Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT

Nội dung toàn văn Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế lập quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2022/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT LẬP QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ VÀ QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê;

Căn cứ Nghị định số 05/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chng thiên tai;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chng lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có các quy định mới phát sinh đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Ch
ính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND, HĐND các
tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Liên đoàn Thương mại v
à Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử CP;
- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT
, PCTT (350b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




N
guyễn Hoàng Hiệp

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

LẬP QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ VÀ QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều áp dụng cho các công việc sau:

- Lập quy hoạch và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê cho hệ thống sông liên tnh.

- Lập quy hoạch và rà soát, điều chỉnh quy hoạch đê điều cho hệ thống đê liên quan từ hai tnh trở lên.

2. Đối tượng áp dụng

Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều hoặc công việc có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tương tự quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.

3. Nguyên tắc áp dụng định mức

3.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này là định mức tối đa để thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động lập, thẩm định, công bố và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.

3.2. Căn cứ yêu cầu của nhiệm vụ lập quy hoạch, các công việc liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chưa được quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật tại văn bản này thì áp dụng định mức, giá, đơn giá theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan.

4. Giải thích thuật ngữ và quy định chữ viết tắt

4.1. Giải thích thuật ngữ

a) Vùng nghiên cứu là toàn bộ khu vực cần nghiên cứu để lập quy hoạch phòng chống, lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.

b) Diện tích vùng nghiên cứu là diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu.

c) Vùng quy hoạch là vùng cần lập quy hoạch phòng chống, lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.

d) Diện tích vùng quy hoạch là phần diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch.

đ) Vùng chuẩn là vùng quy hoạch được thiết lập có điều kiện tự nhiên và KTXH thỏa mãn các điều kiện chuẩn.

4.2. Quy định chữ viết tắt

TT

Chữ viết tắt

Nội dung được viết tắt

1

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

2

KS3

Kỹ sư bậc 3/9 chuyên ngành phù hợp hoặc tương đương

3

KS5

Kỹ sư bậc 5/9 chuyên ngành phù hợp hoặc tương đương

4

KSC3

Kỹ sư chính bậc 3/8 chuyên ngành phù hợp hoặc tương đương

5

KTTV

Khí tượng thủy văn

6

KTXH

Kinh tế - xã hội

7

LVS

Lưu vực sông

8

QHĐĐ

Quy hoạch đê điều

9

QHPCL

Quy hoạch phòng, chống lũ

10

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

5. Vùng chuẩn

5.1. Vùng chuẩn là vùng quy hoạch được thiết lập có điều kiện tự nhiên và KTXH thỏa mãn các điều kiện chuẩn được quy định tại Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quy định cho vùng chuẩn

TT

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Điều kiện vùng chuẩn

1

Diện tích vùng quy hoạch

100.000 ha (1.000 km2)

2

Mật độ sông suối trong vùng quy hoạch

< 1,0 km/km2

3

Mối quan hệ giữa mạng sông suối trong vùng quy hoạch với sông lớn bên ngoài

Không gắn với sông lớn bên ngoài

4

Lưu vực sông vùng nghiên cứu

Nằm trong một quốc gia

5

Ảnh hưởng thủy triều

Không quá 10% diện tích vùng quy hoạch

6

Tỷ lệ diện tích vùng nghiên cứu so với diện tích vùng quy hoạch

< 1,5

7

T lệ diện tích đất phi nông nghiệp so với diện tích vùng quy hoạch

< 10%

5.2. Định mức lập QHPCL của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều cho vùng chuẩn được ký hiệu là Mc.

6. Hệ số điều chỉnh

6.1. Hệ số điều chỉnh phi chuẩn

Khi vùng quy hoạch có các điều kiện tự nhiên, KTXH khác với điều kiện được quy định cho vùng chuẩn, định mức lao động, dụng cụ, thiết bị, vật tư sẽ được điều chỉnh bởi các hệ số điều chỉnh.

Hệ số phi chuẩn Ki là hệ số điều chỉnh điều kiện tự nhiên và KTXH vùng quy hoạch so với vùng chuẩn được quy định tại Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Bảng hệ s phi chuẩn Ki

TT

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng quy hoạch

Giá trị hệ số phi chuẩn Ki

Số hiệu hệ số phi chuẩn

1

Mật độ sông suối trong vùng quy hoạch

K1

Vùng có mật độ sông suối từ 1,0 đến 1,5 km/km2

0,1

Vùng có mật độ sông suối > 1,5 km/km2

0,15

2

Mạng sông suối trong vùng quy hoạch ảnh hưởng bởi chế độ dòng chảy, thủy lực và gắn với sông lớn bên ngoài

0,15

K2

3

Tỷ lệ diện tích vùng nghiên cứu ngoài nước và diện tích vùng nghiên cứu

K3

<20%

0,10

từ 20% trở lên

0,20

4

Tỷ lệ giữa diện tích vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng thủy triều và diện tích vùng quy hoạch

K4

từ 10% đến <30%

0,10

từ 30% đến <50%

0,15

từ 50% trở lên

0,20

5

Tỷ lệ giữa diện tích vùng nghiên cứu và diện tích vùng quy hoạch

K5

từ 1,5 đến < 2,0

0,05

từ 2,0 đến < 3,0

0,10

từ 3,0 trở lên

0,15

6

Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp so với diện tích vùng quy hoạch

K6

từ 10% đến < 20%

0,10

từ 20% đến < 30%

0,15

từ 30% trở lên

0,20

6.2. Hệ số điều chỉnh quy mô diện tích vùng quy hoạch KF

a) KF là hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng quy hoạch thực tế so với diện tích đất quy hoạch vùng chuẩn, được xác định theo Bảng 1.3.

Bảng 1.3. Bảng hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng quy hoạch KF

Diện tích vùng quy hoạch (1000 ha)

Hệ số KF

20

0,50

50

0,70

100

1,00

500

4,39

1.000

5,91

1.500

6,81

2.000

7,44

2.500

7,93

3.000

8,33

3.500

8,67

4.000

8,97

b) Trường hợp diện tích vùng quy hoạch (Fv) nằm giữa 2 vùng quy mô diện tích, hệ số điều chỉnh KF được xác định theo phép nội suy tuyến tính giữa hai quy mô cận trên và cận dưới, như sau:

Trong đó:

: Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng quy hoạch;

: Hệ số điều chỉnh của vùng có quy mô cận dưới quy định trong bảng;

: Hệ số điều chỉnh của vùng có quy mô cận trên quy định trong bảng;

Fa, Fb: Quy mô diện tích cận dưới, cận trên của vùng quy hoạch;

Fv: Diện tích vùng quy hoạch.

c) Trường hợp quy mô diện tích vùng quy hoạch nằm ngoài các trị số quy mô lớn nhất và nhỏ nhất trong bảng, hệ s điều chỉnh theo quy mô diện tích KF được xác định theo phép ngoại suy tuyến tính.

6.3. Hệ s định mức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

K là hệ số điều chỉnh đối với công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều được xác định theo Bảng 1.4.

Bảng 1.4. Bảng giá trị hệ số điều chỉnh K đối với công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chng lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

TT

Thời gian quy hoạch đã được phê duyệt

Hệ số điều chỉnh K

1

Dưới 3 năm

0,50

2

Từ 3 đến dưới 5 năm

0,70

3

Từ 5 đến dưới 7 năm

0,85

4

Từ 7 đến 10 năm

0,95

5

Từ trên 10 năm (lập mới)

1,00

7. Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật

7.1. Số lượng công lao động gồm số lượng, cơ cấu thành phần lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của công việc.

7.2. Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (hoặc để thực hiện một bước công việc hoặc thực hiện một công việc cụ thể) và thời gian lao động trực tiếp phục vụ trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm theo quy chế kiểm tra nghiệm thu, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.

7.3. Định mức vật liệu, dụng cụ và thiết bị

a) Định mức vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm; định mức vật liệu phụ được tính bằng % định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu.

b) Định mức dụng cụ và thiết bị là thời gian sử dụng dụng cụ và thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng % định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ.

c) Số ca máy sử dụng thiết bị trong một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca; máy nội nghiệp là 500 ca.

d) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị và được tính theo công thức:

Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ x 8 giờ làm việc x s ca sử dụng dụng cụ, thiết bị) + 5% hao hụt.

8. Cách tính định mức

8.1. Định mức quy hoạch phòng, chng lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

Định mức cho việc lập nội dung quy hoạch cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức sau:

Trong đó:

M: Mức hao phí (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) cho công tác lập quy hoạch của vùng quy hoạch;

Mc: Mức hao phí (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) cho công tác lập quy hoạch của vùng có điều kiện chuẩn (điều kiện áp dụng);

KF: Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng quy hoạch (được xác định tại Bảng 1.3);

Ki: Hệ số điều chỉnh thứ i theo mức độ phức tạp của từng yếu tố ảnh hưởng đến mức chuẩn, hệ số phi chuẩn Ki (được xác định tại Bảng 1.2);

n: Số các hệ số điều chỉnh.

Đối với trường hợp lập quy hoạch đê điều cùng đồng thời với lập QHPCL của tuyến sông có đê thì định mức được tính bằng 80% định mức quy hoạch đê điều lập độc lập.

8.2. Định mức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều

Định mức cho việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều được tính trên cơ sở định mức quy hoạch lập mới và áp dụng hệ số điều chỉnh như sau:

M = MQH x K

Trong đó:

M: Định mức rà soát, điều chỉnh QHPCL của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều;

MQH: Định mức QHPCL lập mới của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều;

K: hệ số điều chỉnh, K được xác định theo quy định tại Bảng 1.4.

9. Định mức chi phí cho các hoạt động liên quan đến lập quy hoạch

Các chi phí: lập nhiệm vụ quy hoạch (bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ); quản lý lập quy hoạch; thẩm tra, giám sát lập quy hoạch; công bố quy hoạch được xác định theo tỷ lệ % chi phí lập quy hoạch.

Chi phí giám sát thực hiện quy hoạch được xác định thực tế theo các quy định tại thời điểm giám sát.

Bảng 1.5. Định mức cho các công tác khác theo chi phí lập quy hoạch (%)

TT

Nội dung công việc

Chi phí lập quy hoạch (triệu đồng)

200

500

700

1000

2000

5000

7000

10.000

1

Lập nhiệm vụ quy hoạch

8,0

6,0

5,0

4,5

3,0

2,0

1,8

1,6

2

Quản lý lập quy hoạch

6,0

5,0

4,5

4,0

3,0

2,0

1,8

1,6

3

Thẩm tra, giám sát lập quy hoạch

7,0

6,7

6,4

6,1

5,9

5,6

5,3

5,0

4

Công bố quy hoạch

7,0

5,5

4,5

4,0

3,0

2,0

1,8

1,6

Trường hợp chi phí lập quy hoạch nằm giữa 2 mốc chi phí, định mức cho các công tác khác theo chi phí lập quy hoạch được xác định theo phép nội suy tuyến tính giữa hai chi phí cận trên và cận dưới, như sau:

Trong đó:

: Tỷ lệ % chi phí lập quy hoạch;

: Hệ số điều chỉnh của vùng có quy mô cận dưới quy định trong bảng;

: Hệ số điều chỉnh của vùng có quy mô cận trên quy định trong bảng;

Ga, Gb: Chi phí lập quy hoạch cận dưới, cận trên;

Gv: Chi phí lập quy hoạch.

10. Thành phần chi phí của dự toán chi phí lập quy hoạch

Dự toán chi phí lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều bao gồm các khoản chi phí: Chi phí trực tiếp (Ctt); Chi phí chung (Cc); Chi phí ngoài chưa tính trong định mức (Cn); Thu nhập chịu thuế tính trước (TN); Thuế giá trị gia tăng (VAT); Chi phí dự phòng (Cdp). Các khoản chi phí được xác định cụ thể như sau:

10.1. Chi phí trực tiếp (Ctt), bao gồm:

a) Chi phí lao động (Clđ): Số lượng người lao động, thời gian làm việc xác định theo định mức cho từng nội dung công việc. Tiền lương người lao động được xác định trên cơ sở lương cấp bậc của người lao động và các chi phí xã hội (đóng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... theo quy định thuộc trách nhiệm của người lao động tại thời điểm lập dự toán.

b) Chi phí thiết bị (Ctb), Chi phí công cụ, dụng cụ (Cdc): Loại thiết bị, công cụ, dụng cụ, thời hạn sử dụng, ca máy xác định theo định mức. Giá thiết bị, công cụ, dụng cụ xác định theo giá thị trường trước thuế tại thời điểm lập dự toán.

c) Chi phí vật liệu (Cvl): Danh mục vật liệu, s lượng xác định theo định mức. Giá vật liệu xác định theo giá thị trường trước thuế tại thời điểm lập dự toán.

10.2. Chi phí chung (Cc): Bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động của bộ phận quản lý, điều hành tổ chức tư vấn (tiền lương của bộ phận quản lý), chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn; chi phí văn phòng làm việc; chi phí xã hội (đóng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... theo quy định thuộc trách nhiệm của tổ chức tư vấn); mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các khoản chi phí quản lý khác có liên quan đến hoạt động của tổ chức tư vấn. Chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí lao động, cụ thể tại ở Bảng 1.6.

Bảng 1.6. Tỷ lệ chi phí chung

Chi phí lao động (tỷ đồng)

Clđ < 1

1 < Clđ < 5

Clđ ≥ 5

Chi phí chung (tỷ lệ %)

55

50

45

10.3. Chi phí các công việc ngoài chưa được tính trong định mức (Cn): Dự toán chi phí các công việc chưa được tính trong định mức được lập riêng (theo khối lượng công việc và định mức chuyên ngành tương ứng).

10.4. Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Để dự toán khoản chi phí đảm bảo sự phát triển của nhà thầu tư vấn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập chịu thuế tính trước xác định bằng 6% của (Ctt + Cc).

10.5. Thuế giá trị gia tăng (VAT): được xác định theo quy định, đối với hoạt động lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều VAT tính bằng tỷ lệ % của (Ctt+Cc+Cn+TN).

10.6. Chi phí dự phòng (Cdp): để dự tính chi phí cho những khối lượng và công việc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc tư vấn. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% tổng của các khoản chi phí nêu trên.

Tổng hợp chi phí lập quy hoạch xem tại Bảng 1.7.

Bảng 1.7. Tổng hợp chi phí lập quy hoạch

TT

Khoản mục chi phí

Ký hiệu

Cách tính

I

Chi phí trực tiếp

Ctt

Cld + Ctb + Cdc + Cvl

1

Chi phí lao động

Cld

2

Chi phí thiết bị, công cụ, dụng cụ

Ctb, Cdc

3

Chi phí vật liệu

Cvl

II

Chi phí chung

Cc

Clđ x Tỷ lệ

III

Chi phí các công việc chưa tính trong định mức

Cn

Tính theo đơn giá hiện hành hoặc chiết tính

IV

Thu nhập chịu thuế tính trước

TN

(Ctt + Cc) x 6%

V

Thuế giá trị gia tăng

VAT

(Ctt+Cc+Cn+TN) x Tỷ lệ

VI

Chi phí dự phòng

Cdp

(Ctt+Cc+Cn+TN+VAT) x Tỷ lệ

Tổng cộng

Cqh

Ctt+Cc+Cn+TN +VAT+Cdp

11. Các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

Các công việc liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ lập quy hoạch và rà soát, điều chỉnh quy hoạch sẽ được xác định trong quá trình lập nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi cho hoạt động quy hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành:

11.1. Khảo sát kỹ thuật: Các công việc đo đạc khảo sát phục vụ lập quy hoạch (địa hình, địa chất, thủy văn,...).

11.2. Mua tài liệu cơ bản: Bản đồ, ảnh vệ tinh, số liệu khí tượng, thủy văn,...

11.3. Điều tra chuyên đề: Điều tra bãi sông; hiện trạng đê điều;...

11.4. Lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).

11.5. Dịch tài liệu liên quan đến lập quy hoạch, hồ sơ quy hoạch (nếu có).

11.6. Chi phí đi lại phục vụ lập nhiệm vụ và lập quy hoạch.

11.7. Tổ chức hội thảo: Tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư góp ý cho đồ án quy hoạch (nếu có). Số lượng và quy mô tổ chức hội thảo được lập theo nhu cầu cần thiết của việc lập quy hoạch.

Chương II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Mục 1. QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ

I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ

1. Nội dung công việc lập nhiệm vụ quy hoạch

1.1. Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cơ bản

- Đặc điểm tự nhiên, hiện trạng và chiến lược phát triển KTXH vùng nghiên cứu;

- Hiện trạng công trình phòng, chống lũ: hồ chứa, hệ thống đê điều,... kết quả thực hiện quy hoạch đã phê duyệt trong thời kỳ trước; các vấn đề đặt ra bảo đm phòng, chống lũ;

- Tình hình lũ lụt trong những năm gần đây (từ 5 - 10 năm);

- Công tác quản lý, điều hành vận hành hệ thống công trình phòng, chống lũ; các giải pháp phi công trình trong công tác phòng, chống lũ.

1.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá

- Đánh giá tổng quát đặc điểm tự nhiên, KTXH, hiện trạng hệ thống công trình, vận hành công trình phòng, chống lũ vùng nghiên cứu;

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và các vấn đề còn tồn tại của quy hoạch phòng, chống lũ đã được phê duyệt thời kỳ trước, nguyên nhân của các vấn đề tồn tại;

- Đánh giá về điều kiện và diễn biến lũ lụt những năm gần đây, nhu cầu bảo vệ theo định hướng, chiến lược phát triển KTXH vùng quy hoạch;

- Phân tích sự cần thiết phải lập quy hoạch phòng, chống lũ đối với sự phát triển KTXH của vùng quy hoạch;

- Xác định các tài liệu cơ bản, dữ liệu, tài liệu khảo sát; rà soát kế thừa từ các quy hoạch, các dự án liên quan đã có;

- Tổng hợp, phân tích các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn, quy phạm,... phục vụ lập quy hoạch.

1.3. Xác định yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác lập quy hoạch

- Xác định tên quy hoạch;

- Xác định căn cứ lập quy hoạch;

- Xác định thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;

- Xác định quan điểm, mục tiêu, phương pháp lập quy hoạch;

- Xác định thời hạn lập quy hoạch;

- Xác định yêu cầu về nội dung quy hoạch; yêu cầu khảo sát kỹ thuật;

- Xác định tiến độ thực hiện lập quy hoạch;

- Xác định yêu cầu về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch;

- Xây dựng dự toán kinh phí chi tiết cho việc lập quy hoạch.

1.4. Xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập quy hoạch

2. Nội dung công việc lập quy hoạch

2.1. Thu thập tài liệu cơ bản

2.1.1. Thu thập tài liệu cơ bản đã có của các quy hoạch thời kỳ trước; các nghiên cứu có liên quan, bao gồm:

a) Các loại bản đồ nền và bản đồ kỹ thuật số hiện có trong vùng nghiên cứu, các ảnh vệ tinh (nếu có);

b) Niên giám thống kê 3 năm gần nhất các địa phương thuộc vùng nghiên cứu lập quy hoạch;

c) Tài liệu khí tượng, thủy văn, hải văn;

d) Tài liệu về tình hình ngập lụt qua các năm;

đ) Tài liệu địa hình, địa chất.

2.1.2. Xử lý, biên tập tài liệu đã thu thập

2.2. Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

2.2.1. Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế - xã hội

Điều tra, thu thập tài liệu về quá trình phát triển kinh tế, hiện trạng dân sinh kinh tế và định hướng phát triển KTXH từng địa phương, khu vực hành chính vùng nghiên cứu, những vấn đề có liên quan đến công tác phòng, chống lũ.

a) Hiện trạng kinh tế - xã hội

- Tài liệu về dân số, hiện trạng sử dụng đất;

- Tài liệu hiện trạng của các ngành có liên quan: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,...

b) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch

- Tài liệu chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển các ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,...;

- Tài liệu quy hoạch quốc gia; quy hoạch ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,...;

- Tài liệu quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng quy hoạch theo giai đoạn và tầm nhìn quy hoạch.

c) Tài liệu về hiện trạng công tác phòng, chống lũ

- Thông tin, dữ liệu, nhiệm vụ về công trình phòng, chống lũ hiện có: hồ chứa, đê điều,...;

- Tài liệu quản lý, điều hành công tác phòng, chống lũ;

- Tài liệu tình hình thiệt hại do lũ, lụt;

- Tài liệu về tình hình sạt lở bờ sông, cửa sông, ven biển.

d) Thu thập các loại bản đồ

- Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển KTXH;

- Bản đồ hiện trạng, quy hoạch công trình phòng, chống lũ/đê điều;

- Bản đồ ngập lụt, sạt lở;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

2.2.2. Công tác nội nghiệp

Xử lý, biên tập tổng hợp tài liệu thu thập:

- Xử lý, phân loại, biên tập dữ liệu, thông tin theo các nhóm;

- Số hóa dữ liệu, thông tin cần thiết;

- Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin, xác định và lập danh mục dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch;

- Tổng hợp dữ liệu, thông tin.

2.2.3. Tổng hợp kết quả điều tra, thu thập

- Tổng hợp, đánh giá kết quả khảo sát, điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu quy hoạch, tài liệu cơ bản hiện có và tài liệu cần thu thập;

- Hoàn chỉnh đề cương kỹ thuật; thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung quy hoạch cho phù hợp thực tế; đề xuất điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót trong đề cương nhiệm vụ (nếu có);

- Đánh giá sơ bộ các dự án nghiên cứu về quy hoạch phòng, chống lũ và đầu tư xây dựng công trình phòng chống lũ đã có; đề ra phương hướng lập quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo;

- Kế hoạch, tiến độ chi tiết công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu, nhiệm vụ lập QHPCL đã được phê duyệt;

- Tổng hợp, đánh giá các tài liệu khảo sát đã có, lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ lập quy hoạch;

- Tổng hợp báo cáo kết quả tài liệu khảo sát, điều tra, thu thập với chủ đầu tư; trình chủ đầu tư phê duyệt bổ sung, điều chỉnh đề cương nhiệm vụ (nếu có).

2.3. Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

2.3.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; hiện trạng phòng, chống lũ; kết quả thực hiện QHPCL thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm địa lý tự nhiên: Vị trí địa lý, phạm vi hành chính, giới hạn, diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch;

- Đặc điểm địa hình chung toàn vùng về độ cao, độ dốc, hướng dốc và diện tích phân bố từng dạng địa hình;

- Đặc điểm địa hình địa mạo, cấu tạo địa chất chung và phân vùng địa chất lưu vực. Điều kiện địa chất công trình và vật liệu xây dựng ở vùng tuyến công trình dự kiến xây dựng.

b) Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực phát triển

- Đặc điểm dân cư, dân số, tốc độ tăng dân số hàng năm,...; phân bố dân cư theo đơn vị hành chính và theo vùng bảo vệ;

- Quá trình phát triển các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng chịu ảnh hưởng lũ lụt như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, năng lượng, xây dựng - đô thị, giao thông, du lịch - dịch vụ,...;

- Phương hướng phát triển KTXH các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng chịu ảnh hưởng lũ lụt như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, năng lượng, xây dựng - đô thị, giao thông, du lịch - dịch vụ,...

c) Đánh giá hiện trạng phòng, chống lũ, kết quả thực hiện QHPCL thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

- Hiện trạng công trình phòng, chng lũ: Số lượng, quy mô các công trình phòng, chng lũ: Hồ chứa, đê điều, không gian thoát lũ, kênh thoát lũ, công trình điều tiết lũ, dân sinh kinh tế vùng bãi sông,... Đánh giá mức đảm bảo chống lũ, chất lượng công trình và khả năng chống lũ thực tế của các hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện có;

- Công tác quản lý, điều hành phòng, chống lũ: Bộ máy tổ chức, năng lực quản lý; cơ chế chính sách về phòng, chống lũ;

- Tình hình thiệt hại do lũ lụt: Phạm vi và mức độ ảnh hưởng, tổn thất về người và tài sản do lũ lụt gây ra. Phân tích nguyên nhân lũ, lụt; mức độ và phạm vi ảnh hưởng một số năm lũ điển hình, lũ lịch sử;

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch; những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân.

2.3.2. Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống lũ

a) Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Phân tích đặc điểm và đánh giá sự thay đổi chế độ khí tượng, thủy văn, hải văn vùng nghiên cứu do biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Đánh giá xu thế biến đổi dòng chảy năm, lũ trên các lưu vực trong vùng. Sự biến động của dòng chảy đến các hồ chứa tham gia điều tiết lũ;

- Phân tích, nhận định, đánh giá những ảnh hưởng của xu thế biến đổi mưa lũ đối với khả năng phòng, chống lũ.

b) Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống lũ.

2.3.3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; cơ hội và thách thức đối với công tác phòng, chống lũ

a) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong công tác phòng, chống lũ với hạ tầng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành khác;

b) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng công trình phòng, chống lũ trong phạm vi vùng nghiên cứu;

c) Các cơ hội và thách thức đối với công tác phòng, chống lũ trong vùng quy hoạch do phát triển KTXH, khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu.

2.3.4. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch

a) Quan điểm quy hoạch: Phù hợp với Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi quốc gia; quy hoạch vùng;

b) Mục tiêu: Đảm bảo chống lũ thiết kế của từng tuyến sông; đảm bảo thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra trên từng tuyến sông;

c) Nhiệm vụ: Xác định mức đảm bảo phòng, chống lũ cho từng khu vực; xác định lũ thiết kế và các giải pháp phòng, chống lũ;

d) Phạm vi quy hoạch: Xác định phạm vi về không gian; phạm vi về thời gian: thời gian quy hoạch, thời gian định hướng.

2.3.5. Tính toán quy hoạch phòng, chống lũ

a) Phân tích, tính toán đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn

- Phân tích tình hình lưới trạm quan trắc và tình hình tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn dòng chảy, các đặc trưng và liệt năm quan trắc, chất lượng tài liệu quan trắc;

- Phân tích diễn biến dòng chảy trên sông qua một số năm gần đây;

- Tính toán các đặc trưng dòng chảy mùa lũ như lưu lượng, mực nước lũ lớn nhất, nhỏ nhất hàng năm và năm lũ lịch sử theo tài liệu thực đo và theo tính toán tn suất; đường quá trình lũ tính toán tại các tuyến đặc trưng;

- Tính toán đặc trưng chế độ thủy văn vùng triều gồm chế độ triều, biên độ triều, tần suất triều, nước dâng do bão;

- Tính toán các đặc trưng thủy văn công trình gồm mực nước, lưu lượng thiết kế và kiểm tra tại các tuyến công trình, các biên và nút tính toán thủy lực;

- Tính toán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đặc trưng khí tượng, thủy văn, thủy lực mùa lũ.

b) Tính toán thủy lực lũ mạng lưới sông theo các phương án bằng mô hình toán

Yêu cầu tính toán thủy lực bằng mô hình toán:

- Thiết lập mô hình thủy lực: Xử lý s liệu; thiết lập sơ đồ mạng sông; thiết lập tài liệu địa hình, cập nhật số liệu mặt cắt ngang; thiết lập điều kiện biên; thiết lập và mô phỏng các công trình; hiệu chỉnh mô hình; kiểm định mô hình;

- Tính toán mô hình thủy lực theo các kịch bản mưa lũ và các phương án, giải pháp phòng, chống lũ;

- Trích xuất kết quả, bản đồ;

- Phân tích, nhận xét và kiến nghị các phương án.

c) Tính toán phương án phòng, chống lũ

- Phân vùng bảo vệ.

- Xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ:

+ Phân tích, xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ chung của vùng và cho từng tiểu vùng;

+ Tiêu chuẩn phòng chống lũ từng vùng bảo vệ phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội; thực trạng hệ thống công trình phòng chống lũ; khả năng thực hiện các giải pháp;

+ Đề xuất sơ bộ các phương án công trình phòng, chống lũ: Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu; xây dựng, tu bổ đê điều; xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác; làm thông thoáng dòng chảy đảm bảo tiêu chuẩn chống lũ.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

- Xác định không gian thoát lũ.

d) Xác định các giải pháp phòng, chống lũ

- Đề xuất giải pháp công trình: Nghiên cứu, tính toán và đề xuất các giải pháp công trình bảo đảm chống lũ thiết kế; nhiệm vụ và quy mô của từng loại công trình.

+ Hồ chứa: Xác định mực nước và dung tích hồ chứa, dung tích phòng, chống lũ hạ du, chế độ cắt lũ, tác dụng cắt lũ cho hạ du, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản khác của công trình;

+ Vùng chậm lũ: Giới hạn vùng chậm lũ, dung tích vùng chậm lũ, chế độ chậm lũ, tác dụng cắt lũ, một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính của vùng chậm lũ và công trình trong vùng chậm lũ;

+ Đường phân lũ: Bố trí đường phân lũ và các công trình trên đường phân lũ; lưu lượng phân lũ, chế độ phân lũ, tác dụng giảm lũ cho dòng chính, một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính của công trình trên đường phân lũ;

+ Đê điều: xác định tần suất chống lũ của đê, mực nước thiết kế đê, xác định vị trí tuyến đê (đối với khu vực chưa có đê), xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chính của hệ thống đê điều và công trình kết cấu hạ tầng đầu mối trên đê;

+ Chỉnh trị sông: Các đoạn sông, bờ bãi sông cần nạo vét, nắn dòng, gia cố. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính của các công trình chỉnh trị;

+ Kè bảo vệ bờ sông, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng;

+ Cải tạo, mở rộng các công trình cản trở thoát lũ.

- Đề xuất giải pháp phi công trình: Quản lý bãi sông; bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn; vận hành công trình; sử dụng hợp lý đất đai, sản xuất thích nghi; xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo; xây dựng kế hoạch ứng phó,...

2.4. Đề xuất danh mục công trình, kinh phí đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên

a) Xác định danh mục các công trình đầu tư thực hiện.

b) Xác định kinh phí đầu tư.

c) Phân tích hiệu quả kinh tế

- Hiệu ích định lượng;

- Hiệu ích định tính;

- Phân tích kinh tế: Kết quả phân tích kinh tế dùng để lựa chọn tần suất bảo đảm, các giải pháp, quy mô công trình phòng, chống lũ đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.

d) Đề xuất trình tự, phân giai đoạn thực hiện quy hoạch; Danh mục công trình, dự án ưu tiên trên cơ sở yêu cầu cấp bách của các khu vực, khả năng nguồn vốn và hiệu ích đầu tư.

đ) Dự kiến nguồn huy động vốn.

2.5. Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình phòng, chống lũ

Xác định sơ bộ diện tích đất để bố trí xây dựng các công trình theo quy hoạch đề xuất.

2.6. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch: Giải pháp về pháp luật, chính sách; giải pháp về tài chính, đầu tư; giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

2.7. Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch: Tổng hợp toàn bộ các nội dung chính đã phân tích, tính toán, kết quả đề xuất giải pháp quy hoạch;

- Báo cáo tóm tắt: Tóm tắt các nội dung chính, chủ yếu trong báo cáo tng hợp.

2.8. Lập các loại bản đồ

2.8.1. Yêu cầu các loại bản đồ cần lập

- Bản đồ hiện trạng công trình phòng, chống lũ;

- Bản đồ quy hoạch phòng, chống lũ;

- Bản đồ Atlat đóng thành tập phụ lục bản đồ, khổ A3.

2.8.2. Yêu cầu về tỷ lệ bản đồ

- Tỷ lệ tối thiểu 1:50.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch dưới 10.000 ha;

- Tỷ lệ tối thiểu 1:100.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch từ 10.000ha - 200.000 ha;

- Tỷ lệ tối thiểu 1:250.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch trên 200.000 ha.

2.9. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

- Rà soát, hoàn chỉnh các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt;

- Rà soát, hoàn chỉnh các loại bản đồ;

- Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch;

- Tổng hợp ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ theo các ý kiến góp ý;

- Hội thảo và lấy ý kiến:

+ Chuẩn bị tài liệu và các chuẩn bị khác phục vụ hội thảo (nhân bản tài liệu, gửi các tài liệu quy hoạch và các tài liệu liên quan để lấy ý kiến góp ý);

+ Tổ chức hội thảo;

- Hoàn chnh hồ sơ quy hoạch:

+ Tổng hợp các ý kiến góp ý;

+ Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- In ấn, nhân bộ, giao nộp và lưu trữ hồ sơ sản phẩm.

2.10. Sản phẩm quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

2.10.1. Các báo cáo quy hoạch

- Báo cáo tổng hợp;

- Báo cáo tóm tắt;

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển KTXH;

+ Báo cáo hiện trạng công tác phòng, chống lũ;

+ Báo cáo khí tượng, thủy văn;

+ Báo cáo thủy công, kinh tế;

+ Báo cáo tính toán thủy lực;

+ Báo cáo tính toán phương án phòng, chống lũ;

+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2.10.2. Các loại bản đồ

2.10.3. Các tài liệu khác (nếu có)

- Hồ sơ khảo sát kỹ thuật;

- Tài liệu thu thập, hình ảnh, phiếu điều tra...;

- Các văn bản liên quan về đồ án quy hoạch, văn bản góp ý cho báo cáo quy hoạch của các địa phương, Bộ, ngành liên quan.

2.10.4. Hình thức giao nộp và lưu trữ hồ sơ quy hoạch.

Thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

3. Nội dung công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch

3.1. Nội dung công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tương tự nội dung công việc lập nhiệm vụ quy hoạch, lập quy hoạch.

3.2. Định mức rà soát, điều chỉnh quy hoạch được tính toán theo quy định tại khoản 6.3 Điều 6, khoản 8.2 Điều 8 Chương I văn bản này.

4. Một số công việc liên quan đến hoạt động lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê

4.1. Điều tra chuyên đề

- Điều tra bãi sông: dân cư, cơ sở hạ tầng khu vực bối, bãi sông phục vụ cho việc quy hoạch quản lý bãi sông;

- Điều tra hiện trạng công trình phòng, chống lũ: đê, kè, cống, hồ chứa,...

Các điều tra chuyên đề cần được lập đề cương và dự toán riêng theo hình thức điều tra cơ bản phục vụ lập quy hoạch.

4.2. Khảo sát kỹ thuật

4.2.1. Khảo sát thủy văn

Yêu cầu về khảo sát thủy văn:

- Khảo sát đo đạc mực nước, lưu lượng dòng chảy lũ;

- Vị trí, khối lượng kho sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác điều tra khảo sát khí tượng thủy văn.

4.2.2. Khảo sát địa hình

Yêu cầu về khảo sát địa hình:

- Khảo sát đo đạc địa hình phục vụ lập quy hoạch;

- Khảo sát đo đạc địa hình phục vụ nghiên cứu bố trí công trình phòng, chống lũ;

- Đo các mặt cắt dọc ngang sông phục vụ tính toán thủy lực, chỉnh trị sông,... theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Vị trí, khối lượng khảo sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác khảo sát địa hình.

4.2.3. Khảo sát địa chất

Yêu cầu về khảo sát địa chất:

- Khảo sát địa chất địa điểm dự kiến bố trí công trình công trình phòng, chống lũ;

- Vị trí, khối lượng khảo sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác khảo sát địa chất.

4.3. Đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được xác định khối lượng thực hiện theo yêu cầu cụ thể từng dự án và dự toán riêng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hiện hành về lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

II. ĐỊNH MỨC

1. Định mức lao động

Định mức lao động các nội dung công việc được tính theo Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Định mức lao động

Đơn vị tính: Công nhóm/vùng chuẩn

TT

Nội dung công việc

Định biên cấp bậc bình quân (người /nhóm)

Định mức lao động (công nhóm)

Hệ s phi chuẩn Ki áp dụng

KS 3

KS 5

KSC 3

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

I

Thu thập tài liệu cơ bản

3

2

1

29,47

KF, K1, K5

II

Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

2

2

2

35,84

44,8

KF, K5, K6

III

Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

KF, K1, K2, K3, K4, K5, K6

1

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng phòng, chống lũ, kết quả thực hiện QHPCL thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

2

3

2

38,71

2

Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống lũ

2

3

2

23,24

3

Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; cơ hội và thách thức đối với phát triển phòng, chống lũ trên vùng quy hoạch

2

3

2

23,24

4

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch

2

3

2

23,24

5

Tính toán quy hoạch phòng, chng lũ

5.1

Phân tích đặc điểm khí tượng thủy văn, hải văn

2

2

3

58,91

14,73

5.2

Tính toán thủy lực, phương án phòng, chống lũ

2

2

3

78,55

19,64

5.3

Xác định các giải pháp phòng, chống lũ

2

2

3

78,55

19,64

6

Đề xuất danh mục công trình, ước tính vốn đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên

1

3

2

41,83

10,46

7

Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình phòng chống lũ

1

3

2

26,11

8

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

1

3

2

17,43

9

Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tt

4

4

86,63

21,66

10

Lập các loại bản đồ

2

2

2

35,84

11

Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

2

2

2

26,88

2. Định mức thiết bị

Định mức thiết bị được tính theo Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Định mức thiết bị

Đơn vị tính: Ca/ vùng chuẩn

TT

Danh mục thiết bị

Đơn vị tính

Thời hạn (tháng)

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW

Bộ

96

1.087

-

2

Máy Photocopy - 1KW

Cái

96

357

-

3

Máy tính xách tay - 0,04KW

Cái

60

1.087

131

4

Máy GPS cầm tay

Cái

120

-

71

Ghi chú: Các loại thiết bị được lấy theo quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị tại Quyết định 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017.

3. Định mức dụng cụ

Định mức dụng cụ được tính theo Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Định mức dụng cụ

Đơn vị tính: Ca/ vùng chuẩn

TT

Danh mục dụng cụ

Đơn vị tính

Thời hạn (tháng)

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Bàn làm việc

Cái

60

2.718

-

2

Ghế văn phòng

Cái

60

2.718

-

3

Máy in lazer A4 0,5KW

Cái

60

679

-

4

USB

Cái

12

2.718

141

5

Tủ đựng tài liệu

Cái

60

1.360

-

6

Dụng cụ khác

%

3,50

1,50

4. Định mức vật liệu

Định mức vật liệu được tính theo Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Định mức vật liệu

Đơn vị tính: Mức/ vùng chuẩn

TT

Danh mục vật liệu

Đơn vị tính

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Bút viết

Cái

485

116

2

Giấy A4 quy đổi

Ram

364

-

3

Mực in A4 quy đổi

Hộp

82

-

4

Mực photocopy

Hộp

62

-

5

Sổ ghi chép

Quyển

243

-

6

Sổ nhật ký

Quyển

-

116

7

Túi nhựa đựng tài liệu

Cái

1.518

116

8

Vật liệu khác

%

6,0

2,0

5. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp

Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng công việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được tính theo hệ số tại Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Hệ s sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị

TT

Nội dung công việc

Hệ số

I

Thu thập tài liệu cơ bản

0,03

II

Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

0,04

III

Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

1

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng phòng, chng lũ, kết quả thực hiện QHPCL thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

0,08

2

Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống lũ.

0,03

3

Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với phòng, chống lũ; cơ hội và thách thức đối với phát triển phòng, chống lũ trên vùng quy hoạch

0,03

4

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch

0,03

5

Tính toán quy hoạch phòng chống lũ

5.1

Phân tích, tính toán đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn

0,12

5.2

Tính toán thủy lực, phương án phòng, chống lũ

0,15

5.3

Xác định các giải pháp phòng, chng lũ

0,09

IV

Đề xuất danh mục công trình, ước tính vốn đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên

0,07

V

Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình phòng, chống lũ

0,03

VI

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

0,01

VII

Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch

0,22

VIII

Lập các loại bản đồ

0,04

IX

Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

0,03

Mục 2. QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU

I. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU

1. Nội dung công việc lập nhiệm vụ lập quy hoạch

1.1. Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cơ bản

- Đặc điểm tự nhiên, hiện trạng và chiến lược phát triển KTXH vùng nghiên cứu;

- Hiện trạng phòng chống lũ, hệ thống đê điều, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều đã phê duyệt trong thời kỳ trước; các vấn đề đặt ra bảo đảm phòng chống lũ và an toàn đê điều;

- Tình hình lũ lụt trong những năm gần đây (từ 5 - 10 năm);

- Công tác quản lý hệ thống công trình đê điều; các giải pháp phi công trình.

1.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá

- Đánh giá tổng quát đặc điểm tự nhiên, KTXH, hiện trạng hệ thống công trình đê điều;

- Đánh kết quả thực hiện quy hoạch và các vấn đề còn tồn tại của quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt thời kỳ trước, nguyên nhân của các vấn đề tồn tại;

- Đánh giá về điều kiện và diễn biến lũ lụt những năm gần đây, nhu cầu bảo vệ theo định hướng, chiến lược phát triển KTXH vùng nghiên cứu trong thời kỳ quy hoạch;

- Phân tích sự cần thiết phải lập quy hoạch đê điều đối với sự phát triển KTXH và kế hoạch, tầm nhìn chiến lược của vùng nghiên cứu;

- Xác định các tài liệu cơ bản, dữ liệu, tài liệu khảo sát; rà soát kế thừa từ các quy hoạch, các dự án liên quan đã có;

- Tổng hợp, phân tích các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn, quy phạm,... phục vụ lập quy hoạch.

1.3. Xác định yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác lập quy hoạch

- Xác định tên quy hoạch;

- Xác định căn cứ lập quy hoạch;

- Xác định thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;

- Xác định quan điểm, mục tiêu, phương pháp lập quy hoạch;

- Xác định thời hạn lập quy hoạch;

- Xác định yêu cầu về nội dung quy hoạch; yêu cầu khảo sát kỹ thuật;

- Xác định tiến độ thực hiện lập quy hoạch;

- Xác định yêu cầu về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch;

- Xây dựng dự toán kinh phí chi tiết cho việc lập quy hoạch.

1.4. Xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập quy hoạch.

2. Nội dung công việc lập quy hoạch

2.1. Thu thập tài liệu cơ bản

a) Thu thập tài liệu cơ bản đã của các quy hoạch thời kỳ trước; các nghiên cứu có liên quan, bao gồm:

- Các loại bản đồ nền và bản đ kỹ thuật số hiện có trong vùng nghiên cứu, các ảnh vệ tinh (nếu có);

- Niên giám thống kê 3 năm gần nhất các địa phương thuộc vùng nghiên cứu lập quy hoạch;

- Tài liệu khí tượng, thủy văn, hải văn;

- Tài liệu về tình hình ngập lụt qua các năm;

- Tài liệu địa hình, địa chất.

b) Xử lý, biên tập tài liệu thu thập.

2.2. Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

2.2.1. Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế xã hội

Điều tra, thu thập tài liệu về quá trình phát triển kinh tế, hiện trạng dân sinh kinh tế và định hướng phát triển KTXH từng địa phương, khu vực hành chính vùng nghiên cứu, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết liên quan đến công tác đê điều.

a) Hiện trạng kinh tế - xã hội:

- Các tài liệu về dân số, hiện trạng sử dụng đất;

- Tài liệu hiện trạng của các ngành có liên quan: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,...

b) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch:

- Tài liệu chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,...;

- Tài liệu quy hoạch quốc gia; quy hoạch ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, đô thị,;

- Tài liệu quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng nghiên cứu theo giai đoạn và tầm nhìn quy hoạch.

c) Tài liệu về hiện trạng đê điều:

- Thông tin, dữ liệu về các công trình đê điều hiện có;

- Tài liệu quản lý điều hành công tác phòng, chống lũ, hệ thống đê điều;

- Thu thập tài liệu về tình hình sự cố, hư hỏng đê điều;

- Tài liệu về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ảnh hưởng đến hệ thống đê điều.

d) Thu thập các loại bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển KTXH;

- Bản đồ hiện trạng, quy hoạch công trình phòng, chống lũ, đê điều;

- Bản đồ ngập lụt, sạt lở;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

2.2.3. Công tác nội nghiệp: Xử lý, biên tập tổng hợp tài liệu thu thập

- Xử lý, phân loại, biên tập dữ liệu, thông tin theo các nhóm;

- Số hóa dữ liệu, thông tin cần thiết;

- Chuẩn hóa các dữ liệu, thông tin, xác định và lập danh mục dữ liệu, thông tin được sử dụng phục vụ lập quy hoạch;

- Tổng hợp dữ liệu, thông tin.

2.2.4. Tổng hợp kết quả điều tra, thu thập, khảo sát ban đầu

- Tổng hợp, đánh giá kết qu khảo sát, điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu quy hoạch, tài liệu cơ bản hiện có và tài liệu cần thu thập;

- Hoàn chỉnh đề cương kỹ thuật; thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung quy hoạch cho phù hợp thực tế; đề xuất điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót trong đề cương nhiệm vụ (nếu có);

- Đánh giá sơ bộ các dự án nghiên cứu về quy hoạch đê điều và đầu tư xây dựng công trình đê điều đã có; đề ra phương hướng lập quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo;

- Kế hoạch, tiến độ chi tiết công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu, nhiệm vụ lập quy hoạch đê điều đã được phê duyệt;

- Tổng hợp, đánh giá các tài liệu khảo sát đã có, lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ lập quy hoạch;

- Tổng hợp báo cáo kết quả tài liệu khảo sát, điều tra, thu thập với chủ đầu tư; trình chủ đầu tư phê duyệt bổ sung, điều chỉnh đề cương nhiệm vụ (nếu có).

2.3. Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

2.3.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; hiện trạng đê điều, kết quả thực hiện quy hoạch đê điều thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm địa lý tự nhiên: Vị trí địa lý, phạm vi hành chính, giới hạn, diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch;

- Đặc điểm địa hình chung toàn vùng về độ cao, độ dốc, hướng dốc và diện tích phân bố từng dạng địa hình;

- Đặc điểm địa hình địa mạo, cấu tạo địa chất chung và phân vùng địa chất lưu vực. Điều kiện địa chất công trình và vật liệu xây dựng ở vùng tuyến công trình dự kiến xây dựng.

b) Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực phát triển

- Đặc điểm dân cư, dân số, tốc độ tăng dân số hàng năm,...; phân bố dân cư theo đơn vị hành chính và theo vùng bảo vệ;

- Quá trình phát triển các ngành kinh tế chủ yếu trong tuyến đê bảo vệ như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, năng lượng, xây dựng - đô thị, giao thông, du lịch - dịch vụ,...;

- Phương hướng phát triển KTXH các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng chịu ảnh hưởng lũ lụt như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, năng lượng, xây dựng - đô thị, giao thông, du lịch - dịch vụ,...

c) Đánh giá hiện trạng đê điều, kết quả thực hiện quy hoạch đê điều thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

- Phân tích, đánh giá hiện trạng các tuyến đê (đê chính, đê bao, đê bối), thân đê, cao trình, mặt cắt ngang, kết cấu mặt đê, hành lang chân đê, giếng giảm áp, kè, cống, cửa khẩu, điểm canh đê, tre chắn sóng, công tác quản lý, trang thiết bị, kho vật tư;

- Tình hình dân sinh, kinh tế dọc đê;

- Các vị trí trọng điểm xung yếu đê điều;

- Các hệ thống đê bao, đê bối, đê chuyên dùng;

- Khả năng chống lũ của các tuyến đê;

- Hiện trạng công tác quản lý;

- Phân tích, đánh giá tình trạng mưa bão, lũ lụt xảy ra hàng năm; sự cố hư hỏng đê điều;

- Đánh giá kết quả thực hiện theo quy hoạch thời kỳ trước trong vùng quy hoạch; những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân.

2.3.2. Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều và công tác đê điều.

a) Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Phân tích đặc điểm và đánh giá sự thay đổi chế độ khí tượng, thủy văn, hải văn vùng nghiên cứu do biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Đánh giá xu thế biến đổi dòng chảy năm, dòng chảy lũ trên các lưu vực sông trong vùng quy hoạch. Phân tích, nhận định, đánh giá những ảnh hưởng của xu thế biến đổi mưa lũ đối với khả năng chống lũ của hệ thống đê điều.

b) Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hệ thống đê điều

2.3.3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; cơ hội và thách thức đối với phát triển đê điều

a) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng của hệ thống đê điều với hạ tầng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành khác.

b) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng công trình đê điều trong phạm vi vùng nghiên cứu.

c) Các cơ hội và thách thức đối với phát triển đê điều.

2.3.4. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi quy hoạch

a) Quan điểm quy hoạch: Phù hợp với chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai; quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch phòng, chống lũ tuyến sông có đê.

b) Mục tiêu: Đảm bảo an toàn đê điều; đảm bảo chống lũ, bão theo tiêu chuẩn thiết kế.

c) Nhiệm vụ: Xác định nhiệm vụ của tuyến đê, thông số kỹ thuật của tuyến đê; vị trí quy mô các công trình đầu mối trên đê, diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ nâng cấp đê điều và các giải pháp thực hiện quy hoạch.

d) Phạm vi quy hoạch: Xác định phạm vi quy hoạch về không gian: lưu vực sông, khu vực cần lập quy hoạch; phạm vi về thời gian: thời gian quy hoạch, thời gian định hướng.

2.3.5. Tính toán quy hoạch đê điều.

a) Phân tích, tính toán đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn

- Phân tích tình hình lưới trạm quan trắc và tình hình tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn dòng chảy, các đặc trưng và liệt năm quan trắc;

- Phân tích diễn biến dòng chảy trên sông qua một số năm gần đây, khi các công trình thượng nguồn được xây dựng, lòng dẫn thay đổi;

- Tính toán các đặc trưng dòng chảy mùa lũ như lưu lượng, mực nước lũ lớn nhất, nhỏ nhất hàng năm và năm lũ lịch sử theo tài liệu thực đo và theo tính toán tn suất; đường quá trình lũ tính toán tại các tuyến đặc trưng;

- Tính toán đặc trưng chế độ thủy văn vùng triều gồm chế độ triều, biên độ triều, tần suất triều, nước dâng do bão;

- Tính toán các đặc trưng thủy văn công trình gồm mực nước, lưu lượng thiết kế và kiểm tra tại các tuyến công trình, các biên và nút tính toán thủy lực;

- Tính toán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đặc trưng khí tượng, thủy văn, thủy lực mùa lũ.

b) Tính toán thủy lực lũ mạng lưới sông theo các phương án bằng mô hình toán

Yêu cầu tính toán thủy lực bằng mô hình toán:

- Thiết lập mô hình thủy lực: Xử lý số liệu; thiết lập sơ đồ mạng sông; thiết lập tài liệu địa hình, cập nhật số liệu mặt cắt ngang; thiết lập điều kiện biên; thiết lập và mô phỏng các công trình; hiệu chỉnh mô hình; kiểm định mô hình;

- Tính toán mô hình theo các phương án, giải pháp đê điều: Các phương án tuyến đê; trường hợp tuyến đê theo hiện trạng; trường hợp tuyến đê theo phương án điều chỉnh, xây mới; trường hợp theo các cao trình đê khác nhau;

- Trích xuất kết quả, bản đồ;

- Phân tích, nhận xét và kiến nghị các phương án.

c) Xác định yêu cầu tiêu chuẩn phòng, chống lũ

- Tiêu chuẩn phòng chống lũ được quy định trong quy hoạch phòng, chống lũ;

- Lũ thiết kế: Mực nước, lưu lượng thiết kế.

d) Tính toán phương án quy hoạch đê điều

- Xác định nhiệm vụ, xác định cấp đê: Dựa vào tiêu chuẩn phòng, chống lũ; yêu cầu về mức đảm bảo chống lũ của tuyến sông có đê xác định được loại đê, nhiệm vụ của từng tuyến đê. Căn cứ vào số liệu về dân cư, kinh tế xã hội, diện tích vùng bảo vệ, độ sâu ngập lụt, mức độ quan trọng của vùng bảo vệ để xác định cấp đê;

- Xác định vị trí tuyến đê: trên cơ sở không gian thoát lũ, điều kiện địa hình địa chất, điều kiện dân sinh cơ sở hạ tầng xác định vị trí tuyến đê phù hợp đảm bảo ổn định lâu dài;

- Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê cần phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan trong vùng quy hoạch như thủy lợi, đô thị, đất đai, giao thông, công nghiệp,... và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực;

- Xác định các thông s kỹ thuật của tuyến đê: Xác định cao trình đê thiết kế được tính từ mực nước thiết kế đê và độ cao gia thăng an toàn của đê, chiều rộng mặt đê, mái đê phía sông, phía đồng theo tiêu chuẩn thiết kế đê.

đ) Xác định các giải pháp quy hoạch đê điều:

- Các giải pháp công trình: Xây dựng, nâng cấp, củng cố các tuyến đê đảm bảo mặt cắt theo thiết kế; xử lý những trọng điểm xung yếu về nền đê, thân đê; xây dựng mới các cống dưới đê, kè bảo vệ đê. Xây dựng các công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê,...;

- Giải pháp phi công trình: Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đê. Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tiên tiến trong quản lý, xây dựng đê điều. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quản lý, bảo vệ đê điều.

2.4. Đề xuất danh mục công trình, xác định kinh phí đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên

a) Xác định danh mục các công trình đầu tư thực hiện các giải pháp đê điều.

b) Xác định kinh phí đầu tư.

c) Phân tích hiệu quả kinh tế

- Hiệu ích định lượng;

- Hiệu ích định tính;

- Phân tích kinh tế: Kết quả phân tích kinh tế dùng để lựa chọn tần suất bảo đảm, tuyến, các giải pháp, quy mô công trình đê điều đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.

d) Đề xuất trình tự, phân giai đoạn thực hiện quy hoạch; danh mục công trình, dự án ưu tiên trên cơ sở yêu cầu cấp bách của các khu vực, khả năng nguồn vốn và hiệu ích đầu tư.

đ) Dự kiến nguồn huy động vốn.

2.5. Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đê điều

Xác định sơ bộ diện tích đất để bố trí xây dựng các công trình theo quy hoạch đề xuất.

2.6. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch: Giải pháp về pháp luật, chính sách; giải pháp về tài chính, đầu tư; giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

2.7. Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch: Tổng hợp toàn bộ các nội dung chính đã phân tích, tính toán, kết quả đề xuất giải pháp quy hoạch.

- Báo cáo tóm tắt: Tóm tắt các nội dung chính, chủ yếu trong báo cáo tổng hợp.

2.8. Lập các loại bản đồ

a) Yêu cầu các loại bản đồ cần lập

- Bản đồ hiện trạng hệ thống đê điều;

- Bản đồ quy hoạch hệ thống đê điều;

- Bản đồ Atlat đóng thành tập phụ lục bản đồ, khổ A3.

b) Yêu cầu về tỷ lệ bản đồ

- Tỷ lệ tối thiểu 1:50.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch dưới 10.000 ha;

- Tỷ lệ tối thiểu 1:100.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch từ 10.000ha - 200.000 ha;

- Tỷ lệ tối thiểu 1:250.000 tương ứng với diện tích đất quy hoạch trên 200.000 ha.

2.9. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

- Rà soát, hoàn chỉnh các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt.

- Rà soát, hoàn chỉnh các loại bản đồ.

- Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.

- Tổng hợp ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, liên quan; báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ theo các ý kiến góp ý;

- Hội thảo và lấy ý kiến:

+ Chuẩn bị tài liệu và các chuẩn bị khác phục vụ hội thảo (nhân bản tài liệu, gửi các tài liệu quy hoạch và các tài liệu liên quan để lấy ý kiến góp ý);

+ Tổ chức hội thảo;

- Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch:

+ Tổng hợp các ý kiến góp ý;

+ Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- In ấn, nhân bộ, giao nộp và lưu trữ hồ sơ sản phẩm.

2.10. Sản phẩm quy hoạch đê điều

a) Các báo cáo quy hoạch

- Báo cáo tổng hợp;

- Báo cáo tóm tắt;

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển KTXH;

+ Báo cáo hiện trạng đê điều;

+ Báo cáo khí tượng, thủy văn;

+ Báo cáo thủy công, kinh tế;

+ Báo cáo tính toán thủy lực;

+ Báo cáo tính toán phương án quy hoạch đê điều;

+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

b) Các loại bản đồ

c) Các tài liệu khác (nếu có)

- Hồ sơ khảo sát kỹ thuật.

- Tài liệu điều tra, thu thập, hình ảnh, phiếu điều tra...

- Các văn bản liên quan về đồ án quy hoạch, văn bản góp ý cho báo cáo quy hoạch của các bộ, ngành, địa phương liên quan.

d) Hình thức giao nộp và lưu trữ hồ sơ quy hoạch.

Thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

3. Nội dung công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch

3.1. Nội dung công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tương tự nội dung công việc lập nhiệm vụ quy hoạch, lập quy hoạch.

3.2. Định mc rà soát, điều chỉnh quy hoạch được tính toán theo quy định tại khoản 6.3 Điều 6, khoản 8.2 Điều 8 Chương I văn bản này.

4. Một số công việc liên quan đến hoạt động lập quy hoạch đê điều

4.1. Điều tra chuyên đề

- Điều tra hệ thống đê điều: cao trình, mặt cắt đê, công trình dưới đê; kè; phạm vi bảo vệ đê; tình hình vi phạm đê điều,...;

Các điều tra chuyên đề cần được lập đề cương và dự toán riêng theo hình thức điều tra cơ bản phục vụ lập quy hoạch.

4.2. Khảo sát kỹ thuật

4.2.1. Khảo sát thủy văn

Yêu cầu về khảo sát thủy văn:

- Khảo sát đo đạc mực nước, lưu lượng dòng chảy lũ;

- Vị trí, khối lượng khảo sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác điều tra khảo sát khí tượng thủy văn.

4.2.2. Khảo sát địa hình

Yêu cầu về khảo sát địa hình:

- Khảo sát đo đạc địa hình phục vụ nghiên cứu bố trí tuyến đê, công trình trên đê;

- Đo các mặt cắt dọc ngang sông phục vụ tính toán thủy lực, phục vụ tính toán quy hoạch đê điều,... theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Vị trí, khối lượng khảo sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác khảo sát địa hình.

4.2.3. Khảo sát địa chất

Yêu cầu về khảo sát địa chất:

- Khảo sát địa chất địa điểm dự kiến bố trí tuyến đê, công trình trên đê;

- Vị trí, khối lượng khảo sát: Theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch.

Nội dung công việc, định mức áp dụng theo quy định hiện hành về công tác khảo sát địa chất.

4.3. Đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được xác định khối lượng thực hiện theo yêu cầu cụ thể từng dự án và dự toán riêng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hiện hành về lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

II. ĐỊNH MỨC

1. Định mức lao động

Định mức lao động các nội dung công việc được tính theo Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Định mức lao động

Đơn vị tính: Công nhóm/vùng chuẩn

TT

Nội dung công việc

Định biên cấp bậc bình quân (người /nhóm)

Định mức lao động (công nhóm)

Hệ s điều chỉnh áp dụng

KS 3

KS 5

KSC 3

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

I

Thu thập tài liệu cơ bản

3

2

1

20,63

KF, K1, K5

II

Điều tra, thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

2

2

2

35,84

44,8

KF, K5, K6

III

Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

KF, K1, K2, K3, K4, K5, K6

1

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng đê điều, kết quả thực hiện quy hoạch Đê điều thời kỳ trước

2

3

2

27,09

2

Dự báo xu thế mưa lũ trong bi cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đê điều.

2

3

2

16,26

3

Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; cơ hội và thách thức đối với phát triển đê điều trên vùng quy hoạch

2

3

2

16,26

4

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi quy hoạch

2

3

2

16,26

5

Tính toán quy hoạch đê điều

5.1

Phân tích, tính toán đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn

2

2

3

41,23

10,31

5.2

Xác định yêu cầu tiêu chuẩn phòng, chống lũ

20,62

5,15

5.3

Tính toán thủy lực, phương án quy hoạch đê điều

2

2

3

54,98

13,74

5.4

Xác định các giải pháp quy hoạch đê điều

2

2

3

54,98

13,74

6

Đề xuất danh mục công trình, ước tính vốn đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên

1

3

2

41,83

10,46

7

Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đê điều

1

3

2

26,11

8

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

1

3

2

12,20

9

Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

4

4

60,64

15,16

10

Lập các loại bản đồ

2

2

2

25,08

11

Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

2

2

2

18,81

2. Định mức thiết bị

Định mức thiết bị được tính theo Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Định mức thiết bị

Đơn vị tính: Ca/ vùng chuẩn

TT

Danh mục thiết bị

Đơn vị tính

Thời hạn (tháng)

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW

Bộ

96

845

-

2

Máy Photocopy - 1KW

Cái

96

277

-

3

Máy tính xách tay - 0,04KW

Cái

60

845

112

4

Máy GPS cầm tay

Cái

120

-

60

Ghi chú: Các loại thiết bị được lấy theo quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị tại Quyết định 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017.

3. Định mức dụng cụ

Định mức dụng cụ dụng cụ được tính theo Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Định mức dụng cụ

Đơn vị tính: Ca/ vùng chuẩn

TT

Danh mục dụng cụ

Đơn vị tính

Thời hạn (tháng)

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Bàn làm việc

Cái

60

2.115

-

2

Ghế văn phòng

Cái

60

2.115

-

3

Máy in lazer A4 0,5KW

Cái

60

529

-

4

USB

Cái

12

2.115

121

5

Tủ đựng tài liệu

Cái

60

1.058

-

6

Dụng cụ khác

%

3,50

1,50

4. Định mức vật liệu

Định mức vật liệu được tính theo Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Định mức vật liệu

Đơn vị tính: Mức/ vùng chuẩn

TT

Danh mục vật liệu

Đơn vị tính

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

1

Bút viết

Cái

378

99

2

Giấy A4

Ram

283

-

3

Mực in A4

Hộp

63

-

4

Mực photocopy

Hộp

48

-

5

Sổ ghi chép

Quyển

189

-

6

Sổ nhật ký

Quyển

-

99

7

Túi nhựa đựng tài liệu

Cái

1.181

99

8

Vật liệu khác

%

6,0

2,0

5. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp

Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị cho công tác nội nghiệp của từng công việc lập Quy hoạch đê điều được tính theo hệ số tại Bảng 3.5

Bảng 3.5. Hệ s sử dụng vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị

TT

Nội dung công việc

Hệ số

I

Thu thập tài liệu cơ bản

0,03

II

Điều tra thu thập tài liệu dân sinh kinh tế

0,04

III

Các nội dung tính toán đề xuất giải pháp quy hoạch

1

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện KTXH; nguồn lực; đánh giá hiện trạng đê điều, kết quả thực hiện QH đê điều thời kỳ trước trên phạm vi vùng quy hoạch

0,08

2

Dự báo xu thế mưa lũ trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều và công tác đê điều

0,03

3

Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; cơ hội và thách thức đối với phát triển đê điều

0,03

4

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi quy hoạch

0,03

5

Tính toán thủy lực, quy hoạch đê điều

5.1

Phân tích đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn

0,10

5.2

Xác định yêu cầu tiêu chuẩn phòng, chống lũ

0,05

5.3

Tính toán phương án quy hoạch đê điều

0,12

5.4

Xác định các giải pháp quy hoạch đê điều

0,09

IV

Đề xuất danh mục công trình, ước tính vốn đầu tư, phân tích hiệu qu kinh tế, thứ tự ưu tiên

0,07

V

Xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đê điều

0,03

VI

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

0,01

VII

Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch

0,22

VIII

Lập các loại bản đồ

0,04

IX

Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch

0,03

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2022/TT-BNNPTNT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu22/2022/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2022/TT-BNNPTNT

Lược đồ Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế lập quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế lập quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu22/2022/TT-BNNPTNT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýNguyễn Hoàng Hiệp
                Ngày ban hành29/12/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế lập quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế lập quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê

                            • 29/12/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực