Thông tư liên tịch 106/TT-LB

Thông tư liên bộ 106/TT-LB năm 1986 về đẩy mạnh công tác quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 106/TT-LB 1986 quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt


BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/TT-LB

Toàn quốc, ngày 5 tháng 5 năm 1986

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU CƯỚC VẬN TẢI TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Những năm qua, ngành đường sắt đã có cố gắng thực hiện công tác thu và chống thất thu cước vận tải, đã góp phần đáng kể nâng cao sản lượng, tăng doanh thu và hạ giá thành vận tải.

Tuy vậy, hiện nay phương tiện vận tải đang gặp khó khăn chưa đáp ứng sự đi lại của nhân dân.Trên các đoàn tầu thống nhất, tàu nhanh tầu thường, còn khá đông người đi tầu không mua vé tại ga đi, đã làm giảm sản lượng và doanh thu của ngành đường sắt.

Thời gian đến, ngành đường sắt còn thực hiện các biện pháp tích cực nâng cao chất lượng vận chuyển hành khách, cố gắng đảm bảo các hành khách đi tàu đều có chỗ ngồi. Đồng thời phải tăng cường công tác thu và chống thất thu cước vận tải. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để tăng sản lượng doanh thu và giảm giá thành, góp phần đảm bảo sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt các năm tới có lãi.

Nay Liên Bộ Giao thông Vận tải – Tài chính quy định các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền chống thất thu, nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền chống thất thu cước phí vận tải hành khách và hành lý trong ngành đường sắt như sau:

I- Các biện pháp đẩy mạnh công tác thu và chống thất thu:

1/ Công tác chống thất thu phải được coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên, liên tục góp phần tăng sản lượng, doanh thu và hạ giá thành vận tải. Tiến hành công tác chống thất thu phải kết hợp chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo trật tự trị an, đảm bảo an toàn cho hành khách chạy tàu.

2/ Thực hiện các biện pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến thể lệ vận chuyển hành khách, pháp luật bảo vệ đường sắt bằng các pano, áp phích, bằng loa phóng thanh ở các nhà ga, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hành khách mua vé trước giờ tàu chạy.

Những hành khách không có về người và vé hành lý (mang quá quy định được miễn cước) đều phải mua vé phạt bằng hai lần cước cơ bản theo quyết định 273-HĐBT ngày 4/12/1985 của Hội đồng Bộ Trưởng và lập biên bản đi tàu không mua vé đý thông báo về cơ quan quản lý hoặc nơi cư trú nhằm giáo dục ý thức chấp hành luật pháp.

3/ Nhằm tăng cường và kiện toàn đội ngũ những người làm công tác kiểm tra chỉ đạo công tác chống thất thu ở Tổng cục, XNLH vận tải, những người làm công tác chống thất thu ở trên tàu, dưới ga thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát vè khi hành khách vào ga đi tàu và xuống tàu ra ga. Sử dụng thật tốt lực lượng giám sát viên tài vụ ở các ga và các trạm công tác trên tàu để thường xuyên kiểm tra công tác thu và chống thất thu cước phí vận tải theo khu vực quản lý.

II. Quản lý và sử dụng tiền phạt thu được

1) Tiền vé bán cho khách hàng đi tàu không mua vé ở ga đi và trọng lượng hành lý vượt quá mức được miến trừ, gồm: cước cơ bản và cước phạt. Tiền cước cơ bản được hạch toán vào doanh thu cước vận tải đường sắt.

Tiền phạt là số thu được ngoài cước cơ bản , được phân phối như sau:

+) 30% nộp cho ngân sách Nhà nước (coi như khoản nộp cố định)

+) 20% dùng để thưởng cho cá nhân và tập thể đơn vị có thành tích trong công tác chống thất thu đã làm tăng được sản lượng, tăng doanh thu, hạ giá thành vận tải.

+) 5% để trả lương và phụ cấp lương cho số cán bộ dôi ra ngoài vận doanh

Tiền thưởng về công tác chống thất thu được sử dụng từ 70% đến 75% cho lực lượng trực tiếp làm công tác chống thất thu. Số còn lại thưởng cho các bộ phận trong và ngoài ngành có tham gia vào công tác này và cán bộ chỉ đạo, kiểm tra có thành tích tố của XNLH vận tải và Tổng cục đường sắt

+) 75% đưa vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để bổ sung phương tiện phục vụ hành khách, xây dựng cơ sở vật chất hà hàng rào ở các ga để ngăn ngừa thất thu, chi phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến thể lệ vận chuyển hành khách, hành lý, pháp luật bảo vệ đường sắt, bảo vệ phương tiện vận tải đường sắt.

2) Tổng cục đường sắt quy định tỷ lệ thưởng thích hợp cho cán bộ làm công tác chống thất thu, trên các loại tàu thường, tàu thống nhất, tàu nhanh, ở các loại ga và các loại tuyến đường phức tạp khác nhau , nhằm khuyến khích mọi người làm tốt nhiệm vụ chống thất thu, phục vụ tốt hành khách đi tàu, tăng được sản lượng và hạ giá thành vận tải.

Nghiêm cấm các hiện tượng tiêu cực, bao người, bao hàng, hoặc vô trách nhiệm không bán vé, không làm tốt nhiệm vụ phục vụ hành khách của cán bộ công nhân viên công tác trên tàu. Các trường hợp vi phạm ngoài các hình thức kỷ luật về hành chính(phê bình, cảnh cáo, buộc thôi việc) còn phải phạt tiền. Mức tiền phạt đối với CBCNV làm nhiệm vụ bằng 4 lần giá vé theo mức cước cơ bản tại quyết định số 273-HDBT ngày 4/12/1985 của Hội đồng Bộ Trưởng

Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt có trách nhiệm ra các văn bản hướng dẫn thi hành các quyết định trên trong ngành đường sắt

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1986, các văn bản trước đây của Liên Bộ trái với quy định này đều bãi bỏ.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




H
ồ Tế

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG




Lê Kh

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 106/TT-LB

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu106/TT-LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/05/1986
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật38 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 106/TT-LB

Lược đồ Thông tư liên bộ 106/TT-LB 1986 quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 106/TT-LB 1986 quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu106/TT-LB
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính
                Người kýHồ Tế, Lê Khả
                Ngày ban hành05/05/1986
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật38 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư liên bộ 106/TT-LB 1986 quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 106/TT-LB 1986 quản lý thu và chống thất thu cước vận tải trong ngành đường sắt

                            • 05/05/1986

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực