Thông tư 39-BYT/TT

Thông tư 39-BYT/TT-1969 quy định về nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 39-BYT/TT nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng ngành y tế


BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-BYT/TT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1969 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÓA CHẤT HÓA NGHIỆM DÙNG TRONG NGÀNH Y TẾ

 

Kính gửi:

- Các Sở, Ty y tế.

- Quốc doanh dược phẩm thành, tỉnh

- Xí nghiệp dược phẩm thành, tỉnh

- Trường trung cấp y dược thành, tỉnh

- Bệnh viện thành, tỉnh

- Các cơ quan trực thuộc Bộ và kế cận

                                          

Ngành y tế dùng khá nhiều hóa chất hóa nghiệm trong công tác kiểm nghiệm thuốc, xét nghiệm lâm sàng, sinh hóa, điện quang, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, v.v…. Hiện nay chưa có quy định của Chính phủ về nhãn hóa chất dùng trong các ngành. Riêng ngành y tế cũng mới có quy định về nhãn thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, chưa có quy định về phần hóa chất hóa nghiệm, do đó có thể xảy ra nhầm lẫn nguy hiểm giữa hóa chất hóa nghiệm và hóa dược dùng làm thuốc, giữa hóa chất và thuốc phòng bệnh chữa bệnh.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế tạm thời quy định chế độ nhãn hóa chất hóa nghiệm như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tất cả các loại hóa chất dùng trong công tác hóa nghiệm dùng trong ngành y tế phải có nhãn tới đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

2. Các quy định trong thông tư này áp dụng chung cho cả dạng nguyên chất và dạng đã pha loãng

3. Chữ viết trên nhãn phải ghi rõ ràng, chân phương và theo đúng tên và danh từ của Bộ Y tế đã quy định trong các văn bản của ngành Y tế, (đối với những chất chưa được quy định tên thì theo nguyên tắc phiên âm thuật ngữ của Ủy ban Khoa học xã hội đã công bố).

4. Tất cả các đơn vị trước khi in nhãn phải được cơ quan y tế cấp trên duyệt (như đã quy định trong thông tư số 24-BYT/TT ngày 06-12-1963 đối với nhãn thuốc).

5. Đơn vị đo lường ghi trên nhãn phải viết như sau:

- Về khối lượng: gam viết tắt là g

- Về thể tích: mililít viết tắt là ml và ký hiệu này viết sau trị số biểu thị khối lượng về thể tích, ví dụ: 0,05g; 11,5 ml.

II. PHÂN LOẠI SẮP XẾP HÓA CHẤT

Hóa chất dùng trong công tác hóa nghiệm, có một số hóa chất có tính chất độc, ăn mòn, cháy, nổ, phóng xạ được gọi chung là “ hóa chất nguy hiểm”.

Danh mục hóa chất nguy hiểm sắp xếp theo bảng phụ lục kèm theo thông tư này(1)

Những chất không ghi trong danh mục này thì được xếp vào loại hóa chất thường.

Đối với những hóa chất nguy hiểm cá biệt chưa ghi trong bảng danh mục này mà đơn vị nào phát hiện thấy thì báo cáo về Bộ để nghiên cứu; trong khi chờ đợi thì tạm thời theo nhãn sẵn có của hóa chất đó.

III. QUY ĐỊNH VỀ KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, NỘI DUNG CỦA NHÃN HÓA CHẤT

1. Nhãn hóa chất nói chung (gồm cả hóa chất thường và hóa chất nguy hiểm): nền trắng chữ đen hoặc xanh, in nội dung chính sau đây:

- Tên cơ quan, đơn vị sản xuất đóng gói,

- Tên hóa chất, tên chính, tên khoa học,

- Công thức hóa học (nếu có). Phân tử lượng

- Độ tinh khiết: TK- TKHH – PT(2)

- Khối lượng hay thể tích tính,

- Khối lượng bì không kể nút và xi

- Số kiểm soát, ký hiệu tiêu chuẩn chất lượng của hóa chất (nếu có).

2. Nhãn hóa chất nguy hiểm:

Có thêm một nhãn phụ, nền trắng chữ đỏ in đậm nét ghi các chữ thể hiện lý hóa tính điển hình của hóa chất đó: ĐỘC; CHÁY; NỔ, ĂN MÒN; PHÓNG XẠ.

Nhãn chính

XÍ NGHIỆP HÓA CHẤT DƯỢC HÀ NỘI V.N.

500 ml

Ete    etylic

Dictyla oxyt

C2H5O   C­2H5 = 74,12

T.K.

Khối lượng bì không kể nút xi: 650g

Nhãn phụ

CHÁY

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tất cả các đơn vị y tế có hóa chất đều phải chấp hành các quy định trong thông tư này, nhưng có sự phân loại đơn vị sau:

1. Đối với các đơn vị chỉ có hóa chất hoặc có điều kiện tách riêng giữa hóa chất và thuốc thì phần hóa chất phải chấp hành như quy định trong thông tư này.

2. Đối với các đơn vị, bộ phận có cả thuốc và hóa chất mà do một người hay một bộ phận quản lý, không có điều kiện tách riêng cán bộ bảo quản thì áp dụng như sau:

a) Đối với hóa chất chuyên dùng trong hóa nghiệm thì theo chế độ nhãn của thông tư này.

(1) Không đăng bản danh mục hóa chất nguy hiểm.

(2) Các chữ viết tắt ở mục tinh khiết:

TK = tinh khiết; TKHH = tinh khiết hóa học;

PT = phân tích

b) Đối với thuốc và dược liệu phòng bệnh, chữa bệnh thì theo chế độ nhãn thuốc ban hành theo quyết định 315 – BYT/QĐ ngày 04/04/1963.

c) Đối với thuốc và dược liệu khi chuyển sang để dùng trong công tác hóa nghiệm thì phải thay nhãn theo nhãn hóa chất hóa nghiệm, và hóa chất khi đã đủ điều kiện chuyển sang dùng để làm thuốc phòng và chữa bệnh cũng phải thay bằng nhãn thuốc.

Việc chuyển từ thuốc sang hóa chất và từ hóa chất sang làm thuốc thì vận dụng như sau:

a) Thuốc độc A, B thì tương ứng với loại hóa chất độc và thuốc thường thì tương ứng với loại hóa chất thường về phương diện nhãn.

(Riêng đối với loại thuốc có tính chất cháy nổ thì xếp vào loại CHÁY, NỔ kể cả thuốc độc bảng A, B; thí dụ: Kali clorat phải ghi cả ĐỘC và NỔ).

b) Trái lại khi muốn chuyển hoá chất ra làm thuốc phòng và chữa bệnh thì phải được cơ quan y tế cấp trên đồng ý và hướng dẫn cụ thể.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Tất cả các đơn vị y tế từ trung ương xuống tới xã, các đơn vị y tế thuộc các Bộ và các cơ quan ngang Bộ đều phải thực hiện thông tư này.

Các cấp lãnh đạo chuyên môn cần thấy rõ tính chất quan trọng của vấn đề này và quán triệt tinh thần, nội dung của thông tư để tổ chức phổ biến và lãnh đạo thực hiện trong đơn vị, địa phương.

2. Để chấp hành tốt chế độ nhãn hóa chất hóa nghiệm, các đơn vị có cả thuốc và hóa chất hóa nghiệm cần kiểm kê phân loại, mở sổ riêng cho mỗi loại và có nơi sắp xếp riêng ngay từ khi nhận được thông tư này (dù chưa có điều kiện phân công cán bộ bảo quản riêng từng loại).

3. Vì phải có thời gian để chuẩn bị có nhãn đúng quy định thay thế cho nhãn cũ, thông tư này sẽ có hiệu lực từ 01-07-1970. Các đơn vị cần tích cực chuẩn bị để có thể chấp hành được sớm hơn.

4. Bộ ủy nhiệm cho Vụ dược chính theo dõi, hướng dẫn thực hiện thông tư này và sắp xếp bảng danh mục hóa chất kèm theo.

Trong khi thực hiện, nếu gặp khó khăn trở ngại các địa phương, đơn vị phản ảnh về Bộ để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp hơn.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Dược sĩ Vũ Công Thuyết

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39-BYT/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu39-BYT/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/12/1969
Ngày hiệu lực01/07/1970
Ngày công báo31/12/1969
Số công báoSố 21
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 39-BYT/TT nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng ngành y tế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 39-BYT/TT nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng ngành y tế
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu39-BYT/TT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýVũ Công Thuyết
                Ngày ban hành22/12/1969
                Ngày hiệu lực01/07/1970
                Ngày công báo31/12/1969
                Số công báoSố 21
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 39-BYT/TT nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng ngành y tế

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 39-BYT/TT nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng ngành y tế

                            • 22/12/1969

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/12/1969

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/07/1970

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực