Thông tư 165-VH/VP

Thông tư 165-VH/VP năm 1960 về việc bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng (đình, chùa, lăng, miếu, cầu quán, nhà thờ, mồ mả, vv…) và các động sản phụ thuộc (bia, đồ thờ, đồ trang trí, cây cổ thụ, vv…) do Bộ Văn hóa ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 165-VH/VP bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng động sản phụ thuộc


BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 165-VH/VP

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BẢO QUẢN, SỬ DỤNG, TU SỬA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CHƯA XẾP HẠNG (ĐÌNH, CHÙA, LĂNG, MIẾU, CẦU QUÁN, NHÀ THỜ, MỒ MẢ, VV…) VÀ CÁC ĐỘNG SẢN PHỤ THUỘC (BIA, ĐỒ THỜ, ĐỒ TRANG TRÍ, CÂY CỔ THỤ, VV…)

Các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, lăng, tẩm, cầu quán, nhà thờ, mồ mả cùng các động sản phụ thuộc như bia, đồ thờ, trang trí, cây cổ thụ, vv… đều là tài sản chung của nhân dân do nhân dân đóng góp làm nên. Thường thường các thứ đó có một kiến trúc cổ truyền, xây dựng ở những nơi thuận tiện, phong cảnh đẹp, rất cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm cho nhân dân.

Trước đây ông cha ta thường tới đó họp bàn việc dân, việc nước, sinh hoạt văn hóa, nghỉ ngơi, lúc làm ăn mệt nhọc, hay tỏ lòng kính mến anh hùng, tổ tiên, vv… ít nhiều cũng đã ghi những tình cảm lâu đời sâu sắc. Sau này tiến lên xã hội chủ nghĩa các công trình kiến trúc mới xây dựng lên nguy nga tráng lệ, các đình, chùa, lăng tẩm, cầu quán, nhà thờ, mồ mả, vv… lại là những cái gì cổ kính nhất để nhân dân tới tham quan, nghiên cứu.

Qua nhiều thời đại, hàng ngàn năm, bọn phong kiến cường hào thường lợi dụng đình, chùa, đền miếu, lăng tẩm làm nơi gây uy tín cho giai cấp chúng đàn áp nhân dân, lồng nội dung mê tín để mê hoặc lòng người. Từ Cách mạng Tháng tám thành công, do quan niệm chưa đầy đủ, một số di sản kiến trúc cổ truyền bị phá để lấy vật liệu xây dựng công trình mới, một số đem bán ủng hộ văn nghệ hợp tác xã hay làm dầu đèn cho các cuộc họp, một số đem dùng làm nơi bán hàng, làm kho, làm chợ, một số vẫn ở trong tay các cụ già mê tín cúng tế, còn lại đa số bỏ không người trông nom, một số người kém ý thức đã làm hủy liệt hay đem về nhà làm của riêng. Tình trạng hoang tàn đổ nát hỗn độn làm ảnh hưởng đến tình cảm của nhân dân và gây  một ảnh hưởng chính trị không tốt khi có người vãng cảnh.

Để bổ khuyết các thiếu sót kể trên, một mặt bảo vệ được các công trình kiến trúc cổ đẹp,  một mặt sử dụng vào các công việc một cách thích đáng không để lãng phí, Bộ thấy rằng: Tất cả các công trình kiến trúc cổ chưa xếp hạng cùng các động sản phụ thuộc, nhất là các cây cổ thụ, đều phải được bảo vệ chu đáo.

Các Ủy ban hành chính các cấp cần thấy rõ các công trình kiến trúc do quá khứ để lại đều là tài sản chung của nhân dân, rất cần thiết cho việc khảo cứu khoa học, xã hội, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật sau này. Mất đi, khi cần đến sẽ không tìm đâu ra được. Nhiệm vụ của các Ủy ban hành chính  là phải thay mặt nhân dân và Chính phủ bảo vệ, giữ gìn các thứ đó cho tốt.

- Không được tự ý phá hoại, cho thuê, cho mượn, cho dỡ lấy vật liệu làm công việc khác.

- Không được để cho nhân dân làm ô uế hoặc sử dụng không chính đáng công trình kiến trúc như: vẽ bậy lên tường, lên cột, lên tượng, lên đồ thờ, nuôi gà vịt, đánh đống rơm, chứa phân gio ở các đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm hoặc lấy bia, ngói, gỗ, câu đối, hoành phi ở các đình chùa bị hủy liệt về làm cầu ao, làm phản, nung vôi, ghế ngồi, vv… hoặc lấy về làm của tư.

- Ngoài ra phải nghiên cứu cách sử dụng những kiến trúc đó cho thích đáng. Như: các nơi không thờ tự đến có thể cho sử dụng làm trường học, làm phòng triển lãm, làm chỗ  hội họp, làm nhà văn hóa (không sử dụng làm kho, làm chợ, làm cửa hàng hoặc để rơm để rạ, để chất cháy, chất nổ). Song trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến nhân dân, các đoàn thể có quyền sở hữu và các Sở, Ty Văn hóa.

- Phải tránh hết sức làm mất đoàn kết, vi phạm chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của dân.

Các Sở, Ty Văn hóa phải kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể thanh, công, nông, phụ, các trường học, các cơ quan quân sự để giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cho bộ đội, cán bộ, nhân dân, nhất là cho thiếu nhi và thanh niên, làm cho mọi người thấy rõ di sản văn hóa là những mồ hôi nước mắt của tiền nhân để lại, cần quý hóa giữ gìn; phải làm cho mọi người thấy; bảo vệ di sản văn hóa là để học tập nghiên cứu những tài hoa, khéo léo của tổ tiên, nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của xã hội, chứ không phải để làm việc mê tín, xóc thẻ, lên đồng nhảm nhí.

- Phải làm cho mọi người thấy muốn xây dựng một nền văn hóa mới, hình thức dân tộc, nội dung xã hội chủ nghĩa thì nhất thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật kiến trúc cổ truyền.

- Phải làm cho mọi người thấy khách ngoại quốc rất tôn kính dân tộc ta, đến đâu thấy cảnh tàn phá hủy liệt thì họ dễ có ấn tượng không tốt, hại cho chính trị. Vì vậy, cần tổ chức tẩy uế các nơi bị viết bậy, hay tổ chức trồng cây ở các nơi danh thắng cho thêm đẹp.

Làm được như trên thì di sản văn hóa các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ sẽ còn mãi, làm đẹp đẽ thêm cho giang sơn gấm vóc này.

Mong các Sở, Ty Văn hóa của các Ủy ban hành chính  các cấp thi hành gặp khó khăn gì báo cáo cáo về Bộ biết.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA




Hoàng Minh Giám

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 165-VH/VP

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu165-VH/VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/02/1960
Ngày hiệu lực17/02/1960
Ngày công báo11/05/1960
Số công báoSố 19
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật19 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 165-VH/VP bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng động sản phụ thuộc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 165-VH/VP bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng động sản phụ thuộc
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu165-VH/VP
                Cơ quan ban hànhBộ Văn hoá
                Người kýHoàng Minh Giám
                Ngày ban hành02/02/1960
                Ngày hiệu lực17/02/1960
                Ngày công báo11/05/1960
                Số công báoSố 19
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật19 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 165-VH/VP bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng động sản phụ thuộc

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 165-VH/VP bảo quản, sử dụng, tu sửa các công trình kiến trúc chưa xếp hạng động sản phụ thuộc

                            • 02/02/1960

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 11/05/1960

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 17/02/1960

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực