Thông tư 13TC/KBNN

Thông tư 13 TC/ KBNN năm 1995 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, cho vay vốn ngân sách Nhà nước theo Quyết định 327/ CT do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT đã được thay thế bởi Quyết định 21/1999/QĐ-BTC Danh mục văn bản pháp luật bị bãi bỏ và được áp dụng kể từ ngày 16/10/1999.

Nội dung toàn văn Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13TC/KBNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 1995

 

THÔNG TƯ

BỘ TÀI CHÍNH SỐ 13 TC/KBNN NGÀY 16 THÁNG 2 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, CHO VAY VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUYẾT ĐỊNH 327/CT

Căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính Phủ tại Công văn số 4785/ KTN ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Văn Phòng Chính Phủ về việc thực hiện quyết định 327/CT. Sau khi thống nhất với các cơ quan nhà nước có liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát và cho vay vốn các dự án thuộc chương trình 327/CT bằng nguồn vốn NSNN như sau:

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Ngân sách Nhà nước (Ngân sách trung ương) đầu tư cho các dự án thuộc chương trình 327 bao gồm vốn cấp phát đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn cho vay không lãi được cân đối trong Ngân sách Nhà nước hàng năm do Quốc hội phê duyệt.

2/ Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước bố trí cho chương trình 327, Bộ Tài chính cấp phát, cho vay trực tiếp tới từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của các chủ dự án, thu hồi vốn vay đầy đủ, đúng hạn.

3/ Cơ quan quản lý cấp trên chủ dự án ( cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với các dự án thuộc TW quản lý và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho từng dự án trên cơ sở kế hoạch Nhà nước đã hướng dẫn thông báo chỉ đạo các chủ dự án triển khai theo kế hoạch được duyệt.

4/ Các chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để nhận vốn cấp phát, cho vay và có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả vốn vay có đầy đủ, đúng hạn , chấp hành chế độ tài chính hiện hành và chịu sự kiểm tra Kiểm soát của cơ quan Kho bạc Nhà nước.

Phần 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

I/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CẤP PHÁT VÀ CHO VAY VỐN

1/ Đối tượng được cấp phát vốn:

1.1- Các dự án định canh, định cư có thực hiện các loại công việc:

- Bảo vệ,Khoanh nuôi, trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc vùng dự án.

- Xây dựng một số công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi nhỏ, đường điện hạ thế, trường học, trạm xá , nước ăn... phục vụ trực tiếp cho vùng dự án để đồng bào các dân tộc định canh định cư ổn định sản xuất và cuộc sống lâu dài.

1.2- Các dự án lâm nông công nghiệp; nông lâm công nghiệp thực hiện các công việc:

- Bảo vệ, Khoanh nuôi, trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở nơi có đồng bào du canh du cư đang phát rừng làm rẫy;rừng ngập mặn Minh hải, phú quốc (Kiên giang) và Duyên hải (thành phố Hồ Chí Minh). Các dự án này phải nhằm tạo rừng phòng hộ liên khoảnh, liên vùng tạo được những khu rừng tập trung lớn.

- Xây dựng công trình giao thông, nước ăn điện hạ thế và thuỷ lợi nhỏ trường học, trạm xá... phục vụ trực tiếp cho vùng dự án.

2/ Đối tượng được cho vay vốn:

2.1 - Ngoài những đối tượng, phạm vi các công việc thuộc dự án đầu tư, NSTW cho vay vốn ưu đãi (lãi xuất = 0) đối với các khối lượng công việc thuộc dự án được duyệt, gồm : chi phí trồng trọt, chăn nuôi lần đầu và chi phí chăm sóc cây trồng (cây công nghiệp, ăn quả, đặc sản) cho tới khi thu hoạch sản phẩm theo chu kỳ kinh tế kỹ thuật của từng loại cây trồng vật nuôi.

2.2- Đối tượng cho vay là chủ dự án; tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án người trực tiếp nhận vốn có thể là hộ gia đình trong phạm vi dự án (do chủ dự án chỉ định theo danh sách cụ thể) hoặc chủ dự án nhận vốn để cho các hộ gia đình vay lại (không được thu phí dưới bất kỳ hình thức nào) dưới sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

3/ Đối tượng được cấp phát bằng vốn sự nghiệp kinh tế.

3.1- Công tác chuyển, đón dân, dãn dân thuộc các dự án 327 (được cấp phát theo định mức và định suất do Bộ Lao động - Thương binh xã hội qui định). Đối với đồng bào định canh định cư, NSTW hỗ trợ vốn để ổn định sản xuất và đời sống.

3.2- Công tác quản lý dự án:

Hàng năm Nhà nước gìành từ 5-6% tổng mức vốn đầu tư thuộc chương trình 327 để cấp phát cho công tác quản lý dự án.

a/ Đối tượng được cấp vốn quản lý dự án gồm:

- Ban chỉ đạo chương trình 327 Trung ương.

- Cơ quan chủ quản dự án

- Hệ thống Kho bạc Nhà nước

- Các Bộ, cơ quan đoàn thể ở địa phương, Trung ương có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án thuộc chương trình 327.

Căn cứ tổng mức vốn quản lý được duyệt hàng năm, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phân bổ cho các đối tược hưởng đồng gửi Bộ Tài chính, Cục Kho bạc Nhà nước làm căn cứ quản lý, cấp phát.

b/ Nguồn vốn quản lý dự án được sử dụng vào những công việc sau:

- Xây dựng, xét duyệt dự án

- Tập huấn, Kiểm tra, Khảo sát, tuyên truyền, khen thưởng, hội nghị sơ, tổng kết.

- Khuyến nông, Khuyến lâm, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ

- Bổ sung một số trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động chi đạo quản lý chung.

- Bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông, lâm và cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý trong thời gian phân công trực tiếp chỉ đạo tại các vùng dự án.

II/ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH CẤP PHÁT VÀ CHO VAY:

1/ Lập kế hoạch năm

1.1- Cơ quan quản lý cấp trên của chủ dự án căn cứ giá trị khối lượng kế hoạch năm được duyệt và giá trị khối lượng hoàn thành năm báo cáo chưa được cấp phát cho vay để lập kế hoạch gủi Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính để cân đối tổng hợp trình Nhà nước phê duyệt. Việc tính toán xây dựng kế hoạch cấp phát và cho vay vốn phải dựa trên cơ sở đơn giá, định mức hiện hành.

- Tổng số vốn cấp phát cho đầu tư XDCB năm kế hoạch bao gồm : Vốn cấp phát cho giá trị khối lượng các công việc trong dự án sẽ hoàn thành trong năm kế hoạch cộng (+) giá trị khối lượng các công việc đã hoàn thành năm báo cáo chưa được cấp vốn thanh toán.

- Tổng số vốn vay trong năm kế hoạh gồm : Vốn vay cho giá trị khối lượng các công việc của dự án sẽ hoàn thành trong năm kế hoạch cộng (+) giá trị khối lượng các công việc đã hoàn thành trong năm báo cáo chưa được vay vốn trừ (-) số thu hồi nợ trong năm kế hoạch.

- Tổng số vốn sự nghiệp được Ngân sách TW cấp phát năm kế hoạch.

1.2- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao (doUBKHNN thông báo) cơ quan cấp trên của chủ dự án phân bổ chỉ tiêu cấp phát, cho vay cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính, Cục kho bạc Nhà nước (theo mẫu số 01 KH/327 ) để làm căn cứ cấp phát và cho vay vốn.

2/ Chuyển vốn cấp phát và cho vay

- Căn cứ tổng mức vốn chương trình 327 được ghi trong năm kế hoạch và kế hoạch vốn 327 hàng quí được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, hàng tháng Tổng cục Đầu tư phát triển lập Thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ NSNN để chuyển vốn cáp phát (bao gồm : vốn cấp phát đầu tư các dự án, vốn sự nghiệp 327) và vốn cho vay Kho bạc Nhà nước bằng lệnh chi tiền.

- Căn cứ vào kế hoạch năm được duyệt, tình hình cấp phát và cho vay ở các địa phương, Cục Kho bạc Nhà nước phân phối và chuyển vốn cho các chi Cục Kho bạc Nhà nước trực tiếp quản lý, kiểm tra thẩm định, cấp phát, cho vay các chủ dự án và tiến hành thu hồi nợ vay theo chế độ qui định.

3/ Cáp phát, cho vay thanh toán tại kho bạc Nhà nước cơ sở

3.1- Cấp phát

a/ Nguyên tắc cấp phát:

- Đối với các công trình thuộc dự án qui mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì quản lý theo Điều lệ quản lý và xây dựng cơ bản hiện hành.

- Đối với các công trình và khối lượng công việc khác thuộc dự án, cấp phát theo khối lượng hoàn thành trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có biên bản nghiệm thu A -B, các chứng từ hợp lệ.

b/ Điều kiện cấp phát:

Các chủ dự án gửi đến kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch các văn bản sau:

- Quyết định chủ dự án của cấp có thẩm quyền

- Quyết định phê duyệt dự án, tổng dự toán (kể cả bổ sung) của dự án.

- Thiết kế, dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với những công trình trong dự án có kỹ thuật đơn giản, mức vốn nhỏ phải có kế hoạch năm kèm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các hợp đồng kinh tế ký kết giữa A - B theo chế độ qui định.

- Các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và các chứng từ khác có liên quan.

c/ Các Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng vốn tối đa bằng 20% giá trị khối lượng kế hoạch năm và sẽ thu hồi dần khi cấp phát, cho vay khối lượng hoàn thành.

3.2- Cho vay

a/ Nguyên tắc cho vay:

- Việc cho vay đối với các dự án thuộc chương trình 327 thực hiện theo cơ chế tín dụng đầu tư (không áp dụng các hình thức thế chấp, tín chấp như cho vay dự án nhỏ giải quyết việc làm)

- Căn cứ vào dự án được cấp có thẩm quyền duyệt, nguồn vốn cho vay được Ngân sách Nhà nước chuyển qua, Kho bạc Nhà nước trực tiếp ký hợp đồng vay vốn đối với từng chủ dự án. Tổng mức tiền vay trong năm không quá vốn vay đã được cấp có có thẩm quyền duyệt; thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của từng dự án cho Kho bạc Nhà nước quyết định.

- Chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả kho bạc Nhà nước đúng thời hạn.

b/ Điều kiện vay vốn;

Ngoài các điều kiện như cấp phát vốn, để được vay vốn, chủ dự án phải làm các thủ tục sau:

- Ký hợp đồng vay vốn với Kho bạc Nhà nước.

- Lập khế ước vay vốn cho mỗi lần rút tiền vay.

c/ Cấp tiền vay và thu hồi nợ:

- Việc cấp tiền vay được thực hiện từng lần theo tiến độ thực hiện dự án. Kho bạc Nhà nước cấp tiền vay trực tiếp cho các hộ gia đình (dưới sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước), chủ dự không được thu bất kỳ khoản lệ phí nào.

- Kho bạc Nhà nước tổ chức thu hồi vốn vay của các dự án khi đến hạn.

Phần 3:

CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN - KIỂM TRA BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN:

1/ Công tác hạch toán kế toán.

- Các chủ dự án, các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thuộc chương trình 327 thực hiện việc hạch toán kế toán, thống kê theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Các Kho bạc Nhà nước thực hiện việc hạch toán kế toán, thống kê theo hướng dẫn của Cục Kho bạc Nhà nước.

2/ Công tác kiểm tra

Cơ quan quản lý cấp trên của chủ dự án, cơ quan quản lý chức năng ở Trunh ương, địa phương, Tổng cục Đầu tư - phát triển, Kho bạc Nhà nước thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và chế độ quản lý tài chính của chủ dự án, phản ánh kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quản lý với Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và ban chỉ đạo chương trình 327 TW để có biện pháp giải quyết.

3/ Công tác báo cáo

- Hàng tháng các chủ dự án có trách nhiệm lập và gửi báo cáo Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn đồng gửi chủ quản dự án(Mẫu số 02/BC đính kèm)

- Các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Kho bạc Nhà nước cấp trên (Chi nhánh báo cáo Chi cục Kho bạc Nhà nước, Chi cục KBNN tổng hợp báo cáo các Cục KBNN) tình hình cấp phát và cho vay vốn chương trình 327 trên địa bàn.

- Hàng qúi trên cơ sở báo cáo của Chi cục Kho bạc Nhà nước, Cục kho bạc Nhà nước tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch cấp phát và cho vay vốn trong phạm vi cả nước báo cáo Bộ Tài chính, UBKHNN và ban chỉ đạo chương trình 327 Trung ương.

4/ Quyết toán vốn hàng năm và quyết toán vốn khi kết thúc dự án

4.1- Quyết toán vốn hàng năm:

- Các chủ dự án có trách nhiệm quyết toán tình hình sử vốn cấp phát, cho vay với cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn.

- Các đơn vị Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp quyết toán vốn cấp phát, cho vay các dự án chương trình 327 gửi kho bạc Nhà nước cấp trên: Chi nhánh gửi Chi cục, Chi cục gửi về Cục KBNN đồng gửi cơ quan chủ quản dự án.

- Cục kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp quyết toán với Ngân sách Nhà nước về việc cấp phát, cho vay các dự án thuộc chương trình 327 ở các địa phương và vốn sự nghiệp 327 báo cáo Bộ Tài chính xét duyệt.

4.2- Quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc dự án được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 108 TC/ĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính.

Phần 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này thi hành từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với thông tư này không còn hiệu lực.

Các cơ quan quản lý cấp trên của chủ dự án, các chủ dự án, Tổng cục đầu tư phát triển, Vụ NSNN, các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã Ký)

 

BỘ, NGÀNH.....

 

Biểu 01/ KH 327

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH 327 - CT

 

Năm....

Đơn vị:

Số

TT

Danh mục

dự án

Địa điểm

thực hiện

dự án

Kế hoạch vốn năm

Trong đó

 

 

 

 

Cấp phát

Cho vay

Vốn sự nghiệp dãn dân

Vốn sự nghiệp quản lý

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

Cơ quan cấp trên.........

 

Mẫu số 02 / BC

Dự án.........................

 

 

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN DỰ ÁN 327

 

Tháng ......năm 199....

Số

 

Đơn

Luỹ kế năm

Thực hiện trong tháng

LK từ đầu năm đến tháng báo cáo

TT

Chỉ tiêu

vị

Hiện

Giá trị (đ)

Hiện

Giá trị (đ)

Hiện

Giá trị (đ)

 

 

tính

vật

Cấp phát

Cho vay

vật

Cấp phát

Cho vay

vật

Cấp phát

Cho vay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

A- Xây dựng cơ bản:

1/ Xây lắp:

- Khai hoang

- Trồng rừng

- Khoanh nuôi bảo vệ

- Trường học, trạm xá

- Giao thông

- Trồng cây CN

......................

2./ Thiết bị

3/ KTCB khác

B/ Sự nghiệp K. tế

1/ Chuyển dần dần

2/ Định canh định cư

3/ K. phí quản lý

Ha

Ha

Ha

m2

Km

Ha

Hộ

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ dự án
(Ký tên, đóng dấu)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

 

MẪU 03/BC

....................................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

 

 

CHƯƠNG TRÌNH 327

 

Tháng .......năm 199.....

Đơn vị tính:........

Số

Danh mục dự án

Thực hiện cấp vốn trong tháng

Luỹ kế cấp đầu năm kế hoạch

TT

 

Tổng số

Cấp phát

Cho vay

Tổng số

Cấp phát

Cấp phát

01

02

01

02

Tổng số

A- Dự án TW quản lý

- Dự án.......

- Dự án.......

.......................

B- Dự án ĐP quản lý

- Dự án........

- Dự án........

.........................

C- Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng
(Ký, đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 13TC/KBNN

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu13TC/KBNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/02/1995
Ngày hiệu lực16/02/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 13TC/KBNN

Lược đồ Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu13TC/KBNN
          Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
          Người kýNguyễn Sinh Hùng
          Ngày ban hành16/02/1995
          Ngày hiệu lực16/02/1995
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 13 TC/ KBNN hướng dẫn quản lý cấp phát cho vay vốn ngân sách Nhà nước hướng dẫn quyết định 327/ CT