Thông tư 59/1999/TT-BVHTT

Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm


BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 59/1999/TT-BVHTT

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 59/1999/TT-BVHTT NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN VÀ NGHỆ SĨ ƯU TÚ LẦN THỨ NĂM

Thi hành Pháp lệnh ngày 30 tháng 5 năm 1985 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 97/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú; trên cơ sở đánh giá kết quả 4 đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:

A. Nghệ sĩ hiện đang hoạt động ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và nghệ sĩ đã nghỉ hưu sau ngày 3 tháng 2 năm 1997 (thời điểm phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ đợt 4).

1. Diễn viên thuộc các ngành: Sân khấu, Ca, Múa, Nhạc, Điện ảnh, Vô tuyến truyền hình, Video, Phát thanh, cụ thể là:

- Người diễn kịch hát truyền thống, kịch nói, nhạc kịch, kịch câm, kịch múa, xiếc, rối, tạp kỹ, múa, hát, tấu, nhạc, ngâm thơ trực tiếp trước quần chúng hoặc gián tiếp qua làn sóng điện hay màn hình.

2. Đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy: Người đạo diễn kịch hát truyền thống, kịch nói, nhạc kịch, kịch câm, biên đạo múa, người chỉ đạo nghệ thuật trực tiếp dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp ca, múa, xiếc, tạp kỹ, người chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng, người đạo diễn phim điện ảnh, truyền hình, video.

3. Quay phim: người quay phim các loại: Phim truyện, phim tài liệu khoa học (có tính nghệ thuật), hoạt hoạ, búp bê ...

4. Tạo hình: người thiết kế trang trí, phục trang, hoá trang, ánh sáng cho sân khấu, điện ảnh, tạo hình con rối, hoạ sĩ động tác phim hoạt hình.

B. Nghệ sĩ, nghệ nhân thuộc các bộ môn nghệ thuật truyền thống và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác không thuộc diện biên chế Nhà nước, nhưng vẫn biểu diến theo yêu cầu của đơn vị nghệ thuật, có sự chỉ đạo của Sở Văn hoá - Thông tin.

C. Nghệ sĩ trong diện các đối tượng nêu ở mục A nay do yêu cầu công tác, được điều động làm nghiên cứu, giảng dạy, quản lý... vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Song do kiêm nhiệm công việc nên số lượng tác phẩm hoặc vai diễn có thể ít hơn, nhưng có giá trị đóng góp vào sự phát triển của ngành.

D. Không truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ đối với những người đã mất và không xét đặc cách.

II. TIÊU CHUẨN:

A. NGHỆ SĨ NHÂN DÂN:

1. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức cách mạng, vững vàng trong mọi thử thách khó khăn, kiên quyết bảo vệ và thực. hiện xuất sắc đường lối văn nghệ của Đảng.

2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo với nhiều thành tựu đặc sắc, được đông đảo quần chúng hâm mộ, yêu mến, tiêu biểu cho ngành nghệ thuật đó trong cả nước.

3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật, có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị.

4. Đã hoạt động nghệ thuật phục vụ cách mạng từ 15 năm. Riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 10 năm (trừ trường hợp có những thành công nghệ thuật đột xuất); được tặng nhiều huy chương, giải thưởng của các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế.

B. NGHỆ SĨ ƯU TÚ:

1. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức cách mạng, sẵn sàng phục vụ, không quản ngại khó khăn; thực hiện tốt đường lối văn nghệ của Đảng.

2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tựu nổi bật, là những nghệ sĩ tiêu biểu và có uy tín rộng rãi trong từng môn nghệ thuật, được quần chúng đánh giá cao.

3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị.

4. Đã hoạt động nghệ thuật phục vụ cách mạng từ 10 năm; Riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 8 năm (trừ trường hợp có thành công nghệ thuật đột xuất); được tặng nhiều huy chương, giải thưởng của các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế.

III. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN VÀ NGHỆ SĨ ƯU TÚ

A. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú (do Thủ tướng quyết định) gọi tắt là Hội đồng Danh hiệu Nghệ sĩ Trung ương.

a. Hội đồng xét tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Trung ương có các Uỷ viên thường trực, Tổ thư ký và các Ban chuyên ngành Ca nhạc, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Phát thanh, Truyền hình.

b. Tổ thư ký gồm có: Đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Văn hoá - Thông tin làm tổ trưởng; Tổ viên thường trực do Vụ Tổ chức Cán bộ cử: các tổ viên khác do các Cục nghệ thuật cử, đồng thời làm thư ký của ban chuyên ngành.

c. Thành viên của các Ban chuyên ngành do Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng xét tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Trung ương.

d. Chế độ làm việc của Hội đồng xét tặng Danh hiệu nghệ sĩ Trung ương của Thường trực Hội đồng, Tổ Thư ký và Ban chuyên ngành sẽ có quy định riêng.

B. Hội đồng Danh hiệu Nghệ sĩ các cấp:

Để giúp thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Thủ trưởng các đơn vị nghệ thuật xem xét lựa chọn người đạt tiêu chuẩn Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú có Hội đồng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp.

a. Nhiệm vụ của Hội đồng Danh hiệu Nghệ sĩ các cấp:

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của những người được đề nghị; đối chiếu với tiêu chuẩn của Danh hiệu nghệ sĩ để phân tích đánh giá về tài năng sáng tạo nghệ thuật, phẩm chất đạo đức cách mạng cũng như tác dụng của nghệ sĩ.

- Lựa chọn danh sách đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm.

- Khi Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ Trung ương có yêu cầu tìm hiểu bổ sung hồ sơ của người được đề nghị tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú thì Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ cấp dưới có trách nhiệm cung cấp.

C. Tổ chức Hội đồng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp:

Các Tỉnh, Thành phố có số lượng đoàn nghệ thuật và các loại hình nghệ thuật không đồng nhất nên số lượng thành viên Hội đồng Danh hiệu Nghệ sĩ có khác nhau.

1. Hội đồng cấp đơn vị nghệ thuật:

- Thủ trưởng phụ trách nghệ thuật - Chủ tịch

- Đại biểu Ban chấp hành công đoàn - Uỷ viên

- Đại biểu nghệ sĩ - Uỷ viên

Số thành viên là 5 người.

2. Hội đồng cấp Sở Văn hoá - Thông tin:

- Giám đốc Sở - Chủ tịch

- Phó giám Đốc Sở hoặc chuyên viên theo dõi nghệ thuật. - Uỷviên

- Một số trưởng đoàn nghệ thuật trực thuộc Sở - Uỷ viên

- Một số diễn viên, đạo diễn quay phim đã được tặng danh hiệu (nếu có). - Uỷ viên

Số thành viên từ 7 đến 11 người.

3. Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách văn xã - Chủ tịch

- Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin - Uỷ viên thường trực

- Đại diện Ban Tư tưởng Văn hoá - Uỷ viên

- Một số chuyên viên theo dõi nghệ thuật - Uỷ viên

- Một số diễn viên, đạo diễn, quay phim đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ. - Uỷ viên

Số thành viên từ 7 đến 11 người.

4. Hội đồng của các Bộ, ngành có đơn vị nghệ thuật:

- Lãnh đạo của Bộ, ngành phụ trách văn xã - Chủ tịch

- Một số thủ trưởng phụ trách đơn vị nghệ thuật - Uỷ viên

- Một số chuyên viên theo dõi nghệ thuật - Uỷ viên

- Một số diễn viên, đạo diễn, quay phim đã được tặng Danh hiệu Nghệ sĩ - Uỷ viên

Số thành viên từ 5 đến 9 người.

5. Riêng Bộ Văn hoá - Thông tin: có nhiều đơn vị nghệ thuật có thể thành lập Hội đồng nghệ thuật thuộc các Cục: Nghệ thuật biểu diễn, Điện ảnh. Các Cục cần xin ý kiến của Bộ trước khi gửi danh sách đề nghị lên Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Trung ương.

- Thủ trưởng Cục - Chủ tịch

- Chuyên viên nghiên cứu nghệ thuật - Uỷ viên

- Một số thủ trưởng các đơn vị nghệ thuật - Uỷ viên

Số thành viên từ 7 đến 9 người

6. Việc thành lập Hội đồng Danh hiệu nghệ sĩ các cấp trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) cần xin ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp cho phù hợp với tình hình thực tế.

7. Các cơ quan, đơn vị không có chức năng hoạt động nghệ thuật, thì không cần thành lập Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ; nếu có trường hợp đối tượng cần xét thì sẽ tiến hành theo sự hướng dẫn ở mục V Điều 7 trong Thông tư này.

8. Các ngành có đơn vị nghệ thuật hoạt động trong phạm vi các Tỉnh, Thành phố, cần trao đổi phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ trong việc thành lập Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ và việc lựa chọn các nghệ sĩ đạt tiêu chuẩn.

9. Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên viên nghiên cứu nghệ thuật và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên, Thủ trưởng quyết định các thành viên Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ ở đơn vị mình.

10. Nhiệm kỳ của Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ là 4 năm. Trước mỗi kỳ tổ chức lựa chọn danh hiệu nghệ sĩ, các cơ quan đơn vị nên xem xét có thể bổ sung thành viên cho phù hợp với thực tế và cần cử những người được giới nghệ thuật tín nhiệm.

IV. TRÌNH TỰ VIỆC XÉT CHỌN DANH HIỆU NGHỆ SĨ:

1. Thủ trưởng đơn vị nghệ thuật phồ biến thật kỹ đến các đối tượng nghệ sĩ theo quy định và các chuyên viên nghiên cứu nghệ thuật của đơn vị các văn bản:

- Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 30 tháng 5 năm 1985.

- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng (số 97/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1986).

- Thông tư hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ V của Bộ Văn hoá - Thông tin số 59/1999/TT-BVHTT ngày 5 tháng 5 năm 1999.

2. Thủ trưởng đơn vị nghệ thuật tổng hợp và thông báo danh sách người đăng ký và dự kiến đựoc đề nghị tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đợt V để mọi người trong đơn vị góp ý kiến. Người góp ý kiến cần ghi rõ: họ tên người đạt tiêu chuẩn Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú của đơn vị mình, đã có hoặc chưa có trong danh sách dự kiến, cần dẫn chứng cụ thể để chứng mình ý kiến của rmình. (Thời gian góp ý kiến không quá 7 ngày kể từ ngày thông báo).

3. Sau khi thu thập ý kiến, Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ có nhiệm vụ nghiên cứu (ghi ở điềm a, mục B, phần III) trao đổi kỹ và tiến hành bỏ phiếu kín tín nhiệm, các nghệ sĩ có số phiếu đạt 67% (2/3) tổng số thành viên Hội đồng trở lên được hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp trên (không đưa danh sách người không đủ tiêu chuẩn).

4. Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ của các Sở Văn hoá - Thông tin, Cục quản lý... Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ của Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu danh sách nghệ sĩ do cấp dưới đề nghị và tiến hành các thủ tục cần thiết và bỏ phiếu kín theo quy định để giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố xem xét cân nhắc và lập danh sách đề nghị lên Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ Trung ương. Danh sách này nhất thiết phải ghi theo số thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

5. Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ cấp trên chỉ xem xét những trường hợp đã được Hội đồng cấp dưới xem xét và giới thiệu.

6. Sau khi tổng hợp danh sách được đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương; Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ Trung ương nghiên cứu, phân tích một danh sách đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ

1. Việc lựa chọn đề nghị tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú phải đảm bảo đạt 4 tiêu chuẩn không bình quân giữa các ngành, bộ môn nghệ thuật, cũng như không bình quân giữa các Bộ, Ngành, các Tỉnh, Thành phố (cần quan tâm đến dân tộc thiểu số và nghệ sĩ là phụ nữ). Do đó có thể có ngành, bộ môn nghệ thuật hoặc Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành phố chưa có người tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú chưa đạt tiêu chuẩn.

2. Nghệ sĩ được xem xét để đề nghị tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú từ 5 năm và đạt các tiêu chuẩn quy định.

3. Đối với các trường hợp đang hoạt động nghệ thuật hoặc nghỉ hưu mà đã qua một trong bốn đợt xét duyệt trước chưa được phong tặng danh hiệu, thì lần này muốn được xem xét, nhất thiết phải có thành tích sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp của những năm gần đây (1995 - 1999) được cấp có thẩm quyền và trong giới công nhận đạt các tiêu chuẩn quy định.

4. Đối với các nghệ sĩ mới chuyển sang cơ quan khác, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật để cơ quan mới xem xét, cơ quan cũ có trách nhiệm cung cấp những yêu cầu cần thiết. Trường hợp cơ quan mới không có Hội đồng nghệ sĩ thì cơ quan cũ có trách nhiệm xem xét lựa chọn đề nghị.

VI. VĂN BẢN HỒ SƠ

1. Thủ trưởng các đơn vị nghệ thuật đề nghị lên cơ quan quản lý cấp trên về việc tăng danh hiệu nghệ sĩ gồm có:

a. Hồ sơ cá nhân gồm: Bản thành tích cá nhân (mẫu số 1) có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (khổ giấy A4), kèm theo bản nhận xét.

b. Công văn đề nghị và báo cáo kết quả xét chọn (mẫu số 2)

- Danh sách nghệ sĩ nhân dân (mẫu số 3)

- Danh sách nghệ sĩ ưu tú (mẫu số 3)

Biên bản kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng thuộc cấp đề nghị (mẫu số 4).

- Quyết định thành lập Hội đồng.

2. Hồ sơ của các Bộ, ngành, các địa phương đề nghị lên Hội đồng nghệ sĩ Trung ương gồm có:

- Hồ sơ cá nhân, kèm theo bản nhận xét: 4 bản

- Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng (mẫu số 2): 3 bản

- Danh sách Nghệ sĩ nhân dân (mẫu số 3): 3 bản

- Danh sách Nghệ sĩ ưu tú (mẫu số 3): 3 bản

- Biên bản bỏ phiếu tín nhiệm (mẫu số 4): 3 bản

- Quyết định thành lập Hội đồng: 3 bản

3. Thủ trưởng và Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ ở đơn vị nghệ thuật cần hướng dẫn giúp đỡ người được đề nghị viết hồ sơ cá nhân đúng với mẫu đã hướng dẫn. Hồ sơ cá nhân cần súc tích, ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

4. Đối với những trường hợp khai không đúng mẫu, không đúng yêu cẩu đã hướng dẫn, hoặc gửi không đầy đủ thủ tục hồ sơ, không đúng thời hạn thì Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ không xem xét.

VII. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ

Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 97/HĐBT đã ghi rõ: "Người được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được cấp bằng chứng nhận, huy hiệu và một số tiền hoặc hiện vật".

Ngoài những quyền lợi kể trên, người được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú còn được các Bộ, ngành, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý người nghệ sĩ, cố gắng tạo điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ nhằm cống hiến nhiều cho đất nước như: học tập bồi dưỡng văn hoá chính trị, nghiệp vụ và được ưu tiên giúp đỡ về điều kiện vật chất.

VIII. XOÁ BỎ DANH HIỆU NGHỆ SĨ ĐÃ ĐƯỢC TẶNG:

Những trường hợp sai lầm nghiêm trọng về chính trị, về quan điểm nghệ thuật hoặc phẩm chất đạo đức thì Thủ trưởng đơn vị nghệ thuật phải báo cáo ngay lên cơ quan quản lý cấp trên. Thủ trưởng Bộ, ngành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xem xét rồi đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ qua Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Trung ương. Văn bản báo cáo rõ hoàn cảnh, thời gian của sự việc xảy ra, ảnh hưởng và tác hại của sự việc đó và bản kiểm điểm cá nhân của nghệ sĩ.

Để hạn chế hậu quả, khi có dư luận không tốt về một số nghệ sĩ đã được tặng danh hiệu thì Thủ trưởng cấp trên có thể yêu cầu Thủ trưởng cấp dưới báo cáo; Hội đồng danh hiệu Nghệ sĩ Trung ương có thể yêu cầu Hội đồng dạnh hiệu nghệ sĩ thuộc Bộ, ngành hoặc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về thực chất của dư luận đó.

Trong quá trình thực hiện việc lựa chọn đề nghị tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú nếu gặp khó khăn trở ngại, Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ cấp dưới cần báo cáo và xin ý kiến Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ cấp trên.

Sau mỗi đợt tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ sĩ; Hội đồng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp cần rút kinh nghiệm và báo cáo lên Hội đồng danh hiệu nghệ sĩ cấp trên nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhược điểm cho kỳ tiếp sau.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế cho các thông tư giải thích và hướng dẫn việc thi hành xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ đã có.

 

Nguyễn Khoa Điềm

(Đã ký)

 

Tỉnh, Bộ........
Đơn vị:..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MẪU SỐ 1

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN VÀ NGHỆ SĨ ƯU TÚ ĐỢT V
(Đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ................)

I- SƠ YẾU LÝ LỊCH:

- Họ và tên (khai sinh): Nam, Nữ

- Bí danh:

- Ngày, tháng, năm sinh: Dân tộc

- Quê quán:

- Chỗ ở hiện nay:

- Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay:

- Đơn vị công tác:

- Năm tham gia công tác

- Năm tham gia hoạt động nghệ thuật:

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

- Khai quá trình công tác từ khi thoát ly cho đến nay (chức vụ, nơi công tác....)

III. KHEN THƯỞNG:

1. Khen thưởng chung (từ chiến sĩ thi đua trở lên)

2. Khen thưởng nghệ thuật (có bản sao văn bản các giải thưởng).

- Tên các tác phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng.

- Chức danh của cá nhân trong các tác phẩm được giải thưởng đối với tác phẩm có nhiều chức danh tham gia.

IV. NHỮNG THÀNH TÍCH CHỦ YẾU
(Đối chiếu với tiêu chuẩn xét tặng)

1. Phẩm chất đạo đức.

2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tích nổi bật, là những nghệ sĩ tiêu biểu và có uy tín rộng rãi trong từng môn nghệ thuật, được quần chúng đánh giá cao.

3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị.

4. Thời gian trực tiếp làm nghệ thuật.

Yêu cầu: Cần nêu cụ thể, có số liệu, tất cả không quá 3 trang đánh máy, riêng các giải thưởng phải có bản sao văn bản kèm theo.

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Người khai
(Ký tên)

 

Bộ.....................................
UBND tỉnh, Thành phố:...
Đơn vị: ............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

MẪU SỐ 2

BÁO CÁO

VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU:"NGHỆ SĨ NHÂN DÂN", "NGHỆ SĨ ƯU TÚ" ĐỢT V

Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"

(Sở, Tỉnh, Ngành, Bộ:....................)

Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đợt V của .......................... đã họp ngày.... tháng.... năm 1999. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân đối chiếu với tiêu chuẩn. Hội đồng đã bỏ phiếu kín, xét duyệt và đề nghị phong tặng danh hiệu:

- Nghệ sĩ nhân dân....................... người

- Nghệ sĩ ưu tú............................. người

Trong quá trình tiến hành, Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" ....................................... đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Văn hoá - thông tin về việc xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đợt V, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn.

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ

TT

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Chức danh

Đơn vị công tác

Năm TG hoạt động nghệ thuật

Số phiếu tín nhiệm

 

 

Nam Nữ

 

 

 

 

HĐ cơ sở

HĐ cấp sở, ngành

HĐ cấp Tỉnh, Bộ

1

Nghệ sĩ nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nghệ sĩ ưu tú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

Kính trình hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sí ưu tú" ............................... xem xét và quyết định.

TM/ HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ghichú: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ đợt V từ cấp cơ sở đến cấp Tỉnh, Bộ, chuyên ngành, nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo ký tên và đóng dấu của cơ quan.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 59/1999/TT-BVHTT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu59/1999/TT-BVHTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/05/1999
Ngày hiệu lực05/05/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 59/1999/TT-BVHTT

Lược đồ Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu59/1999/TT-BVHTT
              Cơ quan ban hànhBộ Văn hoá-Thông tin
              Người kýNguyễn Khoa Điềm
              Ngày ban hành05/05/1999
              Ngày hiệu lực05/05/1999
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật17 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 59/1999/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú lần thứ năm

                          • 05/05/1999

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 05/05/1999

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực