Thông tư 35-TT

Thông tư 35-TT-1964 quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua trong ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 35-TT quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua ngành giáo dục


BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35-TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG TIÊU CHUẨN THI ĐUA TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các sở, ty giáo dục
- Các trường trực thuộc bộ
- Các ủy ban hành chính tỉnh, thành, khu,

 

Theo Nghị định số 104-CP ngày 18-07-1963, Hội đồng Chính phủ đã ban hành điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua.
Căn cứ điều lệ đó, Bộ Giáo dục ra thông tư quy định nội dung tiêu chuẩn cụ thể cho các danh hiệu thi đua trong ngành giáo dục.

A. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN

1. Lao động tiên tiến

Lao động tiên tiến là danh hiệu tặng những cán bộ giảng dạy, giáo viên đạt thành tích tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác; có lập trường quan điểm, đạo đức xã hội chủ nghĩa; có tinh thần cầu tiến bộ; tích cực tham gia phong trào thi đua tập thể.

Cụ thể là:

1.1 Hoàn thành có chất lượng khá nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học), phát huy sáng kiến và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy, cải tiến công tác, cải tiến lề lối làm việc nhằm thực hiện tốt mục đích, nguyên lý, phương châm và nội dung giáo dục.

1.2. Có tinh thần yêu nghề mến trẻ, tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần phấn đấu cách mạng, tự lực cánh sinh và cần kiệm xây dựng nhà trường, xây dựng đất nước; chấp hành tốt kỷ luật lao động và các quy chế của nhà trường; chấp hành một cách tự giác và đúng đắn các chủ trương, chính sách, tích cực tham gia các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước trong phạm vi mình phụ trách; có đạo đức tác phong tốt, có tín nhiệm đối với học sinh và nhân dân; có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể, khiêm tốn học hỏi, giúp đỡ đồng chí.

1.3. Tích cực học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tìm hiểu và đi sát thực tế sản xuất, thực tế cuộc sống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và công tác.

2. Chiến sĩ thi đua.

Chiến sĩ thi đua là danh hiệu tặng những lao động tiên tiến đạt thành tích xuất sắc về nhiều mặt, có tư tưởng, lập trường, quan điểm vững vàng, làm nòng cột trong phong trào thi đua tập thể của nhà trường.

Cụ thể là:

2.1. Hoàn thành có chất lượng cao và toàn diện nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học); có sáng kiến và áp dụng có kết quả những kinh nghiệm tiên tiến, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy, cải tiến công tác, cải tiến lề lối làm việc nhằm thực hiện tốt mục đích, nguyên lý, phương châm và nội dung giáo dục.

2.2. Nêu cao tinh thần yêu mến trẻ, tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần phấn đấu cách mạng, tự lực cánh sinh và cần kiệm xây dựng nhà trường, xây dựng đất nước, gương mẫu chấp hành kỷ luật lao động và các quy chế của nhà trường; nêu cao tinh thần tự giác thực hiện các chủ trương chính sách, tích cực tham gia các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước trong phạm vi mình phụ trách; nêu cao phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa, có tín nhiệm đối với học sinh và nhân dân; nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể, khiêm tốn học hỏi giúp đỡ đồng chí.

2.3. Tích cực học tập chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, tích cực tìm hiểu và địa phương đi sát thực tế sản xuất và cuộc sống, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và công tác.

3. Giáo viên giỏi.

Giáo viên giỏi là danh hiệu tặng những giáo viên là chiến sĩ thi đua có thành tích xuất sắc và vững vàng về giảng dạy và giáo dục toàn diện. Trường hợp cá biệt, có thể là lao động tiên tiến.

4. Anh hùng lao động – Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ có pháp lệnh riêng.

5. Tổ tiên tiến.

Tổ tiên tiến là danh hiệu tặng những tập thể, cán bộ giảng dạy, giáo viên đạt thành tích xuất sắc và có tác dụng tích cực trong phong trào thi đua tập thể của nhà trường.

Cụ thể là:

5.1. Hoàn thành có chất lượng khá nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học); phát huy sáng kiến và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy, cải tiến công tác và lề lối làm việc nhằm thực hiện tốt mục đích, phương châm, nội dung giáo dục, làm cho nhà trường phục vụ tốt sản xuất và đời sống xã hội.

5.2. Toàn tổ tích cực rèn luyện, phấn đấu trở thành những giáo viên mới, tập thể mới, phát huy tinh thần dân chủ quản lý tổ về công tác và mọi mặt; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ hợp tác xã hội chủ nghĩa; có phong trào thi đua tập thể phát triển liên tục và đúng hướng, có tác dụng tích cực trong nhà trường.

5.3. Toàn tổ tích cực học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích cực tìm hiểu và đi sát thực tế sản xuất và đời sống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và công tác; tổ chức tốt việc cải thiện đời sống; thực hiện nếp sống mới.

6. Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.

Tổ lao động xã hội chủ nghĩa là danh hiệu tặng những tổ tiên tiến đạt thành tích xuất sắc về nhiều mặt, làm nòng cốt trong phong trào thi đua tập thể của địa phương.

Cụ thể là:

6.1. Hoàn thành có chất lượng cao và toàn diện nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học); có sáng kiến và áp dụng có kết quả những kinh nghiệm tiên tiến; cải tiến công tác, cải tiến lề lối làm việc, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy nhằm thực hiện một cách sáng tạo mục đích phương châm, nội dung giáo dục làm cho nhà trường phục vụ tốt sản xuất và đời sống xã hội.

6.2. Toàn tổ nêu cao tinh thần rèn luyện phấn đấu trở thành những người giáo viên mới và tập thể mới, có chiến sĩ thi đua và nhiều lao động tiên tiến, không có người chậm tiến; phát huy cao độ tinh thần dân chủ quản lý tổ về công tác và các mặt; xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong tổ, phát huy cao độ tinh thần tương trợ hợp tác xã hội chủ nghĩa; có phong trào thi đua tập thể phát triển mạnh mẽ và đúng hướng làm nòng cốt trong nhà trường và địa phương.

6.3. Toàn tổ tích cực học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ và có kết quả rõ rệt, tích cực tìm hiểu và đi sát thực tế sản xuất và cuộc sống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và công tác; tổ chức tốt việc lao động sản xuất và cải thiện đời sống; thực hiện nếp sống mới.

7. Trường tiên tiến, (tương đương với đơn vị tiên tiến).

Trường tiên tiến là danh hiệu tặng những trường có thành tích xuất sắc và có tác dụng tích cực trong phong trào thi đua tập thể của địa phương.

Cụ thể là:

7.1. Hoàn thành có chất lượng cao nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học) của nhà trường; xây dựng tốt các tổ chức và cơ sở vật chất của nhà trường phát huy sáng kiến và kinh nghiệm tiên tiến cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy, vận dụng tốt nguyên lý, phương châm, nội dung giáo dục, cải tiến quản lý và lãnh đạo nhà trường, nhằm thực hiện tốt mục đích giáo dục, gắn liền nhà trường với địa phương, với thực tế sản xuất và đời sống.

7.2. Các cán bộ, giáo viên phát huy tinh thần rèn luyện, phấn đấu trở thành những người giáo viên mới, những tập thể mới và xây dựng nhà trường theo kiểu Bắc–lý phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường; tích cực dựa vào nhân dân xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường được tốt và tiết kiệm; có phong trào thi đua tập thể phát triển liên tục và đúng hướng, có tác dụng tích cực trong phong trào địa phương.

7.3. Tích cực tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên về mọi mặt (chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ và thực tiễn); thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách cán bộ, giáo viên, tổ chức tốt việc lao động sản xuất và cải thiện đời sống, thực hiện nếp sống mới.

8. Trường “hai tốt” (tương đương với đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa).

Trường “hai tốt” là danh hiệu tặng những trường tiên tiến đạt thành tích xuất sắc và toàn diện, làm nòng cốt trong phong trào thi đua tập thể ở địa phương.

Cụ thể là:

8.1. Hoàn thành có chất lượng cao và toàn diện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, chương trình, kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học) của nhà trường, xây dựng tốt các tổ chức và cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa; có nhiều sáng kiến và kinh nghiệm tiên tiến, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy, cải tiến quản lý và lãnh đạo nhà trường, vận động có sáng tạo nguyên lý, phương châm, nội dung giáo dục nhằm thực hiện tốt mục đích giáo dục, gắn liền nhà trường với địa phương, với thực tế sản xuất và đời sống xã hội.

8.2. Các cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần rèn luyện, phấn đấu trở thành những người giáo viên mới, những tập thể mới và xây dựng nhà trường theo kiểu Bắc–lý, có tổ lao động xã hội chủ nghĩa (được Chính phủ công nhận) và nhiều tổ ghi tên phấn đấu trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa; nêu cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường kết hợp chặt chẽ việc giáo dục của nhà trường với gia đình; đoàn thể và các cơ sở sản xuất ở địa phương; tích cực dựa vào nhân dân và khả năng của thầy trò xây dựng tốt và tiết kiệm cơ sở vật chất của nhà trường; có phong trào thi đua tập thể phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, làm nòng cột trong phong trào giáo dục ở địa phương và toàn ngành.

8.3. Đạt kết quả rõ rệt trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên về mọi mặt (chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ và thực tiễn), thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách cán bộ, giáo viên, tổ chức tốt việc lao động sản xuất và cải thiện đời sống; thực hiện nếp sống mới.

B. NẮM VỮNG VÀ VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN THI ĐUA

1. Nội dung các tiêu chuẩn xoay quanh hai yêu cầu cơ bản:

- Nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác, hoàn thành toàn diện và có chất lượng cao các nhiệm vụ giáo dục và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, các chương trình kế hoạch công tác giáo dục và giảng dạy (hay nghiên cứu khoa học);

- Xây dựng con người mới, tập thể lao động mới;

Hai yêu cầu trên là phương hướng phấn đấu chính của mỗi người, mỗi tập thể.

2. Tiêu chuẩn của mỗi danh hiệu có những yêu cầu cụ thể và những khía cạnh khác nhau, nhưng đều quy vào hai mức độ:

- Đối với lao động tiên tiến và tổ tiên tiến: yêu cầu là hoàn thành có chất lượng khá những nhiệm vụ chương trình kế hoạch công tác chính, có tiến bộ rõ rệt trong việc rèn luyện, xây dựng con người mới, tập thể mới, có tác dụng tích cực trong phong trào thi đua tập thể của nhà trường.

- Đối với trường tiên tiến : nhà trường là đơn vị cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục đích giáo dục và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, do đó yêu cầu có cao hơn tổ tiên tiến, là phải hoàn thành có chất lượng cao nhiệm vụ, công tác giáo dục, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, chương trình, kế hoạch giảng dạy và giáo dục.

- Đối với chiến sĩ thi đua và tổ lao động xã hội chủ nghĩa: yêu cầu là hoàn thành có chất lượng cao và toàn diện mọi nhiệm vụ công tác, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, có thành tích xuất sắc vững vàng trong việc xây dựng, rèn luyện con người mới, tập thể mới, làm nòng cốt trong phong trào thi đua tập thể ở địa phương.

- Đối với trường “hai tốt”: hiện nay mục tiêu trước mắt đối với nhà trường là phấn đấu xây dựng tổ lao động xã hội chủ nghĩa và trường tiên tiến; trên cơ sở đó tiến tới xây dựng những trường “hai tốt” có tiêu chuẩn tương đương với đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa.

3. Về ba tiêu chuẩn cụ thể.

- Tiêu chuẩn 1: Nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tập thể hay nhà trường bao gồm: việc thực hiện mục đích nhiệm vụ giáo dục, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, việc hoàn thành chương trình kế hoạch giáo dục và giảng dạy, việc thực hiện công tác bổ túc văn hoá và lao động sản xuất ra của cải vật chất, trên cơ sở phát huy sáng kiến và áp dụng kinh nghiệm của Bắc-lý và của các trường tiên tiến.

Chất lượng công tác thể hiện trong việc tiến hành giáo dục, thực hiện tốt mục đích, phương châm giáo dục và phục vụ tốt sản xuất và đời sống.

- Tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3: Hai tiêu chuẩn này nêu lên yêu cầu toàn diện về việc xây dựng, bồi dưỡng con người mới. Trước hết phải dựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc ý thức trách nhiệm đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc giải phóng miền Nam được biểu hiện bằng lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần luôn luôn học hỏi, tự rèn luyện và nâng cao trình độ về mọi mặt, trau dồi đạo đức xã hội chủ nghĩa để không ngừng nâng cao hiệu suất, chất lượng công tác và giảng dạy. Tiêu chuẩn 2 còn nêu lên yêu cầu về mối quan hệ đồng chí giữa mọi người, mọi tập thể trong phong trào thi đua.

Phong trào thi đua “hai tốt” ở các trường phải nhạy bén và gắn chặt với những đợt thi đua ngắn, những cuộc vận động của toàn quốc, toàn ngành cũng như của địa phương theo hướng đẩy mạnh phong trào thi đua tập thể phấn đấu trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa và xây dựng trường tiên tiến; phải kết hợp chặt chẽ nhịp nhàng với nội dung thi đua của chi bộ, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng để tập trung mọi lực lượng, mọi hoạt động vào mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, học tập, gắn liền nhà trường với sản xuất và đời sống xã hội.

C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Việc Hồ Chủ tịch khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, hiện nay mới có chủ trương đối với các cấp giáo dục phổ thông.

2. Thời gian lựa chọn để tặng các danh hiệu thi đua như sau:

- Lao động tiên tiến, tổ tiên tiến: mỗi năm chọn hai lần, sau sáu tháng hoặc sau một học kỳ (ở trường học).

- Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, tổ lao động xã hội chủ nghĩa, trường tiên tiến, trường “hai tốt”: mỗi năm chọn một lần vào dịp tổng kết công tác một năm hay cuối năm học (ở trường học).

3. Đối với cơ quan giáo dục các cấp, cần vận dụng tiêu chuẩn trên với các tiêu chuẩn chung quy định cho các cơ quan sự nghiệp, hành chính (trong bản điều lệ chung) để áp dụng cho thích hợp.

4. Thông tư này thay thế cho các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn thi đua trong ngành giáo dục trước đây và áp dụng bắt đầu từ kỳ tổng kết năm học 1963-1964.

Các Vụ, Phòng trực thuộc Bộ căn cứ thông tư này hướng dẫn áp dụng cho sát với đặc điểm của từng ngành học, từng cấp học.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG
 
 


Nguyễn Khánh Toàn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 35-TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu35-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/06/1964
Ngày hiệu lực12/07/1964
Ngày công báo22/07/1964
Số công báoSố 22
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 35-TT quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua ngành giáo dục


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 35-TT quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua ngành giáo dục
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu35-TT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýNguyễn Khánh Toàn
                Ngày ban hành27/06/1964
                Ngày hiệu lực12/07/1964
                Ngày công báo22/07/1964
                Số công báoSố 22
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 35-TT quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua ngành giáo dục

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 35-TT quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua ngành giáo dục

                            • 27/06/1964

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 22/07/1964

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 12/07/1964

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực