Thông tư 12-TC/ĐTXD

Thông tư 12-TC/ĐTXD-1985 hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh đã được thay thế bởi Quyết định 21/1999/QĐ-BTC Danh mục văn bản pháp luật bị bãi bỏ và được áp dụng kể từ ngày 16/10/1999.

Nội dung toàn văn Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-TC/ĐTXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1985

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12-TC/ĐTXD NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN VIỆC TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TỰ CÓ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH THUỘC THÀNH PHẦN KINH TẾ QUỐC DOANH

Thực hiện Điều 36, chương 5 của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ (đã được cụ thể hoá bằng Thông tư liên bộ Tài chính- Ngân hàng số 6-TT/LB ngày 14-7-1983); các Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30-11-1984, số 166-HĐBT ngày 15-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề cải tiến quản lý công nghiệp quốc doanh và quản lý xây dựng cơ bản. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRÍCH LẬP VỐN TỰ CÓ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Các tổ chức sản xuất, kinh doanh (quốc doanh và công tư hợp doanh) của các ngành trong nền kinh tế quốc dân (không phân biệt cấp quản lý) có đủ các điều kiện sau đây sẽ được trích lập vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản:

1. Có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập.

2. Đã được phép thực hiện chế độ trích khấu hao và trích lập các quỹ theo chế độ hiện hành.

II. NGUỒN VÀ TỶ LỆ TRÍCH LẬP VỐN TỰ CÓ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1. Nguồn trích lập vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh gồm có quỹ khấu hao, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi.

2. Tỷ lệ trích từ các quỹ để lập vốn tự có về đầu tư xây dựng bản của các đơn vị được quy định như sau:

- Quỹ khấu hao trích theo tỷ lệ quy định tại Thông tư số 13-TC/ĐTXD ngày 10-3-1985 của Bộ Tài chính.

- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất tối thiểu 40%.

- Quỹ phúc lợi tối đa 20%.

3. Phương pháp tính để trích lập vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản là tỷ lệ phần trăm như quy định ở điểm 2 trên đây nhân ( X ) với số tiền được trích của mỗi quỹ trong năm theo chế độ trích khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành.

III. KẾ HOẠCH HOÁ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TỰ CÓ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1. Kế hoạch hoá vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản.

Hàng năm đồng thời với việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh - kỹ thuật - tài chính, mỗi đơn vị phải xây dựng kế hoạch vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản. Kế hoạch này phải thể hiện số vốn tự có đã trích được từ những năm trước chưa sử dụng tính đến cuối năm báo cáo số vốn sẽ trích được từ các quỹ trong năm kế hoạch và số vốn sẽ sử dụng trong năm kế hoạch (lập theo biểu số 1 KH-VTC).

Trình tự lập, báo cáo và xét duyệt kế hoạch vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện như trình tự lập và xét duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh - kỹ thuật - tài chính của đơn vị.

2. Trình tự thực hiện hiện trích lập vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản trong năm.

- Trong năm đồng thời với mỗi lần thực hiện việc trích các quỹ (khấu hao tài sản cố định, khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi) đơn vị tiến hành tạm trích từ mỗi quỹ (theo những quy định ở mục II của Thông tư này) để bổ sung nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản và gửi ngay vào tài khoản tiền gửi vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản mở tại Ngân hàng đầu tư xây dựng nơi đơn vị đóng trụ sở.

- Cuối mỗi năm căn cứ vào kết quả thực hiện trích các quỹ (theo chế độ trích khấu hao tài sản cố định và phân phối lợi nhuận hiện hành) và tỷ lệ quy định ở mục II của Thông tư này. Đơn vị phải tính toán đúng số tiền được trích từ mỗi quỹ để lập vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản.

Nếu số tiền đã tạm trích tư mỗi quỹ trong năm so với số tiền được trích nhỏ hơn thì tiến hành trích thêm cho đủ; lớn hơn thì làm thủ tục hoàn trả phần đã trích quá của mỗi quỹ.

3. Quản lý, sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản.

Nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị chỉ được dùng vào việc đầu tư thay thế thiết bị, xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ (có thời gian thu hồi vốn dưới 5 năm) hoặc xây dựng nhà ở và các cơ sở phúc lợi khác của bản thân mỗi đơn vị (đối với phần vốn trích từ quỹ phúc lợi) đã được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.

Các công trình đầu tư bằng hình thức vốn tự có đều phải tuân thủ về trình tự xây dựng cơ bản cũng như các chế độ quản lý trong xây dựng cơ bản đã được quy định trong các chế độ hiện hành và được Nhà nước cân đối các yêu cầu trong xây dựng.

Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuộc loại đầu tư bằng nguồn vốn tự có, nếu thiếu vốn đơn vị được Ngân hàng đầu tư và xây dựng cho vay. Nguồn vốn để trả nợ vay là số vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản trích được tiếp theo.

Liên hiệp các xí nghiệp, tổng công ty (tổ chức, hoạt động như Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp) có quyền điều hoà nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị do mình quản lý (sau khi có sự thoả thuận của đơn vị) để phục vụ cho nhu cầu đầu tư chung, trong phạm vi kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đã được duyệt của liên hiệp hoặc tổng công ty. Đồng thời thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính và ngân hàng đầu tư xây dựng đồng cấp.

Các đơn vị được phép trích lập và sử dựng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản phải mở sổ sách và tài khoản kế toán để ghi chép, theo dõi quá trình trích lập, quản lý, sử dụng và kết quả xây dựng công trình bằng loại vốn này theo chế độ kế toán thống nhất của Nhà nước.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1985, những quy định trước đây trái với Thông tư này không cón hiệu lực. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, các Uỷ ban, các địa phương, các đơn vị phản ảnh kịp thời với Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Hồ Tế

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 12-TC/ĐTXD

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu12-TC/ĐTXD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/03/1985
Ngày hiệu lực01/01/1985
Ngày công báo15/04/1985
Số công báoSố 6
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Đầu tư, Kế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 12-TC/ĐTXD

Lược đồ Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu12-TC/ĐTXD
          Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
          Người kýHồ Tế
          Ngày ban hành10/03/1985
          Ngày hiệu lực01/01/1985
          Ngày công báo15/04/1985
          Số công báoSố 6
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Đầu tư, Kế toán - Kiểm toán
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 12-TC/ĐTXD trích lập, quản lý sử dụng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh thành phần kinh tế quốc doanh