Thông tư 43/2013/TT-BTNMT

Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 43/2013/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo mục đích sử dụng đất,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, V(230)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến

 

QCVN 54:2013/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG XỬ LÝ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY TỒN LƯU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
National technical regulation on remediation target values of persistent organic pesticides according to land use

Lời nói đầu

QCVN 54:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất biên soạn. Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG XỬ LÝ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY TỒN LƯU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

National technical regulation on remediation target values of persistent organic pesticides according to Iand use

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

1.2. Đối tượng áp dụng:

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc xử lý đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu.

1.3. Giải thích thuật ngữ

1.3.1. Hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy: là những chất độc hóa học có thành phần chứa các gốc hữu cơ khó phân hủy, tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phân tán rộng và tích tụ sinh học trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống.

1.3.2. Hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu: là những hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh, đã bị cấm sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.

1.3.3. Ngưỡng xử lý là giá trị tối đa cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy trong đất sau khi xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

1.3.4. Đất khô là đất khô kiệt áp dụng theo TCVN 6647:2007 - Chất lượng đất, xử lý sơ bộ để phân tích hóa lý.

1.3.5. Các nhóm đất nêu tại Bảng của Quy chuẩn này bao gồm:

a) Đất nông nghiệp

- Nhóm 1: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối.

- Nhóm 2: Đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

b) Đất phi nông nghiệp

- Nhóm 3: Đất ở; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

- Nhóm 4: Đất xây dựng các khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thủy lợi; đất phi nông nghiệp khác (không bao gồm các loại đất đã nêu ở Nhóm 3 điểm b Mục 1.3.5 của Quy chuẩn này).

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Hàm lượng tối đa cho phép sau khi xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất được quy định tại Bảng dưới đây:

Bảng Hàm lượng tối đa cho phép sau khi xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất

Đơn vị tính: mg/kg đất khô

TT

Tên hóa chất

Công thức hóa học

Tên thông dụng khác

Hàm lượng tối đa cho phép

Nhóm 1

Nhóm 3

Nhóm 2

Nhóm 4

1

DDT tổng (DDD, DDE)

C14H9Cl5

Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane...

1,10

4,70

16,50

50,00

2

Hexachloroxyclohexan

C6H6Cl6

Lindane, 666

0,33

7,10

24,00

50,00

3

Aidrin

C12H8Cl6

Aldrex, Aldrite

0,04

0,24

0,83

2,70

4

Chlordane

C10H6Cl8

Chlorotox, Octachlor, Pentichlor

0,18

1,10

4,10

13,80

5

Dieldrin

C12H8Cl6O

Dieldrex, Dieldrite, Octalox

0,08

0,24

0,83

2,70

6

Endrin

C12H8Cl6O

Hexadrin...

0,11

0,47

1,60

5,50

7

Heptachlor

C10H5Cl7

Drimex, Heptamul, Heptox...

0,08

1,10

4,10

13,80

8

Hexachlorobenzene

C6Cl6

Anticaric, HCB...

0,51

4,00

14,00

46,00

9

Mirex

C10Cl12

Mirex

0,13

0,47

1,60

5,50

10

Toxaphene

C10H10Cl8

Polychlorocamphene, Camphechlor, Strobane ...

2,30

16,00

50,00

50,00

11

Pentachlorobenzene

C6HCl5

Pentachlorobenzene

0,88

2,30

8,20

27,60

12

Chlordecone

C10CI10O

Kepone

0,05

1,10

4,10

13,80

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp lấy mẫu:

Mẫu lấy để xác định ngưỡng nồng độ cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy trong một số loại đất theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:

TCVN 7538-1:2006 - Chất lượng đất. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

TCVN 7538-2:2005 - Chất lượng đất. Lấy mẫu. Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 7538-3:2005 - Chất lượng đất. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn an toàn.

3.2. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy trong đất được xác định theo các phương pháp sau:

TCVN 8061:2009 - Chất lượng đất. Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và Polyclorin Biphenyl - Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron.

EPA Method 8081A organochlorine pesticides by gas choromatography with electron capture detectors (Phương pháp xác định hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ có chứa clo bằng phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron).

Và những phương pháp xác định có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỐ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động xử lý các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy phải tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 43/2013/TT-BTNMT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu43/2013/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/12/2013
Ngày hiệu lực10/02/2014
Ngày công báo19/01/2014
Số công báoTừ số 115 đến số 116
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 43/2013/TT-BTNMT

Lược đồ Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu43/2013/TT-BTNMT
                Cơ quan ban hànhBộ Tài nguyên và Môi trường
                Người kýBùi Cách Tuyến
                Ngày ban hành25/12/2013
                Ngày hiệu lực10/02/2014
                Ngày công báo19/01/2014
                Số công báoTừ số 115 đến số 116
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 43/2013/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường

                        • 25/12/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 19/01/2014

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 10/02/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực