Thông tư 437/TTg

Thông tư 437/TTg năm 1959 ban hành bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua và các biểu mẫu tính sức mua hàng năm do Phủ Thủ Tướng ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 437/TTg bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua biểu mẫu tính sức mua hàng năm


PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 437/TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1959 

 

THÔNG TƯ 

BAN HÀNH BẢN PHƯƠNG ÁN QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CĂN BẢN ĐIỀU TRA TÍNH TOÁN SỨC MUA VÀ CÁC BIỂU MẪU TÍNH SỨC MUA HÀNG NĂM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nội thương
- Cục Thống kê trung ương,
- Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh
- Các Bộ; Quốc phòng, Tài chính, Giao thông Bưu điện, Lao động, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

 

Xét đề nghị số 404-CTK/TW ngày 21-11-1959 của Cục Thống kê trung ương, căn cứ vào yêu cầu thực tế của công tác nghiên cứu của các ngành kinh tế liên quan ở trung ương và địa phương.

Thủ tướng Chính phủ ban hành chính thức bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua và các biểu mẫu tính sức mua hàng năm kèm theo công văn này và quyết định:

- Giao trách nhiệm cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nội thương và Cục Thống kê trung ương phối hợp để tính sức mua hàng năm, do Cục Thống kê trung ương chủ trì.

- Giao trách nhiệm cho Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc điều tra tính sức mua hàng năm của địa phương mình và sau khi điều tra tính toán xong, gửi đầy đủ các biểu mẫu báo cáo cho Cục Thống kê trung ương để Cục Thống kê trung ương nghiên cứu kiểm tra và tổng cục kịp thời trình lên Chính phủ đúng thời hạn đã quy định.

- Các Bộ Nội thương, Tài chính, Lao động, Giao thông Bưu điện, Quốc phòng, Ngân hàng quốc gia Việt Nam và các Bộ có liên quan khác, theo yêu cầu của Cục thống kê trung ương, có trách nhiệm cung cấp tài liệu và phối hợp với Cục Thống kê trung ương khi cần thiết.

Công tác tính sức mua là một công tác quan trọng, rất cần thiết cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch của địa phương và trung ương, đồng thời cũng là cơ sở tài liệu giúp cho các ngành kinh tế liên quan nghiên cứu. Vì vậy, Cục Thống kê trung ương, hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, cần hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương tính toán và phối hợp với các ngành để công tác tính sức mua được kết quả tốt.

Các Ủy ban Hành chính các khu, thành, tỉnh hàng năm cần kết hợp công tác điều tra tính toán với công tác trung tâm của địa phương mình; khi thực hiện nên tránh bớt sự phiền phức ảnh hưởng đến sản xuất và công tác thường xuyên mà vẫn bảo đảm tốt kết quả tính toán.

Mong các Bộ có liên quan, các Ủy ban hành chính các địa phương hàng năm tích cực thực hiện để đạt kết quả tốt.

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG





Phạm Hùng

 

 

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA, TÍNH SỨC MUA HÀNG NĂM

(Tiến hành ở các khu, tỉnh và thành phố)

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÍNH SỨC MUA

- Mục đích tiến hành tiến hành thống kế điều tra sức mua là tính được mức tiền của dân cư (gồm cả dân cư thành thị và nông thôn) và của cơ quan, xí nghiệp (gồm cả xí nghiệp công và tư) trường học, tập đoàn xã hội, dùng để mua hàng hóa tiêu dùng cho sinh hoạt trên thị trường bán lẻ (đồng thời nắm được khối lượng của thị trường hàng năm) để làm chỗ dựa cho việc lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, để cho việc cung cấp hàng hóa bán lẻ được thích ứng với mức tiền dùng vào việc mua hàng hóa trong toàn xã hội.

- Việc tính sức mua còn có mục đích cung cấp tài liệu để làm căn cứ cho việc tính toán lập kế hoạch sản xuất hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu trong toàn xã hội và lập kế hoạch lưu thông tiền tệ.

II. NỘI DUNG SỨC MUA CỦA XÃ HỘI VÀ BIỂU MẪU

A. Nội dung sức mua của xã hội.

1. Sức mua là gì? Sức mua là mức tiền của dân cư thành thị nông thôn, và của cơ quan, đoàn thể xí nghiệp, trường học, các tập đoàn xã hội, dùng để mua tư liệu tiêu dùng (gồm cả tư liệu sản xuất mà nông dân và hợp tác xã mua để dùng vào sản xuất nông nghiệp) trên thị trường bán lẻ.

2. Sức mua của toàn xã hội là gồm sức mua của dân cư và sức mua của cơ quan, đoàn thể, trường học, xí nghiệp, các tập đoàn xã hội nói chung trong toàn xã hội.

3. Sức mua của dân cư là một bộ phận chủ yếu của sức mua toàn xã hội, nó là một phần trong tổng số thu nhập về tiền tệ của dân cư: ngoài phần để mua hàng hóa ra, dân cư còn dùng một phần để chi dùng cho những thứ khác không phải là mua hàng hóa như văn hóa, phúc lợi hoặc để dự trữ.

Sức mua của dân cư và phần chi dùng cho những thứ khác không phải là mua hàng hóa (hoặc để dự trữ) của dân cư tạo nên toàn bộ nhu cầu về đời sống vật chất và văn hóa của dân cư.

4. Sức mua lao động (thực chất vẫn là sức mua dân cư). Trong phạm vi một địa phương mà nói, sức mua lưu động là tổng số tiền của dân cư trong địa phương đó gửi hay mang ra địa phương khác, hoặc tổng số tiền của dân cư ở địa phương khác gửi hay mang vào trong địa phương đó để chi dùng vào việc mua hàng bán lẻ. Nói cách khác là sức mua ở trong ra (-), và sức mua ở ngoài vào (+).

B. Các biểu mẫu tính sức mua.

1. Bản phương án này có 3 biểu mẫu tổng hợp:

a) Biểu mẫu chung về ước tính sức mua của tỉnh (thành phố hoặc khu) tức là biểu tổng hợp I.

b) Biểu cân đối thu chi tiền tệ của dân cư tỉnh (thành phố hoặc khu) tức là biểu tổng hợp II.

c) Biểu tổng hợp về sức mua hàng bán lẻ của, các cơ quan, đoàn thể, trường học, xí nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, công tư hợp doanh... trong tỉnh (thành phố hoặc khu) tức là biểu tổng hợp III.

2. Các biểu tính sẽ ban hành tùy theo tình hình thay đổi cụ thể từng năm, kèm theo bản hướng dẫn phương pháp tính toán để các địa phương tiến hành (không cần ghi cụ thể trong văn bản này).

III. NGUỒN TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA

A. Nguồn gốc tài liệu, phương pháp tính toán khái quát của từng biểu mẫu:

1. Biểu tổng hợp I: Ngoài việc dựa vào biểu tổng hợp sức mua của dân cư và sức mua của các cơ quan ở hai biểu tổng hợp II và III ra còn phải thu thập tài liệu về "sức mua lưu động".

Tài liệu về "sức mua lưu động, thu thập tương đối khó khăn và ít khi được đầy đủ nên chủ yếu, dựa vào số liệu của các cơ quan Ngân hàng, bưu điện. Trong khi tính toán điều tra này, trừ những nơi nào có khả năng và có khối lượng "sức mua lưu động" tương đối lớn, nói chung các tỉnh có thể tạm thời không tính phần chênh lệch về tiền mang vào hoặc mang ra, mà chỉ tính con số chênh lệch về tiền gửi ra tiền gửi vào do ngân hàng và bưu điện cung cấp.

Trong phạm vi toàn quốc sẽ do Cục Thống kê trung ương phối hợp với các Bộ có liên quan như Bộ Thương nghiệp, Bộ Tài chính (Thuế vụ) và Ngân hàng trung ương để ước tính.

2. Biểu tổng hợp II.

a) PHẦN THU NHẬP:

1. Thu nhập về tiền lương của công nhân viên có thể thu thập theo dự toán hoặc quyết toán (tốt hơn hết là theo số quyết toán) về mức tiền lương phát ra của các ngành và các cơ quan chủ quản.

2. Thu thập tiền tệ của dân cư nông nghiệp, lấy tài liệu thống kê về sản xuất nông nghiệp, thu mua của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã kết hợp với điều tra điển hình, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan (chủ yếu là Ty Thương nghiệp, Chi sở thuế vụ, Ty Nông Lâm, và Ban công tác nông thôn) để ước tính ra phần tiêu dùng, phần dự trữ và phần nông dân bán cho tư thương và trực tiếp bán ra thị trường bán lẻ. Việc ước tính phần này tương đối khó khăn và cũng rất là quan trọng, vì nông dân chiếm đại đa số trong dân cư, nếu ước tính không đúng đắn sẽ dễ có những nhận định sai lệch nghiêm trọng.

3. Thu thập của các hộ công thương nghiệp tư doanh: gọi chung các hộ công thương nghiệp tư doanh là bao gồm các hộ tư doanh của các ngành công nghiệp, thương nghiệp, ăn uống, phục vụ, giao thông vận tải, kinh doanh tư bản chủ nghĩa về nông nghiệp (như chuyên môn ấp vịt... không chịu thuế nông nghiệp), cho thuê nhà.... Cần tính cả các hộ chịu thuế và miễn thuế:

- Nguồn gốc tài liệu này chủ yếu là dựa vào tài liệu của thuế vụ.

- Cách tính khái quát như sau: đối với các hộ có nộp thuế, căn cứ vào số lãi, hoặc số doanh thu trong báo cáo thuế doanh nghiệp tư doanh của thuế vụ để tính suy rộng ra số thu nhập thuần túy của các hộ tư doanh. Đối với các hộ được miễn thuế có thể căn cứ vào số liệu của thuế vụ để tính, hoặc nếu xét những tài liệu ấy còn quá xa thực tế thì có thể tùy khả năng phối hợp với thuế vụ tiến hành điều tra ở một vùng để ước tính lại.

Riêng đối với các hộ công nghiệp tư bản tư doanh và thủ công nghiệp cá thể cần lấy thêm phần thu nhập của các hộ làm muối và đánh cá trong phần điều tra tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp hàng năm để tính vào.

Đối với các hộ công thương nghiệp đã vào công tư hợp doanh hay kinh tiêu đại lý, đối với các hợp tác xã sản xuất hay tổ sản xuất thủ công nghiệp, các cửa hàng hợp tác hay tổ hợp tác mua bán, vì thu nhập của họ có thể tính được theo sổ sách của các cơ quan chủ quản nên chú ý tính riêng cho sát thực tế, không nên tính theo tỷ lệ lãi chung của tư thương tự do (phương pháp tính toán cụ thể sẽ cơ bản hướng dẫn riêng).

4. Thu nhập của nhân dân lao động khác là thu nhập tiền tệ của những người lao động trí óc và chân tay làm nghề tự do (nghề tự do có nghĩa là không nằm trong cơ quan Chính phủ, trong các cơ quan đoàn thể trong các xí nghiệp quốc doanh và tư doanh).

- Loại nhân dân lao động khác gồm những nhân viên y vụ cũ và mới tức là những người làm nghề thuốc đông y (như các thầy lang) và tây y (như bác sĩ, y sĩ, hộ sinh...) nghệ nhân dân gian (chỉ kể từ đơn vị gánh hát trở lên, tạm không tính những người đi hát xẩm riêng lẻ...), công nhân tàu, bè, xe cộ, công nhân khuân vác, công nhân tạm thời và những người làm nghề khác như công trình sư, giáo sư, nhân viên các trường tư thục.

Tài liệu này vì phân tán nên thu thập tương đối khó khăn, có thể điều tra điển hình một số hộ, trong một số nghề chính ở thị xã (hoặc ở nơi có tập trung những nghề chính cần điều tra) rồi tính suy rộng.

5. Các thu nhập khác: tức là gồm những thu nhập không thể tách riêng để tính vào các khoản thu nhập 1, 2, 3 và 4 đã nói trên được. Gồm có: tiền trợ cấp cứu tế xã hội, tiền chi về công tác lao vụ (như tiền thù lao dân công, đắp đê...), tiền của Ngân hàng và của hợp tác xã tín dụng cho nhân dân vay...

b) PHẦN CHI RA:

1. Chi dùng vào việc mua hàng hóa (sức mua) tính bằng cách lấy tổng số chi về tiền tệ của dân cư trừ phần dự trữ và phần chi dùng không phải để mua hàng hóa.

2. Chi dùng không phải để mua hàng hóa, gồm có: các phí tổn về giáo dục và xem biểu diễn (lấy ở ngành văn hóa, thuế vụ), nguyệt phí (lấy ở các đoàn thể quần chúng) tiền tem thư và phí tổn về ngân vụ, bưu điện, điện thoại, điện báo của dân cư (lấy ở Bưu điện), các khoản tiền thuế nhà, thuế đất và thuê nhà thuê đất, các phí tổn về phục vụ khác như cắt tóc, chiếu bóng... (lấy ở thuế vụ), phí tổn giao thông như đi ô-tô, xích lô, xe điện, xe ngựa (lấy ở ngành giao thông, thuế vụ), tiền điện, tiền nước (lấy ở ngành tài chính hoặc ở ngành chủ quản...) và các khoản chi khác như tiền vệ sinh, tiền thuê xe đạp, tiền đăng ký xe đạp, tiền cúng vào đền chùa, nhà thờ v.v...

3. Dự trự:

a) Dự trữ của công nhân viên công và tư: lấy số tăng thêm về tiền gửi tiết kiệm ngân hàng (có thời hạn, không thời hạn...).

b) Dự trữ của dân cư nông nghiệp: nơi nào có tài liệu của Ngân hàng đã điều tra thì sử dụng tài liệu ấy, nơi nào không có thì phải tiến hành điều tra ở một số hộ để tính suy rộng cho một số vùng có khả năng dự trữ ở trong tỉnh (chú ý chỉ tính ở những vùng có khả năng mà không suy rộng cho tất cả các vùng trong toàn tỉnh).

c) Dự trữ của các hộ công thương nghiệp tư doanh: điều tra trong một số hộ rồi tính suy rộng cho toàn số hộ công thương gia hạng lớn và hạng vừa (hộ A và B). Số hộ hạng nhỏ (hộ C) coi như không có dự trữ (dự trữ của công thương gia tính cả tiền mặt tăng lên và tiền đầu tư thêm vào vốn kinh doanh trong năm).

d) Dự trữ nhân dân lao động khác: coi như không còn dự trữ. Tuy một số nhân viên y vụ mới như bác sĩ, hộ sinh v.v... có thể có dự trữ nhưng nhìn chung số người đó không nhiều lắm nên không tính.

e) Dự trữ của các tập đoàn xã hội: lấy số tiền tăng lên về góp cổ phần ở các hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, tiền vốn tăng thêm của các hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, của các tổ hợp tác mua bán.

IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA TÍNH TOÁN

- Tất cả các tỉnh, thành phố, khu đều tiến hành điều tra tính toán và cũng đều là đơn vị tổng hợp.

- Thời gian tiêu chuẩn điều tra: toàn năm dương lịch kể từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm đó.

- Thời gian hạn định công tác điều tra tính toán: Bắt đầu vào đầu tháng 12 dương lịch trong năm cho đến 15 tháng 01 đầu năm dương lịch năm sau phải hoàn thành và gửi đầy đủ các biểu mẫu gửi về Cục Thống kê trung ương.

TỔNG HỢP 1

BIỂU CHUNG VỀ ƯỚC TÍNH SỨC MUA

Tỉnh (thành phố hay khu) ...... năm ......

HẠNG MỤC

Đơn vị

Tổng cộng

Nông thôn

Thành thị

1. Tổng số sức mua

a) Sức mua của dân cư

b) Sức mua của cơ quan

c) Sức mua ở ngoài vào (+) hoặc từ trong ra (-) (sức mua lưu động).

- Chênh lệch về tiền gửi vào (+) với tiền gửi đi (-).

- chênh lệch về tiền mang vào (+) với tiền mang ra (-).

2. Sức mua trung bình của mỗi dân cư

3. Số nhân khẩu dân cư

1.000đ

 

 

 

 

 

 

Đồng

Người

 

 

 

CHÚ THÍCH:

1. Biểu này tập trung biểu hiện sự cấu thành và sự biến đổi về tổng số sức mua của toàn khu vực, nó là một trong những chỗ dựa cho việc xác định tổng mức bán lẻ của xã hội.

2. Sức mua của dân cư ghi số chi về mua hàng hóa của biểu tổng hợp II, sức mua của cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp ghi con số tổng cộng sức mua, hàng bán lẻ của biểu tổng hợp III.

3. Sức mua ở ngoài vào hoặc từ trong ra là sau khi đã tổng hợp 2 chi tiêu chênh lệch về tiền gửi vào với tiền gửi đi và chênh lệch về tiền mang vào với tiền mang ra mà có.

a) Nếu tiền gửi vào (+) nhiều hơn tiền gửi đi (-) thì mức chênh lệch sẽ được cộng thêm (+).

- Nếu tiền gửi vào (+) ít hơn tiền gửi đi (-) thì mức chênh lệch sẽ được trừ bớt (-).

b) Tính chênh lệch về tiền mang vào (+) và tiền mang đi (-) cũng như trên.

TỔNG HỢP 2

BIỂU CÂN ĐỐI THU CHI TIỀN TỆ CỦA DÂN CƯ

Tỉnh (thành phố hay khu) ....... năm .......

Đơn vị: 1.000 đồng

HẠNG MỤC

Cộng

%

Nông thôn

%

Thành thị

%

A. Tổng cộng thu nhập tiền lệ của dân cư

1. Thu thập về tiền lương của công nhân viên

2. Thu nhập tiền tệ của dân cư nông nghiệp

3. Thu nhập của các chủ xí nghiệp tư doanh

4. Thu nhập của nhân dân lao động khác

5. Các thu nhập khác

B. Tổng cộng số chi về tiền tệ của dân cư

1. Chi dùng vào việc mua hàng hóa (sức mua)

2. Chi dùng không phải để mua hàng hóa

3. Dự trữ (1)

 

 

 

 

 

 

GHI CHÚ: (1) Ghi mức tiền tăng lên hoặc giảm bớt so với tiền dự trữ của năm trước tăng (+); giảm (-)).

TỔNG HỢP 3

BIỂU TỔNG HỢP VỀ SỨC MUA HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐOÀN THỂ, TRƯỜNG HỌC, XÍ NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT, CÔNG TƯ HỢP DOANH

Ở tỉnh (thành phố hay khu) ...... năm ......

HẠNG MỤC

Số tiền

TỔNG CỘNG

1. Cơ quan hành chính, sự nghiệp và các đoàn thể, trường học công

2. Xí nghiệp quốc doanh:

- Xí nghiệp công nghiệp

- Xí nghiệp thương nghiệp

- Xí nghiệp giao thông vận tải

- Xí nghiệp công trình thủy lợi và kiến trúc

- Xí nghiệp nông lâm chăn nuôi

- Xí nghiệp kim dung (ngân hàng)

- Các xí nghiệp khác.

3. Hợp tác xã:

- Hợp tác xã mua bán

- Hợp tác xã sản xuất công nghiệp

- Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

- Các tập đoàn sản xuất

4. Xí nghiệp công tư hợp doanh

5. Xí nghiệp tư doanh

6. Trường học tư

 

CHÚ THÍCH: Trong cơ quan đoàn thể có:

1. Cơ quan đoàn thể thuộc tài chính địa phương đó cấp phát (1.000đ).

2. Cơ quan đoàn thể không thuộc tài chính địa phương đó cấp phát (1.000đ).

3. Trong xí nghiệp tư doanh có cả tư bản Nhà nước loại kinh tiêu đại lý.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 437/TTg

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu437/TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/12/1959
Ngày hiệu lực22/12/1959
Ngày công báo23/12/1959
Số công báoSố 49
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 437/TTg bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua biểu mẫu tính sức mua hàng năm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 437/TTg bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua biểu mẫu tính sức mua hàng năm
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu437/TTg
                Cơ quan ban hànhPhủ Thủ tướng
                Người kýPhạm Hùng
                Ngày ban hành07/12/1959
                Ngày hiệu lực22/12/1959
                Ngày công báo23/12/1959
                Số công báoSố 49
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 437/TTg bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua biểu mẫu tính sức mua hàng năm

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 437/TTg bản phương án quy định phương pháp căn bản điều tra tính toán sức mua biểu mẫu tính sức mua hàng năm

                            • 07/12/1959

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 23/12/1959

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 22/12/1959

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực