Thông tư 1850-PL chế độ lương tạm thời quân nhân chuyển ngành hướng dẫn Thông tư Liên bộ 17-TT/LB đã được thay thế bởi Thông tư 29-TT/LB chế độ quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác .
Nội dung toàn văn Thông tư 1850-PL chế độ lương tạm thời quân nhân chuyển ngành hướng dẫn Thông tư Liên bộ 17-TT/LB
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1850-PL | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 1957 |
THÔNG TƯ
GIẢI THÍCH VIỆC THI HÀNH CÁC THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 17-TT/LB NGÀY 11-08-1956 VÀ SỐ 42-TT/LB NGÀY 17-12-1956 VỀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG TẠM THỜI CỦA QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH
BỘ NỘI VỤ
Kính gửi: | - Các Bộ |
Sau khi ban hành Thông tư Liên bộ số 17-TT/LB ngày 11-08-1956 và số 42-TT/LB ngày 17-12-1956, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động có được các cấp, các ngành phản ảnh những khó khăn, trở ngại trong việc thi hành. Những khó khăn, trở ngại ấy có những loại thuộc về nguyên tắc cần được nghiên cứu để bổ sung, có những loại thuộc về phạm vi áp dụng cụ thể. Bộ Nội vụ giải thích thêm để giúp các cấp, các ngành giải quyết những khó khăn trong việc áp dụng cụ thể các Thông tư nhắc trên.
I. - ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ LƯƠNG TẠM THỜI QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH
Những quân nhân tại ngũ từ ngày hòa bình lập lại (tháng 07-1954) đến nay được cơ quan Quân đội có thẩm quyền quyết định chuyển ngành có giấy giới thiệu thì mới hưởng chế độ lương tạm thời của quân nhân chuyển ngành. Như thế là:
- Những quân nhân đã được phục viên về xã rồi được tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, không được hưởng theo chế độ chuyển ngành.
- Những thương bệnh binh đã được phục viên và đi điều dưỡng ở các Trại thương binh rồi được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, đã hưởng theo Thông tư 17-TT/LB hoặc theo Thông tư 42-TT/LB nhưng xét chưa được hợp lý nên sẽ có giải quyết sau; hiện nay đang hưởng như thế nào thì tạm thời hưởng như thế ấy.
II. - PHẠM VI ÁP DỤNG THÔNG TƯ 17-TT/LB VÀ THÔNG TƯ 42-TT/LB
1) Những quân nhân chuyển ngành từ ngày hòa bình lập lại đến 30-06-1955 thì bắt đầu từ 01-07-1955 hoàn toàn hưởng theo chế độ lương ở cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường:
- Từ 01-07-1955 được tạm ứng 40% ở địa phương, 50% ở Hà Nội trên cơ sở mức lương tạm thời hưởng theo Thông tư 886-PQC ngày 14-05-1955 của Bộ Nội vụ trong khi chờ đợi sắp xếp cấp bậc.
- Khi sắp xếp cấp bậc thì được hưởng lương theo bậc được sắp xếp từ 01-07-1955 và được truy lĩnh nếu có nếu đến nay chưa sắp xếp cấp bậc thì cũng chỉ truy lĩnh tù 01-07-1956 theo quy định chung đối với cán bộ, nhân viên khác.
Tóm lại, những quân nhân này không được hưởng theo Thông tư 17-TT/LB, Thông tư
42-TT/LB.
2) Thông tư 17-TT/LB bổ sung cho Thông tư 1372-PQC ngày 08-09-1955 của Bộ Nội vụ và áp dụng cho những quân nhân chuyển ngành từ 01-07-1955 đến 01-10-1956:
- Đến 01-07-1956 ai đã sắp xếp cấp bậc rồi thì tiếp tục hưởng bậc được sắp xếp không chuyển qua mức lương tạm thời tính ra thành tiền theo Thông tư 17-TT/LB.
- Đến 01-07-1956 nếu chưa sắp xếp cấp bậc thì mới chuyển qua hưởng mức lương tạm thời theo Thông tư 17-TT/LB.
3) Thông tư 42-TT/LB áp dụng đối với quân nhân chuyển ngành từ 01-10-1956 trở đi và đối với một số đã chuyển ngành trước nhưng đến 01-10-1956 chưa quá 06 tháng.
Như thế là những quân nhân chuyển ngành đến 01-10-1956 đã quá 06 tháng dù chưa sắp xếp cấp bậc vẫn hưởng theo Thông tư 17-TT/LB chứ không hưởng theo Thông tư 42-TT/LB.
4) Phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ chỉ áp dụng đối với những quân nhân chuyển ngành từ 01-07-1955 trở đi ở địa phương có phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ và tính trên cơ sở mức lương tạm thời theo chế độ bộ đội trong thời gian đó, cụ thể là:
- Từ ngày chuyển ngành đến khi sắp xếp cấp bậc, những quân nhân chuyển ngành ở những địa phương có phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ được truy lĩnh phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ tính trên cơ sở mức lương tạm thời hưởng theo chế độ bộ đội (tháng nào chưa hết thời hạn sử dụng quần áo cấp phát thì không cộng tiền quần áo vào mức lương tạm thời những tháng ấy để tính phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ. Ví dụ: một quân nhân chuyển ngành tháng 03-1956 thì từ tháng 03 đến tháng 06-1956 đã lĩnh quần áo xuân hạ rồi nên những tháng này không tính tiền quần áo nữa. Sang tháng 07-1956 mới bắt đầu cộng thêm tiền quần áo).
- Phụ cấp đắt đỏ 1.000đ (theo Thông tư 22-TT/LB ngày 25-08-1956) chỉ ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gay, Lào Cai, Khu Tự trị Thái – Mèo được tính để hưởng từ tháng 07-1956 đến tháng 09-1956. Còn từ 01-10-1956 trở đi đã bãi bỏ nên mức lương tạm thời từ 01-10-1956 trở đi cũng không tính khoản phủ cấp đắt đỏ 1.000đ nữa.
- Những quân nhân chuyển ngành hưởng mức lương tạm thời theo chế độ của bộ đội từ 01-10-1956 thì không được hưởng phụ cấp khu vực.
III. - ĐỊNH NGÀY CHUYỂN NGÀNH
Ngày chuyển ngành là ngày người quân nhân không còn ở sở quân tịch của quân đội nữa; ngày ấy ghi ở trong giấy quyết nghị chuyển ngành. Như thế là ngày chuyển ngành không phải là ngày thôi trả sinh hoạt phí ở bộ đội, không phải là ngày đến cơ quan.
Nếu gặp trường hợp đã có quyết định chuyển ngành rồi nhưng sau một thời gian mới sang cơ quan, hoặc đã sang cơ quan từ lâu rồi mới có giấy chuyển ngành mà ngày ghi chuyển ngành lại sau ngày sang cơ quan thì cơ quan nên chuyển giấy báo chuyển ngành qua Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng) điều chỉnh lại cho đúng với tinh hình thực tế. Nhưng trường hợp này cần chờ có giấy tờ hợp lệ của cơ quan quân đội mới xác định ngày chuyển ngành, còn trong khi chờ đợi thì chưa giải quyết vấn đề chuyển qua chế độ mới của bộ đội từ 01-10-1956.
IV. – TÍNH VÀ THANH TOÁN THÂM NIÊN
1) Thâm niên cua một quân nhân (tính từ ngày nhập ngũ đến ngày xuất ngũ và được ghi rõ trong giấy báo chuyển ngành, thời gian từ ngày xuất ngũ để chuyển ngành đến khi sắp xếp cấp bậc không tính thêm vào thâm niên ở bộ đội được nữa.
2) Cách thanh toán thâm niên như sau:
- Những quân nhân chuyển ngành đến 01-10-1956 đã quá 06 tháng rồi thì thanh toán thâm niên như Thông tư 17-TT/LB đã quy định.
- Những quân nhân chuyển ngành đến 01-10-1956 chưa quá 06 tháng hay chuyển ngành từ 01-10-1956 thì từ tháng 10-1956 trở đi tính phụ cấp thâm niên như nghị định 42-NĐ của bộ Quốc phòng.
V. CÁCH TÍNH TRỢ CẤP CHÊNH LỆCH
Trong khi chưa có gì thay đổi, trợ cấp chênh lệch tính như sau cho thống nhất:
- Nếu hưởng Thông tư 17-TT/LB thì hưởng chênh lệch theo Thông tư 17-TT/LB.
- Nếu hưởng Thông tư 42-TT/LB thì hưởng chênh lệch theo Thông tư 42-TT/BL.
Ví dụ: Một quân nhân chuyển ngành tháng 03-1956 đến 01-10-1956 đã quá 06 tháng nhưng chưa sắp xếp, đến tháng 11-1956 mới được sắp xếp, nếu bậc lương được sắp xếp tăng theo tỷ lệ tăng lương chung cho cán bộ, nhân viên, công nhân mà còn tụt hơn mức lương tạm thời hưởng theo Thông tư 17-TT/LB thì được trợ cấp chênh lệch cho bằng mức lương tạm thời theo Thông tư 17-TT/LB.
- Một quân nhân chuyển ngành tháng 05-1956 đến 01-12-1956 được sắp xếp cấp bậc nhưng mức lương được xếp thấp hơn mức lương hưởng theo Thông tư 42-TT/LB thì nguyên tắc là hưởng theo bậc lương được xếp và hưởng một khoản trợ cấp chênh lệch cho bằng mức lương tạm thời theo Thông tư 42-TT/LB.
Chú thích: Bắt đầu từ tháng thứ 07 thì tính tròn 30 ngày để cố định mức lương tạm thời, dù tháng thứ 06 có 28 ngày hay 31 ngày.
- Chế độ gaọ nếp không đề ra cho cán bộ, công nhân viên nói chung cho nên đối với quân nhân chuyển ngành cũng không đề ra.
- Về vệ sinh phí cho phụ nữ cũng không đề ra.
- Tính trợ cấp chênh lệch không tính tiền ăn thêm ngày lễ, ngày tết, phụ cấp kỹ thuật (như các quân nhân lái xe).
VI. - TRỢ CẤP THÔI VIỆC
Trong khi chưa có chủ trương gì mới, quân nhân chuyển ngành thôi việc về xã tạm thời được xét trợ cấp như cán bộ, nhân viên, công nhân thôi việc theo chế độ hiện hành; thâm niên ở bộ đội được tính như thâm niên ở cơ quan để xét mức trợ cấp.
Bộ chúng tôi giải thích những điểm trên đây để việc thi hành các Thông tư Liên bộ 17-TT/LB, 42-TT/LB được thống nhất; đây mới chỉ giải quyết được những mắc mứu cụ thể trong việc áp dụng các Thông tư trên, còn những khó khăn thắc mắc do việc cho những quân nhân chuyển ngành trước 01-101-1956 chưa quá 06 tháng được hưởng theo chế độ mới của bộ đội, do việc cho thương binh ở Trại được hưởng chế độ chuyển ngành, thì Bộ Nội vụ đã báo cáo với các Bộ liên quan nghiên cứu khi nào được bổ sung thì sẽ có Thông tư sau.
| T.L. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |