Thông tư 14-TT

Thông tư 14-TT năm 1962 thi hành Nghị định quy định việc dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái và chữ Mèo của Hội đồng Chính phủ trong phạm vi giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành

Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục đã được thay thế bởi Thông tư 1-GD/ĐT hướng dẫn dạy học tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số và được áp dụng kể từ ngày 18/02/1997.

Nội dung toàn văn Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục


BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-TT

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 1962 

 

THÔNG TƯ 

VỀ VIỆC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VIỆC DÙNG CHỮ TÀY NÙNG, CHỮ THÁI  VÀ CHỮ MÈO CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ TRONG PHẠM VI GIÁO DỤC.

Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 206-CP ngày 27-11-1961 phê chuẩn các phương án chữ Tày-Nùng, chữ Thái và chữ Mèo và quy định việc dùng các loại chữ viết đó ở các địa phương. Điều hai của Nghị định nói rõ: "Ở các khu tự trị và ở các địa phương có đồng bào Tày, Nùng, Thái và Mèo, chữ Tày-Nùng, chữ Thái và chữ Mèo đều coi là chữ chính thức, và được dùng trong việc xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân, từng bước trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trong công văn, giấy tờ của các cơ quan Nhà nước và trong các hoạt động khác, tùy theo sự cần thiết của địa phương". Việc Hội đồng Chính phủ ban hành các phương án chữ viết dân tộc có một ý nghĩa to lớn. Nó không những nói lên sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với đời sống văn hóa, tiếng nói của các dân tộc, mà còn là một nhân tố có hiệu lực thúc đẩy miền núi tiến kịp miền xuôi và cùng miền xuôi nhịp nhàng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đối với ngành ta, chữ viết dân tộc được dùng chính thức trong trường học đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi. Rõ ràng quyết định của Hội đồng Chính phủ về ban hành các phương án chữ viết dân tộc ghi thêm một thắng lợi lớn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Sau đây, Bộ đề ra phương hướng và một số biện pháp lớn đưa chữ viết dân tộc và trường học…

I. PHƯƠNG HƯỚNG

1. Phương hướng chung: Lâu nay, các dân tộc đều học chữ quốc ngữ và thông qua đó mà học tập văn hóa. Kết quả đến nay: hàng nghìn xã ở miền núi đã xóa xong nạn mù chữ, số học sinh phổ thông ở vùng dân tộc đã tăng gấp 20 lần số học sinh dưới thời thuộc Pháp, hàng nghìn học sinh dân tộc đã theo học các trường chuyên nghiệp trung cấp, hàng trăm sinh viên dân tộc đang theo học các trường đại học trong và ngoài nước. Như vậy là chữ quốc ngữ đã được hàng chục vạn người lớn trẻ em miền núi dùng và đã có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ văn hóa của các dân tộc. Ngày nay, chữ quốc ngữ ngày càng trở thành chữ viết dùng chung cho các dân tộc trong cả nước. Phạm vi dùng chữ quốc ngữ ngày càng được mở rộng. Có thể nói đó là "chữ viết đoàn kết các dân tộc của tổ quốc ta". Mặt khác, chữ quốc ngữ, đại biểu cho một thứ tiếng đã có một lịch sử phát triển lâu dài, đã có thể dùng trong việc biểu hiện và truyền thụ những trí thức khoa học phức tạp ở trung học và đại học. Do đó, chữ viết dân tộc và chữ viết của địa phương lại vừa mới ra đời, nên dù được coi là chữ chính thức vẫn không thể thay thế cho chữ quốc ngữ được. Muốn nâng cao nhanh chóng và không ngừng trình độ văn hóa của mình, các dân tộc cần phải học cả chữ viết dân tộc lẫn chữ quốc ngữ và không được xem nhẹ mặt nào. Quan hệ giữa hai thứ chữ viết không phải là quan hệ khuất phục, loại trừ nhau mà chính là quan hệ bồi bổ cho nhau.

Nhưng quy định mối quan hệ tỷ lệ đúng đắn giữa chữ viết dân tộc và chữ quốc ngữ trong trường học cao cấp ở từng nơi, từng lúc là một vấn đề lớn và khó khăn, phức tạp. Đấy là chưa kể đến những khó khăn nảy ra trong việc chuẩn bị và thực hiện giảng dạy theo chương trình mới như thiếu giáo viên có khả năng, thiếu tài liệu giáo khoa, nghiên cứu, tham khảo bằng chữ viết dân tộc v.v… Chính vì vậy mà nghị định nói rằng chữ viết dân tộc được dùng từng bước trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp. Theo nhu cầu và khả năng thực tế hiện nay của ta, chữ viết dân tộc cần dùng trong việc giảng dạy ở các cấp học mở đầu như mẫu giáo, vỡ lòng, thanh toán nạn mù chữ, cấp I phổ thông và Bổ túc văn hóa, chữ quốc ngữ cần dùng trong việc giảng dạy ở các cấp học trên. Phạm vi dùng chữ viết dân tộc trong trường học cũng như trong các hoạt động khác bây giờ còn bị hạn chế, nhưng tình hình đó dần dần sẽ thay đổi. Theo với sự trưởng thành của dân tộc nói chung, của cán bộ tri thức dân tộc nói riêng, tiếng nói và văn hóa dân tộc cũng phát triển, chữ viết dân tộc sẽ có thể dùng trong việc giảng dạy các môn khoa học nhất là khoa học xã hội ở các cấp học trên, trong các mặt hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội và trong cả công cuộc nghiên cứu khoa học. Điều này đã được chứng thực bằng những kinh nghiệm phát triển chữ viết của các dân tộc thiểu số Liên-Xô và Trung Quốc.

2. Phương hướng cụ thể: Xuất phát từ phương hướng chung nói trên và căn cứ vào đặc điểm cư trú và tiếng nói của các dân tộc nước ta, có thể đề ra một số phương hướng cụ thể như sau:

- Ở các cấp học mở đầu, cần giảng dạy hoàn toàn bằng chữ viết dân tộc, cấp II, III phổ thông, Bổ túc văn hóa và chuyên nghiệp sơ, trung cấp cần giảng dạy hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Để chuẩn bị cho học sinh cấp I học lên lớp 5, lớp 2 lên bắt đầu tập làm quen dần với những từ tiếng phổ thông cần dùng trong sinh hoạt hàng ngày, qua tiếp xúc với giáo viên trong sinh hoạt hàng ngày, qua tiếp xúc với giáo viên trong và ngoài giờ học, lớp 3, 4 có giờ chính thức giảng dạy tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ như một môn học (Việt ngữ). Còn cấp II, III, nếu có điều kiện cũng có thể có giờ chính thức giảng dạy tiếp môn ngữ văn dân tộc.

- Ở các trường sư phạm cấp I, cần coi trọng như nhau việc giảng dạy 2 môn ngữ văn dân tộc và Việt ngữ, vì sau khi tốt nghiệp, giáo sinh phải am hiểu cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng phổ thông để vận dụng vào công tác hàng ngày.

- Ở nơi mà đồng bào sống tương đối tập trung, không kể là vùng cao hay vùng thấp và không biết hoặc ít biết tiếng phổ thông, cần giảng dạy bằng chữ viết dân tộc.

- Ở nơi nào có nhiều dân tộc sống xen kẽ (có thể gồm cả dân tộc có chữ viết riêng và dân tộc chưa có chữ viết riêng), nên hoặc lựa chọn chữ viết của một dân tộc anh em để giảng dạy, lấy thứ chữ viết đó làm phương tiện nâng cao trình độ văn hóa chung hoặc giảng dạy bằng chữ quốc ngữ, tùy theo sự tự nguyện của các dân tộc.

- Ở nơi nào đồng bào biết tương đối thành thạo tiếng phổ thông, nhất là đã xóa xong nạn mù chữ và đang bổ túc văn hóa bằng chữ quốc ngữ, không cần bổ túc văn hóa bằng chữ viết dân tộc mà nên bổ túc văn hóa bằng chữ quốc ngữ. Nội dung chương trình giảng dạy ở nơi này cần thêm môn ngữ văn dân tộc.

Nhưng đối với giáo dục phổ thông, việc dùng chữ viết trong trường học có khác, ở các nơi đồng bào biết tương đối thành thạo tiếng phổ thông - cả những nơi biết rất thành thạo nữa - nhưng vẫn dùng tiếng nói dân tộc làm công cụ giao tế hàng ngày ở địa phương, cần giảng dạy bằng chữ viết dân tộc vì trẻ em học bằng tiếng mẹ đẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

- Ở nơi nào tiếng nói khác nhiều với tiếng nói phổ biến dùng trong sách giáo khoa, do đó người học gặp nhiều khó khăn trong học tập, nên cân nhắc xem giữa chữ viết dân tộc và chữ quốc ngữ dùng thứ nào có lợi hơn mà lựa chọn chữ viết dân tộc hay chữ quốc ngữ để giảng dạy.

3. Phương châm:

- Luôn luôn coi trọng chữ viết dân tộc và chữ quốc ngữ, không coi nhẹ mặt nào.

- Mạnh dạn, không cầu toàn dùng chữ viết dân tộc trong việc giảng dạy, nhưng phải đi từng bước chắc chắn từ thấp lên cao.

- Phải quán triệt đường lối quần chúng trong công tác.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỚN

Trước mắt chúng ta cần phải đẩy mạnh việc phổ biến chữ Tày-Nùng, chữ Thái và chữ Mèo trong cán bộ và nhân dân và chuẩn bị giảng dạy bằng chữ viết dân tộc ở lớp vỡ lòng và các lớp đầu cấp I phổ thông trong niên học 1962 - 1963. Vì vậy ngay từ bây giờ, các địa phương cần thực hiện một số biện pháp lớn dưới đây:

1. Tuyên truyền sâu sắc chủ trương phát triển tiếng nói và chữ viết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong cán bộ các cấp và nhân dân, và phát động một phong trào rộng rãi học chữ viết dân tộc trong các cơ quan, trường học và nhân dân toàn khu tỉnh.

2. Mở trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ đông đảo giáo viên dạy chữ viết dân tộc.

3. Kiện toàn bộ phận nghiên cứu chữ viết dân tộc ở những nơi đã có và thành lập thêm ở những nơi cần thiết để xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa bằng chữ viết dân tộc cho các lớp cấp I bổ túc văn hóa và phổ thông.

Tình hình và đặc điểm mỗi dân tộc mỗi địa phương mỗi khác. Kinh nghiệm dùng song song chữ viết dân tộc và chữ quốc ngữ ở các cấp học chúng ta còn thiếu nhiều. Các khu, tỉnh cần báo cáo cho Bộ biết những khó khăn trong việc vận dụng thông tư này, giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương để Bộ kịp thời hướng dẫn và giúp đỡ.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
 


 

Nguyễn Văn Huyên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14-TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu14-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/04/1962
Ngày hiệu lực27/04/1962
Ngày công báo09/05/1962
Số công báoSố 16
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/02/1997
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu14-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýNguyễn Văn Huyên
                Ngày ban hành12/04/1962
                Ngày hiệu lực27/04/1962
                Ngày công báo09/05/1962
                Số công báoSố 16
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/02/1997
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 14-TT Nghị định dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái chữ Mèo phạm vi giáo dục