Thông tư 20-NH/TT

Thông tư 20-NH/TT-1981 hướng dẫn thi hành Quyết định 25-CP-1981 về chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP đã được thay thế bởi Thông tư 03-NH/TT cải tiến quản lý công nghiệp quốc doanh hướng dẫn Nghị quyết 156-HĐBT tín dụng, tiền mặt, thanh toán và được áp dụng kể từ ngày 01/01/1985.

Nội dung toàn văn Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-NH/TT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 1981

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 20-NH/TT NGÀY 18 - 3 - 1981 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 25-CP NGÀY 21-1-1981 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁP HUY QUYỀN CHỦ ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ QUYỀN TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH

Thi hành Quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh Ngân hàng Trung ương hướng dẫn một số nội dung về công tác ngân hàng để thực hiện chủ trương trên đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh.

Ngân hàng Nhà nước các cấp, trong quá trình tổ chức chấp hành Thông tư này cần quán triệt những nguyên tắc sau đây:

a) Đi đôi với việc bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, cần tôn trọng việc mở rộng quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, lấy kế hoạch làm chính, đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường, tạo ra những điều kiện cần thiết cho xí nghiệp đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh có lãi.

b) Tăng cường quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp, sử dụng các nguồn vốn, thiết bị, vật tư, lao động của xí nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; trên cơ sở đó, giải quyết đúng đắn 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể xí nghiệp và cá nhân người lao động, trước tiên là khuyến khích người lao động, tăng năng suất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đồng thời bảo đảm nguồn thu của Nhà nước.

c) Tạo điều kiện cho xí nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, đồng thời khuyến khích xí nghiệp tận dụng mọi tiềm lực để sản xuất thêm của cải cho xã hội, củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

1. Tham gia xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và phân loại xí nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước Trung ương, tỉnh và thành phố cần phối hợp chặt chẽ, giúp các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh, công ty, xác định lại phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế trực thuộc phù hợp với khả năng thực tế của ngành, của địa phương, tiến hành phân loại các đơn vị. Ngân hàng cơ sở cùng với xí nghiệp, tổ chức kinh tế xem xét lại phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và khả năng thực tế để dự kiến xếp loại cho đơn vị mình. Hướng phân loại các xí nghiệp, tổ chức kinh tế như sau:

a) Những xí nghiệp có vị trí kinh tế quan trọng phải được bảo đảm những phương tiện vật chất một cách tập trung, và được giao các điều kiện để hoạt động một cách ổn định.

b) Những xí nghiệp Nhà nước không bảo đảm cung ứng đủ các phương tiện, vật tư kỹ thuật thì phải phát huy tính chủ động, sáng tạo tìm việc làm, bảo đảm đời sống công nhân, viên chức bằng cách tìm nguyên liệu thay thế, tự cung ứng nguyên vật liệu, làm gia công, có thể làm gia công cho nước ngoài nếu được Chính phủ cho phép và chịu sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

c) Những xí nghiệp không có khả năng tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng sản xuất, bảo quản tốt thiết bị, tìm cách điều hoà, sử dụng vật tư và giải quyết thỏa đáng vấn đề sắp xếp công việc cho công nhân viên, giữ gìn số cán bộ, công nhân kỹ thuật nòng cốt.

Một số xí nghiệp địa phương quy mô nhỏ, trước đây chuyển từ hợp tác hay xí nghiệp tư doanh thành quốc doanh, nay gặp nhiều khó khăn về vật tư, năng lượng, làm ăn thua lỗ thì cần xem xét để giải thể, chuyển lại thành hợp tác xã hoặc giao cho tập thể công nhân tự quản lý.

Cùng với việc xác định, phân loại như trên, ngân hàng cơ sở tham gia cùng với giám đốc xí nghiệp sắp xếp, bố trí lại dây truyền sản xuất, tổ chức hợp lý số lao động, bảo đảm điều kiện cho công nhân tiến hành sản xuất chính cũng như sản xuất phù trợ, sản xuất phụ.

2. Tham gia xây dựng kế hoạch vốn lưu động năm 1981, xây dựng kế hoạch tín dụng.

Sau khi đã cùng cơ quan chủ quản xác định lại phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phân loại xí nghiệp, các ngân hàng chuyên trách ở Trung ương, ngân hàng Tỉnh, Thành phố và Đặc khu phải thông báo ngay kết quả đó cho ngân hàng cơ sở.

Ngân hàng cơ sở có trách nhiệm tham gia từ đầu việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tất cả các loại hình xí nghiệp (Trung ương, Tỉnh, Huyện); các ngân hàng chuyên trách, các ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố phối hợp với cơ quan tài chính, uỷ ban kế hoạch, cơ quan chủ quản đồng cấp, tổ chức xét duyệt các kế hoạch đó, bao gồm:

- Kế hoạch nhà nước giao được bảo đảm đủ vật tư và các điều kiện sản xuất, kinh doanh;

-Kế hoạch tự làm (xí nghiệp tự giải quyết vật tư, nguyên liệu sản xuất theo nhiệm vụ thiết kế của xí nghiệp);

- Kế hoạch sản xuất phụ nhằm tận dụng phế liệu, phế phẩm hoặc lao động dôi thừa.

Đi đôi với việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các xí nghiệp phải xây dựng kế hoạch định mức vốn lưu động năm 1981 theo sự hướng dẫn của liên bộ ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính. Các ngân hàng cơ sở cần giúp xí nghiệp xác định số vốn lưu động cần thiết để đề nghị xét duyệt kịp thời, đôn đốc các xí nghiệp xin cấp đủ vốn lưu động thiếu, nộp trả vốn lưu động thừa.

Ngân hàng cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn các xí nghiệp xây dựng kế hoạch vay vốn ngân hàng và tổng hợp nhu cầu vốn tín dụng. Kế hoạch tín dụng phải cụ thể theo ba loại kế hoạch trên, phải ưu tiên tâp trung vốn cho kế hoạch sản xuất Nhà nước giao, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ xí nghiệp thực hiện có hiệu quả kinh tế đối với kế hoạch sản xuất tự làm và kế hoạch sản xuất phụ.

3. Tín dụng đối với phần kế hoạch Nhà nước giao được bảo đảm vật tư và các điều kiện sản xuất.

Cần tập trung vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu cần thiết giúp xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, bảo đảm vốn cho vay có hiệu quả. Thủ tục, cách tính toán cho vay, thu nợ áp dụng theo thể lệ tín dụng hiện hành.

Thông qua công tác tín dụng, cần tác động xí nghiệp coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, tôn trọng các định mức kinh tế - kỹ thuật, nhất là các định mức về nguyên, nhiên ,vật liệu, giá thành sản phẩm, dự trữ vật tư, hàng hóa; không để tình trạng đem vật tư của sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao sử dụng cho sản xuất theo kế hoạch tự làm và sản xuất phụ; giao nộp sản phẩm cho Nhà nước phải đầy đủ, bảo đảm chất lượng.

4. Tín dụng đối với phần kế hoạch tự làm.

Để tác động tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn vào các nhu cầu chi phí sản xuất cần thiết theo kế hoạch tự làm.

Xí nghiệp được vay vốn phải có các điều kiện sau: Có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh rõ ràng và sản phẩm tự làm phải trong nhiệm vụ thiết kế của xí nghiệp; được xét duyệt và cấp vốn lưu động tự có hoặc được trích lợi nhuận để tự bổ sung vốn lưu động tự có theo tỷ lệ quy định trong thông tư liên bộ số 14-LB/TC/NH; có kế hoạch tự làm và được hạch toán riêng; sản xuất, kinh doanh có lãi.

Trong khi thực hiện công tác tín dụng đối với kế hoạch tự làm của xí nghiệp, cần chú ý:

a) Xí nghiệp phải có kế hoạch mua vật tư, nguyên vật liệu, ngân hàng chú trọng cho vay mua nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, hải sản do tập thể hoặc cá thể nông nghiệp sản xuất, giá cả phải theo khung giá Nhà nước hướng dẫn. Nếu vật tư, nguyên vật liệu mua thêm thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý thì về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước không cho vay;

b) Sản phẩm của xí nghiệp tự làm phải bán cho cơ quan Nhà nước. Phần sản phẩm được giữ lại, nếu xét thấy cần thiết đổi lấy vật tư phải được phép của bộ trưởng chủ quản (đối với xí nghiệp Trung ương) hoặc của chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh (đối với xí nghiệp địa phương) và các xí nghiệp phải có kế hoạch, hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm;

c) Chỉ cho vay dự trữ trên định mức vốn lưu động cho nguyên vật liệu, thời gian cho vay không quá một quý. Hàng quý phải tính toán lại mức dự trữ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Những loại nguyên liệu phải mua của nông nghiệp theo thời vụ để sản xuất dài ngày thì có thể cho vay dự trữ dài ngày hơn, tối đa không quá 12 tháng;

d) Các xí nghiệp sản xuất thuộc các tổ chức thương nghiệp phải được hạch toán riêng, sản xuất xong đến đâu phải đưa ra bán ngay đến đó, không được để tồn kho quá mức;

e) Cho vay theo kế hoạch tự làm được hạch toán vào phân loại tiểu khoản 30 Cho vay sản xuất tự làm. Lãi suất cho vay áp dụng thống nhất đối với sản xuất công nghiệp, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và xây dựng là 0,36%/tháng, nợ quá hạn 0,60%/tháng, đối với thương nghiệp và cung tiêu là 0,48%/tháng, nợ quá hạn 0,90%/tháng;

g) Trong khi chưa xác định được vốn lưu động định mức hoặc chưa được bổ sung vốn lưu động tự có, các ngân hàng cơ sở có thể cho vay bù đắp vốn lưu động tạm thời thiếu hụt. Thời gian cho vay không quá 3 tháng.

h) Sản xuất theo kế hoạch tự làm dựa trên cơ sở thiết bị kỹ thuật sẵn có của xí nghiệp, về nguyên tắc không đặt vấn đề cho vay vốn xây dựng cơ bản.

5. Tín dụng đối với phần kế hoạch sản xuất phụ.

Điều kiên, nguyên tắc, đối tượng cho vay sản xuất phụ được áp dụng như Thông tư số 207-NH/TT ngày 20-12-1979 của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn.

Ngân hàng Trung ương hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm sau:

a) Khi cho vay sản xuất phụ, ngân hàng cơ sở cần xem xét và hướng dẫn xí nghiệp thực hiện đúng chủ trương là tận dụng phế liệu, phế phẩm, lao động dôi thừa để sản xuất thêm mặt hàng ngoài nhiệm vụ thiết kế của xí nghiệp; tránh tình trạng dùng nguyên vật liệu của sản xuất chính để chuyển sang sản xuất phụ.

b) Kế hoạch sản xuất phụ được xây dựng cùng một lần với các kế hoạch sản xuất, kinh doanh chính , kế hoạch sản xuất tự làm của xí nghiệp để ngân hàng cơ sở chủ động trong việc tính toán nhu cầu vốn. Trong quá trình sản xuất, xí nghiệp có thể bổ sung kế hoạch sản xuất phụ và nhu cầu vay vốn về kế hoạch sản xuất phụ.

6. Công tác thanh toán và quản lý tiền mặt.

a) Công tác thanh toán: Mọi việc giao dịch, mua bán với nhau giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế phải tôn trọng thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành.

Trường hợp mua vật tư, nguyên liệu của các đơn vị, tư nhân chưa có tài khoản ở ngân hàng thì được thanh toán bằng tiền mặt.

b) Công tác quản lý tiền mặt: Ngân hàng cơ sở cần hướng dẫn, giúp đỡ các xí nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy định của Nhà nước về quản lý tiền mặt, đồng thời có trách nhiệm bảo đảm tiền mặt kịp thời phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.

- Mọi khoản thu tiền mặt của xí nghiệp như tiền bán sản phẩm, bán phế liệu, phế phẩm... đều phải nộp vào ngân hàng và các khoản chi tiền mặt đều được lĩnh từ ngân hàng theo kế hoạch đã thỏa thuận với ngân hàng. Riêng các xí nghiệp có kế hoạch sản xuất tự làm và sản xuất phụ được dùng một phần số tiền bán sản phẩm tự tiêu thụ mà Nhà nước cho phép để mua nguyên vật liệu, trả tiền bốc xếp, vận chuyển thuê ngoài, ngân hàng cơ sở sẽ thỏa thuận với từng xí nghiệp về nội dung, mức tiền được giữ lại để chi.

- Hàng quý, các xí nghiệp phải có kế hoạch tiền mặt theo đúng chế độ và gửi tới ngân hàng đúng thời gian quy định.Trong kế hoạch cần phân tích rõ nhu cầu chi riêng cho từng phần kế hoạch (kế hoạch Nhà nước giao, kế hoạch tự làm, kế hoạch sản xuất phụ). Trong quá trình thực hiện, nếu có nhu cầu tiền mặt bổ sung, xí nghiệp phải lập kế hoạch bổ sung.

- Ngân hàng cơ sở phải tổ chức kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ quản lý tiền mặt của xí nghiệp; quy định lại lịch nộp tiền, lĩnh tiền, mức tồn quỹ tiền mặt, mức tiền mặt được giữ lại để chi cho sát với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, đi đôi với việc mở rộng mạng lưới phục vụ, tập trung nhanh tiền mặt vào quỹ ngân hàng và bảo đảm kịp thời các nhu cầu chi tiêu tiền mặt hợp lý của các đơn vị.

7. Giải quyết các trường hợp tạm ngừng sản xuất, giải thể, chuyển thành hợp tác xã, công nhân tự quản.

a) Đối với các xí nghiệp tạm ngừng sản xuất:

Các chi phí về bảo quản thiết bị, kho tàng và công trình kiến trúc thuộc xí nghiệp tạm ngừng sản xuất do ngân sách Nhà nước cấp theo chế độ hiện hành. Nếu xí nghiệp này có dư nợ ngân hàng (kể cả nợ ngắn hạn và dài hạn) thì ngân hàng cơ sở phải tân dụng các nguồn vốn hiện có của xí nghiệp để thu nợ, đồng thời tiến hành kiểm tra khi xí nghiệp kiểm kê theo quyết định ngừng sản xuất của cấp trên. Giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm với Nhà nước về số nợ và phải tích cực giải quyết số vật tư còn lại, để có tiền trả nợ ngân hàng; sau một thời gian nếu xí nghiệp không giải quyết được thì phải kiến nghị cấp chủ quản có biện pháp giải quyết. Các ngân hàng cơ sở cần phân loại dư nợ (có vật tư bảo đảm, thiếu vật tư bảo đảm, lý do thiếu, ...) và báo cáo lên ngân hàng cấp trên chờ chủ trương giải quyết.

b) Đối với các xí nghiệp chuyển thành hợp tác xã hoặc giao cho công nhân tự quản theo quyết định của bộ trưởng (xí nghiệp Trung ương), chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố (xí nghiệp địa phương), ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan giúp xí nghiệp kiểm kê, đánh giá tài sản và giao nhận theo chế độ hiện hành, ngân hàng tiến hành kiểm tra vật tư bảo đảm dư nợ và yêu cầu tổ chức mới (sau khi đã có tư cách pháp nhân) làm giấy nhận nợ phần vật tư, tài sản thuộc vốn vay đã nhận để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Những vật tư không thuộc đối tượng ngân hàng cho vay thì không được tính để cho vay đơn vị mới. Phần dư nợ thiếu vật tư bảo đảm hoặc thuộc tài sản đơn vị mới không nhận vì không sử dụng được vào sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch mới thì giám đốc xí nghiệp cũ có trách nhiệm giải quyết.

Ngân hàng cơ sở tiếp tục cho vay hợp tác xã mới theo thể lệ cho vay đối với hợp tác xã hiện hành. Đối với tổ chức công nhân tự quản trong khi chờ hướng dẫn cho vay của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng cơ sở tạm thời cho vay như đối với cho vay hợp tác xã.

c) Đối với các xí nghiệp có quyết định giải thể, ngân hàng cơ sở cần phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt quyết định và hướng dẫn của cấp trên, không được giao dịch tài khoản tiền gửi; các xí nghiệp tận dụng mọi nguồn vốn hiện có, hoặc do chuyển nhượng vật tư, tài sản để trả nợ, cuối cùng nếu vẫn còn nợ thì giám đốc xí nghiệp phải lập hồ sơ xin cơ quan chủ quản cấp vốn để trả nợ Ngân hàng.

Quá trình thực hiện Quyết định số 25-CP của Hội đồng Chính phủ và Thông tư này, ngân hàng các cấp, nhất là ngân hàng cơ sở cần quán triệt đầy đủ nội dung của chủ trương và nguyên tắc trên để thực hiện đúng đắn. Đây là một chủ trương lớn được thực hiện trong điều kiện tổ chức sản xuất còn nhiều biến động, các ngân hàng cơ sở phải kịp thời rút kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra; có khó khăn, mắc mớ gì cần báo cáo kịp thời lên ngân hàng cấp trên để có biện pháp giải quyết.

 

Nguyễn Duy Gia

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20-NH/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu20-NH/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/03/1981
Ngày hiệu lực02/04/1981
Ngày công báo31/03/1981
Số công báoSố 5
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/1985
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20-NH/TT

Lược đồ Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu20-NH/TT
          Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
          Người kýNguyễn Duy Gia
          Ngày ban hành18/03/1981
          Ngày hiệu lực02/04/1981
          Ngày công báo31/03/1981
          Số công báoSố 5
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/1985
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 20-NH/TT biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính xí nghiệp hướng dẫn Quyết định 25-CP