Thông tư 16-NT

Thông tư 16-NT-1974 hướng dẫn thi hành Nghị định 76-CP-1974 về vấn đề đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ thuộc phạm vi ngành nội thương phụ trách do Bộ Nội thương ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 16-NT đăng ký kinh doanh công thương nghiệp phục vụ phạm vi ngành nội thương phụ trách hướng dẫn Nghị định 76-CP


BỘ NỘI THƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16-NT

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

 

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 76-CP VỀ VẤN ĐỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ PHỤC VỤ THUỘC PHẠM VI NGÀNH NỘI THƯƠNG PHỤ TRÁCH.

 

Đề thi hành Nghị định số 76-CP ngày 08-04-1974 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ thuộc khu vực tập thể và cá thể; theo Thông tư số 08 ngày 29-05-1974 của Bộ Tài chính hướng dẫn chung việc thi hành điều lệ nói trên; căn cứ vào Nghị định số 80-CP của Hội đồng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội thương, trong đó có nhiệm vụ quản lý thống nhất thị trường nội địa; Bộ hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ và sửa chữa thuộc khu vực tập thể và cá thể do ngành nội thương phụ trách như sau.

I.TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH NỘI THƯƠNG TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ PHỤC VỤ THUỘC KHU VỰC TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ

Để sắp xếp hợp lý các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ thuộc khu vực tập thể và cá thể vừa phù hợp với chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế chung, vừa phù hợp với quy hoạch và kế hoạch của từng địa phương, và không trái với hướng phân công lao động xã hội của Nhà nước, điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ … ban hành tại Nghị định số 76-CP quy định từ nay giao cho Uỷ ban hành chính huyện, khu phố, thị xã là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Giúp việc cho Ủy ban hành chính huyện, khu phố, thị xã có một Hội đồng có nhiệm vụ nhận đơn xin đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép của Ủy ban cho những cơ sở sau khi đã được Hội đồng ý cho phép kinh doanh.

Thương nghiệp là một thành viên của Hội đồng có trách nhiệm xem xét đơn xin đăng ký kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ và sửa chữa thuộc khu vực tập thể và  cá thể trong phạm vi ngành nội thương phụ trách kinh doanh và quản lý; đề xuất ý kiến với Hội đồng cho hay không cho đăng ký kinh doanh và kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của những cơ sở thương nghiệp, phục vụ, sửa chữa đã được Ủy ban cấp giấy phép kinh doanh.

Như vậy, việc thành lập Hội đồng xét duyệt đăng ký kinh doanh và giao cho cơ quan tài chính làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng đó nhằm đảm bảo cho việc cấp giấy phép kinh doanh được quy vào một mối, không có nghĩa là từ nay trở đi thương nghiệp không còn trách nhiệm trong việc quản lý kinh doanh của thương nghiệp tư nhân; trái lại, thương nghiệp vẫn phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình đã được Nghị định số 80-CP quy định là phải quản lý thống nhất thị trường nội địa.

Để làm trọn nhiệm vụ của mình, các Cục, Sở, Ty và Phòng thương nghiệp cần phải:

1. Luôn luôn nắm vững đường lối của Đảng về phát triển thương nghiệp là tăng cường lực lượng thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, tổ chức và quản lý tốt chợ nông thôn, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh, củng cố và mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất” (.). Nắm vững chính sách của Đảng đối với người buôn bán nhỏ là  “tăng cường giáo dục, sắp xếp việc làm, tiếp tục chuyển phần lớn sang sản xuất; đối với số người được sử dụng … thương nghiệp quốc doanh phải quản lý chặt chẽ và kiểm soát trực tiếp, và giúp họ ổn định đời sống với mức thu nhập hợp lý. Việc cải tạo tiểu thương phải làm khẩn trương, tích cực, liên tục, có kế hoạch toàn diện và thực hiện từng bước kết hợp với từng nơi, từng ngành, từng nghề” (.). Mặt khác, phải nắm vững chính sách quản lý của Nhà nước đối với tượng (nói cụ thể ở phần dưới).

Quán triệt đường lối, chính sách đó, các cấp thương nghiệp cần:

- Chỉ đạo các công ty mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán vươn lên mở rộng và cải tiến kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng với mức cố gắng cao nhất, các nhu cầu của nhân dân. Thương  nghiệp quốc doanh phải chiếm lĩnh trận địa bán buôn, không cấp đăng ký kinh doanh bán buôn của thương nhân. Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán phải chiếm ưu thế về bán lẻ, về ăn uống công cộng, phục vụ và sửa chữa, bảo đảm vai trò chủ đạo của quốc doanh đối với toàn bộ thị trường ấy; không cấp đăng ký kinh doanh, nghề mà Nhà nước thống nhất quản lý; việc sử dụng thương nhân trong phạm vi chính sách quản lý của Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể, khống chế hoạt động kinh doanh của họ với một tỷ trọng hợp lý trong tổng mức bán lẻ của thương nghiệp xã hội.

- Nắm vững tình hình thị trường, tình hình hoạt động và đời sống của người buôn bán nhỏ và người làm nghề phục vụ, sửa chữa tư nhân để có cơ sở xem xét cho hay không cho đăng ký kinh doanh và cùng với các ngành có biện pháp sắp xếp chuyển hướng việc làm cho những người không được phép kinh doanh, giúp họ ổn định đời sống.

- Quy hoạch toàn diện mạng lưới thương nghiệp xã hội ở từng địa phương. Trên cơ sở phát triển đến mức cần thiết mạng lưới của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, cần sắp xếp để sử dụng hợp lý mạng lưới thương nghiệp và phục vụ của tập thể và cá thể đã được cấp giấy phép đăng ký kinh  doanh, làm cho việc mua bán của nhân dân được thuận tiện, nhưng phải trực tiếp kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ những cơ sở thương nghiệp và phục vụ được quốc doanh sử dụng, ngăn ngừa mọi sự lợi dụng.

2. Theo những nguyên tắc trên, hàng năm Cục, Sở, Ty thương nghiệp cần có chỉ tiêu hướng dẫn cho các Hội đồng xét duyệt đăng ký kinh doanh của huyện, khu phố, thị xã trong việc cấp đăng ký kinh doanh thương nghiệp và phục vụ của tập thể và cá thể. Đối với những cơ sở kinh doanh mà phạm vi huyện, khu phố và thị xã sở tại thì phòng thương nghiệp phải xin ý kiến Cục, Sở, Ty thương nghiệp trước khi có kiến nghị với Hội đồng huyện, khu phố, thị xã. Riêng đối với những cơ sở kinh doanh mà doanh thu số lớn và hoạt động của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chung trong tỉnh, thành phố đến thị trường của nhiều tỉnh  thì khi, khi Ủy ban huyện, khu phố, thị xã có kiến nghị lên tỉnh, thành phố, các Cục, Sở, Ty thương nghiệp có trách nhiệm xem xét, để xuất ý kiến với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cho hay không cho đăng ký kinh doanh.

Sau khi các hộ tập thể và cá thể được Hội đồng xét duyệt và Ủy ban cấp giấy phép kinh doanh, Phòng thương nghiệp phải lập sổ thống nhất với sổ của thường trực Hội đồng (phòng tài chính) để theo dõi, giáo dục, quản lý các bộ ấy. Phòng thương nghiệp phải định kỳ báo cáo đều đặn lên Cục, Sở, Ty thương nghiệp để các cơ quan này tổng hợp tình hình báo cáo lên cấp trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MẶT HÀNG ĐỰƠC VÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Để thực hiện nhiệm vụ “hướng dẫn việc quy hoạch, sắp xếp ngành nghề …” nói trong điều 16 của Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương và phục vụ thuộc khu vực tập thể và cá thể, Bộ nói rõ thêm các đối tượng và mặt hàng được và không được phép đăng ký kinh doanh như sau:

1. Về đối tượng:

Điều 3 của bản Điều lệ quy định: “Tổ chức tập thể thì phải là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép thành lập và hoạt động”. Điều này không áp dụng đối với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ và căn-tin trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học … vì các tổ chức này đã có điều lệ riêng do Nhà nước quy định.

Những đối tượng sau đây không được phép đăng ký kinh doanh:

- Công nhân, viên chức tại chức của Nhà nước (không những không được phép đăng ký kinh doanh mà còn không được tham gia một tổ chức kinh doanh tập thể nào);

- Những người không có hộ khẩu chính thức ở nơi xin đăng ký kinh doanh;

- Những người kinh doanh ăn uống, chế biến thực phẩm có bệnh truyền nhiễm;

- Những người làm nghề sửa chữa đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định mà không biết nghề;

- Những người có bóc lột nhân công trong hoạt động kinh doanh và phục vụ;

- Những người đầu cơ buôn bán chuyên  nghiệp, trốn tránh cải tạo xã hội chủ nghĩa;

- Những người đã có cơ sở sản xuất hoặc có điều kiện lao động sản xuất và có khả năng sắp xếp việc làm trong một cơ sở sản xuất mà bỏ sản xuất hoặc không chịu lao động sản xuất ra kinh doanh thương nghiệp và ăn uống.

- Những người chưa đến tuổi thành niên.

2. Về mặt hàng:

a) Không cấp giấy phép kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước thống nhất quản lý thu mua và phân phối quy định trong chỉ thị số 146-TTg ngày 05-06-1974 của Thủ tướng Chính phủ. Tập thể hoặc cá thể chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng ấy nếu thương nghiệp bán cho thương nghiệp quốc doanh hoặc còn được tạm thời cho duy trì kinh doanh mà Nhà nước có kế hoạch cung cấp hàng hoá nguyên vật liệu và phải chịu sự kiểm kê, kiểm soát trực tiếp của thương nghiệp quốc doanh.

b) Được cấp giấy phép kinh doanh:

-  Hàng thủ công và sản phẩm nghề phụ gia đình không dùng nguyên liệu do Nhà nước thống nhất quản lý;

- Các loại thực phẩm phụ: rau, quả, cá nước ngọt, gà vịt, trứng … (trừ những nơi Nhà nước đã khoanh vùng thu mua hoặc Nhà nước đã ký hợp đồng thu mua);

- Các loại lâm thổ sản phụ: trầu, cau, vỏ, mộc nhĩ, lá xông, lá dong, nâu;

- Quà bánh không dùng lương thực và thực phẩm chính để chế biến (không để những người được sử dụng  hoặc còn được tạm thời duy trì);

- Hàng giải khát không dùng chè búp, cà phê và các loại quả Nhà nước thống nhất quản lý thu mua và phân phối (không kể những người được sử dụng hoặc còn được tạm thời duy trì);

- May vá mạng quần áo, cắt tóc, uốn tóc, giặt là, tẩy hấp quần áo;

- Mua bán, nấu nướng hộ nhân dân có tính chất phục vụ lấy thù lao hợp lý do khối phố tổ chức và quản lý;

- Sửa chữa hàng cũ, hàng hỏng cho nhân dân;

- Mua bán đồ dùng cũ (trừ các thứ thuộc loại phế liệu, phế phẩm do Nhà nước thống nhất quản lý thu mua và phân phối);

- Cho thuê đồ dùng;

- Quán trọ (nếu được sử dụng);

- Ruộm (nếu được sử dụng).

III. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC TẬP THỂ KINH DOANH THƯƠNG NGHIỆP, ĂN UỐNG, PHỤC VỤ VÀ SỬA CHỮA

Những hộ tư nhân sau khi được Hội đồng xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh, cần được tổ chức, sắp xếp vào các hình thức thích hợp để giáo dục và quản lý họ.

Trừ một số ngành nghề cá biệt mà phương thức hoạt động của họ không cần thiết phải hợp tác lại như vậy mới có lợi cho việc phục vụ quần chúng hoặc thường xuyên đi lưu động hoặc cư trú rất phân tán thì có thể kinh doanh cá thể. Còn nói chung cần tổ chức các hộ kinh doanh thương nghiệp; ăn uống; phục vụ, sửa chữa của tư nhân vào 2 hình thức: tổ hợp tác và tổ nghề nghiệp theo khu vực hành chính nợi họ hành nghề.

1. Tổ hợp tác: gồm những người kinh doanh cùng ngành nghề tự nguyện hợp tác với nhau về lao động cao và chất lượng phục vụ tốt, cùng nhau kinh doanh, lỗ lãi cùng chịu. Tổ áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động, làm giỏi, làm nhiều hưởng nhiều; làm kém, làm ít hưởng ít. Tổ có quỹ xã hội để tương trợ nhau và có quỹ tích lũy để mở rộng và cải tiến kinh doanh. Quỹ xã hội trích khoảng 5% và quỹ tích luỹ trích từ 5 đến 10% trên số lãi ròng của tổ. Quy mô tổ không quá 15 người. Tổ có nội quy hoạt động và bầu ra tổ trưởng, tổ phó, thư ký, thủ quỹ và kiểm soát viên để điều khiển và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công việc chung của tổ. Tổ có ít người thì tổ trưởng kiêm thư ký và tổ phó kiêm thủ quỹ. Hình thức  này nên áp dụng đối với các ngành nghề: giặt là, cắt uốn tóc, sửa chữa và làm ủy  thác về ăn uống cho mậu dịch quốc doanh…

2. Tổ nghề nghiệp: là hình thức thấp, áp dụng phổ biến cho các người làm nghề buôn bán, phục vụ và sửa chữa nhỏ để họ tương trợ lẫn nhau và Nhà nước có điều kiện giáo dục và quản lý họ. Tổ viên tự mua, tự bán, lời lỗ tự chịu hoặc làm riêng, hưởng riêng.

Quy mô tổ từ 5 đến 10 người. Tổ bầu ra tổ trưởng và tổ phó để điều khiển công việc chung của Tổ. Tổ có nội quy hoạt động riêng. Quỹ xã hội đóng góp của tổ viên theo nguyệt phí từ 1đến 2đ/tháng để chi phí cho việc sinh hoạt của Tổ hoặc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc có khó khăn.

IV. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CÁC VIỆC VI PHẠM ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 12 của điều lệ đăng ký kinh doanh đã quy định “… Cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý ngành nào được giao nhiệm vụ kiểm tra việc kinh doanh về những ngành nghề hoặc những mặt công tác thuộc ngành ấy  quản lý …”. Các phòng thương nghiệp huyện, thị xã, khu phố có trách nhiệm phối hợp với chính quyền xã, khối phố để tổ chức các hộ kinh  doanh tư nhân thuộc ngành mình phụ trách vào các hình thức tổ chức theo Điều lệ và quy tắc kinh doanh của Nhà nước, chính thức công nhận tổ trưởng xác nhận danh sách tổ viên. Đồng thời thường xuyên giáo dục và kiểm tra sự hoạt  động của họ theo những nghĩa vụ đã được quy định trong điều 10 của Điều lệ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, ngăn ngừa việc làm ăn phi pháp.

Những tổ chức tập thể và cá thể kinh doanh thương nghiệp và phục vụ làm trái với Điều lệ đăng ký kinh doanh của Nhà nước thì phải lập biên bản và kiến nghị với Ủy ban hành chính huyện, xử lý nghiêm chỉnh theo điều 11 của Điều lệ.

Để thực hiện chức năng quản lý thống nhất thị trường nội địa về thể lệ hành chính thương nghiệp đã quy định trong Nghị định số 80-CP của Hội đồng Chính phủ và chỉ thị số 146-TTg ngày 05-06-1974 của Thủ tướng Chính phủ, các Cục, Sở, Ty và Phòng thương nghiệp còn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra những hoạt động trên thị trường, kịp thời phát hiện và giúp Ủy ban hành chính thành, tỉnh, huyện, thị xã, khu phố xử lý các vụ vi phạm chính sách và chế độ quản lý thị trường đối với tất cả các thành phần thương nghiệp, kể cả những cơ sở sản xuất có lưu thông thương nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp cũng như nhân dân mua bán trái phép. Trong khi làm việc này, nếu có những vấn đề gì còn vướng mắc, các Cục, Sở, Ty thương nghiệp cần kịp thời báo cáo và xin ý kiến Bộ; đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo, thống kê đã quy định.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG

 

 

 

 

Hoàng Quốc Thịnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 16-NT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu16-NT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/07/1974
Ngày hiệu lực26/07/1974
Ngày công báo15/07/1974
Số công báoSố 11
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật19 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 16-NT đăng ký kinh doanh công thương nghiệp phục vụ phạm vi ngành nội thương phụ trách hướng dẫn Nghị định 76-CP


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 16-NT đăng ký kinh doanh công thương nghiệp phục vụ phạm vi ngành nội thương phụ trách hướng dẫn Nghị định 76-CP
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu16-NT
          Cơ quan ban hànhBộ Nội thương
          Người kýHoàng Quốc Thịnh
          Ngày ban hành11/07/1974
          Ngày hiệu lực26/07/1974
          Ngày công báo15/07/1974
          Số công báoSố 11
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật19 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 16-NT đăng ký kinh doanh công thương nghiệp phục vụ phạm vi ngành nội thương phụ trách hướng dẫn Nghị định 76-CP

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 16-NT đăng ký kinh doanh công thương nghiệp phục vụ phạm vi ngành nội thương phụ trách hướng dẫn Nghị định 76-CP

                      • 11/07/1974

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/07/1974

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 26/07/1974

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực