Thông tư 189-UB-TC

Thông tư 189-UB-TC năm 1964 quy định về chi phí bao bì và bốc vác hàng hóa do Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 189-UB-TC chi phí bao bì bốc vác hàng hóa


UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 189-UB-TC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1964 

 

THÔNG TƯ 

QUY ĐỊNH VỀ CHI PHÍ BAO BÌ VÀ BỐC VÁC HÀNG HÓA 

 Kính gửi:

Các Bộ, Tổng cục.

 

Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành,

 

Ủy ban Kế hoạch các khu, tỉnh, thành,

Hiện nay vấn đề bao bì và bốc vác hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của khách hàng chưa được phân nhiệm rõ ràng, gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, lưu thông phân phối. Để chấm dứt tình trạng trên, để phân công rõ ràng giữa các ngành, tăng cường trách nhiệm chung cũng như của mỗi ngành đối với sản xuất và lưu thông, bảo đảm phẩm chất hàng hóa, thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu và nhân công làm bao bì, đấu tranh giảm giá thành và phí lưu thông, củng cố chế độ hạch toán kinh tế, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, căn cứ vào các điều lệ giá thành và phí lưu thông; quy định về chi phí bao bì, đóng gói và bốc vàc ở xí nghiệp bên bán lên phương tiện nhận hàng của khách hàng như sau:

I. BAO BÌ

1. Trong khi giao dịch giữa bên mua và bên bán có thể phân loại bao bì như sau:

- Có thứ gắn liền với thành phẩm như: hộp giấy đựng phấn, lọ đựng mực bút máy v.v... (hạch toán vào giá thành công xưởng).

- Có thứ bao bọc hoặc chứa đựng hàng hóa nhằm bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển, bảo quản hàng hóa cho tới khi bán ra như hòm gỗ đựng xà-phòng, hòm đựng phụ tùng xe đạp v.v... (hạch toán vào chi phí ngoài sản xuất trong giá thành toàn bộ).

Việc bao bì, đóng gói như trên do bên bán đảm nhiệm. Chi phí bao bì hạch toán vào giá thành sản phẩm công nghiệp. Nếu bên bán là ngành thương nghiệp thì chi phí bao bì hạch toán vào phí lưu thông hàng hóa.

Đối với những hàng hóa tiêu thụ nội địa, cần cải tiến cách đóng gói, nhằm bảo đảm phẩm chất hàng hóa, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiện lợi cho việc vận chuyển, bảo đảm, phân phối, tiêu thụ đồng thời đạt yêu cầu mỹ quan.

2. Đối với hàng xuất khẩu, bên bán cũng phụ trách bao bì, kết hợp với yêu cầu của ngoại thương, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải hết sức tiết kiệm. Hai bên mua và bán cần đứng trên lợi ích chung để giải quyết vấn đề, tránh việc phá đi làm lại. Đối với một số loại bao bì cần nhập khẩu như: ny-lông, sắt tây, giấy thiết v.v... thì ngành ngoại thương nhập bao bì hoặc vật liệu làm bao bì, và bán cho ngành công nghiệp hay ngành nội thương; các ngành này ghi chi phí bao bì và gia công đóng gói vào giá thành sản phẩm công nghiệp hoặc phí lưu thông của nội thương.

3. Trước khi lập kế hoạch giá thành và ký hợp đồng, bên bán có trách nhiệm quy định quy cách, phẩm chất của bao bì, sau khi đã thỏa thuận với bên mua. Để đề cao trách nhiệm của người đóng gói, trong từng kiện hàng, cần có nhãn hiệu ghi rõ tên xí nghiệp, tên hàng, số lượng, cỡ số, phẩm chất, tên người đóng gói và người kiểm soát. Nếu bên bán không chấp hành đúng chế độ tiêu chuẩn bao bì ghi trong hợp đồng kinh tế, thì phải phạt theo điều 13 Thông tư số 65-CP năm 1963 của Hội đồng Chính phủ quy định trong việc ký kết hợp đồng kinh tế. Nếu bên mua yêu cầu đóng gói theo quy cách cao hơn quy cách đã ghi trong hợp đồng kinh tế mà bên bán xét thấy hợp lý và thỏa thuận, thì phải bổ sung hợp đồng và đề nghị điều chỉnh kế hoạch giá thành. Trường hợp này nên hết sức tránh để ổn định kế hoạch giá thành và phí lưu thông.

4. Đối với bao bì có thể sử dụng lại phải cố gắng thu hồi, nhất là bao bì phải nhập khẩu hoặc làm bằng nguyên liệu khan hiếm, trừ trường hợp đóng bao bì mới có lợi hơn thu hồi và sử dụng loại cũ. Cách thức thu hồi, giá cả sẽ do hai bên mua và bán thỏa thuận và ghi vào hợp đồng ký kết. Để hạn chế tỷ lệ hư hỏng bao bì, các ngành cần đề cao tinh thần trách nhiệm của công nhân tháo dỡ đồng thời trang bị dụng cụ, huấn luyện kỹ thuật cho anh chị em.

Để phục vụ tốt việc lưu chuyển hàng hóa, giữa bên mua và bán cần có kế hoạch cụ thể thu nhặt, bảo quản bao bì. Có thể sử dụng lại cho địa phương, tránh tình trạng vận chuyển vòng quanh, tồn kho ứ đọng.

5. Bao bì không sử dụng được phải bán cho Công ty phế phẩm (Bộ Nội thương) theo tinh thần Thông tư số 63-CP ngày 14-11-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tạm thời quản lý những hàng thiếu tiêu chuẩn, phế phẩm và phế liệu. Công ty phế phẩm phải liên hệ chặt chẽ với các xí nghiệp quốc doanh cần dùng nhiều bao bì để tận dụng loại bao bì mà ngành khác không sử dụng được. Trường hợp không sử dụng được cho khu vực quốc doanh, Công ty phế phẩm mới bán cho hợp tác xã hay người tiêu dùng. Dĩ nhiên đối với bao bì phế bỏ hay ít có giá trị sử dụng lại, mà vì điều kiện thu nhặt, kho tàng, vận chuyển có khó khăn nên Công ty phế phẩm không nhận thì Công ty phế phẩm phải cấp giấy chứng nhận và các đơn vị xí nghiệp, cửa hàng mới có thể tổ chức bán ra ngoài. Nhưng phương thức bán phải công khai tránh mọi hình thức gian lận hoặc cảm tình gây tham ô lợi dụng có hại cho công quỹ như bán trong nội bộ cơ quan, bán cho một số nơi quen biết v.v... Giá bán phải được cơ quan thương nghiệp và tài chính (từ cấp huyện trở lên) thông qua.

6. Đề nghị mỗi Bộ nghiên cứu vấn đề bao bì, đóng gói cho thích hợp với đặc điểm của ngành mình và có một chế độ nhằm quy định về các mặt sản xuất, sử dụng, thu hồi, phế bỏ để đưa dần công tác quản lý bao bì vào nề nếp. Trước mắt, khi cấp vốn bao bì cho mỗi bộ môn hoặc xí nghiệp, Bộ nên quy định quy cách phẩm chất, sau khi thỏa thuận với Bộ chủ quản bên mua, xét kỹ về nguồn vốn, chất liệu, kích thước, giá thành, xét lại bao bì phải nhập khẩu, kiểm tra giá gia công sản xuất và in nhãn hiệu bao bì, nhắc nhở thi hành Thông tư số 63-CP và số 65-CP nói trên để chấm dứt lãng phí.

II. BỐC VÁC

Việc bốc vác lên cân và lên phương tiện vận tải trong phạm vi xí nghiệp sản xuất hoặc ở kho bên bán lên phương tiện nhận hàng của bên mua đều do bên bán đảm nhận và hạch toán khoản chi này vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông nếu bên bán là ngành thương nghiệp. Bên bán phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bên mua để lấy hàng. Nếu bên mua yêu cầu bốc vác, vận chuyển hàng ra ga, bến, cảng ngoài phạm vi xí nghiệp, kho, thì bên mua phải trả chi phí đó và hạch toán chi phí này vào phí vận tải của bên mua; bên bán thì hạch toán vào kinh doanh phụ. Khi ký kết hợp đồng, hai bên cần quy định cụ thể địa điểm, thời gian giao nhận, điều kiện vận chuyển, quỹ đài thọ các kinh phí.

Thực hiện các biện pháp trên sẽ liên quan đến các vấn đề giá trị tổng sản lượng, năng suất lao động, giá thành, giá cả, phí lưu thông, vốn lưu động, kho tàng, nhân lực, tính lũy v.v.. đề nghị các Bộ liên hệ với các ngành liên quan để có biện pháp giải quyết cụ thể cho từng trường hợp; cần hết sức tiết kiệm, không vì chuyển giao cơ sở sản xuất bao bì, mà tăng biên chế chung và tăng chi phí chung của Nhà nước.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đề nghị mỗi ngành cố gắng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện những biện pháp trên với tinh thần cộng tác xã hội chủ nghĩa và tiết kiệm chung cho nền kinh tế quốc dân. Nếu có những mắc mứu gì liên quan đến hai, ba Bộ thì liên  Bộ giải quyết. Đối với những vấn đề chung, đề nghị phản ảnh cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để nghiên cứu giải quyết.

Thông tư này có giá trị thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1965.

 

K.T. CHỦ NHIỆM

ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

Lê Viết Lượng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 189-UB-TC

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu189-UB-TC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/1964
Ngày hiệu lực01/01/1965
Ngày công báo31/12/1964
Số công báoSố 48
Lĩnh vựcKế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 189-UB-TC chi phí bao bì bốc vác hàng hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 189-UB-TC chi phí bao bì bốc vác hàng hóa
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu189-UB-TC
                Cơ quan ban hànhUỷ ban Kế hoạch Nhà nước
                Người kýLê Viết Lượng
                Ngày ban hành29/12/1964
                Ngày hiệu lực01/01/1965
                Ngày công báo31/12/1964
                Số công báoSố 48
                Lĩnh vựcKế toán - Kiểm toán
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 189-UB-TC chi phí bao bì bốc vác hàng hóa

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 189-UB-TC chi phí bao bì bốc vác hàng hóa

                            • 29/12/1964

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/12/1964

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/01/1965

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực