Thông tư liên tịch 01-TT-LB

Thông tư liên bộ 01-TT-LB năm 1964 hướng dẫn việc điều chỉnh mức lương và thu nhập của công nhân bốc dỡ, vận tải thô sơ do Bộ Lao động - Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 01-TT-LB quy định điều chỉnh mức lương thu nhập công nhân bốc dỡ vận tải thô sơ


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-TT-LB

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 1964 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN BỐC DỠ, VẬN TẢI THÔ SƠ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Kính gửi:
Đồng kính gửi

- Các bộ, các cơ quan ngang bộ, ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh,
- Các sở, ty giao thông và các sở, ty phòng lao động
- Văn phòng phủ Thủ tướng
- Tổng công đoàn Việt-Nam

 

Để điều chỉnh hợp lý mức tiền lương của công nhân bốc dỡ (thủ công) và công nhân vận tải thô sơ trong các cơ sở bốc dỡ và vận tải của Nhà nước, đồng thời đặt cơ sở thống nhất cho việc quy định hợp lý giá bốc dỡ, giá cước vận tải thô sơ, liên Bộ quy định:

1. Tiền lương tiêu chuẩn của công nhân bốc dỡ đã được xác định trong hai bậc:

Bậc 1 là 43đ10;

Bậc 2 là 50đ20;

Tiền lương tiêu chuẩn chỉ dùng để xếp lương và làm căn cứ để trả lương trong các trường hợp không trực tiếp làm công tác bốc dỡ và tính các khoản phụ cấp có liên quan đến tiền lương tiêu chuẩn, theo quy định của Nhà nước.

Trong khi làm công việc bốc dỡ thì tiền lương được xác định theo cấp bậc công việc. Làm công việc thuộc cấp bậc nào thì trả lương theo mức quy định cho cấp bậc ấy. Cấp bậc công việc chia làm 4. Mỗi cấp bậc công việc định một mức lương.

Bảng lương của công nhân bốc dỡ:

Cấp bậc công việc

Tên công việc

Mức lương tháng

Trả theo thời gian

Trả theo sản phẩm

1

Làm công việc có tính cách thu dọn và chuẩn bị ở trong kho, trên bãi như: chuyển dời, xếp lại, cân lại, thu dọn, đảo trộn, đóng bao, xếp cho bằng phẳng…

 

 

 

45đ

 

 

 

49đ,50

2

Bốc dỡ trong kho, trên bãi tất cả các loại hàng rời hoặc đóng kiện…

 

54đ

 

59đ,40

3

Bốc dỡ tất cả các loại hàng rời hoặc hoặc đóng kiện trên tầu hỏa, xe ô-tô, tầu thủy, ca-nô, xà-lan, thuyền.

 

 

65đ

 

 

71đ,50

4

Bốc dỡ tất cả các loại hàng rời và đóng kiện trên các tầu bè nước ngoài.

 

76đ

 

83đ,00

Trường hợp bốc dỡ các loại hàng có chất độc, nếu không bao bì đóng gói kín được, thì tiền lương được trả thêm 10%.

2. Tiền lương tiêu chuẩn của công nhân vận tải thô sơ định là 50đ20.

Tiền lương tiêu chuẩn chỉ dùng để xếp lương và làm căn cứ trả lương trong các trường hợp không trực tiếp làm công tác vận tải, và tính các khoản phụ cấp có liên quan đến tiền lương tiêu chuẩn, theo quy định chung của Nhà nước.

Trong khi làm công tác vận tải thì tiền lương căn cứ theo loại phương tiện và trọng tải để trả.

Bảng lương của công nhân vận tải thô sơ:

Cấp bậc công việc

Tên công việc

Mức lương tháng

Trả theo thời gian

Trả theo sản phẩm

1

Người điều khiển các loại xe ba-gác, cút-kít, xe thùng 3 bánh chở hàng, xe đạp thồ hàng và những loại xe vận tải tương tự.

 

 

54đ

 

 

59đ,40

2

Người điều khiển các loại xe vận tải thô sơ do súc vật kéo như: xe bò, xe trâu, xe ngựa và các loại xe tương tự.

 

 

65đ

 

 

71đ,50

 

Người điều khiển các loại xe ba-gác, xe cút-kít, xe thùng 3 bánh chở hàng và những loại xe tương tự có từ 600kg (6 tạ) trở lên.

 

 

Trường hợp vận chuyển những loại hàng có chất độc mà không đóng kín được thì tiền lương được trả thêm 10%.

3. Mức lương thời gian áp dụng trong trường hợp chưa định được định mức kỹ thuật lao động hợp lý để làm lương sản phẩm.

Mức lương sản phẩm áp dụng trong trường hợp đơn vị đã thực hiện chế độ tiền lương sản phẩm với định mức tốt, xây dựng đúng theo các phương pháp quy định, đảm bảo việc thực hiện quỹ tiền lương bình quân trong thời kỳ kế hoạch, có đủ điều kiện để thực hiện những biện pháp về tổ chức và kỹ thuật cần thiết đảm bảo thực hiện định mức.

4. Ở những nơi có phụ cấp khu vực thì được cộng thêm tỷ lệ phụ cấp khu vực theo quy định chung.

5. Để thích hợp với công tác bốc dỡ, vận tải và yêu cầu củng cố tổ chức lao động, nên mức tiền lương định ở thông tư này đã tính cả đến điều kiện làm việc ban đêm. Trong trường hợp làm việc ban đêm cũng không trả phụ cấp làm đêm theo quy định chung nữa.

Trường hợp khối lượng công tác ít hoặc yêu cầu công tác vận chuyển không bắt buộc phải làm việc suốt ngày đêm theo chế độ ban, kíp, công nhân chỉ làm việc ban ngày thì Ủy ban hành chính địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế mà định mức lương thấp hơn quy định trong thông tư này.

6. Tổ trưởng không thoát ly sản xuất được hưởng thêm một khoản phụ cấp hàng tháng tính như sau:

a) Nếu tổ có từ 8 đến 15 công nhân được tính 6% lương tiêu chuẩn trong trường hợp làm lương sản phẩm; 4% trong trường hợp làm lương theo thời gian.

b) Nếu tổ có từ 16 công nhân trở lên được tính 7% lương tiêu chuẩn trong trường hợp làm lương sản phẩm; 5% trong trường hợp làm lương theo thời gian.

Khoản phụ cấp này chỉ được áp dụng trong thời gian người tổ trưởng đảm nhận trách nhiệm và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ

7. Mức tiền lương định trong thông tư này tính trên cơ sở thì giờ làm việc tiêu chuẩn trong mỗi ngày đêm là 8 tiếng.

8. Trong các trường hợp ngừng việc, đi họp, đi học hoặc làm những công việc bất thường khác, thì căn cứ vào tiền lương tiêu chuẩn để tính trả theo quy định của Bộ Lao động.

Trường hợp ốm đau, lấy bình quân thu nhập của ba tháng trước làm cơ sở để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội.

9. Mức tiền lương định ở thông tư này chỉ áp dụng cho công nhân bốc dỡ theo phương pháp thủ công và công nhân vận tải với các phương tiện thô sơ trong các cơ sở bốc dỡ và vận tải do các cơ quan Nhà nước quản lý như: bến cảng, bến sông – kể cả bến cảng và bến sông chuyên dùng -, nhà ga, bãi bốc dỡ của các kho lớn có lực lượng công nhân bốc dỡ đông.

Đối với những công nhân điều khiển các máy bốc dỡ và vận tải cũng như những công nhân, viên chức khác không trực tiếp làm công việc bốc dỡ hoặc vận tải thô sơ trong các cơ sở này cũng không thuộc phạm vi áp dụng.

Ở những cơ sở bốc dỡ và vận tải chưa do cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý, phương tiện làm việc do công nhân tự mua sắm lấy, thì mức tiền lương này chỉ dùng để làm căn cứ tính tiền công địa phương hoặc tính giá cước.

Ty Giao thông vận tải cùng với Ty Lao động địa phương căn cứ vào mức lương trên đây mà xác định giá cước vận tải và bốc dỡ cho thích hợp. Khi tính tiền công địa phương thì phải tham khảo thêm những yếu tố  khác về tiền công địa phương theo quy định của Bộ Lao động. Khi tính giá cước thì phải tính thêm các yếu tố khác về giá cước theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều cần đặc biệt chú ý là khi tính tiền công địa phương cũng như tính giá cước cho công nhân bốc dỡ và công nhân vận tải thô sơ làm việc ngoài các cơ quan Nhà nước phải chú ý đầy đủ đến mức lương quy định trong thông tư này để tránh quy định quá cao.

10. Công nhân bốc dỡ và vận chuyển trong các xí nghiệp (vận chuyển trong xưởng) không áp dụng thông tư này.

11. Tiền lương của công nhân bốc dỡ và vận tải thô sơ định ở thông tư này đã có chiếu cố đến tình hình thu nhập hiện nay.Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi một số khó khăn trong lúc thực hiện do sự thu nhập quá chênh lệch giữa ngành bốc dỡ và vận tải thô sơ so với các ngành khác gây nên. Liên Bộ lưu ý các Ủy ban lãnh đạo tốt việc thực hiện thông tư này. Cơ quan Lao động và Giao thông vận tải các cấp cần đặt kế hoạch nghiên cứu tiến hành khẩn trương nhưng thận trọng các quy định trong thông tư này để đảm bảo kết quả tốt.

Trong khi tiến hành, cần phải hết sức coi trọng đến việc vận động, giáo dục tư tưởng quần chúng và kịp thời phản ảnh về Liên Bộ biết những kết quả cũng như khó khăn trở ngại để nghiên cứu giải quyết.

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
 



Dương Bạch Liên

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG

THỨ TRƯỞNG
 


 

Nguyễn Đăng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01-TT-LB

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu01-TT-LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/01/1964
Ngày hiệu lực01/02/1964
Ngày công báo26/02/1964
Số công báoSố 4
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư liên bộ 01-TT-LB quy định điều chỉnh mức lương thu nhập công nhân bốc dỡ vận tải thô sơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 01-TT-LB quy định điều chỉnh mức lương thu nhập công nhân bốc dỡ vận tải thô sơ
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu01-TT-LB
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động, Bộ Giao thông vận tải
                Người kýNguyễn Đăng, Dương Bạch Liên
                Ngày ban hành17/01/1964
                Ngày hiệu lực01/02/1964
                Ngày công báo26/02/1964
                Số công báoSố 4
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư liên bộ 01-TT-LB quy định điều chỉnh mức lương thu nhập công nhân bốc dỡ vận tải thô sơ

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 01-TT-LB quy định điều chỉnh mức lương thu nhập công nhân bốc dỡ vận tải thô sơ

                            • 17/01/1964

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 26/02/1964

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/02/1964

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực