Thông tư 17-BTC/ĐT

Thông tư 17-BTC/ĐT năm 1992 hướng dẫn chế độ quản lý vốn đầu tư XDCB đối với công trình đường dây 500KV Bắc-Nam do Bộ tài chính ban hành

Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam đã được thay thế bởi Quyết định 21/1999/QĐ-BTC Danh mục văn bản pháp luật bị bãi bỏ và được áp dụng kể từ ngày 16/10/1999.

Nội dung toàn văn Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-BTC/ĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 1992

 

THÔNG TƯ

SỐ 17- BTC/ĐT NGÀY 28-5-1992 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY 500 KV BẮC - NAM

Căn cứ Quyết định số 61-C T ngày 25-2-1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hệ thống tải điện 500kv Bắc Nam, Chỉ thị số 161 C T ngày 11-5-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nguồn vốn và quản lý cấp phát vốn cho công trình; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước đối với công trình Đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Để được cấp phát vốn, công trình phải có đủ luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt, kế hoạch giá trị khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch cấp phát vốn đầu tư để thanh toán sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành được duyệt trong năm kế hoạch.

2. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư và kế hoạch cấp phát vốn đầu tư trong năm kế hoạch được duyệt, căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch, Bộ Tài chính cấp phát vốn cho đủ đầu tư qua Cục Kho bạc Nhà nước để Cục Kho bạc Nhà nước thông qua bộ máy hệ thống của mình, cấp phát vốn thanh toán cho công trình hoặc hạng mục công trình khi có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo chế độ quy định.

Do đặc điểm công tác thi công xây dựng công trình, quá trình cấp phát vốn đối với công trình được thực hiện qua các bước: tạm ứng vốn, cấp phát thanh toán, quyết toán.

3. Chủ đầu tư được mở tài khoản tiền gửi tại Cục Kho bạc Nhà nước hoặc tại các Chi cục Kho bạc Nhà nước (nếu cần thiết) và phải thực hiện theo đúng chế độ mở, sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Chủ đầu tư và chủ quản đầu tư (Bộ Năng lượng) được quyền sử dụng và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn cấp phát đúng mục đích, theo kế hoạch được duyệt, có hiệu quả, chấp hành chính sách giá, chất lượng, thời hạn đưa công trình vào sử dụng, quyết toán với Bộ Tài chính toàn bộ số vốn đã được cấp phát cho công trình theo chế độ quy định và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

II- VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TRÌNH

Toàn bộ nguồn vốn dùng để đầu tư xây dựng công trình Đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV (gồm vốn vay nước ngoài, vốn vay dân, vốn của ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác nếu có) đều phải tập trung vào ngân sách Nhà nước (qua Cục Kho bạc Nhà nước) và do Bộ Tài chính thống nhất quản lý).

III- LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ

1. Hàng năm, chủ đầu tư lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch cấp phát vốn đầu tư gửi cơ quan chủ quản đầu tư (Bộ Năng lượng), Bộ Tài chính và Cục Kho bạc Nhà nước. Bộ Năng lượng có trách nhiệm kiểm tra xem xét và bảo vệ kế hoạch với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

Kế hoạch cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của công trình phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Giá trị sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành (gồm XL, Tiểu ban, KTCB khác) trong năm kế hoạch đủ tiêu chuẩn để ngân sách cấp phát vốn thanh toán.

- Giá trị sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành của năm kế hoạch nhưng chuyển năm sau thanh toán.

- Giá trị sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành trong kế hoạch năm trước chưa được cấp phát vốn thanh toán.

- Tổng số vốn để ngân sách cấp phát trong năm kế hoạch (kế hoạch cả năm có phân theo quý; kế hoạch hàng quý có phân theo tháng) theo tiến độ có khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được thanh toán.

2. Các căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch:

- Tổng mức vốn đầu tư được duyệt, tổng tiến độ thực hiện đầu tư của công trình, hạng mục công trình.

- Kết quả đầu tư tính từ khởi công đến cuối năm báo cáo.

- Các mục tiêu phải hoàn thành trong năm kế hoạch.

- Các hợp đồng mua vật tư, thiết bị; dự kiến vật tư, thiết bị về trong năm theo hợp đồng đã ký.

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

3. Khi kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đã được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, Bộ Năng lượng tính toán, xác định lại kế hoạch vốn ngân sách cấp phát theo quý, tháng và bảo vệ với Bộ Tài chính, Cục Kho bạc Nhà nước để cân đối vào dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch. Sau khi dự toán ngân sách Nhà nước được duyệt, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cho chủ quản đầu tư (Bộ Năng lượng) và chủ đầu tư; đồng thời căn cứ vào kế hoạch đã thông báo, đảm bảo vốn để Kho bạc Nhà nước cấp phát thanh toán theo tiến độ thi công xây dựng công trình.

IV- CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ

1. Chuyển vốn ngân sách Nhà nước sang Cục Kho bạc Nhà nước:

Căn cứ vào kế hoạch cấp phát vốn ngân sách cho công trình được duyệt, Vụ đầu tư (thuộc Bộ Tài chính) làm thủ tục chuyển vốn của ngân sách sang Cục Kho bạc Nhà nước để cấp phát thanh toán cho công trình trên cơ sở các tài liệu sau đây:

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt.

- Kế hoạch tiến độ thi công công trình

- Kế hoạch cấp phát vốn đầu tư (gồm vốn trong nước, vốn ngoài nước) từng tháng, quý.

- Báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng công trình.

Số vốn của mỗi lần chuyển (theo tháng) bằng tổng giá trị sản phẩm xây dựng cơ bản thực hiện (gồm xây lắp, thiết bị, KTCB khác) trong thời kỳ đó, trừ đi (-) số vốn đã tạm ứng kỳ trước, cộng với (+) số vốn cần ứng kỳ sau.

Cục Kho bạc Nhà nước mở tài khoản riêng để tiếp nhận, quản lý và cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho công trình.

2. Cấp phát vốn đầu tư:

Trong phạm vi nguồn vốn của ngân sách chuyển sang, Cục Kho bạc Nhà nước tổ chức thẩm định khối lượng hoàn thành theo chế độ quy định và thực hiện cấp phát thanh toán cho công trình.

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi đến Cục Kho bạc Nhà nước các tài liệu theo quy định về trình tự xây dựng cơ bản làm căn cứ pháp lý cho việc cấp phát, bao gồm:

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật và văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.

- Kế hoạch (gồm kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch cấp phát vốn đầu tư).

- Tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt.

- Các hợp đồng kinh tế phục vụ cho việc xây dựng công trình.

- Các tài liệu khác có liên quan.

a) Cấp phát tạm ứng:

Đơn vị chủ đầu tư của công trình Đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV được Cục Kho bạc Nhà nước tạm ứng vốn đầu tư đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, căn cứ vào những tài liệu sau:

- Cấp tạm ứng vốn trong nước:

+ Kế hoạch đầu tư và kế hoạch cấp phát vốn đầu tư kế hoạch (có chia tháng, quý trong năm).

+ Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và mua, gia công thiết bị trong nước.

+ Báo cáo tình hình thực hiện khối lượng và sử dụng vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị tạm ứng vốn của chủ đầu tư (được cơ quan chủ quản đầu tư chấp nhận).

- Cấp tạm ứng vốn ngoại tệ:

+ Kế hoạch sử dụng vốn ngoại tệ được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

+ Hợp hộp nhập khẩu vật tư (thiết thị cho công trình).

+ Giấy đề nghị tạm ứng vốn ngoại tệ của chủ đầu tư (được cơ quan chủ quản đầu tư chấp nhận).

Hàng tháng chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục yêu cầu Kho bạc Nhà nước cấp vốn thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và hoàn trả vốn tạm ứng. Trên cơ sở yêu cầu của chủ đầu tư, Cục Kho bạc Nhà nước tổ chức thẩm tra khối lượng xin cấp vốn và thực hiện cấp phát vốn thanh toán cho công trình.

b) Cấp phát thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành:

Khối lượng xây lắp hoàn thành theo chế độ quy định, được Kho bạc Nhà nước cấp vốn thanh toán trên cơ sở các chứng từ sau đây:

- Hợp đồng giao nhận thầu thi công xây lắp:

- Biên bản nghiệm thu có A - B xác nhận.

- Phiếu giá được lập do A - B xác nhận theo đúng đơn giá dự toán, thiết kế được duyệt.

- Uỷ nhiệm chi và hoá đơn thanh toán khác.

Những khối lượng phát sinh ngoài chế độ trong quá trình xây lắp do những nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư phải cung cấp và chứng minh đầy đủ các căn cứ pháp lý được cơ quan tài chính cấp trên có thẩm quyền phê duyệt thì mới được xem xét để cấp phát vốn thanh toán.

c) Cấp phát thanh toán thiết bị:

+ Thiết bị trong nước (thiết bị cần lắp và không cần lắp): trong phạm vi dự toán về thiết bị, chỉ tiêu kế hoạch (phần thiết bị), Kho bạc Nhà nước cấp phát thanh toán về thiết bị trên cơ sở các chứng từ sau:

- Hợp đồng mua thiết bị

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

- Hoá đơn chi phí vận chuyển, gia công, bảo dưỡng

- Hợp đồng mua vật tư, phụ tùng và hoá đơn (thiết bị cần lắp)

- Giấy đề nghị chuyển tiền:

+ Giấy đề nghị chuyển tiền

+ Thiết bị mua của nước ngoài.

- Hợp đồng mua thiết bị của nước ngoài, ghi rõ số tiền phải trả trước.

- Giấy đề nghị chuyển tiền.

- Lần thanh toán cuối cùng, chủ đầu tư phải xuất trình các chứng từ:

- Hoá đơn của nước ngoài bán thiết bị

- Hoá đơn nhập kho của chủ đầu tư

- Biên bản nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt vào công trình.

Tiền để thanh toán có thể là ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam được tính theo tỉ giá tại thời điểm chuyển tiền do Ngân hàng ngoại thương công bố.

d) Cấp phát thanh toán vốn kiến thiết cơ bản khác:

Căn cứ vào kế hoạch và dự toán các khoản chi kiến thiết cơ bản khác được duyệt, Kho bạc Nhà nước cấp phát trên cơ sở các chứng từ sau:

- Biên bản đền bù đất, hoa màu, tài sản...

- Hợp đồng khảo sát, kiến thiết và biên bản nghiệm thu

-...

Những khoản chi có tính xây lắp được cấp phát như đối với sản phẩm xây lắp.

- Uỷ nhiệm chi và các hoá đơn thanh toán khác có liên quan.

Việc cấp phát thanh toán lần cuối cùng khi hạng mục công trình hoàn thành và toàn bộ công trình hoàn thành được thực hiện trên cơ sở biên bản nghiệm thu và quyết toán được duyệt.

V- KIỂM TRA XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN

Cơ quan chủ quản đầu tư (Bộ Năng lượng) có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, tình hình sử dụng vốn cấp phát của chủ đầu tư, kịp thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, kế hoạch được duyệt, sai chính sách chế độ quản lý thống nhất về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết kịp thời những vướng mắc của đơn vị cơ sở.

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch cấp phát ngân sách; kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình sử dụng vốn cấp phát cho công trình. Nếu phát hiện các trường hợp cấp phát và sử dụng vốn không đúng mục đích và kế hoạch được duyệt, sai chính sách chế độ thì áp dụng biện pháp thu hồi số vốn đã cấp phát hoặc tạm dừng việc cấp phát vốn để xử lý.

Hết năm kế hoạch chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ số vốn đã được cấp phát trong năm gửi Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính và Cục Kho bạc Nhà nước, Bộ Năng lượng (cơ quan chủ quản đầu tư) có trách nhiệm tổ chức xét duyệt quyết toán theo chế độ quy định (sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Kho bạc) và gửi Bộ Tài chính.

Khi hạng mục công trình và toàn bộ công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ số vốn đầu tư của công trình hoặc hạng mục công trình, Bộ Năng lượng (cơ quan chủ quản đầu tư, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, tổ chức hội đồng thẩm định xét duyệt quyết toán công trình và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Quy định này được áp dụng cho công dụng cho công trình hệ thống Đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV, thực hiện từ ngày 1-5-1992.

Cục Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cụ thể để các Chi cục kho bạc tổ chức thực hiện thống nhất.

Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc, Bộ Năng lượng, Ban quản lý công trình Đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV và các đơn vị cơ sở phản ánh kịp thời với Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.

 

Hồ Tế

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 17-BTC/ĐT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu17-BTC/ĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/05/1992
Ngày hiệu lực01/05/1992
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 17-BTC/ĐT

Lược đồ Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu17-BTC/ĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
                Người kýHồ Tế
                Ngày ban hành28/05/1992
                Ngày hiệu lực01/05/1992
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/1999
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 17-BTC/ĐT hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB công trình đường dây 500KV Bắc Nam