Thông tư 16-NV

Thông tư 16-NV năm 1962 hướng dẫn Nghị định 13-CP về việc nâng phụ cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Nội Vụ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 16-NV hướng dẫn Nghị định 13-CP nâng phụ cấp thương tật thương binh dân quân du kích, thanh niên xung phong


BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16-NV

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 13-CP NGÀY 02-02-1962 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC NÂNG PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT CHO THƯƠNG BINH VÀ DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi: Uỷ ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh và khu vực vĩnh linh.

Để thi hành Nghị định số 13-CP ngày 02 tháng 02 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ về việc nâng cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ ra thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành nghị định trên như sau:

A. Ý nghĩa của việc nâng phụ cấp thương tật

Sau khi hòa bình được lập lại, Chính phủ đã cải tiến chế độ lương hưu thương tật ban hành từ trong thời kỳ kháng chiến thành một chế độ phụ cấp tiến bộ hơn, chế độ phụ cấp thương tật, và năm 1958 đã nâng mức phụ cấp thương tật. Đến nay, do tình hình sản xuất của nước ta đã phát triển hơn trước, Chính phủ lại nâng phụ cấp thương tật một lần nữa, nhằm cải thiện thêm một bước đời sống cho anh em thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật. Tỷ lệ tăng phụ cấp thương tật lần này là 18%, nhưng tỷ lệ tăng đối với từng hạng thương tật có khác nhau:  đối với những anh em bị thương tật nặng, tỷ lệ tăng nhiều hơn là đối với những anh em bị thương tật nhẹ.

Việc nâng phụ cấp thương tật thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối  với thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, nó chứng tỏ mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Đảng và Chính phủ đều có chú ý cải thiện đời sống cho anh em. Nhưng nếu chỉ dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nước thì việc cải thiện đời sống của anh em không thể nào giải quyết được tốt. Vì vậy, cùng với việc nâng phụ cấp thương tật, phải đẩy mạnh hơn nữa việc vận động nhân dân giúp đỡ thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật và động viên anh em nỗ lực sản xuất và công tác, phát huy hơn nữa tinh thần tự lực cánh sinh để thiết thực giải quyết các vấn đề thuộc về đời sống của mình.

Có quán triệt và thực hiện được tốt cả 3 mặt công tác trên đây mới có thể làm cho đời sống của anh em thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật ngày càng được cải thiện.

B. Thi hành việc nâng mức phụ cấp (điều 1 của nghị định)

I. CÁCH ÁP DỤNG SUẤT PHỤ CẤP

Căn cứ vào điều 1 của Nghị định số 13-CP ngày 02-02-1962 của Hội đồng Chính phủ ấn định suất phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất, phụ cấp an dưỡng của thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật:

1. Thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật còn tại ngũ, công tác hay sản xuất ở cơ quan, xí nghiệp của mỗi quý (3 tháng) được lĩnh phụ cấp như sau:

 

Hạng thương tật

PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT

Thương binh

Dân quân, du kích,

TNXP bị thương tật

Hạng đặc biệt

39đ 00

34đ00

Hạng một

28.50

25.50

Hạng hai

19.50

17.40

Hạng ba

14.10

12.90

Hạng bốn

9.90

9.00

Hạng năm

6.00

5.40

 

2. Thương binh và dân quân, du kích, thanh  niên xung phong bị thương tật ở địa phương: mỗi quý (3 tháng) được lĩnh phụ cấp như sau:

a) Thương binh

 

Hạng thương tật

Phụ cấp thương tật

Phụ cấp sản xuất

Phụ cấp

an dưỡng

Tổng cộng

Hạng đặc biệt

39đ 00

 

75đ 00

114đ 00

Hạng một

28.50

 

55.050

84.00

Hạng hai

19.50

31.50

 

51.00

Hạng ba

14.10

20.40

 

34.50

Hạng bốn

9.90

9.60

 

19.50

Hạng năm

6.00

4.80

 

10.80

 

b) Dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật.

 

Hạng thương tật

Phụ cấp thương tật

Phụ cấp sản xuất

Phụ cấp an dưỡng

Tổng cộng

Hạng đặc biệt

34đ50

 

67.50

102đ 00

Hạng một

25. 50

 

49. 20

75. 00

Hạng hai

17. 40

28. 50

 

45. 90

Hạng ba

12. 90

18. 60

 

31. 50

Hạng bốn

9. 00

8. 70

 

17. 70

Hạng năm

5. 40

4. 20

 

9. 60

 

III. THỂ THỨC GHI SUẤT PHỤ CẤP MỚI VÀO SỔ PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRUY LĨNH PHỤ CẤP QUÝ I NĂM 1962.

1. Thể thức ghi suất phụ cấp mới vào sổ phụ cấp thương tật:

a) Việc ghi suất phụ cấp mới vào sổ phụ cấp thương tật sẽ do các cơ quan sau đây phụ trách:

- Sổ của anh em ở địa phương, do Uỷ ban hành chính huyện, châu, thị xã hoặc Uỷ ban hành chính thành phố ghi.

- Sổ của anh em công tác ở cơ quan, huyện, chính quyền, châu, thị xã, tỉnh, thành phố, khu do Uỷ ban hành chính cấp ấy ghi.

- Sổ của anh em công tác ở các cơ quan trung ương, xí nghiệp, trường học, công, nông, lâm trường ….đóng trong phạm vi tỉnh, thành phố hoặc khu nào thì do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố, khu đó ghi (ví dụ sổ của thương binh công tác ở Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp nhẹ, xí nghiệp văn phòng phẩm Hồng hà: sẽ do Uỷ ban hành chính thành phố Hà nội ghi)

- Sổ của anh em tại ngũ do Ban hậu cần từ cấp Trung đoàn trở lên ghi.

Trước khi ghi suất phụ cấp mới vào sổ phụ cấp thương tật, các cơ quan cần soát lại kỹ các sổ phát hiện những trường hợp hưởng quyền lợi không chính đáng đối với những sổ có vết tẩy xoá, hoặc các cuống phiếu, tờ phiếu bị mất, hoặc đã ghi trả phụ cấp không đúng định suất (như thương binh công tác ở cơ quan lại ghi trả phụ cấp như thương binh ở địa phương), hoặc sổ tạm thời đã hết hạn sử dụng, thì cơ quan sẽ giữ lại (cấp giấy biên nhận cho anh em), và gửi về Uỷ ban hành chính các tỉnh thành phố, khu để thẩm tra lại.

b) Việc ghi suất phụ cấp mới vào sổ sẽ thống nhất theo hai mẫu dưới đây:

Mẫu thứ nhất (ghi vào sổ của những anh em còn tại ngũ hay công tác ở cơ quan xí nghiệp ….

“Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1962, mỗi quý (3 tháng) được lĩnh phụ cấp thương tật là: ….” (ghi số tiền và ghi bằng chữ): Ký tên và đóng dấu.

Mẫu thứ hai (ghi vào sổ của những anh em về địa phương sản xuất hay an dưỡng). “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1962, mỗi quý (3 tháng) được lĩnh:”

- Phụ cấp thương tật: ............................................................................... (ghi số tiền)

- Phụ cấp sản xuất (hay phụ cấp an dưỡng)............................................. (ghi số tiền)

Tổng cộng................................................................................................. (ghi số tiền và ghi bằng chữ).

Ký tên và đóng dấu.

c) Từ 01 tháng 4 năm 1962, cơ quan trả phụ cấp thương tật chỉ thanh toán phụ cấp cho những thương binh dân quân du kích, thanh  niên xung phong bị thương tật theo suất mới quy định trong nghị định số 13-CP ngày 2-2-1962 của Hội đồng Chính phủ, nếu sổ phụ cấp thương tật của anh em đã được ghi suất phụ cấp mới theo đúng quy định trên đây.

2. Thanh toán truy lĩnh phụ cấp quý 1 năm 1962.

Suất phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay phụ cấp an dưỡng mới thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1962.

a) Thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật đã lĩnh phụ cấp quý 1 năm 1962 theo suất phụ cấp cũ sẽ được truy lĩnh số tiền chênh lệch khi lĩnh phụ cấp của quý 2 năm 1962. Số tiền này sẽ tính gộp với tiền phụ cấp quý 2 vào cùng một tờ phiếu thanh toán.

Ví dụ: Quý 2 năm 1962, 1 thương binh hạng 2 còn tại ngũ hay công tác ở cơ quan, xí nghiệp…sẽ được lĩnh:

- Phụ cấp thương tật quý 2 năm 1962: 19đ 50

- Truy lĩnh quý 1 năm 1962: (19đ 50 – 12đ 00): 7đ 50

Tổng cộng (hai mươi bảy đồng chẵn): 27đ 00

Quý 2 năm 1962, 1 thương binh hạng 2 về địa phương sản xuất, sẽ được lĩnh:

- Phụ cấp thương tật + phụ cấp sản xuất quý 2 năm 1962: 51đ 00

- Truy lĩnh qúy 1 năm 1962: (51đ 00 – 42đ 00): 9đ00

Tổng cộng (sáu mươi đồng chẵn): 60đ00

b) Riêng đối với những anh em chưa lĩnh phụ cấp quý 1 năm 1962 thì cơ quan trả phụ cấp căn cứ vào suất phụ cấp mới mà thanh toán phụ cấp quý 1 và quý 2 cho anh em (thanh toán riêng mỗi quý 1 tờ phiếu).

3. Chế độ phụ cấp đối với thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật ở trại (điều 2 của nghị định).

Nhiệm vụ của các trại an dưỡng là tổ chức nuôi dưỡng thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật nặng, không có điều kiện về an dưỡng ở địa phương. Vì vậy, theo đúng nguyên tắc của chính sách, thương binh an dưỡng ở trại được coi như thương binh an dưỡng ở địa phương và cũng lĩnh phụ cấp như thương binh ở địa phương. Khi vào trại, nếu mức phụ cấp thấp hơn mức sinh hoạt phí ở trại (gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền may mặc) thì anh em được cấp thêm cho bằng sinh hoạt phí ở trại; nếu mức phụ cấp cao hơn thì anh em chỉ phải đóng sinh hoạt phí cho trại và được sử dụng khoản tiền còn lại.

Nguyên tắc trên đã được ghi trong điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và cũng đã được thi hành đối với thương binh trong suốt thời gian từ khi có chủ trương thành lập trại đến đầu năm 1956.

Vì Nghị định số 68-TB/TC ngày 16-3-1956 của Liên bộ Tài chính – Thương binh quy định cho thương binh trong thời gian ở trại, vừa được hưởng sinh hoạt phí của trại, vừa được lĩnh phụ cấp thương tật là không đúng với nguyên tắc trên, cho nên Nghị định số 13-CP ngày 02-02-1962 của Hội đồng Chính phủ đã quy định lại như trên.

Tuy nhiên, nguyên tắc trên đây cũng chỉ thi hành đối với những anh em vào trại từ sau ngày 01-01-1962. Còn riêng đối với những anh em đã ở trại trước ngày 01-01-1962, thì trong thời gian còn ở trại, anh em vẫn được hưởng sinh hoạt phí của trại và lĩnh phụ cấp như cũ (theo định suất quy định trong Nghị định số 131-TTg ngày 01-3-1958 của Thủ tướng Chính phủ); như vậy thu nhập và sinh hoạt hiện nay của anh em vẫn không bị ảnh hưởng gì cả.

Bộ sẽ hướng dẫn riêng cho các tỉnh có trại thương binh về thể thức thi hành quy định trên đây.

Để thi hành nghị định nói trên của Hội đồng Chính phủ được tốt, đề nghị các Uỷ ban có kế hoạch phổ biến rộng rãi việc nâng phụ cấp thương tật tới anh em thương binh và nhân dân, hướng dẫn các huyện, thị xã, khu phố và các cơ quan, đơn vị phụ trách việc trả phụ cấp thương tật (cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, đơn vị quân đội đóng ở địa phương…) nắm vững những điều quy định trong Nghị định số 13-CP của Hội đồng Chính phủ và trong thông tư này để thi hành cho đúng, và sau đó theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc thi hành để kịp thời bổ khuyết những thiếu sót.

Trong khi ban hành, có gì khó khăn, các Uỷ ban kịp thời phản ảnh cho Bộ biết để nghiên cứu giải quyết.

 

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG


 

 
Tô Quang Đẩu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 16-NV

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu16-NV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/03/1962
Ngày hiệu lực27/03/1962
Ngày công báo04/04/1962
Số công báoSố 11
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật19 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 16-NV hướng dẫn Nghị định 13-CP nâng phụ cấp thương tật thương binh dân quân du kích, thanh niên xung phong


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 16-NV hướng dẫn Nghị định 13-CP nâng phụ cấp thương tật thương binh dân quân du kích, thanh niên xung phong
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu16-NV
          Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
          Người kýTô Quang Đẩu
          Ngày ban hành12/03/1962
          Ngày hiệu lực27/03/1962
          Ngày công báo04/04/1962
          Số công báoSố 11
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật19 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 16-NV hướng dẫn Nghị định 13-CP nâng phụ cấp thương tật thương binh dân quân du kích, thanh niên xung phong

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 16-NV hướng dẫn Nghị định 13-CP nâng phụ cấp thương tật thương binh dân quân du kích, thanh niên xung phong

                      • 12/03/1962

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 04/04/1962

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 27/03/1962

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực