Thông tư 328-TTg

Thông tư 328-TTg-1974 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V sẽ tổ chức vào ngày chủ nhật, mùng 06/04/1975 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 328-TTg bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 328-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHO CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA V  ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐÃ QUYẾT ĐỊNH CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA V SẼ TỔ CHỨC VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, MÙNG 06 THÁNG 04 NĂM 1975

Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thêm về một số vấn đề sau đây.

I. NHỮNG CÔNG TÁC CẦN PHẢI HOÀN THÀNH THEO ĐÚNG THỜI HẠN QUY ĐỊNH

1. Các ban bầu cử phải được lập xong trước ngày 20 tháng 02 năm 1975; các  tổ bầu cử phải được lập xong trước ngày 17 tháng 03 năm 1975. Việc thành lập các ban, tổ bầu cử phải bảo đảm đủ số lượng và đúng thành phần. Những người được cử vào các ban, tổ bầu cử phải được nhân dân tín nhiệm và có năng lực làm việc. Sau khi được thành lập các ban, tổ bầu cử phải tổ chức  nghiên cứu để nắm vững những nguyên tắc, thể lệ về bầu cử, về chức năng, nhiệm vụ của mình và phải có chương trình kế hoạch công tác cụ thể. Các Ủy ban hành chính tỉnh, huỵên, xã và cấp tương đương có trách nhiệm cung cấp phương tiện và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức này hòan thành nhiệm vụ.

2. Danh sách cử tri phải được lập xong và  niêm yết trước ngày 07 tháng 03 năm 1975 . Việc lập danh sách cử  tri phải bảo đảm không bỏ sót một người nào có quyền bầu cử và không ghi lầm một người nào không có quyền bầu cử.

3. Các chính đảng, các đoàn thể nhân dân giới thiệu người ra ứng cử, phải nộp tại ban bầu cử trước ngày 07 tháng 03 năm 1975: giấy giới thiệu người ra ứng cử, đơn ứng cử của người được giới thiệu và giấy chứng nhận người ứng cử có đủ điều kiện ứng cử.

4. Những người tự ra ứng cử phải nộp tại ban bầu cử trước ngày 07 tháng 03 năm 1975: đơn ứng cử và giấy chứng nhận có đủ điều kiện ứng cử.

5. Ban bầu cử phải công bố danh sách  những người ứng cử trước ngày 17 tháng 03 năm 1975.

6. Thẻ cử tri và phiếu bầu cử phải được phát cho các tổ bầu cử trước ngày 29 tháng 03 năm 1975.

II. NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ

A. Những người có quyền bầu cử, ứng cử:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử (trừ những người mất trí và những người bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử, ứng cử); công dân đang ở trong Quân đội và các lực lượng Công an nhân dân vũ trang đều có quyền bầu cử, ứng cử. Căn cứ vào những điều đã được quy định trên đây của luật pháp, những người sau đây cũng có quyền bầu cử, ứng cử:

1. Những địa chủ kháng chiến, những địa chủ thường đã được thay đổi thành phần;

2. Những địa chủ thường có đủ điều kiện theo như luật pháp quy định để được thay đổi thành phần, nhưng vì lẽ này, lẽ khác chưa được đề nghị lên Ủy ban hành chính tỉnh chuẩn y cho thay đổi thành phần, thì Ủy ban hành chính xã xét cho họ được tham gia bầu cử. Gặp trường hợp chưa rõ ràng, Ủy ban hành chính xã báo cáo lên Ủy ban hành chính huyện quyết định;

3. Những người đang bị truy tố về tội hình sự nhưng không bị tạm giam;

4. Những người bị án tù treo về tội hình sự mà luật pháp không quy định kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử, ứng cử;

5. Những người bị tòa án tuyên án phạt tù không kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử ứng cử hay quản chế và chưa bị giam;

6. Những người bị án phạt tù không kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử, ứng cử hay quản chế, đã được tạm tha hoặc được tha hẳn trước khi hết hạn tù;

7. Những người trước đây bị án phạt tù có kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử, ứng cử từ 5 năm trở lên mà tính từ khi mãn hạn tù hoặc từ khi được tha trước thời hạn, đến ngày bầu cử đã quá 5 năm;

8. Những người bị cải tạo tại chỗ, những người bị bắt buộc cư trú hoặc cấm cư trú ở một số địa phương;

9. Những người lạc ngũ; những người đào ngũ trong khi chờ đợi xử lý mà không bị giam, được ban quân sự địa phương đề nghị cho tham gia bầu cử.

B. Những người có quyền bầu cử, ứng cử nhưng không được sử dụng quyền này:

1. Những người đang bị tạm giam; những người đang bị giam để thi hành một bản án phạt tù không kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử, ứng cử, hoặc quản chế;

2. Những người đang có  lênh truy  nã mà trốn tránh không ra trình diện với cơ quan có trách nhiệm.

C. Những người không có quyền bầu cử, ứng cử:

1. Những người mất trí (người mất trí là người bị bệnh và tâm thần, không tự chủ được trong suy nghĩ và hành động, không có khả năng phân biệt phải trái, đúng sai …);

2. Những người can tội phản cách mạng đã bị Tòa án xử phạt tước quyền bầu cử, ứng cử từ 2 đến 5 năm, mà kể từ sau khi mãn hạn tù hoặc kể từ khi được tha trước thời hạn và tính đến ngày bầu cử vẫn còn trong thời hạn bị tước quyền bầu cử, ứng cử;

3. Những địa chủ thường chưa được thay đổi thành phần;

4. Những địa chủ cường hào ác đã bị án tù trong cải cách ruộng đất, cải cách dân chủ mà tính đến ngày bầu cử tuy đã mãn hạn tù nhưng chưa quá 5 năm hoặc mãn hạn tù đã qua 5 năm nhưng chưa được thay đổi thành phần;

5. Những người đang bị tập trung giáo dục cải tạo;

6. Những người đang bị quản chế;

7. Những người bị án tù treo về tội hình sự mà luật pháp quy định có kèm theo hình phạt tước quyền bầu cử, ứng cử còn đang trong thời hạn thử thách định trong bản án.

III. TỔ CHỨC NGÀY BẦU CỬ

Ngày  bầu cử đại biêu Quốc hội phải được tổ chức trang nghiêm, bảo đảm đúng thể lệ bầu cử và an toàn tuyệt đối. Trong phòng bỏ phiếu, phải có đủ phương tịên cần thiết như: bàn, ghế, bút, mực …, để cử tri tiến hành bầu cử được thuận tiện. Bàn viết  phiếu phải bảo đảm cho cử tri thực hiện được nguyên tắc bỏ phiếu kín. Các hòm phiếu phải được nguyên tắc bỏ phiếu của mình có bao nhiêu người già yếu, ốm đau, tàn tật không thẻ đi bỏ phiếu được, để tổ chức hòm phiếu phụ. Cuộc bỏ phiếu phải bảo đảm đúng giờ như luật quy định. Nơi nào cử tri đã bỏ phiếu. Khi kết thúc cuộc bỏ phiếu, phải tiến hành kiểm phiếu ngay. Khi kiểm phiếu, phải có 2 cử tri được mời đến chứng kiến. Các tổ bầu cử kiểm phiếu xong, phải lập biên bản theo đúng thể thức đã quy định và phải gửi ngay những biên bản đó lên ban bầu cử.

Chi phí cho cuộc bầu cử phải rất tiết kiệm, hết sức tránh lãng phí; cần tận dụng những vật liệu sẵn có và chi mua sắm những thứ mà địa phương không tự túc được. Nghiêm cấm việc lợi dụng ngày bầu cử để ăn uống liên hoan.

Khi bầu cử xong, các Ủy ban hành chính  thành phố  thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, thị trấn cần bảo quản tốt những dụng cụ, vật liệu đã dùng trong cuộc bầu cử như: con dấu, hòm phiếu, và thẻ cử tri (chưa dùng đến) để dùng cho cuộc bầu cử sau.

Để bảo đảm cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V được thật sự dân chủ, đúng pháp luật và thu được kết quả tốt đẹp, làm cho mọi công dân phấn khởi, tin tưởng, hăng hái tham gia bầu cử, Ủy ban hành chính các cấp (nhất là các Ủy ban hành chính thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, xã, trị trấn) cần có kế hoạch chuẩn bị và thực hiện tốt những công việc theo quyền hạn và trách nhiệm của mình; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ những đơn vị trực thuộc và các tổ chức bầu cử tiến hành chu đáo các bước chuẩn bị cho cuộc bầu cử và ngày bầu cử, đặc biệt chú trọng giúp đỡ những đơn vị yếu và có khó khăn.

Thông tư này phải được phổ biến rộng rãi đến mọi công dân.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 

 
 
Lê Thanh Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 328-TTg

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu328-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/1974
Ngày hiệu lực15/01/1975
Ngày công báo31/12/1974
Số công báoSố 24
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 328-TTg bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 328-TTg bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu328-TTg
              Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
              Người kýLê Thanh Nghị
              Ngày ban hành31/12/1974
              Ngày hiệu lực15/01/1975
              Ngày công báo31/12/1974
              Số công báoSố 24
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật18 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 328-TTg bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 328-TTg bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội

                          • 31/12/1974

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 31/12/1974

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 15/01/1975

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực