Thông tư 23/BXD-VKT

Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình


BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 23/BXD-VKT

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1994

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 385/HĐBT ngày 7 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

Để thực hiện cơ chế quản lý mới đối với công trình của các dự án đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình như sau :

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư (sau đây gọi là giá xây dựng công trình) là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của sản xuất và sản phẩm xây dựng nên mỗi công trình có giá trị xây dựng riêng được xác định bằng phương pháp lập dự toán theo qui mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng, cuối cùng thể hiện ở giá quyết toán công trình.

Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, giá xây dựng công trình được biểu thị bằng tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt ở giai đoạn thực hiện đầu tư và giá quyết toán công trình ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác dử dụng.

2. Giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kì và được quản lý theo qui định của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ.

3. Tất cả các công trình thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện theo các qui định về hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng của Thông tư nay. Các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có văn bản hướng dẫn riêng.

II. NỘI DUNG VÀ CĂN CỨ LẬP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. NỘI DUNG GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Tổng mức đầu tư là vốn đầu tư được dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư, đưa vào khai thức, sử dụng theo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá). Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án.

1.2. Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan : chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng (bao gồm cả yếu tố trượt giá).

Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, có kết cấu nền móng và địa chất thủy văn phức tạp phải thực hiện thiết kế hai bước : thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công thì tổng dự toán công trình lập theo thiết kế kỹ thuật.

Đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, sử lý nền móng không phức tạp được thực hiện thiết kế một bước : thiết kế kỹ thuật thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật thi công.

Nội dung chi phí của tổng dự toán công trình nêu trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

1.3. Dự toán hạng mục công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt là chi phí cần thiết để hoàn thành hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt theo khối lượng công tác xây lắp được đề ra trong thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình hoặc loại công tác riêng biệt đó.

1.4. Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu cùng với các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng đối với trường hợp đấu thầu hoặc chọn thầu, giá trị dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu.

1.5. Giá quyết toán công trình là toàn bộ chi phí hợp lý đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Nội dung chi tiết giá quyết toán công trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. CĂN CỨ LẬP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.

Để xác định được toàn bộ các chi phí cần thiết này theo giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng phải căn cứ vào những hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, cụ thể :

2.1. Khối lượng công tác :

- Khi lập tổng dự toán : khối lượng công tác (xây lắp, thiết bị, chi phí khác) của công trình được xác định theo thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế kỹ thuật thi công (với công trình thiết kế một bước).

- Khi lập dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt : khối lượng công tác được xác định theo khối lượng của thiết kế bản vẽ thi công (với công trình thiết kế 2 bước).

2.2. Giá chuẩn : là chỉ tiêu xác định chi phí bình quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của từng loại nhà, hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình (hay theo thiết kế hợp lý kinh tế). Trong giá chuẩn chỉ bao gồm giá trị dự toán của các loại công tác xây lắp trong phạm vi ngôi nhà, hạng mục công trình, công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi v.v... ) không bao gồm các chi phí không cấu thành trực tiếp trong phạm vi ngôi nhà hoặc hạng mục công trình như các chi phí để xây dựng các mục ngoài nhà như đường xá, cống rãnh, điện nước ngoài nhà... và chi phí mua sắm thiết bị của ngôi nhà, hạng mục công trình hoặc công trình v.v...

2.3. Đơn giá xây dựng cơ bản : là chỉ tiêu xác định những chi phí trực tiếp hay toàn bộ chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp tạo nên công trình.

Đơn giá xây dựng cơ bản được phân chia thành 2 loại chủ yếu là : đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp. Trong đó :

- Đơn giá chi tiết : bao gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.

- Đơn giá tổng hợp : bao gồm toàn bộ chi phí xã hội cần thiết, gồm chi phí về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công chi phí chung, lãi, thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở định mức dự toán tổng hợp.

2.4. Giá mua các thiết bị, giá cước vận thải, xếp dỡ, bảo quản, bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính.

2.5. Định mức các chi phí tính theo tỉ lệ và các bảng giá bao gồm :

- Định mức chi phí chung, giá khảo sát, thiết kế và các chi phí tư vấn khác theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng căn cứ vào Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ vào Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 về qui định khung giá các loại đất, Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

- Lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng căn cứ vào văn bản hướng dẫn xin phép sử dụng đất của Tổng cục Địa chính và văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng các công trình trong đô thị của Bộ Xây dựng.

- Các loại thuế, lãi, bảo hiểm công trình căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng các công tác chủ yếu và suất đầu tư, giá chuẩn, đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Tổng dự toán công trình bao gồm : chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

2.1. Chí phí xây lắp :

- Đối với những hạng mục công trình thông dụng xây dựng theo thiết kế điển hình thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở tổng diện tích hay công suất thiết kế của hạng mục công trình và mức giá chuẩn tương ứng.

- Đối với những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp nêu trong thiết kế kỹ thuật đơn giá tổng hợp của các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp thuộc hạng mục công trình đó.

2.2. Chi phí mua sắm thiết bị : được xác định theo số lượng thiết bị từng loại với giá trị tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị loại tướng ứng. Trong đó giá trị tính cho tấn hoặc 1 cái thiết bị gồm giá mua, chi phí vận chuyển đến công trình, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường và bảo hiểm thiết bị công trình.

2.3. Chi phí khác : bao gồm các chi phí không thuộc chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị và được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Các loại chi phí này được xác định theo định mức tính theo tỉ lệ (%) hoặc bảng giá cụ thể hay lập dự toán riêng tùy theo đặc điểm của từng loại chi phí, trong đó :

- Nhóm chi phí xác định theo định mức tính theo tỉ lệ (%) hoặc bảng giá cụ thể bao gồm chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế, chi phí quản lý dự án...

- Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán bao gồm chi phí không thể dùng bảng giá cụ thể hay định mức tính theo tỉ lệ (%) để lập dự toán được như : chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập số liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án, chi phí đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, chi phí thuế chuyên giá vận hành và sản xuất thử, v.v...

2.4. Chi phí dự phòng : được tính tối đa bằng 5% so với tổng các khoản chi phí nêu trên của công trình. Chi phí dự phòng chỉ dùng để dự trù vốn, không dùng để thanh toán. Khi phát sinh chi phí phải lập dự toán có sự thống nhất giữa A và B và trình cấp quyết định đầu tư giải quyết.

Tổng dự toán công trình là giới hạn tối đa vốn được sử dụng cho công trình làm cơ sở để lập kế hoặc vốn đầu tư và quản lý việc sử dụng vốn đầu tư; là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu hoặc chọn thầu.

Trình tự và phương pháp lập tổng dự toán công trình xây dựng trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

3. DỰ TOÁN XÂY LẮP CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CÁC LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP RIÊNG BIỆT :

Được xác định trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc đơn giá XDCB công trình (đối với những công trình được phép lập đơn giá riêng), định mức các chi phí tính theo tỉ lệ và các chế độ, chính sách có liên quan.

Phương pháp lập dự toán xây lắp chỉ cho các hạng mục công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt theo hướng dẫn phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.

Giá trị dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt này là giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu hoặc chọn thầu theo hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt và là căn cứ để xác định giá hợp đồng giao, nhận thầu.

IV. QUẢN LÝ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. VỀ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN

Định mức dự toán XDCB (chi tiết và tổng hợp) do Bộ Xây dựng chủ trì cùng với các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành nghiên cứu và ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. Đơn giá XDCB (chi tiết và tổng hợp) đều phải lập trên cơ sở các định mức dự toán đó. Trường hợp những loại công tác xây lắp hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong danh mục định mức dự toán hiện hành thì các ngành và địa phương phải tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại định mức đó và thỏa thuận với Bộ Xây dựng để áp dụng tạm thời nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày áp dụng ; đồng thời các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với các công trình do Trung ương quản lý) các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với các công trình do địa phương quản lý) phải tổ chức theo dõi việc thực hiện, báo cáo Bộ Xây dựng để hoàn chỉnh, bổ sung vào các tập định mức dự toán đã ban hành.

2. VỀ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CƠ BẢN

2.1. Đơn giá chi tiết được lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là đơn giá địa phương) do Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành được sử dụng để lập dự toán chi tiết và để làm căn cứ xác định giá xét thầu đối với tất cả các công trình của Trung ương và địa phương không phụ thuộc vào thầu đối với tất cả các công trình của Trung ương và địa phương không phụ thuộc vào cấp quyết định đầu tư, xây dựng trên địa phương đó. Riêng các tập đơn giá xây dựng cơ bản của các thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng và các tỉnh Quảng nam - Đà nẵng, Cần thơ trước khi ban hành hoặc bổ sung sửa đổi phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng (chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị). Đơn giá chi tiết do Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành liên quan (Tài chính, Vật giá, Giao thông, Thủy lợi... ) xây dựng theo nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2.2. Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước, trong trường hợp được phép chỉ định thầu do đặc điểm kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp hoặc một số công trình có điều kiện riêng biệt có thể được lập đơn giá riêng (gọi là đơn giá công trình ) theo phương pháp lập đơn giá XDCB do Bộ Xây dựng hướng dẫn. Ban đơn giá công trình gồm : chủ đầu tư, tổ chức nhận thầu xây lắp chính và cơ quan Tài chính hoặc Ngân hàng (nếu là vốn vay). Đơn giá riêng của một số công trình thuộc nhóm A do Bộ Xây dựng thống nhất với các ngành hoặc địa phương việc thành lập Ban đơn giá và xét duyệt đơn giá riêng của những công trình đó. Đơn giá riêng của các công trình khác (nếu có ) do các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng.

2.3. Đơn giá tổng hợp được lập theo các vùng (khu vực ) lớn, căn cứ vào điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng ở một tỉnh, thành phố đại diện cho vùng đó. Công trình ở các tỉnh, thành phố khác trong vùng sẽ được sử dụng hệ số điều chỉnh cho phù hợp. Đơn giá tổng hợp do Bộ Xây dựng chủ trì lập và ban hành, chỉ sử dụng để lập tổng dự toán các công trình ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, không dùng để lập dự toán chi tiết và thanh quyết toán khối lượng công tác hoàn thành.

ở những vùng chưa có đơn giá tổng hợp thì khi lập tổng dự toán sử dụng đơn giá tổng hợp lập theo điều kiện cụ thể của từng công trình do các Bộ, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt với sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng.

3. VỀ TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

3.1. Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định tổng dự toán các dự án thuộc nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ủy quyền Bộ trưởng quản lý ngành phê duyệt.

Đối với tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm B của các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức, đoàn thể trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.

Đối với tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm B, C của các Bộ quản lý ngành thì cơ quan quản lý XDCB của Bộ quản lý ngành chủ trì cùng các bộ phận có liên quan thẩm định tổng dự toán trình Bộ trưởng phê duyệt.

Đối với tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm B, C các công trình dân dụng, công nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Sở Xây dựng chủ trì cùng với các cơ quan có liên quan thẩm định trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định tổng dự toán công trình các dự án đầu tư chuyên ngành thuộc Sở quản lý. Riêng tổng dự toán công trình các dự án đầu tư chuyên ngành thuộc Sở quản lý. Riêng tổng dự toán công trình các dự án đầu tư chuyên ngành thuộc nhóm B do Sở Xây dựng chủ trì thẩm định, trình ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

3.2. Thời gian thẩm định tổng dự toán không quá 30 ngày đối với nhóm A, 25 ngày đối với nhóm B, 20 đối với nhóm C kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.3. Tất cả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu, chọn thầu hay được phép chỉ định thầu đều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc và phương pháp hướng dẫn tại Thông tư này.

Các công trình chỉ định thầu trước khi thi công phải có tổng dự toán được duyệt. Riêng các công trình hoặc hạng mục công trình đấu thầu, hoặc chọn thầu, chủ đầu tư phải lập tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình đấu thầu hoặc chọn thầu theo các qui định tại Thông tư này để làm cơ sở xét thầu. Để bảo đảm nguyên tắc giá xét thầu được giữ kín; cấp có thẩm quyền duyệt tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục chỉ được công bố giá trị tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ mời thầu.

4. ĐIỀU CHỈNH GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tổng dự toán công trình cũng như dự toán hạng mục công trình hoặc công tác xây lắp riêng biệt được duyệt chỉ được điều chỉnh bổ sung chi phí trong các trường hợp sau :

4.1. Khi cấp quyết định đầu tư thay đổi chủ trương xây dựng dẫn đến thay đổi thiết kế toàn bộ hay một bộ phận quan trọng của công trình thì căn cứ vào tài liệu thiết kế kỹ thuật mới được duyệt để lập lại dự toán. Trong trường hợp chỉ thay đổi một bộ phận của công trình thì khi lập lại dự toán bộ phận đó vẫn áp dụng các đơn giá XDCB lập theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán được duyệt nhằm đảm bảo sự nhất quán của tài liệu dự toán công trình.

4.2. Trường hợp do điều kiện xây dựng công trình cần sửa đổi, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công hoặc do thiếu sót về công tác khảo sát, thiết kế dẫn đến sự tăng, giảm khối lượng công tác xây lắp đã có danh mục trong dự toán hoặc phát sinh khối lượng công tác mới chưa có trong dự toán thì các khoản chi phí phát sinh này phải được cơ quan quyết định đầu tư chấp thuận thì mới được điều chỉnh, bổ sung dự toán cho các khối lượng công tác đó.

4.3. Khi Nhà nước thay đổi về giá cả, tiền lương và các chính sách chế độ có liên quan thì việc điều chỉnh, bổ sung chi phí được tiến hành như sau :

- Đối với các dự toán hạng mục công trình việc điều chỉnh chi phí do thay đổi về giá cả và tiền lương được tiến hành hàng thành hoặc qúi bằng cách xác định mức bù chênh lệch hoặc điều chỉnh của từng khoản mục chi phí trong dự toán, sau đó tổng hợp lại để xác định mức điều chỉnh chung của dự toán chi phí công trình.

Trong trường hợp có biến động lớn về giá cả, tiền lương, thì hàng năm các tỉnh, thành phố phải tiến hành xây dựng lại bộ đơn giá XDCB của mình theo định mức dự toán hiện hành, làm căn cứ lập dự toán và thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì với sự tham gia của các Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá vật liệu đến hiện trường xây lắp tại địa phương để làm căn cứ xác định mức bù chênh lệch chi phí vật liệu trong dự toán.

- Đối với tổng dự toán công trình, việc điều chỉnh do thay đổi giá cả và tiền lương được tiến hành hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

4.4. Việc tạm ứng và thanh toán các chi phí đối với các công trình đấu thầu được áp dụng theo qui chế đấu thầu do Nhà nước ban hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ ngày 1/1/1995. Những quy định trước đây trái với qui định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (giao thông, thủy lợi, hầm mỏ, đường giây tải điện và trạm biến thế, bưu điện, nông lâm ngư nghiệp ) căn cứ vào Thông tư  hướng dẫn cụ thể việc áp dụng cho phù hợp với từng loại công trình thuộc chuyên ngành với sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng. Trong quá trình áp dụng nếu gặp vướng mắc đề nghị các ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để cùng nghiên cứu giải quyết.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG




Ngô Xuân Lộc

 

PHỤ LỤC SỐ 1

NỘI DUNG CHI PHÍ CỦA TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Thông tư số 23/BXD - VKT ngày 15 tháng 12 năm 1994)

1. CHI PHÍ XÂY LẮP :

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng ;

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước, nhà xưởng v.v....) nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có);

- Chí phí xây dựng các hạng mục công trình;

- Chí phí lắp đặt các thiết bị công trình;

- Chí phí gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có);

- Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có)

2. CHI PHÍ MUA SẮM THIẾT BỊ :

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình;

- Chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường và bảo hiểm thiết bi công trình;

3. CHI PHÍ KHÁC :

3.1. Chi phí khác trong các giai đoạn đầu tư và xây dựng :

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư :

- Chi phí cho công tác điều tra, khảo sát, thu thập số liệu v.v... phục vụ việc lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với nhóm A và báo cáo nghiên cứu khả thi đỗi với các nhóm còn lại ;

- Chi phí tư vấn đầu tư gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi (nhóm A), hoặc khả thi ( nhóm B, C);

- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có).

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư :

- Lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng ;

- Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng ;

- Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;

- Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng;

- Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, chi phí thẩm định và xét duyệt hồ sơ thiết kế tổng dự toán công trình;

- Chi phí quản lý dự án :

+ Chi phí cho bộ máy quản lý dự án;

+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu và xét thầu ;

+ Chi phí lập và thẩm định đơn giá, dự toán công trình;

+ Chi phí giám sát công trình;

+ Chi phí lập hồ sơ hoàn công và tài liệu lưu trữ;

+ Các chi phí phục vụ quản lý khác của Ban quản lý dự án.

c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng :

- Chi phí thẩm định và quyết toán công trình, chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình;

- Chi phí dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị và chi phí thu hồi);

- Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất;

- Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất;

- Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được ) v.v...

3.2. Các chi phí khác :

- Khởi công công trình (nếu có);

- Chi phí ứng dụng công nghệ mới cho thi công công trình (nếu có);

- Chi phí bảo hiểm công trình v.v...

 

PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 23/BXD - VKT ngày 15 tháng 12 năm 1994)

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình và được tính toán cụ thể ở giai đoạn TKKT. Tổng dự toán công trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan : chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

1. CHI PHÍ XÂY LẮP

a. Tài liệu cần thiết để tính chi phí xây lắp :

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi) được duyệt;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật ;

- Khối lượng công tác xây lắp được tính toán từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phù hợp với danh mục của đơn giá tổng hợp hoặc định mức dự toán tổng hợp;

- Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể;

- Đơn giá tổng hợp;

- Giá chuẩn các ngôi nhà, hạng mục công trình thông dụng;

- Các chế độ, chính sách có liên quan v.v...

b. Phương pháp tính chi phí xây lắp :

Chi phí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí xây lắp của từng hạng mục công trình, loại công tác và kết cấu xây lắp của công trình đó.

Công thức tổng quát để tính chi phí xây lắp công trình :

G = gxl(i)                                     (1)

i=1

Trong đó :

gxl(i) - Giá trị dự toán xây lắp của hạng mục công trình, loại công tác và kết cấu xây lắp thứ i

- Đối với những hạng mục công trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc hội trường, kho tàng... ) được xây dựng theo thiết kế điển hình, hoặc thiết kế hợp lý kinh tế đã có trong bảng giá chuẩn thì giá trị dự toán xây lắp được xác định theo công thức :

n

g xl i = Pi.Si                              (2)

i=l

Trong đó :

Pi - Mức giá chuẩn tính cho 1 đơn vị diện tích hay 1 đơn vị sử dụng của hạng mục công trình thứ I có ghi trong bảng giá chuẩn;

Si - Diện tích hay qui mô sử dụng hạng mục công trình thứ i;

- Đối với những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt, giá trị dự toán xây lắp xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá tổng hợp của các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp thuộc hạng mục công trình đó.

i

g = Qij.ĐGij                               (3)

xl j=l

Trong đó :

Qij - Khối lượng công tác xây lắpl thứ j thuộc hạng mục công trình thứ i;

ĐGij - Đơn giá tổng hợp của loại công tác xây lắp thứ j thuộc hạng mục công trình thứ i.

2. CHI PHÍ MUA SẮM THIẾT BỊ

a. Tài liệu cần thiết để tinlh chi phí mua sắm thiết thiết bị :

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi (hoặc báo cáo khả thi) được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;

- Danh mục các thiết bị cần phải lắp đặt và không cần lắp đặt theo yêu cầu của công nghệ sản xuất của công trình xây dựng;

- Giá mua các thiết bị (phân theo danh mục thiết bị);

- Giá cước vận tải, bốc xếp;

- Chi phí bảo quản, bảo dưỡng, bảo hiểm v.v...

b. Phưong pháp tính chi phí mua sắm thiết bị :

Công thức tổng quát để tính chi phí mua sắm thiết bị :

n

G = QiMi                                   (4)

TB i=l

Trong đó :

Qi - Trọng lượng (tấn), số lượng (cái) thiết bị (nhóm tiết bị) thứ i;

Mi - Giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái (nhóm) thiết bị thứ i của công trình,

Mi=mi + ni + vi + hi (5)

mi - Giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái (nhóm) thiết bị thứ i ở nơi mua hay đến cảng Việt nam;

ni - Chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái (nhóm) thiết bị thứ i ở nơi mua hay đến cảng Việt nam tới công trình;

ni - Chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1 tấn hoặc 1 cái (nhóm) thiết bị thứ

hi - Chi phí bảo hiểm thiết bị thứ

3. CHI PHÍ KHÁC

a. Tài liệu cần thiết để tính chi phí khác :

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt;

- Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công

- Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể;

- Bảng giá khảo sát, thiết kế;

- Các chế độ chính sách có liên quan v.v...

b. Phương pháp tính chi phí khác :

- Nhóm tính theo định mức tỉ lệ hoặc bảng giá bao gồm : chi phí khảo dựng, thiết kế xây dựng, chi phí quản lý dự án... Các chi phí này được xác định vào định mức tỉ lệ, bảng giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Nhóm các chi phí khác còn lại không thể tính theo định mức tỉ lệ hoặc thì lập dự toán chi tiết.

Công thức tổng quát để tính chi phí khác :

n

Gk= Bi+ Ci                                (6)

i=l j =l

Công thức tổng quát để tính chi phí khác :

n

G = Bi+ Cj                                 (6)

k i=l j=l

Trong đó :

Bi - Chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỉ lệ hoặc bảng giá;

Ci - Chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán chi tiết.

4. CHI PHÍ DỰ PHÒNG

Chi phí dự phòng được xác định bằng 5% toàn bộ giá trị công trình :

G = (G + G + G ) x 5%               (7)

DP xl TB

Tổng dự toán công trình được xác định theo công thức :

G = G + G + G + G (8)

TDT xl TB K

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/BXD-VKT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu23/BXD-VKT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/12/1994
Ngày hiệu lực01/01/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/BXD-VKT

Lược đồ Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu23/BXD-VKT
              Cơ quan ban hànhBộ Xây dựng
              Người kýNgô Xuân Lộc
              Ngày ban hành15/12/1994
              Ngày hiệu lực01/01/1995
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình

                    • 15/12/1994

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 01/01/1995

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực