Thông tư 1421-TT/LB

Thông tư 1421-TT/LB năm 1959 quy định quản lý vốn Nhà nước và vay vốn Ngân hàng của Sở Phát hành sách trung ương, các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh sau khi phân cấp về các Ủy ban tỉnh, thành phố lãnh đạo do Bộ Tài chính- Bộ Văn Hoá- Ngân hàng Quốc gia ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 1421-TT/LB quản lý vốn Nhà nước vốn Ngân hàng Sở Phát hành sách trung ương, Chi sở Phòng Phát hành tỉnh sau khi phân cấp


BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1421-TT/LB

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC VÀ VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA SỞ PHÁT HÀNH SÁCH TRUNG ƯƠNG, CÁC CHI SỞ VÀ PHÒNG PHÁT HÀNH SÁCH CÁC TỈNH SAU KHI PHÂN CẤP VỀ CÁC ỦY BAN TỈNH, THÀNH PHỐ LÃNH ĐẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Kính gửi:

-Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố
-Các ông Giám đốc và Trưởng ty Tài chính
-Các ông Giám đốc và Trưởng ty Văn hóa
-Các ông Giám đốc và Trưởng Chi nhánh Ngân hàng
-Ông Giám đốc Sở Phát hành sách trung ương
-Các ông Chủ nhiệm các Chi Sở Phát hành sách và
Trưởng phòng Phát hành sách các tỉnh, thành phố

 

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc phân cấp quản lý các ngành kinh tế, văn hóa về địa phương, Bộ Văn hóa đã tiến hành phân cấp các Chi sở và Phòng Phát hành sách về các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố lãnh đạo.

Đến nay việc bàn giao các Chi sở và Phòng Phát hành sách về các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố đã làm xong. Liên bộ Văn hóa – Tài chính – Ngân hàng ra thông tư này quy định thi hành việc quản lý vốn Nhà nước và việc vay vốn Ngân hàng của các Chi sở và Phòng Phát hành sách sau khi phân cấp về các Ủy ban Hành chính địa phương lãnh đạo.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Sau khi phân cấp quản lý, Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh, thành phố là một đơn vị doanh nghiệp của Sở, Ty Văn hóa địa phương. Sở Ty Văn hóa chịu trách nhiệm trước Ủy ban Hành chính địa phương trực tiếp chỉ đạo các Chi sở và Phòng Phát hành sách về mọi mặt. Cụ thể về kinh doanh, các Sở,Ty Văn hóa thông qua và đệ lên Ủy ban Hành chính tỉnh quyết định các loại chỉ tiêu kinh doanh và tài vụ của Chi sở và Phòng Phát hành sách, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu trên. Các Sở, Ty Tài chính có nhiệm vụ tham gia góp ý kiến xét duyệt kế hoạch tài vụ của các Chi sở và Phòng Phát hành sách. Các Chi nhánh Ngân hàng có nhiệm vụ qua công tác tín dụng ngắn hạn góp ý kiến và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài vụ. Sở Phát hành sách trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo về mặt nghiệp vụ phát hành, kỹ thuật phát hành.

2. Sở Phát hành sách trung ương là một đơn vị hạch toán độc lập, đặt quan hệ kinh doanh với các Chi sở và Phòng Phát hành sách là quan hệ cung cấp và thanh toán tiền theo quy định của Bộ Văn hóa, và dưới sự giám đốc chặt chẽ của cơ quan Ngân hàng qua công tác tín dụng.

Các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh là những đơn vị kinh doanh, tiến hành hạch toán độc lập, được Nhà nước cấp vốn và có tư cách pháp nhân trong việc quản lý vốn, giao dịch, ký hợp đồng với các đơn vị kinh doanh khác, được vay tiền Ngân hàng, được tổ chức công việc kinh doanh theo những kế hoạch đã được duyệt và được hưởng tiền thưởng xí nghiệp khi hoàn thành kế hoạch.

Trừ một số tỉnh sau đây : Khu Tự trị Thái Mèo, Bắc cạn, Hà giang, Lào cai, Khu vực Vĩnh linh, do mức độ yêu cầu của công tác phát hành và trình độ quản lý hiện nay, chưa thể thành một đơn vị hạch toán độc lập, được Nhà nước cấp đủ vốn để kinh doanh, nhưng cũng phải cố gắng nhanh chóng tiến tới thành những đơn vị hạch toán độc lập.

II. VẤN ĐỀ VỐN CỦA CÁC CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH

Trước đây Sở Phát hành sách trung ương quản lý một số vốn của Nhà nước gồm tài sản cố định và vốn lưu động được cấp và một phần vốn lưu động vay của Ngân hàng để kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Nay đã phân cấp quản lý, Sở Phát hành sách trung ương đã chuyển một bộ phận vốn đó về các Chi sở và Phòng Phát hành sách địa phương. Do chưa đề ra nguyên tắc cấp vốn cho ngành phát hành, nên trong kế hoạch định mức vốn lưu động cho các Chi sở và Phòng Phát hành sách, có tỉnh phải vay Ngân hàng, có tỉnh không phải vay, có tỉnh vay nhiều, có tỉnh vay ít.

Nay Liên bộ quy định như sau:

1. Công tác phát hành sách tuy hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, nhưng xét đặc điểm của nó, Nhà nước tạm thời cấp toàn bộ vốn phi hàng hóa, và 50% định mức vốn dự trữ hàng hóa, còn 50% vốn dự trữ hàng hóa sẽ do Ngân hàng cho vay. 5 tỉnh chưa hạch toán kinh tế như đã nói trên được Nhà nước tạm thời cấp vốn lưu động 100%.

Về hàng ứ đọng, hiện giờ chưa xác định được cụ thể, Bộ Văn hóa đã nghiên cứu và có quyết định sau. Trong khi chờ đợi, Ngân hàng tạm thời coi như hàng hóa luân chuyển, và tham gia cho vay 50% trong toàn bộ định mức vốn hàng hóa.

2. Lợi tức tiền vay của Ngân hàng quy định là 0,4% một tháng.

3. Sở Phát hành sách trung ương, các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh sẽ căn cứ vào kế hoạch hoạch thu chi tài vụ đã xây dựng để tính lại phần vốn hàng hóa do Nhà nước cấp 50%, và phần vay 50% vốn của Ngân hàng. Nếu vốn lưu động do Sở Phát hành sách trung ương bàn giao nhiều hơn 50% so với mức vốn lưu động Nhà nước cấp tính theo kế hoạch, thì các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh phải vay Ngân hàng để chuyển trả số tiền thừa đó cho Sở Phát hành sách trung ương để nộp ngân sách Nhà nước.

4. Sở Phát hành sách trung ương rút toàn bộ tài sản cố định và số vốn lưu động cần thiết phải giao cho các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh khỏi tài sản của mình để Bộ Tài chính làm chuyển khoản ghi vào phần ngân sách của địa phương.

III. CÁC NGUYÊN TẮC VAY VỐN VÀ CÁC LOẠI VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG

1. Căn cứ tình hình kinh doanh của ngành phát hành sách hiện nay, Ngân hàng quy định 4 loại cho vay dưới đây:

- Cho vay để luân chuyển hàng hóa theo kế hoạch.

- Cho vay về nhu cầu tạm thời.

- Cho vay sửa chữa lớn.

- Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi (riêng đối với Sở Phát hành sách trung ương).

2. Ngân hàng cho các cơ quan phát hành sách vay theo tài khoản đặc biệt, nghĩa là Ngân hàng đảm nhiệm thanh toán tất cả tiền mua hàng theo kế hoạch và thu tất cả tiền bán hàng theo giá vốn sau khi trích để lại tiền chi về phí lưu thông, tiền nộp thuế, khấu hao cho Nhà nước và lãi nếu có.

3. Các thủ tục, giấy tờ vay trả Ngân hàng áp dụng cho các cơ quan Phát hành sách sẽ theo như đối với các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lưu thông nói chung.

IV. THANH TOÁN TIỀN SÁCH GIỮA CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH Ở TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỈNH

1. Để thủ tiêu tín dụng thương mại giữa các tổ chức kinh tế mà không qua Ngân hàng, việc thanh toán tiền sách giữa Sở Phát hành sách trung ương và các địa phương sẽ thi hành theo hình thức “thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả” qua Ngân hàng. Theo hình thức này, Sở Phát hành sách trung ương gửi hàng đi rồi nhờ Ngân hàng thu tiền hộ.

2. Thể thức và thời gian thanh toán tiền sách giữa các Chi sở và Phòng Phát hành sách trung ương với Sở Phát hành trung ương sẽ áp dụng theo thể lệ thanh toán qua Ngân hàng đã quy định trong chỉ thị số 168-KH ngày 07-05-1958 của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

V. NỘP LÃI, KHẤU HAO, XIN BÙ LỖ VÀ CẤP PHÁT KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Năm 1959, tuy đã phân cấp các Chi sở và Phòng Phát hành sách về địa phương nhưng Bộ Văn hóa còn quản lý lỗ lãi chung và tiền khấu hao trong toàn ngành phát hành.

Do đó, các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh đều chuyển lãi và khấu hao năm 1959 cho Sở Phát hành sách trung ương để nộp cho Bộ Văn hóa, và Bộ Văn hóa sẽ bù lỗ cho các Chi sở và Phòng Phát hành sách đã được xét duyệt lỗ, nếu có lỗ.

Từ năm 1960 trở đi, Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố, sẽ đảm nhiệm lỗ lãi của các Chi sở và Phòng Phát hành sách. Các Chi sở và Phòng Phát hành sách đều nộp lãi và khấu hao cho các Ty Tài chính địa phương: nếu lỗ, xin bù lỗ của ngân sách địa phương.

Về vốn kiến thiết cơ bản của các Chi sở và Phòng Phát hành sách từ năm 1960 cũng đều do ngân sách địa phương cấp phát.

Riêng 5 đơn vị phát hành ở: Khu Tự trị, Thái Mèo, các tỉnh Bắc cạn, Hà giang, Lào cai và khu vực Vĩnh linh đã bàn giao toàn bộ về địa phương quản lý từ năm 1957, 1958, không thuộc phạm vi quản lý lỗ lãi chung của Bộ Văn hóa trong năm 1959 và do địa phương đảm nhiệm.

VI. THỜI GIAN THI HÀNH

Sau khi nhận được thông tư này, Sở Phát hành sách trung ương, các Chi sở và Phòng Phát hành sách các tỉnh, thành phố, các Sở, Ty Văn hóa, các Sở, Ty Tài chính, các Chi nhánh Ngân hàng thảo luận với nhau đặt kế hoạch để thi hành kể từ ngày 01-10-1959.

Yêu cầu các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố đôn đốc các cơ quan hữu quan của địa phương tích cực chấp hành thông tư này.

K.T TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

 



Vũ Duy Hiệu

BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA

 

 


Hoàng Minh Giám

K.T BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH

 
 

 

Trịnh Văn Bính

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1421-TT/LB

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu1421-TT/LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/09/1959
Ngày hiệu lực01/10/1959
Ngày công báo21/10/1959
Số công báoSố 40
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 1421-TT/LB quản lý vốn Nhà nước vốn Ngân hàng Sở Phát hành sách trung ương, Chi sở Phòng Phát hành tỉnh sau khi phân cấp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 1421-TT/LB quản lý vốn Nhà nước vốn Ngân hàng Sở Phát hành sách trung ương, Chi sở Phòng Phát hành tỉnh sau khi phân cấp
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu1421-TT/LB
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Ngân hàng quốc gia
                Người kýHoàng Minh Giám, Trịnh Văn Bính, Vũ Duy Hiệu
                Ngày ban hành28/09/1959
                Ngày hiệu lực01/10/1959
                Ngày công báo21/10/1959
                Số công báoSố 40
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 1421-TT/LB quản lý vốn Nhà nước vốn Ngân hàng Sở Phát hành sách trung ương, Chi sở Phòng Phát hành tỉnh sau khi phân cấp

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 1421-TT/LB quản lý vốn Nhà nước vốn Ngân hàng Sở Phát hành sách trung ương, Chi sở Phòng Phát hành tỉnh sau khi phân cấp

                          • 28/09/1959

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 21/10/1959

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 01/10/1959

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực