Thông tư 2-LĐTBXH/TT

Thông tư 2-LĐTBXH/TT-1988 bổ sung điều kiện nghỉ hưu do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 2-LĐTBXH/TT bổ sung điều kiện nghỉ hưu


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 1988

 

THÔNG TƯ

SỐ 2-LĐTBXH/TT NGÀY 2-2-1988 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN NGHỈ HƯU

Ngày 29-12-1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 227-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức, giảm nhẹ biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp. Điều 5 của Quyết định số 227-HĐBT quy định: "Về chế độ hưu trí thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với những cán bộ, công nhân viên chức vì sức yếu, năng lực hạn chế mà tuổi đời để tính nghỉ hưu còn thiếu không quá 5 năm thì cũng xét cho nghỉ hưu và miễn giám định y khoa".

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

1. Đối tượng được áp dụng theo quy định tại điều 5 Quyết định số 227-HĐBT là cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp và cán bộ, nhân viên làm việc gián tiếp trong các đơn vị sản xuất (bao gồm cả cán bộ, nhân viên quốc phòng và công nhân viên ngành công an) vì sức yếu, năng lực hạn chế mà có đủ thời gian công tác như quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng thì nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, nghỉ việc được hưởng lương hưu không phải giám định y khoa.

2. Những người thuộc đối tượng trên nếu trong quá trình công tác có làm việc trong các nghề đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại hoặc trong các nghề nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng có nhiều khó khăn gian khổ hoặc đã phục vụ trong quân đội rồi chuyển ngành thì vẫn được giảm tuổi đời để nghỉ hưu theo quy định tại điểm 1 Thông tư số 48-TBXH ngày 30-9-1985 và Chỉ thị số 9-TBXH ngày 1-9-1986 của Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 236-HĐBT và được giảm tiếp 5 tuổi đời nữa để nghỉ hưu mà không phải giám định y khoa.

3. Hồ sơ của cán bộ, công nhân viên chức nghỉ việc hưởng lương hưu theo hướng dẫn tại Thông tư này cần ghi rõ: "Căn cứ Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng" để tiện việc theo dõi, tổng hợp tình hình.

4. Những điều kiện để được nghỉ việc hưởng lương hưu của công nhân viên chức Nhà nước (những người không áp dụng theo quy định tại điểm 5 Quyết định số 227-HĐBT) và lực lượng vũ trang vẫn thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ này 1 tháng 1 năm 1988.

 

Trần Hiếu

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2-LĐTBXH/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu2-LĐTBXH/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/02/1988
Ngày hiệu lực01/01/1988
Ngày công báo15/02/1988
Số công báoSố 3
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2-LĐTBXH/TT

Lược đồ Thông tư 2-LĐTBXH/TT bổ sung điều kiện nghỉ hưu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 2-LĐTBXH/TT bổ sung điều kiện nghỉ hưu
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu2-LĐTBXH/TT
              Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
              Người kýTrần Hiếu
              Ngày ban hành02/02/1988
              Ngày hiệu lực01/01/1988
              Ngày công báo15/02/1988
              Số công báoSố 3
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật15 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 2-LĐTBXH/TT bổ sung điều kiện nghỉ hưu

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 2-LĐTBXH/TT bổ sung điều kiện nghỉ hưu

                    • 02/02/1988

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 15/02/1988

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 01/01/1988

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực