Thông tư liên tịch 10-TTLB/NH/BĐ

thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ năm 1987 về việc bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng do Tổng cục bưu điện - Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-TTLB/NH/BĐ

Hà Nội , ngày 27 tháng 7 năm 1987

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM  SỐ 10-TTLB/NH/BĐ NGÀY 27-7-1987 VỀ VIỆC BƯU ĐIỆN LÀM ĐẠI LÝ TIẾT KIỆM CHO NGÂN HÀNG

Để tạo điều kiện phục vụ nhân dân thuận lợi trên tinh thần quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa hai ngành, liên Bộ Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Bưu điện thống nhất Ngân hàng Nhà nước uỷ nhiệm cho Bưu điện làm đại lý nghiệp vụ tiết kiệm và các cơ sở Bưu điện làm đại lý tiết kiệm thực hiện.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động nghiệp vụ của Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa uỷ nhiệm cho các cơ sở Bưu điện thuộc ngành Bưu điện làm đại lý tiết kiệm.

1. Việc mở đại lý tiết kiệm tại Bưu điện phải căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng địa phương, từng cơ sở Bưu điện vào từng Quỹ tiết kiệm trên quan điểm thuận lợi cho khách hàng, an toàn về tài sản, bảo đảm chất lượng phục vụ.

2. Những người được giao làm đại lý nghiệp vụ tiết kiệm phải là những cán bộ, công nhân viên trong biên chế của ngành Bưu điện.

3. Các Bưu điện làm đại lý tiết kiệm đều được hưởng hoa hồng đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng nghiệp vụ.

4. Các quỹ tiết kiệm và các Bưu điện huyện, quận, thị xã phải ký kết hợp đồng kinh tế cụ thể, trong đó phải xác định rõ nội dung, số lượng thời gian thực hiện, chất lượng phục vụ mức thù lao hoa hồng, trách nhiệm vật chất của đôi bên.

II. NỘI DUNG CỦA VIỆC UỶ NHIỆM ĐẠI LÝ TIẾT KIỆM

1. Các cơ sở Bưu điện làm đại lý tiết kiệm có nhiệm vụ thu, trả tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong giờ mở cửa giao dịch của các cơ sở Bưu điện.

2. Các cơ sở Bưu điện làm đại lý tiết kiệm được lấy số tiền mặt thu về tiết kiệm để chi trả tiền gửi tiết kiệm. Cuối ngày hay cuối kỳ thanh toán (3 hoặc 5 ngày một lần) phải làm thủ tục thanh toán với Quỹ tiết kiệm huyện, quận, thị xã về thu chi tiết kiệm trong ngày hay trong kỳ. Nếu số tiền mặt thu vào lớn hơn số chi thì nộp phần tiền mặt lớn hơn đó vào Quỹ tiết kiệm. Nếu số thu nhỏ hơn số chi thì khi phát sinh nhu cầu được nhận tiền mặt từ Quỹ tiết kiệm nơi uỷ nhiệm. Đến ngày cuối tháng hai bên phải đối chiếu và thanh toán dứt điểm số thu và chi về tiết kiệm.

3. Định kỳ tháng hoặc quý, Quỹ tiết kiệm nơi uỷ nhiệm phải trả cho Bưu điện làm đại lý tiết kiệm tiền thù lao hoa hồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Những cơ sở Bưu điện có thành tích xuất sắc trong việc nhận trả tiền tiết kiệm được xét thưởng theo quy định chung.

4. Hệ thống Quỹ tiết kiệm có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ văn bản, thể lệ, chế độ công tác có liên quan đến nghiệp vụ tiết kiệm phối hợp với Bưu điện tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ của cơ sở Bưu điện làm đại lý, cung cấp đầy đủ mẫu biểu, chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, con dấu, phương tiện bảo quản, v.v... cần thiết cho các cơ sở Bưu điện làm đại lý tiết kiệm, làm cho nghiệp vụ này ngày càng đi vào nền nếp.

5. Trưởng Bưu điện và các cán bộ công nhân viên cơ sở Bưu điện làm đại lý tiết kiệm phải bảo đảm an toàn tiền bạc, thẻ phiếu, chứng từ, tài sản do Quỹ tiết kiệm giao và các quyền lợi của người gửi tiết kiệm, đồng thời phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các thiệt hại do cơ sở mình gây ra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Ngân hàng và Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu cử cán bộ xuống các đơn vị cơ sở Quỹ tiết kiệm và Bưu điện huyện, quận, thị xã kiểm tra hướng dẫn chu đáo đầy đủ việc triển khai thực hiện Thông tư này đạt kết quả tốt.

2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của ngành mình những thuận lợi, khó khăn, những ý kiến đề xuất, để hai ngành kịp thời nghiên cứu sửa đổi bổ sung.

Hàng năm Ngân hàng và Bưu điện các cấp tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm để bổ cứu cho việc thực hiện ngày càng tốt hơn.

Lê Đức Niệm

(Đã ký)

Nguyễn Văn Chuẩn

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10-TTLB/NH/BĐ

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu10-TTLB/NH/BĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/07/1987
Ngày hiệu lực27/07/1987
Ngày công báo31/07/1987
Số công báoSố 13
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10-TTLB/NH/BĐ

Lược đồ thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu10-TTLB/NH/BĐ
                Cơ quan ban hànhTổng cục Bưu điện, Ngân hàng Nhà nước
                Người kýNguyễn Văn Chuẩn, Lê Đức Niệm
                Ngày ban hành27/07/1987
                Ngày hiệu lực27/07/1987
                Ngày công báo31/07/1987
                Số công báoSố 13
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng

                            Lịch sử hiệu lực thông tư liên bộ 10-TTLB/NH/BĐ bưu điện làm đại lý tiết kiệm cho Ngân hàng

                            • 27/07/1987

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/07/1987

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 27/07/1987

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực