả các doanh nghiệp trúng tuyển bị huỷ kết quả thi tuyển.

3. Thi tuyển lại một số khối băng tần, kênh tần số được thực hiện trong trường hợp chưa xác định được doanh nghiệp trúng tuyển.

4. Trình tự, thtục thi tuyển lại được tiến hành như thi tuyển lần đầu.

MỤC IV. CẤP GIẤY PHÉP VÀ SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 17. Cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Doanh nghiệp trúng tuyển thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và các quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển để được cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

2. Các doanh nghiệp trúng tuyển được quyền lựa chọn khối băng tần, kênh tần số theo thứ tự tương ứng với số điểm từ cao đến thấp sau khi được cấp giấy phép viễn thông.

Điều 18. Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

Doanh nghiệp trúng tuyển bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo các quy định tại Điều 23 của Luật Tần số vô tuyến điện và trường hợp vi phạm nghiêm trọng nội dung trong Bản cam kết phải áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.

Điều 19. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua thi tuyển

Doanh nghiệp được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm sau:

1. Thực hiện các nội dung trong Bản cam kết;

2. Nộp lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2012.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, bổ sung, sửa đổi

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- SThông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Bộ trưng và các Thứ trưng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Trang tin Điện tử Bộ TT&TT;
- Các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng;
- Lưu: VT, CTS, ( 270).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THI TUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BTTTT ngày 30 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

DOANH NGHIỆP
(Tên công ty)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/……..

…………., ngày …. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ THI TUYỂN

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

Sau khi nghiên cứu các nội dung quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành kèm theo Quyết định số ….. ngày ……… của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, (tên doanh nghiệp) xin được tham gia thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong băng tần/ kênh tần số ………………..

Nếu trúng tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong băng tần kênh tần số……………….., (tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện các nội dung trong Đán khai thác, sử dụng băng tần, kênh tần số và cam kết thực hiện các nội dung trong Bản cam kết kèm theo.

Kèm theo Bản đăng ký này là các tài liệu được chuẩn bị theo yêu cầu của Hồ sơ mời thi tuyển. Doanh nghiệp chúng tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về độ chính xác của số liệu, thông tin, các văn bản trong Hồ sơ thi tuyển.

 

 

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký và đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 12/2012/TT-BTTTT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu12/2012/TT-BTTTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/07/2012
Ngày hiệu lực01/12/2012
Ngày công báo19/08/2012
Số công báoTừ số 503 đến số 504
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 12/2012/TT-BTTTT

Lược đồ Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu12/2012/TT-BTTTT
              Cơ quan ban hànhBộ Thông tin và Truyền thông
              Người kýNguyễn Bắc Son
              Ngày ban hành30/07/2012
              Ngày hiệu lực01/12/2012
              Ngày công báo19/08/2012
              Số công báoTừ số 503 đến số 504
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Công nghệ thông tin
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật12 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

                      • 30/07/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 19/08/2012

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 01/12/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực