Thông tư 35-TT/LB

Thông tư 35-TT/LB năm 1959 quy định chế độ trợ cấp mất sữa do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành.

Nội dung toàn văn Thông tư 35-TT/LB chế độ trợ cấp mất sữa


BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35-TT/LB

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MẤT SỮA

Kính gửi:

- Các Bộ, các cơ quan, đoàn thể trung ương
- Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh
- Các Sở, Ty, Phòng lao động
- Các Khu, Sở, Ty Tài chính

 

Chế độ trợ cấp mất sữa đã được Liên Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động ban hành tại Thông tư số 01-LB/CB ngày 13-5-1954 và được bổ sung trong Công văn số 16-PC ngày 18-3-1957 của Bộ Nội vụ, nhưng trong quá trình thi hành đã có những bất hợp lý cần được giải quyết.

Để mở rộng phạm vi thi hành và thống nhất chế độ trợ cấp mất sữa, tách khoản trợ cấp này khỏi khoản trợ cấp con, nay Liên Bộ Nội vụ, Lao động quy định lại chế độ trợ cấp mất sữa như sau:

1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TRỢ CẤP

- Sau khi sinh đẻ bị mất sữa: khi đẻ bị mất sữa ngay, hoặc đẻ một thời gian mới bị mất sữa, được Y, Bác sĩ chứng nhận.

- Bị bệnh truyền nhiễm, được Y, Bác sĩ chứng nhận không để cho con bú được.

- Nữ cán bộ, công nhân, viên chức chết khi đứa con chưa được 12 tháng thì người nuôi đứa bé đó cũng được trợ cấp.

Trường hợp đẻ sinh đôi, sinh ba dù người mẹ có sữa cho con bú, cũng được trợ cấp mất sữa, từ đứa thứ hai trở đi (nếu mất sữa thì được trợ cấp từ đứa thứ nhất).

2. MỨC TRỢ CẤP

- Mức trợ cấp quy định cho mỗi cháu là 10 đồng (mười đồng) một tháng, không phân biệt con phải bảo lưu, con được trợ cấp hay không được trợ cấp. Nếu cháu nào đang được hưởng trợ cấp 5 đồng (năm đồng) hoặc phải bảo lưu vẫn được lĩnh đủ 10 đồng (mười đồng).

Cơ quan, xí nghiệp hoặc đơn vị sử dụng người nữ cán bộ, công nhân, viên chức chịu trách nhiệm thanh toán khoản trợ cấp này.

3. THỜI GIAN TRỢ CẤP

a) Những trường hợp đã nói trên được trợ cấp kể từ ngày Y, Bác sĩ cấp giấy chứng nhận mất sữa, hoặc từ khi người mẹ chết cho đến khi đứa bé đủ 12 tháng.

b) Trường hợp người mẹ trước bị mất sữa, nay có sữa trợ lại, dù đứa bé chưa đủ 12 tháng, thì trợ cấp mất sữa cũng sẽ thôi không cấp nữa.

c) Ngày được Y, Bác sĩ chứng nhận từ 1 đến 15 trong tháng thì được tính cả tháng trợ cấp.

Nếu trong khoảng từ ngày 16 đến cuối tháng thì được tính nửa tháng trợ cấp 5 đồng (năm đồng) cho mỗi cháu.

d) Đối với trường hợp người mẹ chết không kể ngày nào trong tháng cũng được tính cả tháng trợ cấp là 10 đồng (mười đồng).

4. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRỢ CẤP

Chế độ trợ cấp mất sữa áp dụng cho tất cả nữ cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế chính thức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh xí nghiệp và công, nông, lâm trường (nữ công nhân ở công trường tức là lực lượng cố định nói tại Thông tư số 012 ngày 12-5-1958 của Bộ Lao động cũng được hưởng chế độ trợ cấp mất sữa).

Đối với nữ công nhân, viên chức lưu dụng thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp đã được sắp xếp vào các thang lương cũng được hưởng chế độ này: nhưng những chị em nào chưa sắp xếp mà lương thấp và có khó khăn thì cũng được xét cấp.

Thông tư này thi hành kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Riêng đối với những trường hợp mắc mứu thuộc diện đã hưởng phụ cấp mất sữa theo Thông tư số 01-LB/CB ngày 13-5-1954 và công văn bổ sung số 16-PC ngày 19-3-1957 vì lý do cơ quan đình chỉ trợ cấp sau ngày ban hành lương mới, sẽ được giải quyết theo mức 10 đồng (mười đồng) trong khoảng thời gian có quyền lợi được hưởng. Nếu nữ cán bộ, công nhân, viên chức, đã hưởng phụ cấp mất sữa quá mức 10đ thì không phải truy hoàn và người nào đã lĩnh dưới mức 10đ sẽ được lĩnh cho đủ 10đ.

Ví dụ như sau:

Chị A lương cũ 36đ có 1 cháu được hưởng phụ cấp mất sữa 35 cân trong đó kể cả phụ cấp con 30 cân. Sau khi sắp xếp lương mới khoản 30 cân cộng vào thu nhập cũ.

Thu nhập cũ:

- Lương bản thân 36đ

- Phụ cấp con 12đ

 Cộng: 48đ

Thu nhập mới:

- Lương bản thân 45đ (không có phụ cấp con). Trường hợp này phải bảo lưu

Từ tháng 7-1958 đến tháng 1-1959 cháu bé đang trong thời gian được hưởng phụ cấp mất sữa chị A được cơ quan cấp cho mỗi tháng 5 cân (2đ) phụ cấp mất sữa.

Nay sẽ được trả thêm mỗi tháng 8đ (tám đồng) tính thành tiền: 8đ x 7 tháng = 56đ (năm mươi sáu đồng).

Trong khi thi hành nếu gặp khó khăn mắc mứu gì đề nghị các ngành các cấp phản ảnh cho Liên Bộ góp ý kiến giải quyết.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

 

 
 
Tô Quang Đẩu

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG

 

 
 
Nguyễn Văn Tạo

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 35-TT/LB

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu35-TT/LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/07/1959
Ngày hiệu lực02/08/1959
Ngày công báo29/07/1959
Số công báoSố 28
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 35-TT/LB chế độ trợ cấp mất sữa


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 35-TT/LB chế độ trợ cấp mất sữa
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu35-TT/LB
              Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ, Bộ Lao động
              Người kýTô Quang Đẩu, Nguyễn Văn Tạo
              Ngày ban hành18/07/1959
              Ngày hiệu lực02/08/1959
              Ngày công báo29/07/1959
              Số công báoSố 28
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật17 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 35-TT/LB chế độ trợ cấp mất sữa

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 35-TT/LB chế độ trợ cấp mất sữa

                    • 18/07/1959

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 29/07/1959

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 02/08/1959

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực