Thông tư 1700-BCNNg/YT

Thông tư 1700-BCNNg/YT-1965 quy định việc tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ do Bộ Công nghiệp nặng ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 1700-BCNNg/YT quy định tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ


BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1700-BCNNG/YT

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 1965 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGOÀI GIỜ 

Kính gửi:

-Các xí nghiệp, công trường thuộc bộ, các cục và các công ty quản lý

Nhằm mục đích tăng cường việc bồi dưỡng sức khỏe cho cán bộ, công nhân để đẩy mạnh sản xuất, Bộ ban hành Thông tư quy định việc tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ để các xí nghiệp công trường thực hiện:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Chỉ các xí nghiệp và công trường xây dựng cơ bản thuộc Bộ mới được tổ chức nhà bồi dưỡng ngoài giờ. Các đơn vị khác chưa được thực hiện.

2. Số giường trong nhà bồi dưỡng được quy định theo các tỷ lệ sau đây so với tổng số biên chế của xí nghiệp, công trường:

- 2% cho các xí nghiệp hóa chất, luyện kim và khai thác hầm lò,

- 1% cho các xí nghiệp khai thác lộ thiên, cơ khí, điện lực, vật liệu xây dựng và các công trường.

3. Những người được bồi dưỡng ngoài giờ vẫn phải bảo đảm sản xuất và công tác như thường lệ. Ngoài giờ sản xuất và công tác, được ăn nghỉ tại nhà bồi dưỡng, được miễn tất cả các buổi sinh hoạt, học tập, nhưng không được về nhà. Phải theo đúng nội quy của nhà bồi dưỡng và những chỉ dẫn về ăn, ngủ, tập thể dục, chữa bệnh của các nhân viên y tế.

II. CÁCH CHỌN NGƯỜI VÀO BỒI DƯỠNG

1. Tiêu chuẩn được đi bồi dưỡng:

- Trực tiếp làm những công việc nặng nhọc và có độc hại,

- Có triệu chứng mệt mỏi và gầy yếu trong quá trình lao động.

2. Những người vào bồi dưỡng phải được cán bộ y tế đề nghị, công đoàn tham gia ý kiến và Thủ trưởng đơn vị quyết định.

III. CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG NGOÀI GIỜ

1. Mỗi người vào bồi dưỡng, ngoài tiền ăn của bản thân, được xí nghiệp, công trường đài thọ cho một đồng (1đ00) tiền bồi dưỡng một ngày;

2. Những trường hợp cần thiết (do y tế quyết định) được dùng thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ theo chế độ chung;

3. Thời gian bồi dưỡng cho mỗi người từ một đến hai tuần lễ.

IV. KINH PHÍ VÀ BIÊN CHẾ PHỤC VỤ

1. Kinh phí

Kinh phí làm nhà cửa, mua sắm các phương tiện sinh hoạt chi vào quỹ xí nghiệp (khoản xây dựng công trình phúc lợi tập thể).

Kinh phí bồi dưỡng chi theo tinh thần Nghị định số 43-CP ngày 16-9-1960 của Hội đồng Chính phủ tính vào giá thành khoản mục "quản lý phí xí nghiệp", điều hành về "bảo hộ lao động".

2. Biên chế

Biên chế phục vụ, chủ yếu là sử dụng biên chế y tế sẵn có của xí nghiệp, công trường. Nếu cần thiết thì bổ sung một số nhân viên phục vụ khác (như hộ lý, cấp dưỡng).

V. VẤN ĐỀ CUNG CẤP THỰC PHẨM BỒI DƯỠNG

Khi lập nhà bồi dưỡng ngoài giờ, các xí nghiệp, công trường phải báo cáo cho cơ quan thương nghiệp và y tế địa phương để dự trù xin cung cấp thực phẩm bồi dưỡng như đường, sữa, thịt.

Nếu địa phương nào gặp khó khăn thì xí nghiệp, công trường báo cáo cho Bộ biết để Bộ tập hợp đề nghị các Bộ Y tế và Nội thương giải quyết.

VI. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Trong thời gian bồi dưỡng, cần tổ chức hướng dẫn tập thể dục, tập khí công, chú trọng nhất là tập thở;

2. Phải có nội quy hướng dẫn tỷ mỷ mọi mặt sinh hoạt, tránh tất cả những yếu tố hạn chế kết quả của việc bồi dưỡng;

3. Cần chú trọng nhất là vấn đề ăn: chọn người tốt để phục vụ, ưu tiên thực phẩm và tổ chức cả bữa ăn phụ;

4. Chọn người vào bồi dưỡng không nên phân chia bình quân, lần lượt, không nhất thiết ai cũng được bồi dưỡng, mà nên tập trung cho những người cần thiết phải được bồi dưỡng như tiêu chuẩn đã quy định trên;

5. Nhà bồi dưỡng nên bố trí gần bệnh viện, bệnh xá, hoặc tận dụng những giường vẫn còn thừa trong bệnh viện, bệnh xá để đỡ phải tăng thêm biên chế và thuận tiện cho việc phục vụ của y tế;

6. Trước và sau khi bồi dưỡng phải khám sức khỏe, cân đo đầy đủ để theo dõi, đánh giá kết quả của việc bồi dưỡng trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm, cải tiến công tác này được tốt hơn;

7. Hiện nay một số đơn vị đang tổ chức điều dưỡng theo Thông tư số 65, khi nào đã giải quyết hết số người mất sức lao động thì chuyển sang tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ, để tận dụng nhà cửa, phương tiện và biên chế đã có, không phải tổ chức cơ sở mới nữa.

Tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ và tại chỗ là một biện pháp tích cực để tăng thêm sức khỏe cho cán bộ, công nhân, đẩy mạnh sản xuất. Trong tình hình hiện nay nó lại càng cần thiết vì ta chưa có điều kiện tổ chức những nơi bồi dưỡng lớn và tập trung.

Do đó Bộ yêu cầu các xí nghiệp, công trường khắc phục mọi khó khăn để công tác này được thực hiện sớm.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị gặp trở ngại gì thì báo cáo cho Bộ biết để nghiên cứu hướng dẫn thêm.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
 



Nguyễn Văn Trân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1700-BCNNg/YT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu1700-BCNNg/YT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/04/1965
Ngày hiệu lực15/05/1965
Ngày công báo31/12/1965
Số công báoSố 18
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1700-BCNNg/YT

Lược đồ Thông tư 1700-BCNNg/YT quy định tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 1700-BCNNg/YT quy định tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu1700-BCNNg/YT
                Cơ quan ban hànhBộ Công nghiệp nặng
                Người kýNguyễn Văn Trân
                Ngày ban hành30/04/1965
                Ngày hiệu lực15/05/1965
                Ngày công báo31/12/1965
                Số công báoSố 18
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 1700-BCNNg/YT quy định tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 1700-BCNNg/YT quy định tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ

                            • 30/04/1965

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/12/1965

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 15/05/1965

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực