Thông tư 31-TT

Thông tư 31-TT-1974 hướng dẫn về công tác y tế áp dụng đối với các hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp ở trung du và miền núi do Bộ Y tế- Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương- Bộ Tài Chính ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 31-TT hướng dẫn công tác y tế hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp trung du miền núi


BỘ Y TẾ-UỶ BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 31-TT

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC Y TẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, LÂM NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI

Thi hành quyết định số 129-CP ngày 25-5-1974 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với các hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi, liên Bộ Y tế - Ủy ban nông nghiệp trung ương – Tài chính ra thông tư này quy định và hướng dẫn một số điểm về công tác y tế áp dụng đối với các hợp tác xã nói trên như sau:

I. VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ Y TẾ

1. Các tỉnh đồng bằng có dân đi tham gia các hợp tác xã  mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi phải có trách nhiệm bố trí đầy đủ cán bộ y tế có chất lượng (tinh thần phục vụ, trình độ chuyên môn…) cùng đi để đảm nhiệm công tác giữ vệ sinh, phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào trong khi đi đường và trong lao động sản xuất ở cơ sở mới, cụ thể là:

- Cứ 200 lao động chính đưa đi thì phải cử 1 cán bộ y tế xã và 1 nữ hộ sinh xã đi theo chăm sóc sức khoẻ đồng bào lúc đi đường;

- Cứ 600 lao động chính đưa đi thì phải cử 1 y sĩ xã, 1 y tá xã, 1 nữ hộ sinh xã đi theo và ở lại công tác ở trạm y tế xã địa phương mới;

- Cứ có 10000 lên xây dựng cơ sở mới thì cơ sở chữa bệnh sẵn có ở khu vực đó được  tăng thêm 15 giường bệnh; địa phương có dân đi tham gia xây dựng cơ sở mới phải cử một số cán bộ y tế trong biên chế Nhà nước đến công tác tại cơ  sở chữa bệnh này.

2. Những cơ sở sản xuất được tổ chức thành các hợp tác xã mới, quy mô lớn, hoặc thành lập xã mới ở xa đường giao thông, xa bệnh viện huyện, tỉnh cần xây dựng một trạm y tế xã. Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc… của trạm y tế xã phải theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Việc xây dựng nhà cửa và  trang bị ban đầu (bàn ghế, giường, tủ, màn, chậu…) của trạm y tế xã mới thành lập nằm trong quy hoạch xây dựng chung và do ngân sách Nhà nước (ngân sách địa phương có vùng kinh tế mới) trợ cấp. Sau đó hợp tác xã hoặc xã phải tự lo các chi phí về sử dụng, bảo quản, sửa chữa thay thế… Trạm y tế xã mới này được Nhà nước (Bộ Y tế) cấp (cấp một lần) 1 bộ dụng cụ y tế.

Đối với những xã có đồng bào miền xuôi lên sinh sống xen kẽ với đồng bào địa phương và tổ chức thành hợp tác xã  thì trạm y tế xã sẵn có ở nơi đó chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đồng bào mới đến và tận dụng cơ sở nhà cửa và các phương tiện sẵn có.

Để giúp đỡ các trạm y tế xã có nhu cầu phục vụ tăng lên, Uỷ ban hành chính tỉnh địa phương sẽ xét trợ cấp cho xã để sửa sang và mở rộng thêm trạm y tế xã sẵn có và trang bị thêm cho trạm một số dụng cụ y tế cần thiết.

II.  CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ XÃ

 Về chính sách chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích cán bộ y tế xã và các cán bộ khác… lên công tác lâu dài ở trung du và miền núi, Chính phủ sẽ có quy định sau.

III. CHẾ ĐỘ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

1. Trước khi đưa đồng bào đi xây dựng cơ sở mới ở trung du và miền núi, cơ quan y tế nơi có người đi phải tổ chức khám sức khoẻ và kiểm tra lại việc tiêm chủng vacxin phòng dịch cho đồng bào. Những người đang mắc bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, ho gà, lỵ, viêm gan do siêu vi trùng…) phải được chữa khỏi bệnh rồi mới đưa đi. Những người chưa tiêm chủng vacxin phải tiêm chủng trước khi đi. Những người mắc bệnh lây hoặc bệnh mãn tính như lao, phong, hen xuyễn, loét dạ dày… thì không nên cho đi.

2. Khi ra đi mỗi người được Nhà nước trợ cấp 0,10đ tiền thuốc đi đường. Khoản chi này do ngân sách địa phương nơi có người đi đài thọ và cấp bằng thuốc. Cán bộ y tế đi theo đồng bào phải quản lý, sử dụng tốt số thuốc này; nếu trong khi đi đường không dùng hết thì bỏ vào túi thuốc của đơn vị. Tuyệt đối không dùng tiền thuốc để chi các khoản khác.

3. Khi đã có đồng bào đến xây dựng cơ sở mới, hợp tác xã hoặc xã sở tại được Nhà nước cấp tiền thuốc thông thường và cấp cứu theo tiêu chuẩn mỗi người 0,30đ một tháng trong thời gian 3 năm đầu. Sau 3 năm, nếu hợp tác xã mới hoặc xã mới còn gặp khó khăn về kinh tế thì Nhà nước sẽ xét để trợ cấp tiếp. Khoản tiền thuốc này do ngân sách địa phương có dân đến đài thọ và cấp bằng thuốc. Số thuốc này sẽ tập trung tại tủ thuốc của đơn vị để điều trị và phân phối cho các túi thuốc cấp cứu của hợp tác xã hoặc của đội sản xuất.

4. Những người đi xây dựng cơ sở mới (kể cả lao động chính và gia đình) đến địa phương nào cũng được hưởng mọi quyền lợi về tiêm chủng phòng bệnh, chống dịch, uống thuốc điều trị sốt rét, phun DDT, trong diện thực hiện kế hoạch tiêu diệt sốt rét như đồng bào địa phương.

5. Đồng bào đi xây dựng cơ sở mới khi ốm đau được nhận vào khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện gần nhất. Trường hợp phải vào nằm điều trị tại bệnh viện thì trong 3 năm đầu được miễn trả viện phí. Tiền viện phí do quỹ cứu tế xã hội tỉnh có dân đến đài thọ.

Đối với cán bộ trong biên chế Nhà nước và các cán bộ khi ốm đau thì vẫn áp dụng chế độ hiện hành.

6. Các bệnh viện tuyến huyện có các vùng kinh tế mới nếu có điều kiện thuận tiện cho việc điều trị đồng bào vùng kinh tế mới thì được tăng thêm giường bệnh theo tiêu chuẩn 15 giường bệnh cho 10000 đồng bào mới đến (thí dụ: Trong huyện tăng 2000 nhân khẩu mới đến để xây dựng vùng mới thì được tăng thêm 3 giường bệnh); số giường bệnh tăng thêm được cấp kinh phí  theo định mức tiêu chuẩn hiện hành. Khi cần tăng giường bệnh, địa phương cần báo cáo về Bộ Y tế để trình Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước duyệt.

Những vùng kinh tế mới có trên 30000 đồng bào mới đến mà đường giao thông đến các bệnh viện có khó khăn và cách xa bệnh viện trên 20 kilômét thì được thành lập bệnh viện với quy mô từ 50 giường bệnh trở lên để chăm sóc sức khoẻ đồng bào khi ốm đau. Việc thành lập bệnh viện mới do địa phương nghiên cứu và đề nghị Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Y tế xét duyệt.

IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Thông tư này chỉ áp dụng cho những người đi xây dựng các hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi ở xa địa phương cũ theo tổ chức và kế hoạch của Nhà nước.

Đối với số người đi lẻ tẻ, đi gần (sáng đi, tối về) thì không áp dụng thông tư này.

Nhận được thông tư này, các tỉnh căn cứ vào kế hoạch đưa người của địa phương đi xây dựng trung du và miền núi đã được Uỷ ban Nông nghiệp trung ương duyệt mà dự trù kinh phí về thuốc men, dụng cụ y tế và chuẩn bị lực lượng cán bộ y tế đi theo phục vụ đồng bào.

Để tránh tình trạng đồng bào bị ốm đau mà thiếu thuốc dùng trong thời gian đầu ở địa phương mới, địa phương nơi có dân đi, ngoài việc cấp 0,01đ tiền thuốc đi đường theo quy định ở điểm 2 mục III trên đây, cần dự trù thêm một số thuốc thông thường và cấp cứu theo tiêu chuẩn 0,03đ một người/ 1 tháng. Từ thán thứ hai trở đi, địa phương nơi đến lo việc dự trù thuốc cho đồng bào mới đến.

Để đảm bảo đoàn kết dân tộc, đoàn kết người cũ ở địa phương và người mới đến, cần giải thích cho đồng bào nhận rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào mới đến trong thời gian đầu, sản xuất chưa ổn định, đời sống còn khó khăn, khí hậu chưa quen dễ sinh ra ốm đau, bệnh tật tạo điều kiện cho đồng bào mới đến được an tâm, phấn khởi góp phần xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối với đồng bào đi xây dựng các cơ sở mới ở vùng cao miền núi thì áp dụng theo quyết định của Hội đồng Chính phủ số 156-CP ngày 7-10-1968 về công tác y tế vùng cao miền núi và thông tư hướng dẫn số 12 ngày 5-5-1969 của liên Bộ Y tế - Nội vụ - Tài chính.

Trong quá trình thực hiện thông tư này các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố và các ngành sở quan cần nắm vững phương châm cơ bản của việc xây dựng hợp tác xã là dựa vào lực lượng hợp tác xã là chính, đồng thời có sự tích cực giúp đỡ của Nhà nước để giải quyết các trường hợp cụ thể. Mặt khác cần nêu cao tinh thần cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà, tiết kiệm công quỹ và có biện pháp chặt chẽ ngăn chặn tình trạng tham ô, lãng phí thuốc men, vật tư và tiền vốn của Nhà nước.

Các cấp lãnh đạo công tác ở các vùng kinh tế mới, các ngành y tế, tài chính các tỉnh cần đặt thành chế độ kiểm tra việc thực hiện thông tư này và tiếp tục góp ý kiến với các Bộ sở quan về những điểm cần bổ khuyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành và bãi bỏ các quy định cũ trái với những quy định mới này.

K.T BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG
 

 
 
 
Bác sĩ Hoàng Đình Cầu

K.T CHỦ NHIỆM
 UỶ BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
UỶ VIÊN
 

 
 
Trần Quốc Mạnh

K. T BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

 
 
 
Hoàng Văn Diệm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 31-TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu31-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/11/1974
Ngày hiệu lực05/11/1974
Ngày công báo15/11/1974
Số công báoSố 19
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 31-TT hướng dẫn công tác y tế hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp trung du miền núi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 31-TT hướng dẫn công tác y tế hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp trung du miền núi
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu31-TT
          Cơ quan ban hànhBộ Y tế, Bộ Tài chính, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương
          Người kýHoàng Văn Diệm, Hoàng Đình Cầu, Trần Quốc Mạnh
          Ngày ban hành05/11/1974
          Ngày hiệu lực05/11/1974
          Ngày công báo15/11/1974
          Số công báoSố 19
          Lĩnh vựcThể thao - Y tế
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật17 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 31-TT hướng dẫn công tác y tế hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp trung du miền núi

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 31-TT hướng dẫn công tác y tế hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông thôn, lâm nghiệp trung du miền núi

                      • 05/11/1974

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/11/1974

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 05/11/1974

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực