Thông tư 12/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp nghề cao đẳng nghề Pháp luật Môi trường bảo vệ đã được thay thế bởi Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 10/07/2019.
Nội dung toàn văn Thông tư 12/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp nghề cao đẳng nghề Pháp luật Môi trường bảo vệ
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO 04 NGHỀ THUỘC NHÓM NGHỀ PHÁP LUẬT - MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 04 nghề thuộc nhóm nghề Pháp luật - Môi trường và bảo vệ môi trường như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Xử lý rác thải; Bảo vệ môi trường công nghiệp; Bảo vệ môi trường đô thị; Kiểm lâm để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Xử lý rác thải" (Phụ lục 1).
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Bảo vệ môi trường công nghiệp" (Phụ lục 2).
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Bảo vệ môi trường đô thị" (Phụ lục 3).
4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Kiểm lâm" (Phụ lục 4).
Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 7 năm 2014.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho 04 nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “XỬ LÝ RÁC THẢI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề
Tên nghề: Xử lý rác thải
Mã nghề: 40850106
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các tác động của ô nhiễm rác thải đến môi trường, sức khỏe con người;
+ Trình bày được các điều khoản luật, quy chuẩn và quy phạm liên quan đến rác thải về bảo vệ môi trường tại Việt Nam;
+ Nắm được các phương pháp xử lý rác thải: chôn lấp hợp vệ sinh; làm phân compost, đốt, thu hồi khí gas, tái chế chất thải;
+ Đánh giá được mức độ ô nhiễm của rác thải qua các chỉ tiêu phân tích và tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Kỹ năng:
+ Phân biệt được rác thải thông thường và rác thải nguy hại;
+ Xử lý được rác thải theo các phương pháp: chôn lấp hợp vệ sinh; làm phân compost, đốt, thu hồi khí gas, tái chế chất thải;
+ Phân tích được một số chỉ tiêu môi trường của rác thải trong phòng thí nghiệm.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác- Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc. Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Bộ luật Lao động của Nhà nước. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ;
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về an ninh quốc phòng;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc tại:
- Làm việc trong các phòng thí nghiệm phân tích, đánh giá rác thải
- Làm việc trong các trạm trung chuyển rác thải
- Làm việc trong các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
- Làm việc tại các trung tâm tái chế chất thải
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất rác thải thành phân bón hữu cơ
- Làm việc tại các lò đốt rác thải.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập : 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1680 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 612 giờ; Thời gian học thực hành: 1728 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1680 | 380 | 1209 | 91 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 525 | 207 | 284 | 34 |
MH 07 | An toàn lao động | 30 | 21 | 7 | 2 |
MĐ 08 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 30 | 10 | 18 | 2 |
MĐ 09 | Vi sinh đại cương | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 10 | Hóa đại cương | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 11 | Hóa phân tích | 60 | 24 | 32 | 4 |
MH 12 | Luật và chính sách môi trường | 30 | 21 | 7 | 2 |
MĐ 13 | Cơ sở công nghệ xử lý rác thải | 60 | 28 | 28 | 4 |
MH 14 | Độc học rác thải | 45 | 33 | 10 | 2 |
MĐ 15 | Điện kỹ thuật | 60 | 14 | 42 | 4 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1155 | 173 | 925 | 57 |
MĐ 16 | Vi sinh vật xử lý rác thải | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 17 | Phân tích rác thải | 150 | 42 | 98 | 10 |
MĐ 18 | Kỹ thuật xử lý rác thải | 150 | 42 | 98 | 10 |
MĐ 19 | Vận hành bãi chôn lấp rác thải | 90 | 14 | 70 | 6 |
MĐ 20 | Vận hành nhà máy sản xuất phân compost từ rác | 90 | 14 | 70 | 6 |
MĐ 21 | Vận hành nhà máy xử lý rác bằng phương pháp nhiệt | 90 | 14 | 70 | 6 |
MĐ 22 | Vận hành nhà máy tái chế rác | 90 | 14 | 70 | 6 |
MĐ 23 | Thực tập tốt nghiệp | 375 | 5 | 365 | 5 |
Tổng cộng | 1890 | 486 | 1296 | 108 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 24 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống sản xuất phân compost | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 25 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị tại bãi chôn lấp | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 26 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 27 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống tái chế rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 28 | Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 29 | Vận hành hệ thống xử lý mùi | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 30 | Vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 31 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 32 | Vận hành hệ thống thu gom nước rỉ rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 33 | Vận hành hệ thống thu gom khí gây mùi | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 34 | Vận hành hệ thống thu gom khí thải lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 35 | Vận hành hệ thống thu gom khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 36 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền, địa phương cần có.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.
- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian, đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).
- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.
Ví dụ: có thể lựa chọn 8 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 24 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống sản xuất phân compost | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 25 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị tại bãi chôn lấp | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 26 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 27 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống tái chế rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 28 | Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 29 | Vận hành hệ thống xử lý mùi | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 30 | Vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt | 75 | 20 | 50 | 5 |
MĐ 31 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 75 | 20 | 50 | 5 |
Tổng cộng | 660 | 192 | 424 | 44 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề | Viết | Không quá 180 phút |
Vấn đáp | Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút) | ||
Trắc nghiệm | Không quá 90 phút | ||
- Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 5 giờ Không quá 6 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số trạm xử lý nước thải công nghiệp đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học và mô đun đào tạo là 26,0% thời gian cho lý thuyết và 74,0% cho thực hành, nhưng tùy theo từng loại máy móc và công nghệ, các trường có thể xác định tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành là: Lý thuyết chiếm tỷ lệ 15% - 35%, thực hành tỷ lệ 75 - 85% để cho phù hợp hơn.
- Thời gian của từng môn học và mô đun có thể tăng hoặc giảm, nhưng vẫn phải bảo đảm tỷ lệ giữa phần bắt buộc và phần tự chọn nằm trong khoảng cho phép.
- Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.
B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
Tên nghề: Xử lý rác thải
Mã nghề: 50850106
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm, quá trình biến đổi hóa học, hóa lý, sinh học trong môi trường rác thải và các tác động của ô nhiễm rác thải đến môi trường, sức khỏe con người;
+ Vận dụng được các điều khoản luật, quy chuẩn và quy phạm liên quan đến rác thải về bảo vệ môi trường tại Việt Nam;
+ Phân biệt được rác thải thông thường và rác thải nguy hại;
+ Đánh giá được các phương pháp xử lý rác thải: chôn lấp hợp vệ sinh; làm phân compost, đốt, thu hồi khí gas, tái chế chất thải;
+ Phân tích được một số chỉ tiêu môi trường của rác thải trong phòng thí nghiệm;
+ Đánh giá được mức độ ô nhiễm của rác thải qua các chỉ tiêu phân tích và tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành;
+ Vận dụng được các công thức tính toán công trình xử lý rác thải thành khí đốt;
+ Mô tả được cấu tạo, công dụng và thông số kỹ thuật của công trình xử lý rác thải thành khí đốt;
+ Giải thích được quy trình công nghệ xử lý rác thải đặc trưng.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo thiết bị phân tích các chỉ tiêu chất lượng của rác thải; bảo đảm được các sai số phân tích;
+ Ứng dụng được kết quả phân tích, kết quả thực nghiệm, quy chuẩn môi trường Việt Nam để lựa chọn, đề xuất công nghệ và xử lý rác thải phù hợp;
+ Vận hành, bảo dưỡng được các thiết bị trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh đạt hiệu quả và thực hiện được kế hoạch bảo đảm an toàn lao động;
+ Vận hành, bảo dưỡng được các thiết bị trong nhà máy xử lý rác bằng phương pháp đốt đạt hiệu quả và thực hiện được kế hoạch bảo đảm an toàn lao động;
+ Vận hành, bảo dưỡng được các thiết bị trong nhà máy xử lý rác thành phân compost đạt hiệu quả và thực hiện được kế hoạch bảo đảm an toàn lao động;
+ Tham gia và tổ chức hoạt động của đội, nhóm theo kế hoạch vận hành, bảo dưỡng thiết bị xử lý rác thải đạt hiệu quả và thực hiện được kế hoạch bảo đảm an toàn lao động;
+ Ứng dụng được một số công nghệ mới vào quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Sử dụng được các phần mềm: Microsoft Office, Autocad để thuyết minh, báo cáo, vẽ công trình biogas.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc;
+ Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Luật lao động của Nhà nước;
+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ;
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về an ninh quốc phòng;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:
- Làm việc trong các phòng thí nghiệm phân tích, đánh giá rác thải
- Làm việc trong các trạm trung chuyển rác thải
- Làm việc trong các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
- Làm việc tại các trung tâm tái chế chất thải
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất rác thải thành phân bón hữu cơ
- Làm việc tại các lò đốt rác thải
- Làm việc tại các doanh nghiệp thi công công trình biogas
- Tham gia dạy thực hành nghề xử lý rác thải trình độ trung cấp nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2490 giờ; Thời gian học tự chọn: 810 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 983 giờ; Thời gian học thực hành: 2317 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 220 | 200 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 21 | 7 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 2490 | 664 | 1688 | 138 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 720 | 281 | 392 | 47 |
MH 07 | Toán cao cấp | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 08 | Hình họa - Vẽ kỹ thuật | 60 | 28 | 28 | 4 |
MĐ 09 | Autocad | 90 | 24 | 60 | 6 |
MH 10 | An toàn lao động | 30 | 21 | 7 | 2 |
MĐ 11 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 30 | 10 | 18 | 2 |
MĐ 12 | Vi sinh đại cương | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 13 | Hóa đại cương | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 14 | Hóa phân tích | 60 | 24 | 32 | 4 |
MH 15 | Luật và chính sách môi trường | 30 | 21 | 7 | 2 |
MĐ 16 | Cơ sở công nghệ xử lý rác thải | 60 | 28 | 28 | 4 |
MH 17 | Độc học rác thải | 45 | 33 | 10 | 2 |
MĐ 18 | Điện kỹ thuật | 60 | 14 | 42 | 4 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1770 | 383 | 1296 | 91 |
MH 19 | Anh văn chuyên ngành | 90 | 28 | 56 | 6 |
MH 20 | Tổ chức thi công | 45 | 28 | 14 | 3 |
MH 21 | Giám sát thi công | 45 | 28 | 14 | 3 |
MĐ 22 | Vi sinh vật xử lý rác thải | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 23 | Phân tích rác thải | 150 | 42 | 98 | 10 |
MĐ 24 | Kỹ thuật xử lý rác thải | 150 | 42 | 98 | 10 |
MH 25 | Biogas | 90 | 42 | 42 | 6 |
MĐ 26 | Vận hành bãi chôn lấp rác thải | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 27 | Vận hành nhà máy sản xuất phân compost từ rác | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 28 | Vận hành nhà máy xử lý rác bằng phương pháp nhiệt | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 29 | Vận hành nhà máy tái chế rác | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 30 | Vận hành hệ thống xử lý rác thải thành khí đốt | 120 | 28 | 84 | 8 |
MĐ 31 | Thực tập tốt nghiệp | 480 | 5 | 470 | 5 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 32 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống sản xuất phân compost | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 33 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị tại bãi chôn lấp | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 34 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 35 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống tái chế rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 36 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống xử lý rác thành khí đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 37 | Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 38 | Vận hành hệ thống xử lý mùi | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 39 | Vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 40 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 41 | Vận hành hệ thống thu gom nước rỉ rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 42 | Vận hành hệ thống thu gom khí gây mùi | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 43 | Vận hành hệ thống thu gom khí thải lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 44 | Vận hành hệ thống thu gom khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 45 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.
- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).
- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.
Ví dụ: có thể lựa chọn 9 trong số 14 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 32 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống sản xuất phân compost | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 33 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị tại bãi chôn lấp | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 34 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 35 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống tái chế rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 36 | Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị hệ thống xử lý rác thành khí đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 37 | Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 38 | Vận hành hệ thống xử lý mùi | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 39 | Vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt | 90 | 28 | 56 | 6 |
MĐ 40 | Vận hành hệ thống xử lý khí bãi rác | 90 | 28 | 56 | 6 |
Tổng cộng | 810 | 252 | 504 | 54 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút) |
|
| Trắc nghiệm | Không quá 90 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 5 giờ |
| - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 6 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số trạm xử lý nước thải công nghiệp đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 25,0% thời gian dành cho lý thuyết và 75,0% dành cho thực hành, nhưng tùy theo từng loại máy móc và công nghệ, các trường có thể xác định tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành là: Lý thuyết chiếm tỷ lệ 25% - 35%, thực hành tỷ lệ 65 - 75% để cho phù hợp hơn.
- Thời gian của từng môn học và mô đun có thể tăng hoặc giảm, nhưng vẫn phải bảo đảm tỷ lệ giữa phần bắt buộc và phần tự chọn nằm trong khoảng cho phép.
- Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.
PHỤ LỤC 02
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề
Tên nghề: Bảo vệ môi trường công nghiệp
Mã nghề: 40850102
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học: 36
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản để lấy được mẫu chất thải theo đúng quy trình, quy định, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại. Xác định được các vị trí lấy mẫu tại thực địa;
+ Trình bày được kỹ thuật bảo quản mẫu sau khi lấy, đảm bảo mẫu không bị biến chất, hao hụt phục vụ cho việc phân tích, bảo quản;
+ Trình bày kỹ thuật kiểm tra, phân loại chất thải thông thường phục vụ cho quá trình thu gom vận chuyển tại nơi phát sinh, tập kết, chế biến xử lý chất thải thông thường. Kiểm tra, đóng gói chất thải theo quy định, niêm phong dán nhãn;
+ Trình bày được cách xác định khối lượng chất thải cần thiết phục vụ cho công tác phân tích và bàn giao cho bộ phận tiếp nhận, bảo quản vận chuyển về nơi xử lý;
+ Mô tả được quá trình xử lý chất thải;
+ Trình bày được những phương pháp xử lý chất thải theo đúng quy trình kỹ thuật;
+ Mô tả được hệ thống thiết bị xử lý nước thải công nghiệp và kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp;
+ Mô tả được hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm đất, không khí, tiếng ồn và kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý ô nhiễm đất, không khí, tiếng ồn.
- Kỹ năng:
+ Phân tích và đánh giá được các chỉ tiêu môi trường;
+ Lấy được mẫu chất thải theo đúng quy trình, quy định;
+ Xác định được các vị trí lấy mẫu tại thực địa;
+ Lựa chọn được các phương pháp xác định mẫu bằng cảm quan đảm bảo tính khoa học;
+ Bảo quản được mẫu sau khi lấy, đảm bảo mẫu không bị biến chất, hao hụt phục vụ cho việc phân tích, bảo quản.
+ Kiểm tra, phân loại được chất thải thông thường phục vụ cho quá trình thu gom vận chuyển tại nơi phát sinh, tập kết, chế biến xử lý chất thải thông thường. Kiểm tra, đóng gói chất thải theo quy định;
+ Phân loại và tái chế chất thải đúng quy trình kỹ thuật;
+ Vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp;
+ Vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
+ Yêu nghề, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương;
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe;
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
+ Có kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Học sinh học xong trình độ trung cấp nghề có thể làm: Công nhân quản lý môi trường, cán bộ kỹ thuật ở các nhà máy, trạm xử lý chất thải công nghiệp hoặc các đơn vị thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải; các tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường tự nhiên.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2555 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ
Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2345 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1680 giờ; Thời gian học tự chọn: 665 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 742 giờ; Thời gian học thực hành: 1603 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1680 | 524 | 1082 | 74 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 240 | 164 | 60 | 16 |
MH 07 | Vẽ kỹ thuật | 30 | 12 | 16 | 2 |
MH 08 | Điện kỹ thuật | 30 | 16 | 12 | 2 |
MH 09 | Môi trường học cơ bản | 30 | 28 | 0 | 2 |
MH 10 | Luật và chính sách bảo vệ môi trường | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 11 | Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên | 30 | 28 | 0 | 2 |
MH 12 | Hóa học môi trường | 30 | 12 | 16 | 2 |
MH 13 | Vi sinh môi trường | 30 | 12 | 16 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1440 | 360 | 1022 | 58 |
MH 14 | Quản lý chất lượng môi trường công nghiệp | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 15 | Đánh giá rủi ro và tác động môi trường công nghiệp | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 16 | Ô nhiễm nguồn nước | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 17 | Ô nhiễm đất và kỹ thuật phục hồi | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 18 | An toàn lao động trong bảo vệ môi trường | 30 | 28 | 0 | 2 |
MH 19 | Công nghệ và thiết bị môi trường | 30 | 28 | 0 | 2 |
MĐ 20 | Phân tích các chỉ tiêu môi trường công nghiệp | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 21 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 22 | Xử lý nước thải công nghiệp | 240 | 40 | 188 | 12 |
MĐ 23 | Xử lý chất thải rắn thông thường | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 24 | Sàng lọc và tái chế chất thải thông thường | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 25 | Đánh giá tác động môi trường không khí, tiếng ồn | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 26 | Quan trắc và đánh giá tác động môi trường đất công nghiệp. | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 27 | Thực tập sản xuất | 300 | 20 | 274 | 6 |
| Tổng cộng | 1890 | 630 | 1169 | 91 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (gọi chung là trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn trong chương trình khung (Mục V, tiểu đề mục 1.1).
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 28 | Ngoại ngữ chuyên ngành | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 29 | Kỹ thuật mỏ | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 30 | Quản lý tài nguyên nước | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 31 | Tin học ứng dụng trong kỹ thuật môi trường công nghiệp | 30 | 10 | 18 | 2 |
MĐ 32 | Hoàn nguyên môi trường | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 33 | Quan trắc môi trường công nghiệp | 120 | 20 | 96 | 6 |
MĐ 34 | Vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 35 | Công nghệ lắng - ép bùn | 60 | 12 | 44 | 4 |
MĐ 36 | Thực tập sản xuất | 80 | 20 | 57 | 3 |
| Tổng cộng | 665 | 218 | 417 | 30 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành, vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn trong chương trình khung tại Mục V, tiểu đề mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
| - Lý thuyết nghề: | Viết, trắc nghiệm Vấn đáp
| Không quá 180 phút Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp không quá 20 phút) |
| - Thực hành nghề: | Bài thi thực hành
| Không quá 24 giờ |
| - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.
- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
Sau khi thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ theo dõi quản lý./.
B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
Tên nghề: Bảo vệ môi trường công nghiệp
Mã nghề: 50850102
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học: 42
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường;
+ Mô tả được kỹ thuật lấy mẫu chất thải theo đúng quy trình, quy định, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại. Xác định được các vị trí lấy mẫu tại thực địa đảm bảo tính chính xác nhất cho từng loại mẫu chất thải. Đưa ra được phương pháp xác định mẫu bằng cảm quan;
+ Trình bày được kỹ thuật bảo quản mẫu sau khi lấy, đảm bảo mẫu không bị biến chất, hao hụt phục vụ cho việc phân tích, bảo quản;
+ Trình bày được công việc kiểm tra, phân loại chất thải thông thường phục vụ cho quá trình thu gom vận chuyển tại nơi phát sinh, tập kết, chế biến xử lý chất thải thông thường. Kiểm tra, đóng gói chất thải theo quy định rồi cô lập, niêm phong dán nhãn;
+ Trình bày được các phương pháp xác định khối lượng chất thải cần thiết phục vụ cho công tác phân tích và bàn giao cho bộ phận tiếp nhận, bảo quản vận chuyển về nơi xử lý;
+ Mô tả được quá trình xử lý chất thải, nhất là các loại chất thải nguy hại;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về công tác phân loại và tái chế chất thải;
+ Trình bày được các phương pháp và quy trình kỹ thuật xử lý chất thải;
+ Mô tả được hệ thống thiết bị xử lý nước thải công nghiệp và kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống xử lý nước thải công nghiệp;
+ Mô tả được hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm đất, không khí, tiếng ồn và kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống xử lý ô nhiễm đất, không khí, tiếng ồn;
+ Mô tả được trình tự tiến hành đánh giá tác động môi trường do các nguồn chất thải công nghiệp gây ra. Các giải pháp hạn chế tác động môi trường;
+ Nêu được những kiến thức cơ bản về công tác hoàn nguyên môi trường, giải pháp kỹ thuật và trình tự tiến hành hoàn nguyên môi trường đảm bảo đúng quy phạm và quy trình kỹ thuật;
+ Trình bày được trình tự và kỹ thuật tiến hành quan trắc môi trường;
+ Trình bày được trình tự tiến hành điều tra môi trường.
- Kỹ năng:
+ Phân tích và đánh giá được các chỉ tiêu môi trường;
+ Lấy được mẫu chất thải theo đúng quy trình, quy định, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại;
+ Xác định được các vị trí lấy mẫu tại thực địa đảm bảo tính chính xác nhất cho từng loại mẫu chất thải;
+ Lựa chọn được các phương pháp xác định mẫu bằng cảm quan đảm bảo tính chính xác;
+ Bảo quản mẫu sau khi lấy, đảm bảo mẫu không bị biến chất, hao hụt phục vụ cho việc phân tích, bảo quản;
+ Kiểm tra, phân loại được chất thải thông thường phục vụ cho quá trình thu gom vận chuyển tại nơi phát sinh, tập kết, chế biến xử lý chất thải thông thường. Kiểm tra, đóng gói chất thải theo quy định rồi cô lập, niêm phong dán nhãn;
+ Xác định được khối lượng chất thải cần thiết phục vụ cho công tác phân tích và bàn giao cho bộ phận tiếp nhận, bảo quản vận chuyển về nơi xử lý;
+ Phân loại và tái chế chất thải, quá trình xử lý chất thải, nhất là các loại chất thải nguy hại, công tác chôn lấp chất thải, công tác thiêu đốt chất thải, công tác xử lý chất thải bằng hóa chất đúng quy phạm và quy trình kỹ thuật;
+ Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thành thạo hệ thống xử lý nước thải công nghiệp;
+ Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thành thạo hệ thống xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe;
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
+ Trang bị cho sinh viên một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để sinh viên thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
- Đảm đương các vị trí trưởng ca, cán bộ kỹ thuật môi trường ở các công ty, xí nghiệp, nhà máy, trạm xử lý chất thải công nghiệp hoặc các đơn vị thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải; các tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường tự nhiên.
- Tham gia kèm cặp đào tạo thợ có trình độ thấp hơn, có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn hoặc bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3755 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3305 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2575 giờ; Thời gian học tự chọn: 730 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1002 giờ; Thời gian học thực hành: 2303 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 220 | 200 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 21 | 7 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 75 | 58 | 23 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 2575 | 716 | 1749 | 110 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 330 | 204 | 105 | 21 |
MĐ 07 | Vẽ kỹ thuật | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 08 | Điện kỹ thuật | 45 | 18 | 25 | 2 |
MH 09 | Môi trường học cơ bản | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 10 | Luật và chính sách bảo vệ môi trường | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 11 | Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên | 30 | 28 | 0 | 2 |
MH 12 | Hóa học môi trường | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 13 | Vi sinh môi trường | 45 | 20 | 22 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2245 | 512 | 1644 | 89 |
MH 14 | Quản lý chất lượng môi trường công nghiệp | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 15 | Đánh giá rủi ro và tác động môi trường công nghiệp | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 16 | Ô nhiễm nguồn nước | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 17 | Ô nhiễm đất và kỹ thuật phục hồi | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 18 | Quản lý tài nguyên nước | 45 | 30 | 12 | 3 |
MH 19 | An toàn lao động trong bảo vệ môi trường | 30 | 28 | 0 | 2 |
MH 20 | Công nghệ, thiết bị môi trường | 45 | 42 | 0 | 3 |
MĐ 21 | Phân tích các chỉ tiêu môi trường công nghiệp | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 22 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 23 | Xử lý nước thải công nghiệp | 240 | 40 | 188 | 12 |
MĐ 24 | Xử lý chất thải rắn thông thường | 120 | 20 | 96 | 4 |
MĐ 25 | Sàng lọc và tái chế chất thải thông thường | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 26 | Quản lý chất thải độc hại | 45 | 12 | 29 | 4 |
MĐ 27 | Quan trắc môi trường công nghiệp | 150 | 20 | 125 | 5 |
MĐ 28 | Đánh giá tác động môi trường không khí, tiếng ồn | 210 | 28 | 174 | 8 |
MĐ 29 | Quan trắc và đánh giá tác động môi trường đất công nghiệp | 150 | 20 | 125 | 5 |
MĐ 30 | Vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp | 180 | 28 | 146 | 6 |
MĐ 31 | Hoàn nguyên môi trường | 150 | 20 | 125 | 5 |
MĐ 32 | Thực tập sản xuất | 400 | 40 | 352 | 8 |
| Tổng cộng | 3025 | 936 | 1949 | 140 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (gọi chung là trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn trong chương trình khung (Mục V, tiểu đề mục 1.1).
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 33 | Tin học ứng dụng trong kỹ thuật môi trường công nghiệp | 60 | 20 | 36 | 4 |
MH 34 | Tiếng Anh chuyên ngành | 60 | 30 | 26 | 4 |
MH 35 | Công nghệ tuyển khoáng | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 36 | Kỹ thuật mỏ | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 37 | Chỉ thị sinh học môi trường | 60 | 28 | 28 | 4 |
MH 38 | Kiểm toán môi trường | 30 | 28 | 0 | 2 |
MĐ 39 | Kiểm soát ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 40 | Quản lý khí độc hại trong khai thác mỏ | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ 41 | Công nghệ lắng - ép bùn | 60 | 12 | 44 | 4 |
MĐ 42 | Thực tập sản xuất | 160 | 20 | 136 | 4 |
| Tổng cộng | 730 | 286 | 406 | 38 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành, vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn trong chương trình khung tại Mục V, tiểu đề mục 1.1.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
| - Lý thuyết nghề:
| Viết, trắc nghiệm Vấn đáp
| Không quá 180 phút Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp không quá 20 phút) |
| - Thực hành nghề: | Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp. | Không quá 12 giờ |
| - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể bố trí tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.
- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể | Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
Sau khi thiết kế hoặc lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ theo dõi quản lý./.
PHỤ LỤC 03
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề
Tên nghề: Bảo vệ môi trường đô thị
Mã nghề: 40850101
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các đặc trưng của một đô thị;
+ Nắm được những nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị;
+ Giải thích được nguyên tắc hoạt động, sơ đồ khối của hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường;
+ Trình bày được các phương pháp truyền thông môi trường.
- Kỹ năng:
+ Nhận dạng được các vấn đề môi trường của từng yếu tố cấu thành đô thị như ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, kênh rạch, chợ, khu dân cư, giao thông đô thị; đưa các yếu tố môi trường vào cảnh quan, kiến trúc đô thị, vệ sinh môi trường tại các công viên, khu vui chơi, giải trí...;
+ Tra cứu được tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường từ các sách, báo, tạp chí, Internet...;
+ Áp dụng được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành vào các đánh giá chất lượng môi trường tại các khu vực trong đô thị;
+ Lắp đặt được đường ống thiết bị máy móc của các hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải;
+ Vận hành, bảo dưỡng thiết bị của các hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và bảo đảm an toàn lao động;
+ Thực hiện được công tác truyền thông môi trường trong khu vực đô thị.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước và biết được quan điểm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Điền kinh, Bóng chuyền...;
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Tốt nghiệp Trung cấp nghề Bảo vệ môi trường đô thị học sinh có thể làm:
- Nhân viên phụ trách công tác quản lý môi trường đô thị tại: (1) Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường; Công ty môi trường đô thị; Phòng Thanh tra môi trường, (2) Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, (3) các Viện và Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu của các thành phố, quận, huyện, (4) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, (5) Khu chôn lấp và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, (6) Các công ty cấp nước và thoát nước; chống ngập đô thị.
- Nhân viên phụ trách vấn đề an toàn, bảo dưỡng thiết bị, máy móc trong công trình xử lý nước thải, nước cấp, khu xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1830 giờ; Thời gian học tự chọn: 510 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 702 giờ; Thời gian học thực hành: 1638 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH 03 | Giáo dục Thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng-An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 60 | 20 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1830 | 486 | 1268 | 76 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 540 | 189 | 322 | 29 |
MĐ 07 | Vi sinh đại cương | 45 | 17 | 25 | 3 |
MĐ 08 | Vẽ kỹ thuật | 60 | 18 | 38 | 4 |
MH 09 | Pháp luật bảo vệ môi trường đô thị | 45 | 18 | 24 | 3 |
MĐ 10 | Hóa phân tích | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH 11 | Thủy lực | 45 | 18 | 24 | 3 |
MĐ 12 | Cơ sở công nghệ môi trường | 120 | 32 | 82 | 6 |
MH 13 | Sinh thái môi trường đô thị | 45 | 20 | 23 | 2 |
MH 14 | Bảo vệ môi trường đô thị đại cương | 90 | 38 | 48 | 4 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1290 | 297 | 946 | 47 |
MĐ 15 | Hóa môi trường | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ 16 | Vi sinh môi trường | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ 17 | Mạng lưới cấp thoát nước đô thị | 90 | 28 | 58 | 4 |
MH 18 | Bảo vệ môi trường cộng đồng đô thị | 60 | 28 | 28 | 4 |
MH 19 | Bảo vệ môi trường giao thông đô thị | 60 | 27 | 30 | 3 |
MH 20 | Bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị | 60 | 28 | 28 | 4 |
MĐ 21 | Sử dụng bền vững đất đô thị | 60 | 23 | 34 | 3 |
MĐ 22 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 23 | Xử lý nước cấp đô thị | 120 | 28 | 87 | 5 |
MĐ 24 | Xử lý nước thải đô thị | 120 | 28 | 87 | 5 |
MH 25 | Truyền thông môi trường | 30 | 12 | 15 | 3 |
MĐ 26 | Thực tập tốt nghiệp | 390 | 5 | 380 | 5 |
Tổng cộng | 2040 | 592 | 1355 | 93 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 27 | AutoCAD | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 28 | Quan trắc môi trường đô thị | 60 | 22 | 35 | 3 |
MH 29 | Bảo vệ môi trường khu công nghiệp | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 30 | An toàn, sức khỏe và môi trường | 45 | 18 | 25 | 2 |
MĐ 31 | Sản xuất sạch hơn | 60 | 20 | 37 | 3 |
MH 32 | Môi trường khí hậu biến đổi và hiểm họa | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 33 | Ngập lụt đô thị | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ 34 | Đánh giá tác động môi trường | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ 35 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 90 | 28 | 57 | 5 |
MĐ 36 | Vận hành công trình xử lý nước cấp đô thị | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 37 | Vận hành công trình xử lý nước thải đô thị | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 38 | Lắp đặt đường ống | 60 | 18 | 40 | 2 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.
- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.
- Ví dụ có thể lựa chọn 8 trong số 12 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 27 | AutoCAD | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 28 | Quan trắc môi trường đô thị | 60 | 22 | 35 | 3 |
MH 30 | An toàn, sức khỏe và môi trường | 45 | 18 | 25 | 2 |
MĐ 31 | Sản xuất sạch hơn | 60 | 20 | 37 | 3 |
MH 32 | Môi trường khí hậu biến đổi và hiểm họa | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ 34 | Đánh giá tác động môi trường | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ 35 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 90 | 28 | 57 | 5 |
MĐ 38 | Lắp đặt đường ống | 60 | 18 | 40 | 2 |
Tổng cộng | 510 | 174 | 310 | 26 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
- Học sinh đáp ứng đủ yêu cầu các môn học, mô đun theo quy định chung hiện hành và quy định của cơ sở đào tạo nghề sẽ được phép dự thi tốt nghiệp.
- Các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: theo quy định hiện hành;
+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về: xử lý chất thải;
+ Thực hành nghề: các kỹ năng về phân tích các chỉ tiêu môi trường, quản lý và vận hành hệ thống xử lý.
- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 60 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề
- Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) |
Viết Trắc nghiệm Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành |
Không quá 180 phút Không quá 120 phút Không quá 10 giờ Không quá 8 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, một số trạm xử lý nước cấp, nước thải đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường và liên kết với các Viện, Trung tâm phân tích về môi trường.
- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành theo từng mô đun khác nhau.
- Thực tập tốt nghiệp: theo chương trình đào tạo của trường; các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng mẫu đề cương báo cáo thực tập./.
B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
Tên nghề: Bảo vệ môi trường đô thị
Mã nghề: 50850101
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được đầy đủ các đặc trưng của một đô thị;
+ Trình bày được các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị;
+ Trình bày được các phương pháp phân tích chỉ tiêu ô nhiễm môi trường đô thị;
+ Giải thích được cơ bản các quá trình hóa học, hóa lý, sinh học ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường;
+ Giải thích được nguyên tắc hoạt động, sơ đồ khối của hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường;
+ Trình bày được các phương pháp truyền thông môi trường.
- Kỹ năng:
+ Nhận dạng được các vấn đề môi trường của từng yếu tố cấu thành đô thị như ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, kênh rạch, chợ, khu dân cư, giao thông đô thị;
+ Tra cứu được tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường từ các sách, báo, tạp chí, Internet...;
+ Áp dụng được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành vào các đánh giá chất lượng môi trường tại các khu vực trong đô thị;
+ Thiết kế, tính toán, vẽ, biên tập hồ sơ thiết kế công nghệ xử lý chất thải theo nhiệm vụ được giao;
+ Lắp đặt được đường ống thiết bị máy móc của các hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải;
+ Vận hành, bảo dưỡng thiết bị của các hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và bảo đảm an toàn lao động;
+ Sử dụng được các thiết bị phân tích môi trường;
+ Sử dụng được các phần mềm văn phòng, AutoCAD để tính toán, vẽ các công trình cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải;
+ Xây dựng được các kế hoạch bảo vệ môi trường tại các khu vực ô nhiễm môi trường tại các chợ, trường học; nhà máy, khu công nghiệp; kênh rạch và các hệ thống giao thông đô thị;
+ Thực hiện được công tác truyền thông môi trường trong khu vực đô thị.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước và biết được quan điểm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Điền kinh, Bóng chuyền...;
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Tốt nghiệp cao đẳng nghề sinh viên có thể làm các công việc:
- Chuyên viên phụ trách công tác quản lý môi trường đô thị tại: (1) Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường; Công ty môi trường đô thị; Phòng Thanh tra môi trường, (2) Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, (3) các Viện và Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu của các thành phố, quận, huyện, (4) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, (5) Khu chôn lấp và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, (6) Các công ty cấp nước và thoát nước; chống ngập đô thị.
- Công tác giảng dạy về khoa học và quản lý môi trường tại các trường cao đẳng và trung cấp nghề, hoặc là nhân viên tại các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Làm các công việc về quản lý và xử lý chất thải tại các công ty xử lý chất thải, công ty tư vấn và xử lý môi trường, các Viện và Trung tâm bảo vệ môi trường; các dự án hợp tác trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường; quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14000, quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường tại các công ty, nhà máy liên doanh với nước ngoài.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2475 giờ; Thời gian học tự chọn: 825 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1152 giờ; Thời gian học thực hành: 2148 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 220 | 200 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 21 | 7 | 2 |
MH 03 | Giáo dục Thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 2475 | 792 | 1578 | 105 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 750 | 326 | 385 | 39 |
MH 07 | Vật lý đại cương | 30 | 14 | 14 | 2 |
MĐ 08 | Vi sinh đại cương | 60 | 22 | 34 | 4 |
MĐ 09 | Vẽ kỹ thuật | 60 | 20 | 36 | 4 |
MH 10 | Xác suất và thống kê | 45 | 22 | 20 | 3 |
MH 11 | Pháp luật bảo vệ môi trường đô thị | 45 | 23 | 20 | 2 |
MĐ 12 | Hệ thống thông tin địa lý | 120 | 42 | 72 | 6 |
MĐ 13 | Hóa phân tích | 90 | 36 | 50 | 4 |
MH 14 | Thủy lực | 60 | 30 | 26 | 4 |
MĐ 15 | Cơ sở công nghệ môi trường | 120 | 42 | 72 | 6 |
MH 16 | Sinh thái môi trường đô thị | 45 | 23 | 20 | 2 |
MH 17 | Bảo vệ môi trường đô thị đại cương | 75 | 45 | 26 | 4 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1725 | 466 | 1193 | 66 |
MĐ 18 | Hóa môi trường | 120 | 44 | 70 | 6 |
MĐ 19 | Vi sinh môi trường | 90 | 34 | 52 |
|
MĐ 20 | Phân tích môi trường | 120 | 35 | 80 | 5 |
MH 21 | Anh văn chuyên ngành | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 22 | Mạng lưới cấp thoát nước đô thị | 90 | 38 | 48 | 4 |
MH 23 | Bảo vệ môi trường cộng đồng đô thị | 75 | 35 | 36 | 4 |
MH 24 | Bảo vệ môi trường giao thông đô thị | 60 | 27 | 30 | 3 |
MH 25 | Bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị | 75 | 35 | 36 | 4 |
MĐ 26 | Sử dụng bền vững đất đô thị | 90 | 34 | 52 | 4 |
MĐ 27 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 28 | Xử lý nước cấp đô thị | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 29 | Xử lý nước thải đô thị | 120 | 30 | 84 | 6 |
MH 30 | Năng lượng đô thị | 60 | 37 | 20 | 3 |
MH 31 | Truyền thông môi trường | 45 | 22 | 20 | 3 |
MĐ 32 | Thực tập tốt nghiệp | 480 | 5 | 470 | 5 |
Tổng cộng | 2925 | 1012 | 1778 | 135 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 33 | AutoCAD | 90 | 20 | 66 | 4 |
MĐ 34 | Quan trắc môi trường đô thị | 120 | 32 | 84 | 4 |
MH 35 | IS014000 | 60 | 40 | 16 | 4 |
MH 36 | Bảo vệ môi trường khu công nghiệp | 60 | 35 | 23 | 2 |
MH 37 | An toàn, sức khỏe và môi trường | 45 | 30 | 13 | 2 |
MĐ 38 | Sản xuất sạch hơn | 90 | 32 | 55 | 3 |
MH 39 | Đô thị sinh thái | 45 | 25 | 18 | 2 |
MĐ 40 | Môi trường khí hậu biến đổi và hiểm họa | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 41 | Ngập lụt đô thị | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 42 | Ô nhiễm nhiệt và ánh sáng đô thị | 60 | 28 | 28 | 4 |
MĐ 43 | Đánh giá tác động môi trường | 120 | 40 | 75 | 5 |
MH 44 | Quản lý kênh rạch đô thị | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 45 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 120 | 40 | 75 | 5 |
MĐ 46 | Vận hành công trình xử lý nước cấp đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 47 | Vận hành công trình xử lý nước thải đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 48 | Lắp đặt đường ống | 60 | 20 | 37 | 3 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung ở mục V, tiểu đề mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.
- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.
- Ví dụ có thể lựa chọn 10 trong số 16 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 33 | AutoCAD | 90 | 20 | 66 | 4 |
MĐ 34 | Quan trắc môi trường đô thị | 120 | 32 | 84 | 4 |
MH 37 | An toàn, sức khỏe và môi trường | 45 | 30 | 13 | 2 |
MĐ 38 | Sản xuất sạch hơn | 90 | 32 | 55 | 3 |
MĐ 40 | Môi trường khí hậu biến đổi và hiểm họa | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 41 | Ngập lụt đô thị | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 43 | Đánh giá tác động môi trường | 120 | 40 | 75 | 5 |
MH 44 | Quản lý kênh rạch đô thị | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 45 | Xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn | 120 | 40 | 75 | 5 |
MĐ 48 | Lắp đặt đường ống | 60 | 20 | 37 | 3 |
Tổng cộng | 825 | 304 | 486 | 35 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 60 phút |
| Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề |
Viết Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút Không quá 120 phút |
2 | - Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ Không quá 8 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, một số trạm xử lý nước cấp, nước thải đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường và liên kết với các Viện, Trung tâm phân tích về môi trường.
- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành theo từng mô đun khác nhau.
- Thực tập tốt nghiệp: theo chương trình đào tạo của trường; các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng mẫu đề cương báo cáo thực tập./.
PHỤ LỤC 04
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KIỂM LÂM”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề
Tên nghề: Kiểm lâm
Mã nghề: 40380202
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề
- Kiến thức:
+ Nêu được những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng;
+ Mô tả và nhận thức rõ được vai trò của việc tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển rừng để xây dựng và thiết kế các biện pháp trồng rừng;
+ Giải thích được những kiến thức về nguyên lý và các biện pháp kỹ thuật áp dụng để làm tốt nhiệm vụ điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm;
+ Nêu được cấu tạo và cách sử dụng những dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và bảo vệ rừng;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;
+ Nêu được những kiến thức cơ bản trong lâm nghiệp xã hội, khuyến nông lâm để chuyển giao những tiến bộ khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp cho người dân.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các bước công việc trong công tác điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
+ Xây dựng được các phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý sâu bệnh hại, quản lý lửa rừng, phương án bảo tồn động thực vật rừng;
+ Sử dụng và bảo trì được các loại máy móc, phần mềm ứng dụng tin học, phần mềm viễn thám GPS trong quản lý tài nguyên rừng;
+ Tổ chức và thực hiện được công tác giám sát bảo tồn và phát triển nguồn động thực vật trong khu vực;
+ Thực hiện được các bước trong xử phạt vi phạm hành chính. Hoàn chỉnh bộ hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;
+ Thiết kế và giám sát được công tác trồng rừng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường;
+ Sử dụng thành thạo các bài quyền cũng như đòn đánh đối kháng trong võ thuật để phòng vệ và thực thi nhiệm vụ kiểm lâm đạt hiệu quả cao.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe;
+ Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
+ Hiểu biết một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
- Các hạt Kiểm lâm ở các huyện với vai trò là kiểm lâm viên, Kiểm lâm địa bàn;
- Các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ;
- Các ban quản lý chương trình, dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng môi trường và phát triển nông thôn;
- Các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lâm nghiệp.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun, ôn và thi tốt nghiệp: 280 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1820 giờ; Thời gian học tự chọn: 520 giờ
+ Thời gian học lý thuyết 696 giờ; Thời gian học thực hành 1644 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 2 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1820 | 535 | 1192 | 93 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 420 | 137 | 262 | 21 |
MĐ 07 | Cây rừng và nhận biết gỗ | 105 | 30 | 70 | 5 |
MĐ 08 | Sinh thái rừng | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 09 | Đất và sử dụng đất | 60 | 22 | 35 | 3 |
MĐ 10 | Sử dụng bản đồ, địa bàn | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 11 | Bảo vệ môi trường | 60 | 22 | 35 | 3 |
MĐ 12 | Kỹ năng soạn thảo văn bản | 45 | 13 | 30 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1400 | 398 | 930 | 72 |
MĐ 13 | Hệ thống tổ chức Kiểm lâm | 100 | 30 | 64 | 6 |
MĐ 14 | Quản lý Nhà nước và Nghiệp vụ Kiểm lâm viên | 100 | 30 | 64 | 6 |
MĐ 15 | Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 16 | Xử phạt vi phạm hành chính (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản) | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 17 | Kỹ thuật bảo vệ rừng | 90 | 27 | 58 | 5 |
MĐ 18 | Điều tra xác minh rừng | 75 | 23 | 49 | 3 |
MĐ 19 | Ứng dụng tin học trong quản lý bảo vệ rừng | 45 | 14 | 28 | 3 |
MĐ 20 | Tổ chức, quản lý các loại rừng | 80 | 25 | 51 | 4 |
MĐ 21 | Pháp luật ứng dụng trong quản lý bảo vệ rừng | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 22 | Quản lý động vật hoang dã | 60 | 18 | 39 | 3 |
MĐ 23 | Đa dạng sinh học và Công ước CiTes | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 24 | Khai thác và sơ chế lâm sản | 60 | 19 | 38 | 3 |
MĐ 25 | Kỹ thuật lâm sinh | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 26 | Giao đất Lâm nghiệp | 60 | 22 | 35 | 3 |
MĐ 27 | Lâm nghiệp và khuyến nông lâm | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 28 | Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 29 | Võ thuật | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 30 | Thực tập tại cơ sở | 160 | 15 | 140 | 5 |
| Tổng cộng | 2030 | 641 | 1279 | 110 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 31 | Thiết kế khai thác | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 32 | Trồng rừng phòng hộ | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 33 | Trồng cây dược liệu dưới tán rừng | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 34 | Trồng cây đặc sản | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 35 | Bảo tồn thực vật | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 36 | Khai thác gỗ, tre nứa | 50 | 15 | 33 | 2 |
MĐ 37 | Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 38 | Dự báo sâu bệnh hại rừng | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 39 | Phòng chống lửa rừng | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 40 | Nhân nuôi động vật hoang dã | 50 | 15 | 33 | 2 |
MĐ 41 | Bảo tồn động vật rừng | 60 | 19 | 38 | 3 |
MĐ 42 | Điều tra hình sự (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sinh) | 70 | 26 | 41 | 3 |
MĐ 43 | Đánh giá tác động môi trường | 50 | 15 | 33 | 2 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù riêng của ngành nghề và của vùng, miền từng địa phương.
- Nếu Cơ sở dạy nghề không chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học/ từng chương cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.
- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung.
- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù về nhu cầu nguồn nhân lực của vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp;
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Các cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 10 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ 520 giờ chiếm 22% tổng thời gian các môn học đào tạo nghề.
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 32 | Trồng rừng phòng hộ | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 33 | Trồng cây dược liệu dưới tán rừng | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 34 | Trồng cây đặc sản | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 35 | Bảo tồn thực vật | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 37 | Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 38 | Dự báo sâu bệnh hại rừng | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 39 | Phòng chống lửa rừng | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 40 | Nhân nuôi động vật hoang dã | 50 | 15 | 33 | 2 |
MĐ 41 | Bảo tồn động vật rừng | 60 | 19 | 38 | 3 |
MĐ 43 | Đánh giá tác động môi trường | 50 | 15 | 33 | 2 |
Tổng cộng | 520 | 161 | 335 | 24 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Áp dụng theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính qui:
STT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh ) | |
Trắc nghiệm | Không quá 90 phút | ||
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 8 giờ | |
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 8 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa với một số nội dung và thời gian cụ thể như sau:
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | - Chính trị đầu khóa - Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học - Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm | Sau khi nhập học |
2 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
3 | Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể |
- Vào ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ ¸ 21 giờ vào một buổi trong tuần |
4 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần |
5 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật |
6 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Thứ tự thực hiện chương trình: Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo theo trình tự lô gíc.
- Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình đào tạo trung cấp nghề Kiểm lâm được thực hiện theo hình thức đào tạo nghề chính qui, tập trung.
- Học liên thông cao đẳng nghề: Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể học liên thông lên cao đẳng nghề Kiểm lâm bằng cách học bổ sung một số môn học, mô đun của chương trình cao đẳng nghề./.
B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
Tên nghề: Kiểm lâm
Mã nghề: 50380202
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 45
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thực vật, động vật, khí tượng, côn trùng rừng và những biện pháp tác động vào hệ sinh thái rừng nhằm quản lý bền vững các hệ sinh thái;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về pháp luật, pháp luật chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng làm cơ sở tuyên truyền, vận động người dân chấp hành và tham gia thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng;
+ Đánh giá được những biện pháp cơ bản trong xây dựng và phát triển rừng;
+ Trình bày được những biện pháp kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;
+ Trình bày được các phương pháp điều tra đánh giá trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học, Bảo tồn động vật, thực vật rừng và bảo tồn phát triển lâm sản ngoài gỗ;
+ Đánh giá được kiến thức trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Đa dạng sinh học, Quản lý lửa rừng, Quản lý lưu vực, Quản lý các loại rừng; Quản lý động vật hoang dã;
+ Sử dụng những dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và bảo vệ rừng;
+ Phân tích được những phương pháp Lâm nghiệp xã hội và khuyến nông lâm, giao đất lâm nghiệp, quản lý các dự án bảo tồn thiên nhiên để chuyển giao các dự án bảo tồn thiên nhiên;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm. Kiến thức liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính và quản lý bảo vệ rừng.
- Kỹ năng:
+ Xây dựng được kế hoạch chương trình điều tra, đánh giá tài nguyên rừng và môi trường; các phương án qui hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Tham mưu cho chính quyền địa phương, lãnh đạo cấp trên trong vấn đề giao khoán rừng và đất lâm nghiệp;
+ Thiết kế và thực hiện được các bước công việc trong xây dựng và phát triển rừng bền vững;
+ Sử dụng được các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra tài nguyên rừng như bản đồ, máy GPS, địa bàn cầm tay;
+ Giám sát và tổ chức thực hiện được các phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý sâu bệnh hại, quản lý lửa rừng, phương án bảo tồn động thực vật rừng;
+ Biết cách xử lý đúng theo chức trách, nhiệm vụ và lập được hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý bảo vệ rừng và Quản lý lâm sản;
+ Thực hiện được các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp với các bên liên quan;
+ Thực hiện được các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, khuyến nông lâm, nông lâm kết hợp;
+ Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương án quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường, bảo tồn và phát triển các dịch vụ môi trường của rừng;
+ Sử dụng được các loại vũ khí được trang bị cho kiểm lâm, công cụ hỗ trợ và các bài quyền cũng như đòn đánh đối kháng trong võ thuật để phòng vệ và thực thi nhiệm vụ kiểm lâm đạt hiệu quả cao;
+ Có thể làm việc theo nhóm, làm việc độc lập; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
+ Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe;
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
+ Có kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề Kiểm lâm có thể làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Cơ quan Kiểm lâm các cấp
- Các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ
- Các ban quản lý chương trình, dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng môi trường và phát triển nông thôn
- Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu tài nguyên môi trường rừng
- Các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lâm nghiệp.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian của khóa học: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2580 giờ; Thời gian học tự chọn: 720 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1068 giờ; Thời gian học thực hành: 2232 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 220 | 200 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 21 | 7 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 120 | 60 | 50 | 4 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 2580 | 813 | 1629 | 138 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 600 | 206 | 361 | 33 |
MĐ 07 | Cây rừng và nhận biết gỗ | 120 | 42 | 71 | 7 |
MĐ 08 | Động vật rừng | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 09 | Sinh thái rừng | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 10 | Đất và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp | 75 | 24 | 47 | 4 |
MĐ 11 | Sử dụng bản đồ, địa bàn | 105 | 35 | 64 | 6 |
MĐ 12 | Khí tượng thủy văn | 60 | 25 | 32 | 3 |
MĐ 13 | Truyền thông về quản lý bảo vệ rừng | 60 | 20 | 37 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1980 | 607 | 1268 | 105 |
MĐ 14 | Hệ thống tổ chức kiểm lâm | 105 | 40 | 59 | 6 |
MĐ 15 | Quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm viên | 105 | 39 | 60 | 6 |
MĐ 16 | Xử phạt vi phạm hành chính (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản) | 105 | 39 | 60 | 6 |
MĐ 17 | Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ | 90 | 29 | 56 | 5 |
MĐ 18 | Điều tra hình sự (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản) | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 19 | Pháp luật ứng dụng trong quản lý bảo vệ rừng | 105 | 35 | 64 | 6 |
MĐ 20 | Điều tra xác minh rừng | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 21 | Đa dạng sinh học và Công ước Cites | 75 | 26 | 45 | 4 |
MĐ 22 | Tổ chức, quản lý các loại rừng | 105 | 33 | 65 | 7 |
MĐ 23 | Quản lý động vật hoang dã | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 24 | Côn trùng lâm nghiệp | 75 | 26 | 45 | 4 |
MĐ 25 | Bệnh cây lâm nghiệp | 75 | 26 | 45 | 4 |
MĐ 26 | Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng | 90 | 28 | 57 | 5 |
MĐ 27 | Lâm học | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 28 | Ứng dụng tin học trong quản lý bảo vệ rừng | 60 | 22 | 34 | 4 |
MĐ 29 | Ứng dụng GIS trong quản lý bảo vệ rừng | 45 | 17 | 25 | 3 |
MĐ 30 | Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 31 | Lâm nghiệp và khuyến nông lâm | 75 | 26 | 45 | 4 |
MĐ 32 | Giao đất Lâm nghiệp | 60 | 22 | 34 | 4 |
MĐ 33 | Quản lý dự án bảo tồn thiên nhiên | 60 | 21 | 35 | 4 |
MĐ 34 | Võ thuật | 90 | 20 | 65 | 5 |
MĐ 35 | Thực tập cuối khóa | 240 | 15 | 220 | 5 |
| Tổng cộng | 3030 | 1033 | 1829 | 168 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MĐ, MH | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 36 | Bảo tồn và phát triển Lâm sinh ngoài gỗ | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 37 | Quản lý lưu vực | 60 | 21 | 36 | 3 |
MĐ 38 | Bảo tồn thực vật rừng | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 39 | Trồng cây dược liệu dưới tán rừng | 60 | 25 | 32 | 3 |
MĐ 40 | Trồng cây đặc sản | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 41 | Lâm sản ngoài gỗ | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 42 | Môi trường và phát triển lâm nghiệp | 60 | 21 | 36 | 3 |
MĐ 43 | Khai thác gỗ, tre nứa | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 44 | Đánh giá tác động môi trường | 60 | 21 | 35 | 4 |
MĐ 45 | Bảo tồn động vật rừng | 90 | 31 | 53 | 6 |
MĐ 46 | Nhân nuôi động vật hoang dã | 90 | 31 | 53 | 6 |
MĐ 47 | Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích | 45 | 18 | 24 | 3 |
MĐ 48 | Nông lâm kết hợp | 60 | 21 | 35 | 4 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù riêng của ngành nghề và của vùng, miền từng địa phương.
- Việc xây dựng chương trình môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng vùng, miền;
+ Tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết 25-35%; thực hành 65-75%.
- Các cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 10 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ 720 giờ chiếm 21,8% tổng thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề.
Mã MĐ, MH | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 36 | Bảo tồn và phát triển Lâm sinh ngoài gỗ | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 37 | Quản lý lưu vực | 60 | 21 | 36 | 3 |
MĐ 38 | Bảo tồn thực vật rừng | 90 | 31 | 54 | 5 |
MĐ 39 | Trồng cây dược liệu dưới tán rừng | 60 | 25 | 32 | 3 |
MĐ 42 | Môi trường và phát triển lâm nghiệp | 60 | 21 | 36 | 3 |
MĐ 43 | Khai thác gỗ, tre nứa | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 45 | Bảo tồn động vật rừng | 90 | 31 | 53 | 6 |
MĐ 46 | Nhân nuôi động vật hoang dã | 90 | 31 | 53 | 6 |
MĐ 47 | Sử dụng côn trùng và sinh vật có ích | 45 | 18 | 24 | 3 |
MĐ 48 | Nông lâm kết hợp | 60 | 21 | 35 | 4 |
| Tổng cộng | 720 | 255 | 424 | 41 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Áp dụng theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính qui.
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề |
Viết, vấn đáp, Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ | |
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa với một số nội dung và thời gian cụ thể như sau:
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | - Chính trị đầu khóa - Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học - Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm | Sau khi nhập học |
2 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
3 | Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể |
- Vào ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ ¸ 21 giờ vào một buổi trong tuần |
4 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần |
5 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật |
6 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý./.