Thông tư 81/2000/TT-BTC

Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng đối với các nhà máy đường do Bộ Tài chính ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng các nhà máy đường


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 81/2000/TT-BTC NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Căn cứ vào Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp đối với các doanh nghiệp sản xuất đường. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

1. Các doanh nghiệp sản xuất mía đường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp đối với sản phẩm đường và các loại phụ phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất đường (mật rỉ, bã mía, bã bùn) gọi chung là phế liệu thu hồi.

2. Trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất đường vừa sản xuất một số sản phẩm phụ khác thì phải hạch toán riêng kết quả kinh doanh của từng loại. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất đường có sản xuất một số sản phẩm phụ khác từ phế liệu thu hồi (phân vi sinh, ván ép...) mà không hạch toán riêng được kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm hàng hoá thì mức giảm thuế GTGT đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi tương ứng với số lỗ phát sinh trong năm của doanh nghiệp nhưng không vượt quá số thuế GTGT phải nộp của các loại sản phẩm đó.

II. MỨC GIẢM THUẾ GTGT:

1. Năm 1999, giảm số thuế GTGT phải nộp tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm.

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra của sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm đường và các loại phế liệu thu hồi

2. Năm 2000, được tạm giảm 50% số thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra. Khi quyết toán năm, nếu số thuế GTGT phải nộp đã tạm giảm hàng tháng lớn hơn số thực lỗ phát sinh thì chỉ được giảm số thuế GTGT phải nộp bằng với số lỗ, doanh nghiệp phải nộp số chênh lệch (số thuế GTGT phải nộp đã tạm giảm - số lỗ thực tế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập xong báo cáo tài chính năm theo quy định của chế độ hiện hành.

Trường hợp nếu đã giảm 50% số thuế GTGT phải nộp mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì được giảm tiếp số thuế GTGT phải nộp bằng với số thực lỗ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm.

III. HỒ SƠ XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

Doanh nghiệp sản xuất mía đường bị lỗ lập hồ sơ xét giảm thuế bao gồm:

Công văn đề nghị giảm thuế của doanh nghiệp có giải trình giá thành, giá bán không có thuế GTGT và thuế GTGT của từng sản phẩm, hàng hoá.

Báo cáo tài chính của năm xin giảm thuế.

Báo cáo quyết toán thuế ghi rõ số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT tạm giảm, số thuế GTGT còn phải nộp.

Bản nhận xét đánh giá sau kiểm tra báo cáo quyết toán thuế.

IV. TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

1. Trình tự xét giảm thuế GTGT:

Hồ sơ giảm thuế của doanh nghiệp được gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh tính chính xác của số liệu; xác định kết quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đường, các phế liệu thu hồi bán ra.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế xem xét và ra quyết định giảm thuế theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết định giảm thuế thì phải có tờ trình kiến nghị cơ quan thuế cấp trên xem xét quyết định.

2. Thẩm quyền xử lý giảm thuế:

Trong năm 2000, việc tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra do Giám đốc doanh nghiệp tự kê khai thuế hàng tháng với cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai trước pháp luật.

Sau khi kết thúc năm tài chính, căn cứ vào quyết toán thuế được duyệt, thẩm quyền xử lý giảm thuế như sau:

- Mức giảm thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng do Cục trưởng Cục thuế quyết định. Cục thuế có trách nhiệm thông báo cho đơn vị đồng thời gửi một bản về Tổng cục thuế thay báo cáo.

- Mức giảm thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quyết định.

- Xử lý tồn tại:

a. Các loại phế liệu (mật rỉ, bã mía, bã bùn) thu hồi bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% theo quy định tại Điểm 2h - Thông tư số 49/2000/TT-BTC ngày 31/5/2000 của Bộ Tài chính. Trường hợp các loại phế liệu thu hồi đơn vị bán ra, đã xuất hoá đơn GTGT có các mức thuế suất khác với quy định này thì đơn vị kê khai nộp thuế theo thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng.

b. Trường hợp trong năm 1999, doanh nghiệp sản xuất mía đường bị lỗ, thuế GTGT đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi đã nộp ngân sách nhà nước cao hơn mức phải nộp quy định tại Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn lại thuế GTGT đã nộp thừa cho doanh nghiệp. Trường hợp nộp thiếu, doanh nghiệp phải nộp ngay số thuế còn lại vào Ngân sách nhà nước.

c. Trong 6 tháng đầu năm 2000, các doanh nghiệp sản xuất mía đường chưa thực hiện tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng thì được tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp trong 6 tháng đầu năm 2000. Trường hợp số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp (sau khi được tạm giảm 50%) thì được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của 3 tháng tiếp theo. Sau 3 tháng nếu chưa bù trừ hết số thuế GTGT đã nộp thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp. Trường hợp nộp chưa đủ, doanh nghiệp phải nộp ngay số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

4. Tổng hợp báo cáo:

- Hàng quý Cục thuế tỉnh, thành phố có xử lý thuế GTGT cho các doanh nghiệp sản xuất mía đường tổng hợp báo cáo về Tổng cục thuế vào ngày cuối cùng của quý báo cáo.

- Tổng cục thuế có trách nhiệm tổng hợp số liệu giảm thuế GTGT đối với các doanh nghiệp sản xuất mía đường để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu xử lý.

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 81/2000/TT-BTC

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu81/2000/TT-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/08/2000
Ngày hiệu lực02/08/2000
Ngày công báo08/10/2000
Số công báoSố 37
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 81/2000/TT-BTC

Lược đồ Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng các nhà máy đường


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản đính chính

          Văn bản bị thay thế

            Văn bản hiện thời

            Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng các nhà máy đường
            Loại văn bảnThông tư
            Số hiệu81/2000/TT-BTC
            Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
            Người kýVũ Văn Ninh
            Ngày ban hành02/08/2000
            Ngày hiệu lực02/08/2000
            Ngày công báo08/10/2000
            Số công báoSố 37
            Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
            Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
            Cập nhật16 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng các nhà máy đường

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng các nhà máy đường

                  • 02/08/2000

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 08/10/2000

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 02/08/2000

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực