Thông tư 64-TTg

Thông tư 64-TTg năm 1962 quy định thể lệ về việc báo bão do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão đã được thay thế bởi Quyết định 206-TTg quy định chế độ báo bão và được áp dụng kể từ ngày 13/07/1980.

Nội dung toàn văn Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******

Số: 64-TTg

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 1962

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỂ LỆ VỀ VIỆC BÁO BÃO

Việc dự báo bão và báo tin bão hết sức quan trọng. Có dự báo kịp thời chính xác, có báo tin nhanh chóng, đúng đắn thì việc chuẩn bị chống bão mới được kịp thời, giảm bớt được thiệt hại. Do đó cần hết sức chú trọng việc theo dõi bão, dự báo bão và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành huy động mọi phương tiện hiện có để báo tin bão.

Thông tư này thay cho thông tư số 235-TTg ngày 07 tháng 06 năm 1957 quy định chế độ dự báo bão,  cách thức báo tin bão và nhiệm vụ các cơ quan có liên quan.

CHẾ ĐỘ DỰ BÁO BÃO

Nha khí tượng có nhiệm vụ theo dõi thời tiết thường xuyên và phát hiện các cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thời tiết nước ta.

A. Phân biệt các loại bão

Căn cứ vào sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão để phân biệt:

1. Bão nhẹ: sức gió ở gần trung tâm khá mạnh từ cấp 6 đến cấp 7 (từ 40 đến 60 cây số một giờ) có thể làm đắm thuyền nhỏ, làm tốc mái nhà tranh, v.v…

2. Bão vừa: sức gió ở gần trung tâm, mạnh từ cấp 8 đến cấp 10 (từ 60 đến 100 cây số một giờ) có thể làm đắm thuyền lớn, tốc mái ngói.

3. Bão to: sức gió ở trung tâm rất mạnh từ cấp 11 trở lên (trên 100 cây số một giờ) có sức phá hoại rất lớn.

B. Phân biệt các loại tin bão.

Mỗi khi bão phát sinh ở vùng biển đông hoặc cơn bão đã từ ngoài Thái-bình-dương vượt qua Phi-líp-pin vào biển Đông, Nha khí tượng sẽ phát ra những bản dự báo riêng để cơ quan, bộ đội và nhân dân chuẩn bị đề phòng. Các bản tin dự báo riêng đó gọi là “Tin bão”.

Tùy theo vị trí và tình hình phát triển của cơn bão, các bản tin bão phân biệt thành 7 loại sau:

1. Tin bão xa. Khi có bão ở biển đông mà vùng “gió bão” từ cấp 6 trở lên (trên 40 cây số một giờ) còn cách xa bờ biển miền Bắc Việt Nam từ 1000 cây số trở lên và bão chưa có triệu chứng chắc chắn sẽ tiến vào nước ta, thì phát “Tin bão xa”.

2. Tin bão gần. Khi vùng “gió bão” từ cấp 6 trở lên cách xa bờ biển miền Bắc Việt Nam từ 500 đến 1.000 cây số hoặc khi vùng “gió bão” còn ở cách xa hơn nhưng có triệu chứng sẽ tiến vào nước ta, thì phát “Tin bão gần”.

3. Tin bão khẩn cấp. Khi vùng “gió bão” từ cấp 6 trở lên còn cách xa bờ biển miền Bắc Việt Nam dưới 500 cây số thì phát “Tin bão khẩn cấp” cho khu vực bị đe dọa và bị tiếp tục phát “Tin bão gần” cho các miền lân cận khu vực đang bị đe dọa.

4. Tin bão tan. Phát đi khi bão đang tan ở ngoài biển hay trên đất liền. Trong trường hợp bão chưa tan nhưng cơn bão đã đi ra khỏi biển đông không ảnh hưởng gì đến nước ta nữa thì phải phát “Tin bão đi xa”.

5. Tin bão đính chính. Phát đi khi Nha khí tượng nhận thấy tình hình tiến triển của cơn bãp không đúng với dự đoán trước nữa.

6. Tin bão cho miền Nam. Phát đi khi có bão đe dọa miền Nam không ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc. Trong trường hợp bão đổ bộ vào miền Nam mà có ảnh hưởng đến miền Bắc thì phát “Tin bão gần” cho các khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng.

7. Tin bão để theo dõi. Trong trường hợp đặc biệt bão còn ở ngoài Thái-bình-dương nhưng nếu cơn bão là loại “bão to” và Nha khí tượng nhận thấy có triệu chứng có thể tiến vào biển đông thì phát: “Tin bão để theo dõi”.

Tin này là loại tin mật chỉ dành riêng cho: Phủ Thủ tướng (Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Văn phòng Nông nghiệp) – Văn phòng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam – Ban Chỉ huy chống bão lụt trung ương - Bộ Quốc phòng (Cục Thông tin liên lạc - Cục Tác chiến - Bộ Tưu lệnh hải quân) - Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục Bưu điện truyền thanh - Cục Vận tải thủy, Bộ Thủy lợi - Tổng cục Thủy sản - Bộ Kiến trúc - Tổng cục Vật tư - Ủy ban hành chính khu Hồng - Quảng và cảng Hải Phòng để theo dõi, nhưng không phổ biến ra ngoài.

C. Nội dung bản tin bão. Trong mỗi bản tin bão phải ghi rõ:

- Loại tin bão.

- Giờ, ngày, tháng.

- Vị trí trung tâm của cơn bão ghi bằng kinh độ, vĩ độ (với số lẻ 1/10 độ) và bằng cây số chỉ khoảng cách từ tâm bão đến bờ biển nước ta.

- Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm ghi bằng cấp gió  (có giải thích thêm bằng cây số/giờ) và phạm vi có gió khá mạnh đã lên tới cấp 6.

- Tình hình sóng biển.

- Hướng và tốc độ di chuyển của bão. Khi bão tới gần nếu Nha khí tượng dự đoán được khu vực và thời gian bão tới đất liền thi sẽ ghi thêm trong bản tin nhận định về khu vực và thời gian bão tới đất liền.

CÁCH THỨC BÁO TIN BÃO VÀ NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

A. Nha Khí tượng.

Trong suốt thời gian có bão ở biển đông, Nha khí tượng có nhiệm vụ báo tin bão cho:

- Các tàu biển ở ngoài khơi: bản tin viết bằng chữ quốc ngữ và chữ Anh với những chỉ dẫn có tính chất chuyên môn theo quy ước quốc tế.

- Cơ quan, bộ đội, nhân dân: bản tin có tính chất phổ thông.

Đối với bão xa, Nha Khí tượng có nhiệm vụ trực tiếp báo tin cho những nơi sau:

1. Phủ Thủ tướng (Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Văn phòng Nông nghiệp).

2.  Văn phòng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam,

3. Ban Chỉ huy chống lụt bão trung ương,

4. Bộ Quốc phòng (Cục Thông tin liên lạc, Cục Tác chiến, Bộ tư lệnh Hải quân).

5. Bộ  Giao thông vận tải,

6. Tổng cục Bưu điện truyền thanh,

7. Cục Vận tải thủy,

8. Bộ Thủy lợi,

9. Tổng cục Thủy sản,

10. Bộ Kiến trúc,

11. Tổng cục Vật tư,

Đồng thời Nha khí tượng cũng gửi tin bão xa cho các Ủy ban hành chính khu, tỉnh miền duyên hải (do các khu và Ty Bưu điện chuyển giao).

Ngoài ra Nha khí tượng còn phát tin bão bằng vô tuyến điện tín quốc tế (morse) cho tàu thủy và các cơ quan có phương tiện thu tin như Cảng, Nhà máy cá hộp, v.v… trên đài “VKT” (xem bảng số 1).

Đối với bão gần, Nha Khí tượng có nhiệm vụ:

- Báo tin cho các cơ quan trung ương (bảng số 2), các tỉnh ven biển (bảng số A) và một số khu tỉnh khác ở đồng bằng và trung du (trong bảng B) có thể bị ảnh hưởng của bão.

- Chỉ đạo việc kéo tín hiệu, bắn pháo hiệu, treo cờ báo bão, trong các tin bão đọc chậm ở Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam và công điện báo bão gửi cho các tỉnh, sẽ quy định rõ các loại tín hiệu, pháo, cờ hiệu được dùng cho từng khu vực khác nhau tùy theo mức độ tiến triển của bão.

Đối với bão khẩn cấp. Khi Nha Khí tượng đã dự báo được hướng bão sẽ tiến vào đất liền thì báo “Tin bão khẩn cấp” cho các cơ quan trung ương (bảng 2) và cho các khu tỉnh bị bão trực tiếp đe dọa, báo “Tin bão gần” cho những khu, tỉnh lân cận các khu vực đang bị đe dọa, và báo “Tin bão đi xa” cho các khu tỉnh không còn bị ảnh hưởng của bão nữa.

Ngoài những quy định trên, Nha khí tượng còn có nhiệm vụ đôn đốc và giám sát việc báo tin bão của các đài, trạm khí tượng.

Các đài khí tượng khu vực, đài khí tượng tỉnh, khi nhận được tin bão phải nghiên cứu ký nội dung bản tin và lập tức không được chậm trễ, không kể đêm, hôm phải gọi điện thoại hoặc trực tiếp trình bày ý kiến của mình với Ủy ban hành chính, Ban Chỉ huy chống bão lụt địa phương.

B. Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.

Khi nhận được tin báo bão, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam phải phát thanh ngay nếu đang là giờ phát thanh. Nếu lúc nhận được tin không phải là giờ phát thanh thì sẽ phát thanh vào buổi gần nhất.

Đối với các loại “Tin bão gần” “Tin bão khẩn cấp” “Tin bão đính chính” nên phát thanh nhiều lần trong các buổi phát thanh. Trong kỳ phát thanh sẽ phát bản tin mới nhất, trong trường hợp chưa có bản tin mới thì đọc lại tin cũ.

Các bản tin thời tiết nguy hiểm nên đọc thong thả, rõ ràng 2 lượt. Ngoài ra cần dành riêng 2 buổi đọc tương đối chậm vào những giờ cố định để người nghe có thể ghi chép được, khi có bão và gió mùa:

- Một buổi thay vào buổi phát thanh thời tiết lúc sáng sớm (5 giờ hoặc 5 giờ 10 tùy theo mùa hè hay mùa đông).

- Một buổi vào 16 giờ 30 đến 17 giờ theo giờ Hà Nội. Trường hợp không có tin thời tiết nguy hiểm, thì buổi phát thanh 16 giờ 30 đến 17 giờ vẫn là buổi phát thanh ca nhạc của Đài.

Các bản tin bão hay gió mùa sẽ do Nha khí tượng cung cấp.

C. Các cơ quan bưu điện.

Tổng cục bưu điện có nhiệm vụ:

- Chuyển ngay các điện báo tin bão của Nha Khí tượng (theo những bản quy định giữa Nha Khí tượng và Tổng cục Bưu điện về khu vực chuyển mỗi loại tin bão).

- Kiểm tra xem những điện tin bão chuyển đi có được các Ủy ban hành chính khu, tỉnh nhận đầy đủ và đúng giờ không.

Sở bưu điện Hà Nội, các khu, các Ty và trạm Bưu điện ở địa phương nhận được tin bão thì phải:

- Chuyển ngay bản “Tin bão” đến các cơ quan được nhận và dán 1 bản tại trụ sở mình cho nhân dân xem.

- Khi có tin bão khẩn cấp thì những Khu, Ty hay trạm Bưu điện nào ở trong khu vực khẩn cấp cần phải bố trí lực lượng và phương tiện truyền tin sao cho ngay cả trong trường hợp có bão lớn vẫn đảm bảo tuyệt đối cho việc truyền tin bão từ trung ương xuống địa phương cũng như việc chuyển các thông tin quan trắc khí tượng từ các Đài, Trạm khí tượng khu, tỉnh gửi về trung ương được nhanh chóng nhất.

Trong trường hợp đường giây điện tín bị đứt thì các địa phương có vô tuyến điện phải chuyển quan trắc khí tượng bằng vô tuyến điện về trung ương.

“Tin bão” bằng điện tín, điện thoại, vộ tuyến điện phải được chuyển theo chế độ “ưu tiện không trì hoãn” nếu chuyển bằng công văn thì phải chuyển “Hỏa tốc”.

D. Bộ Tư lệnh hải quân và Cục Công an nhân dân vũ trang.

Khi nhận được tin bão các đơn vị phòng thủ bờ bể, các hạm thuyền, tàu bè, các đơn vị Công an nhân dân vũ trang có nhiệm vụ phân công người theo dõi tin tức bão trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam khi nhận được tin bão, thì phải treo cờ hiệu, kéo tín hiệu, bắn pháo hiệu (nếu có) báo bão cho nhân dân trên đất liền và ven biển gần nơi đóng quân biết, và tùy theo hoàn cảnh, tìm cách báo tin cho các thuyền bè đã ra khơi và giúp đỡ nhân dân lánh nạn lúc cần thiết.

E. Cục Thông tin liên lạc thuộc Bộ Quốc phòng

Cục Thông tin liên lạc thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ báo tin bão cho các đơn vị bộ đội đóng ở những vùng bị bão đe dọa. Các đơn vị bộ đội nhận được tin phải báo tin đủ và đúng cho Ủy ban hành chính và cho nhân dân trong vùng mình đóng quân.

G. Tổng cục Thủy sản

Tổng cục Thủy sản có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban hành chính các địa phương và các cơ quan khác như bộ đội, công an v.v… để tìm đặt các địa điểm bắn pháo hiệu và trạm tín hiệu ở những vùng tập trung ngư dân, tổ chức việc theo dõi và quản lý việc sử dụng các phương tiện truyền tin của các tàu và thuyền đánh cá trên mặt biển.

Trong trường hợp quá cấp bách, Tổng cục Thủy sản có nhiệm vụ báo cáo lên Phủ Thủ tướng để tìm biện pháp khẩn cấp báo báo và cứu bão.

Các Ty Thủy sản (kể cả các cơ sở trực thuộc Ty), mỗi khi nhận được tin bão của Ủy ban hành chính, Ban chỉ huy chống bão lụt địa phương cần chấp hành việc truyền tin một cách nhanh chóng nhất để có thể tránh được thiệt hại về người và của cho nhân dân. Việc truyền tin bão cần đặc biệt chú ý đối với đồng bào ngư dân, các cơ sở nghiên cứu và kho tàng ở dọc miền duyên hải. Đồng thời, các Ty Thủy sản có nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi việc truyền tin bão bằng cờ trên tầu thuyền đi biển.

H. Ủy ban hành chính và Ban Chỉ huy chống bão lụt các cấp.

Ở những địa phương có đê, có thành lập Ban Chỉ huy chống bão lụt, thì Ban sẽ báo tin bão cho các cơ quan, nhân dân và lãnh đạo công tác phòng chống bão.

Ở những địa phương không có Ban Chỉ huy chống bão lụt thì Ủy ban hành chính có nhiệm vụ báo tin bão cho các cơ quan, nhân dân và lãnh đạo công tác phòng chống bão.

Trong phạm vi tỉnh, việc truyền tin báo bão cho các cơ quan, xí nghiệp, công trường, kho tàng, v.v… ở thị xã cũng như ở các huyện do Ủy ban hành chính tỉnh quyết định và phân công cho các cơ quan có phương tiện thông tin thực hiện. Việc truyền tin phải chính xác và kịp thời, nhưng cũng tránh truyền quá sớm những bản tin không cần thiết cho những khu vực không bị đe dọa, hoặc truyền đi những tin đã lạc hậu, có thể làm trở ngại đến sản xuất.

Ủy ban hành chính và Ban Chỉ huy chống bão lụt có nhiệm vụ quản lý và trực tiếp chỉ đạo các cơ sở truyền tin như các trạm tín hiệu, các địa điểm bắn pháo hiệu, v.v… Việc ra lệnh kéo tín hiệu, hạ tín hiệu, bắn pháo hiệu báo bão cho các Trạm trên đất liền từ nay sẽ do Ủy ban hành chính địa phương đảm nhiệm, theo hướng dẫn của Nha khí tượng trong các buổi phát thanh đọc chậm và trong các công điện báo bão. Các tầu thuyền đi trên biển thì căn cứ vào tin tức nhận được ở Đài Phát thanh để bắn pháo hiệu và treo cờ hiệu.

Khi nhận được “Tin bão xa” khu, tỉnh, thành phố chỉ báo cho các cơ quan ở địa phương có nhiệm vụ theo dõi bão và đặt kế hoạch chống bão, chưa cần báo cho nhân dân. Đặc biệt mỗi khi nhận được “Tin bão xa” Ban Chỉ huy chống bão lụt tỉnh hoặc Ủy ban hành chính tỉnh (nếu địa phương chưa có Ban Chỉ huy chống bão lụt) cần tổ chức người thường trực ngày đêm theo dõi phát thanh trên Đài tiếng nói Việt Nam vào những giờ thường lệ. Chú ý cần ghi chép đầy đủ tin tức báo bão vào 2 buổi phát thanh đọc tương đối chậm trong ngày (một buổi vào trước giờ phát thanh ca nhạc thể dục buổi sáng và một buổi vào 16 giờ 30 đến 17 giờ). Lúc này ngoài việc thường trực thu tin, Ủy ban hành chính và Ban Chỉ huy chống bão lụt cần kiểm tra chu đáo các đường giây liên lạc giữa tỉnh xuống các huyện, các thị trấn, đảm bảo sao cho ngay cả trong lúc mưa to gió lớn vẫn có thể liên lạc được để lãnh đạo các cấp chống bão.

Khi nhận được “Tin bão gần” “Tin bão khẩn cấp” “Tin bão đính chính khẩn cấp” “Tin bão tan”, khu, thành, tỉnh có nhiệm vụ huy động mọi phương tiện, như điện thoại, cán bộ, công nhân viên, xe cộ để báo các tin bão đó một cách hết sức nhanh chóng cho:

- Các cơ quan trực thuộc, các trạm tín hiệu, các cơ sở bắn pháo hiệu của tỉnh, các Ủy ban khu phố, huyện và xã.

- Các cơ quan hoặc xí nghiệp trực thuộc trung ương đặt tại địa phương mình.

Khu phố nhận được tin báo bão của thành phố phải dùng mọi phương tiện như loa, yết thị, v.v… để truyền tin cho nhân dân.

Huyện nhận được tin báo bão của tỉnh phải cho người hỏa tốc báo tin bão cho các xã. Xã phải cho người hỏa tốc báo tin bão cho thôn xóm đồng thời dùng những phương tiện do tỉnh đã quy định (như loa, mõ, trống hay đốt lửa v.v…) để báo cho nhân dân.

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHUNG

Trong thời gian có tin báo bão, các cơ quan phải đặt người thường trực, nhất là vào những ngày nghỉ, ngày lễ và giờ nghỉ. Khi nhận được tin báo bão người thường trực phải báo ngay cho thủ trưởng cơ quan hay người thay mặt. Trong mùa bão các cơ quan phải đặt người theo dõi tin bão và thường xuyên ghi chép tin bão do Đài phát thanh truyền đi.

Các ngành ở trung ương cần hướng dẫn trước cho các cơ sở ở địa phương có kế hoạch phòng chống bão lụt hợp với điều kiện chuyên môn của ngành mình. Lúc có tin báo bão, các cơ sở ở địa phương sẽ nhận được tin và theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy chống bão lụt hay của Ủy ban hành chính địa phương mà tiến hành công tác phòng chống bão. Các ngành ở trung ương trừ trường hợp đặc biệt mới gửi điện, cần hết sức tránh gửi nhiều điện trong lúc này gây khó khăn cho bưu điện trong việc chuyển nhanh các bản tin báo bão của Nha khí tượng xuống các địa phương. Đối với các trọng điểm cần chỉ đạo cụ thể, thì phải cử người trực tiếp xuống cơ sở.

Các ngành có hệ thống thông tin riêng không phải qua Tổng cục bưu điện, vẫn có thể sử dụng đường giây của mình để truyền tin bão và chỉ đạo việc phòng chống trực tiếp cho các cơ sở ở địa phương.

Các cơ quan có nhiệm vụ thi hành thông tư này đều phải phổ biến và giải thích cho toàn thể cán bộ và nhân viên hiểu rõ tính chất quan trọng của công tác báo tin bão và trách nhiệm của mình trong công tác báo tin bão.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Hùng

 

BẢNG 1

QUY ĐỊNH GIỜ PHÁT TIN THỜI TIẾT

 

GIỜ PHÁT (Giờ Hà Nội)

LOẠI TIẾNG

TẦN SỐ SÓNG ÂM

NỘI DUNG PHÁT TIN

A. Giờ phát tin bằng “Vô tuyến điện tín” của Nha khí tượng (trên Đài phát “VKT”)

19 giờ 25 phút

22 giờ 25 phút

01 giờ 25 phút

04 giờ 25 phút

06 giờ 00 phút

10 giờ 25 phút

13 giờ 25 phút

16 giờ 45 phút

17 giờ 00 phút

Việt

Anh

Việt

Anh

Việt và Anh

Anh

Việt

Việt

Anh

4890 Kcs và 6990 Kcs

4690 Kcs và 6990 Kcs

4890 Kcs và 6990 Kcs

4890 Kcs và 6990 Kcs

4890 Kcs và 6990 Kcs

9806 Kcs và 13890 Kcs

9806 Kcs và 13890 Kcs

9806 Kcs và 13890 Kcs

9806 Kcs và 13890 Kcs

Tin bão và thông tin quan trắc

Tin bão và thông tin quan trắc

Tin bão và thông tin quan trắc

Tin bão và thông tin quan trắc

Dự báo thời tiết ngoài biển và tin bão

Tin bão và thông tin quan trắc

Tin bão và thông tin quan trắc

Dự báo thời tiết ngoài biển và tin bão

Dự báo thời tiết ngoài biển và tin bão

B. Giờ phát thanh của Nha khí tượng

9 giờ 00 phút

16 giờ 15 phút

Việt

Việt

8600 Kcs

8600Kcs

Bản tin bão (trong trường hợp có bão) và bản phân tích thời tiết.

C. Giờ phát thanh đọc đương đối chậm về tin tức thời tiết nguy hiểm (bão, gió mùa) của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam

Buổi sáng (5 giờ mùa hè, 5g10 mùa đông)

Buổi chiều

16g30 – 17g

Việt

31 thước, 48 thước

 297 th (Hệ thống I)

 

297 th. (Hệ thống 1)

Tin bão hoặc tin gió mùa

 

 

Tin bão hoặc tin gió mùa

Các bến Cảng, các loại tàu thủy, Cục Thông tin liên lạc (Bộ Quốc phòng) và những cơ sở khác có phương tiện thu tín hiệu (morse) cần theo dõi cả 3 phần trên (A, B, C).

Các đài trạm Khí tượng, Khí tượng hải văn và các tập đoàn, hợp tác xã ngư, diêm nghiệp được trang bị máy thu thanh nên theo dõi 2 phần B, C, ở bảng trên để biết được tình hình bão hoặc gió mùa (nếu có).

BẢNG II

Những cơ quan được Nha Khí tượng báo tin bão (trường hợp bão gần)

 

SỐ TT

TÊN CƠ QUAN

SỐ TT

TÊN CƠ QUAN

1

Văn phòng Phủ Chủ tịch

15

Ban liên lạc nông dân

2

Văn phòng Phủ Thủ tướng

16

Bộ Nông nghiệp

3

Văn phòng T.Ư. Đảng L.Đ.V.N

17

Bộ Nông trường

4

Văn phòng nông nghiệp P.T.T.

18

Bộ Công nghiệp nặng

5

Ban chỉ huy chống bão lụt. T.Ư.

19

Bộ Công nghiệp nhẹ

6

Đài Phát thanh Tiếng nói V.N.

20

Bộ Thủy lợi

7

Việt Nam thông tấn xã

21

Bộ Ngoại thương

8

Tổng cục Bưu điện

22

Bộ Nội thương

9

Tổng cục Thủy sản

23

Bộ Kiến trúc

10

Bộ Quốc phòng

24

Tổng cục Lâm nghiệp

11

Bộ Công an

25

Tổng cục Vật tư

12

Bộ Giao thông vận tải

26

Tổng cục Lương thực

13

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

27

Tổng cục Đường sắt

14

Cục Hàng không dân dụng

28

UBHC Thành phố Hà Nội

 

BẢNG III

 

SỐ TT

TÊN CƠ QUAN

SỐ TT

TÊN CƠ QUAN

Các nơi được Nha Khí tượng trực tiếp báo tin bão bằng điện thoại

1

Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam

6

Cục thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng

2

Văn phòng Phủ Thủ tướng

7

Bộ Tổng tham mưu và Cục tác chiến

3

Ban chỉ huy chống bão lụt Trung ương

8

Tổng cục Thủy sản

4

Tổng cục Bưu điện

9

Tổng cục Đường sắt

5

Trường bay Gia Lâm

10

Đài Khí tượng T.Ư. (Láng)

 

 

11

Bộ Tư lệnh Hải quân

Các nơi được mời đến nhận tin bão tại Nha Khí tượng

1

Bộ Quốc phòng

3

Cục tác chiến

2

Cục Thông tin liên lạc

4

Công an nhân dân vũ trang

 

CÁC BẢNG QUY ĐỊNH KHU VỰC ĐỂ TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN CHUYỂN TIN BÃO

BẢNG A

Ủy ban hành chính tỉnh và các đài Khí tượng tỉnh ven biển Việt Nam dân chủ cộng hòa

 

Cơ quan nhận tin bão

Các cơ quan địa phương được Khu hay Ty Bưu điện chuyển tin

1. Ty Bưu điện Hải Ninh

- UBHC tỉnh Hải Ninh

- Đài khí tượng Móng Cái

2. Khu Bưu điện Hồng Quảng

- UBHC khu Hồng Quảng

- Đài khí tượng Khu Hồng Quảng

3. Sở Bưu điện Hải Phòng

- UBHC thành phố Hải Phòng

- Đài khí tượng trường bay Cát Bi

- Cảng Hải Phòng

4. Ty Bưu điện Kiến An

- UBHC tỉnh Kiến An

- Đài khí tượng Vật lý địa cầu Phù Liễn

5. Ty Bưu điện Thái Bình

- UBHC tỉnh Thái Bình

- Đài khí tượng Thái Bình

6. Ty Bưu điện Nam Định

- UBHC tỉnh Nam Định

- Đài khí tượng Nam Định

7. Ty Bưu điện Ninh Bình

- UBHC tỉnh Ninh Bình

- Đài khí tượng Ninh Bình

8. Ty Bưu điện Hải Dương

- UBHC tỉnh Hải Dương

- Đài khí tượng Hội đồng Hải Dương

9. Ty Bưu điện Hà Nam

- UBHC tỉnh Hà Nam

- Đài khí tượng Hà Nam

10. Ty Bưu điện Thanh Hóa

- UBHC tỉnh Thanh Hóa

- Đài khí tượng Thanh Hóa

11. Ty Bưu điện Nghệ An

- UBHC tỉnh Nghệ An

- Đài khí tượng Vinh

12. Ty Bưu điện Hà Tĩnh

UBHC tỉnh Hà Tĩnh

- Đài khí tượng Hà Tĩnh

13. Ty Bưu điện Quảng Bình

- UBHC tỉnh Quảng Bình

- Đài khí tượng Quảng Bình

14. Khu Bưu điện Vĩnh Linh

- UBHC tỉnh Vĩnh Linh

- Đài khí tượng Vĩnh Linh

 

BẢNG B

Các tỉnh ở Bắc bộ

 

Cơ quan nhận tin bão

Các cơ quan địa phương được Khu hay Ty Bưu điện chuyển tin bão

1. Ty Bưu điện Hải Ninh

- UBHC tỉnh Hải Ninh

- Đài khí tượng Móng Cái

2. Khu Bưu điện Hồng Quảng

- UBHC khu Hồng Quảng

- Đài khí tượng Khu Hồng Quảng

3. Sở Bưu điện Hải Phòng

- UBHC thành phố Hải Phòng

- Đài khí tượng trường bay Cát Bi

- Cảng Hải Phòng

4. Ty Bưu điện Kiến An

- UBHC tỉnh Kiến An

- Đài khí tượng VLĐC Phù Liễn

5. Ty Bưu điện Thái Bình

- UBHC tỉnh Thái Bình

- Đài khí tượng Thái Bình

6. Ty Bưu điện Nam Định  

- UBHC tỉnh Nam Định

- Đài khí tượng Nam Định

7. Ty Bưu điện Ninh Bình

- UBHC tỉnh Ninh Bình

- Đài khí tượng Ninh Bình

8. Ty Bưu điện Hà Nam

- UBHC tỉnh Hà Nam

- Đài khí tượng Hà Nam

9. Ty Bưu điện Hải Dương

- UBHC tỉnh Hải Dương

- Đài khí tượng Hải Dương

10. Ty Bưu điện Lạng Sơn

- UBHC tỉnh Lạng Sơn

- Đài khí tượng Lạng Sơn

11. Ty Bưu điện Thái Nguyên

- UBHC tỉnh Thái Nguyên

- UBHC tỉnh Khu tự trị Việt Bắc

- Đài khí tượng Thái Nguyên

12. Ty Bưu điện Vĩnh Phúc

- UBHC tỉnh Vĩnh Phúc

- Đài khí tượng Vĩnh Phúc

13. Ty Bưu điện Bắc Ninh

- UBHC tỉnh Bắc Ninh

- Đài khí tượng Bắc Ninh

14. Ty Bưu Điện Phú Thọ

- UBHC tỉnh Phú Thọ

- Đài khí tượng Phú Thọ

15. Ty Bưu điện Bắc Giang

- UBHC tỉnh Bắc Giang

- Đài khí tượng Bắc Giang

16. Ty Bưu điện Sơn Tây

- UBHC tỉnh Sơn Tây

- Đài khí tượng Sơn Tây

17. Ty Bưu điện Hà Đông

- UBHC tỉnh Hà Đông

18. Ty Bưu điện Hưng Yên

- UBHC tỉnh Hưng Yên

- Đài khí tượng Hưng Yên

19. Ty Bưu điện Hòa Bình

- UBHC tỉnh Hòa Bình

- Đài khí tượng Hòa Bình

20. Ty Bưu điện Cao Bằng

- UBHC tỉnh Cao Bằng

- Đài khí tượng Cao Bằng

21. Ty Bưu điện Hà Giang

- UBHC tỉnh Hà Giang

- Đài khí tượng Hà Giang

22. Ty Bưu điện Lào Cai

- UBHC tỉnh Lào Cai

- Đài khí tượng Lào Cai

23. Ty Bưu điện Tuyên Quang

- UBHC tỉnh Tuyên Quang

- Đài khí tượng Tuyên Quang

24. Ty Bưu điện Bắc Cạn

- UBHC tỉnh Bắc Cạn

- Đài khí tượng Bắc Cạn

25. Ty Bưu điện Yên Bái

- UBHC tỉnh Yên Bái

- Đài khí tượng Yên Bái

26. Khu Bưu điện Khu tự trị Thái-Mèo

- UBHC tỉnh Khu tự trị Thái-Mèo

- Đài khí tượng Khu tự trị Thái Mèo.

Chú thích về Bảng A và B:

Khi chuyển tin báo theo bảng A và B không phải khi nào cũng chuyển tất cả địa chỉ ghi trong bảng mà có khi chỉ chuyển tới một số địa chỉ mà thôi. Nhưng địa chỉ này sẽ tùy theo sự chỉ dẫn của Nha khí tượng căn cứ vào mức độ tác hại của bão đối với từng địa phương.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 64-TTg

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu64-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/06/1962
Ngày hiệu lực01/07/1962
Ngày công báo04/07/1962
Số công báoSố 24
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/07/1980
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu64-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýPhạm Hùng
                Ngày ban hành11/06/1962
                Ngày hiệu lực01/07/1962
                Ngày công báo04/07/1962
                Số công báoSố 24
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/07/1980
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 64-TTg thể lệ báo bão