Thông tư liên tịch 20-LB-NH-NT

Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT năm 1962 hướng dẫn Quyết định 59-TTg về cho vay khai hoang định cư do Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông trường ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT cho vay khai hoang định cư hướng dẫn Quyết định 59-TTg


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
BỘ NÔNG TRƯỜNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-LB-NH-NT

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1962 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 59-TTG NGÀY 24-9-1962 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHO VAY KHAI HOANG ĐỊNH CƯ

Kính gửi:

- Ủy ban hành chính các khu, tỉnh
- Ban khai hoang nhân dân các tỉnh
- Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng toàn quốc

 

Để việc chấp hành Quyết định số 95-TTg ngày 24-9-1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay khai hoang định cư được đầy đủ và thống nhất, liên Bộ Ngân hàng Nhà nước – Nông trường quốc doanh ra thông tư này nhằm cụ thể hoá một số điểm, các đối tượng và cách thức tiếp vốn cho các tổ chức khai hoang nhân dân dưới hình thức hợp tác xã khai hoang định cư như sau:

1. Về tư liệu sinh hoạt: Nói chung, vẫn thi hành thông tư số 491-TTg ngày 21-12-1961 của Thủ tướng Chính phủ, nghĩa là các địa phương, các hợp tác xã có người đi khai hoang định cư xa phải tự lực, phải tận dụng mọi khả năng tự có của hợp tác xã, của xã viên để trang bị cho anh chị em đi khai hoang. Trường hợp các hợp tác xã có người đi khai hoang định cư xa, sức tự lực bị hạn chế vì thu nhập của hợp tác xã thấp, tích luỹ xã hội chủ nghĩa không đủ, vì số người đi quá đông và xét ra sức vận động tự túc tương trợ đã giải quyết thích đáng nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu thì căn cứ vào đề nghị và kế hoạch xin vay của Ủy ban hành chính các tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt-nam trung ương phối hợp với Bộ Nông trường quốc doanh xét duyệt và Quyết định mức độ cần thiết cho vay.

Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt tập thể nếu thiếu có thể được vay chỉ gồm có: Nồi chảo to để nấu cơm canh, thùng đựng nước với tiêu chuẩn cứ 100 lao động thì ba nồi hoặc chảo to nấu cơm canh, hai thùng chứa nước mỗi thùng độ 200 lít nước. (Hoặc có thể cho vay xây bể chứa nước ăn theo tiêu chuẩn đầu người như trên với điều kiện là địa phương nơi đến khai hoang cung cấp được vật tư như xi-măng, vôi, gạch).

Chăn, màn, áo ấm trang bị cho cá nhân lao động nếu thiếu có thể được vay, gồm:

Một áo ấm khoảng từ 20 đến 25đ.

Một màn cá nhân – 8 – 10đ

Một chăn từ 10đ – 13đ (đối với các nơi đi khai hoang định cư ở trung du ví dụ như: Thái- nguyên, Tuyên-quang, Yên-bái, Phú-thọ, Bắc-giang, nam phần Lạng-sơn, Hoà-bình. Nếu đi những nơi rét nhiều như Lào-kai, Hà-giang, Bắc-lạng-sơn, Hải-ninh, Tây-bắc hay biên giới Việt-lào thì có thể cho vay mua chăn bông cá nhân khoảng từ 20 đến 25đ).

Nói như vậy không có nghĩa là người nào cũng được vay đủ cả ba thứ mà phải xét cụ thể ai thiếu thứ gì thì được vay thứ đó, có thể có người phải vay cả, có người chỉ vay mua một hay hai thứ, có người không phải vay vì đã có hay tự lực được.

Ngoài các vật dụng tập thể và các tư trang cá nhân ghi trên đây thì các tư trang khác, các tổ chức khai hoang cũng như từng xã viên phải tự túc lấy, (như bát đĩa, nồi niêu, giầy dép, chiếu, đèn, ni-lông cá nhân v.v…) Ngân hàng không cho vay.

Việc cho vay các thứ nói trên là đối với người lao động sản xuất, các nhân khẩu phi sản xuất đi theo gia đình, như bố, mẹ già, con nhỏ, không được tính vào số lượng người đi để vay dụng cụ tập thể cũng như không được tính để vay tranh bị cho cá nhân về chăn, màn, áo ấm.

2. Về lương ăn sản xuất: Theo tinh thần Quyết định mới số 95-TTg này, thì về lương ăn để sản xuất, Ngân hàng có thể cho vay tới 12 tháng. Nhưng không phải là nhất loại hợp tác xã nào cũng phải cho vay tới 12 tháng mà căn bản là Ngân hàng nơi cho vay phải theo rõi xít xao, khi hợp tác xã đã có thu hoạch lương thực hoặc có thu nhập phụ thì có vay giảm dần theo sự thu nhập khá hay kém; nếu đến tháng thứ chín mà hợp tác xã nào thu nhập cao có khả năng tự lực được về lương thực và thực phẩm thì thôi, không cần phải cho vay nữa. Ba tháng đầu có thể cho vay nhiều nhất mỗi lao động 18đ một tháng, tháng thư tư cho vay 15đ và các tháng sau cứ giảm dần theo chênh lệch của thu nhập.

Nói 18đ hay 15đ là gồm cả lương thực và thực phẩm.

Sang năm thứ hai Ngân hàng không cho vay lương ăn nữa, trừ trường hợp bị thiên tai nặng và trường hợp bổ sung nhân lực, để phát triển thêm diện tích mới cả hai trường hợp trên cũng chỉ cho vay về chênh lệch thiếu hụt lương thực mà không cho vay phần thực phẩm nữa.

3. Đối với người già và trẻ em: Các tổ chức khai hoang cần được giải thích kỹ để quán triệt tinh thần của Quyết định này: lúc đầu sản xuất chưa ổn định, lương thực chưa tự túc đủ thì không nên mang theo người già và trẻ em. Trường hợp đặc biệt cả hai vợ chồng cùng đi mà bố mẹ già và con nhỏ không gửi cho ai được phải mang theo thì Ngân hàng sẽ cho vay lương ăn: về lương thực thì cho vay đủ mua, theo mức quy định cho từng lứa tuổi, về thực phẩm thì cho vay tối đa mỗi người già khoảng một tháng 6đ, trẻ em 5đ trong thời hạn tối đa là sáu tháng.

PHƯƠNG THỨC CHO VAY

Việc cho vay cả hợp tác xã khai hoang định cư là do Ngân hàng nơi có đất khai hoang trực tiếp cho vay. Như vậy là tư liệu sản xuất, lương ăn sản xuất cũng như lương ăn đối với người già và trẻ em đều do Ngân hàng nơi có đất khai hoang cho vay qua cung cấp của Mậu dịch và tư liệu sản xuất nơi đó, trên cơ sở nhân lực thực tế đã đến địa điểm khai hoang theo từng đợt và theo mức độ thực hiện kế hoạch đã được duyệt.

Riêng về khoản tư liệu sinh hoạt tập thể (gồm chảo, nồi to thùng chứa nước) và khoản trang bị cho cá nhân xã viên (áo ấm, chăn màn), để nhân dân khi đi khai hoang được an tâm và có đồ dùng ngay khi tới địa điểm, thì Ngân hàng nới có người đi khai hoang có thể cho vay hộ khoản này trên cơ sở kế hoạch đã được Ngân hàng trung ương và Bộ Nông trường xét duyệt và trên cơ sở khả năng cung cấp hàng hóa của Mậu dịch. Tuyệt đối không giao tiền mặt để mua ngoài thị trường tự do hay mua lại của xã viên khác.

Để việc cho vay tiến hành được tốt, kịp thời, Ủy ban hành chính tỉnh, Ban khai hoang tỉnh có người đi khai hoang định cư phải cùng Ngân hàng địa phương, hàng quý, lập bảng kê số lượng người đi, phân biệt rõ số lao động sản xuất, và người không sản xuất đi theo, lập kế hoạch vay vốn về tư liệu sinh hoạt và yêu cầu cụ thể của từng loại, đưa kịp thời lên Bộ Nông trường và Ngân hàng trung ương càng sớm càng tốt (chậm lắm là 15 ngày trước mỗi quý) để Ngân hàng trung ương và Bộ Nông trường phối hợp nghiên cứu xét duyệt mức độ cho vay.

Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, Chi nhánh nơi có người đi khai hoang, căn cứ vào số người đi thực tế từng đợt tiến hành cho vay dần về tư liệu sinh hoạt tập thể và trang bị cá nhân theo mức độ thực hiện kế hoạch: chuyển hồ sơ đầy đủ lên Ngân hàng nơi khai hoang kèm theo giấy nhờ thu hồi tạm ứng. Chi nhánh Ngân hàng nơi khai hoang, kiểm tra lại vật tư và giấy nhận nợ của Ban Quản trị hợp tác xã khai hoang, chuyển qua Vãng lai Liên hàng trả lại số tiền đã ứng trước cho Ngân hàng nơi có người đi đã xuất và cho vay hộ lúc người khai hoang ra đi.

Về tư liệu sản xuất, Ngân hàng có người đi chỉ được cho vay hộ khi được ủy nhiệm của Ngân hàng nơi có người đến khai hoang.

Về lương ăn sản xuất cũng như lương ăn cho người già và trẻ em: do Ngân hàng nơi tiếp nhận người đến khai hoang cho vay, căn cứ vào số lượng người thực tế có mặt hàng tháng ở cơ sở khai hoang.

Phần cho vay về lương thực thì nhất thiết phải chuyển khoản qua công ty lương thực.

Hàng tháng, Ban quản trị hợp tác xã khai hoang phải lập danh sách riêng số người lao động, số người phi lao động theo lứa tuổi và tiêu chuẩn gạo do ty lương thực quy định.

Về cho vay mua thực phẩm thì chủ yếu là cho vay chuyển khoản qua công ty thực phẩm.

Cách thức vay, kế toán và thống kê nghiệp vụ:

Trong lúc đầu, Ban khai hoang tỉnh cử người trong đoàn dân đi khai hoang, tạm thời đứng ra phụ trách việc khai hoang, đứng tên thay mặt Ban quản trị hợp tác xã vay và thống kê các danh sách và các khoản vay về sinh hoạt tập thể cũng như tư trang cá nhân. Khế ước vay và thống kê đều làm thanh hai bản (một bản để lưu Ban Quản trị hợp tác xã khai hoang, một bản giao Ngân hàng nơi vay vốn). Trên cơ sở đó, cả hai bên đều theo rõi tình hình nợ và lập kế hoạch thu hồi nợ.

- Khi cho vay về tư liệu sinh hoạt tập thể (nồi, chảo, thùng đựng nước) thi hành tự riêng ghi vào một tiểu khoản mục cho vay dài hạn về khai hoang. Khoản này hợp tác xã khai hoang chịu trách nhiệm hoàn vốn và lãi cho Ngân hàng Nhà nước bằng cách trích dần hàng năm vào quỹ tích luỹ, quỹ công ích và phụ lợi.

- Khoản cho vay về trang bị cá nhân (áo, chăn, màn) và lương ăn cho người già, trẻ em, thì hành tự riêng vào một tiểu khoản (cho vay sinh hoạt gia đình trong hợp tác xã khai hoang) mục cho vay dài hạn về khai hoang. Khoản này hợp tác xã khai hoang có trách nhiệm giúp Ngân hàng thu hồi cả vốn lẫn lãi hàng năm bằng cách trừ dần vào thu nhập của xã viên.

Trên thống kê nghiệp vụ, hàng tháng, cũng cần phân tích riêng như vậy. (Vụ Kế toán Ngân hàng trung ương có công văn hướng dẫn cụ thể tiếp ngay sau thông tư này).

MẤY ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Về lương ăn đối với người già và trẻ em: Để cho các gia đình xã viên, sau sáu tháng kể từ ngày tới địa điểm khai hoang, không phải vay lương ăn nữa, thì các hợp tác xã khai hoang phải dành cho mỗi gia đình một diện tích đất nhỏ (độ một đến hai sào Bắc bộ) để tăng gia sản xuất riêng (chủ yếu là trồng rau, hoa màu ngắn ngày, cây có chất bột như khoai lang, khoai nước, khoai môn, dong v.v… và cây ăn quả). Mặt khác tìm những nghề phụ gia đình thích hợp giúp đỡ các gia đình đó phát triển để có sinh kế, có thu nhập như đan lát, chăn nuôi tiểu gia súc…Ngân hàng sẽ cùng hợp tác xã khai hoang nghiên cứu hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình giúp họ hưởng và kế hoạch sản xuất, và xét nếu cần thì có thể cho vay một số vốn nhỏ (hình thức liên doanh do Ban Quản trị hợp tác xã bảo lĩnh và chịu trách nhiệm giúp thu hồi vốn) để mua giống má, tiểu gia súc, hay các dụng cụ đồ nghề tối cần thiết và nguyên vật liệu thủ công gia đình.

Hợp tác xã khai hoang phải đảm bảo giúp tiêu thụ các sản phẩm do nghề phụ gia đình xã viên sản xuất ra.

Quyết định số 95-TTg cũng như các điểm hướng dẫn trong thông tư liên Bộ này chỉ áp dụng cho các hợp tác xã khai hoang định cư.

Các hình thức đi khai hoang xen kẽ hoặc “một chốn đôi quê” không được hưởng các quyền lợi trên đây. Việc cho vay các tổ chức này vẫn áp dụng theo biện pháp tạm thời đề ra trong thông tư số 03 ngày 13-2-1961 và chỉ thị số 247-TD-NT ngày 29-9-1961 của Ngân hàng trung ương.

Ủy ban hành chính các tỉnh, các Ban khai hoang nhân dân, các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ Quyết định số 95-TTg và thông tư liên Bộ này để chấp hành cho đúng và thống nhất. Trường hợp gặp mắc mứu, khó khăn, cần phải báo cáo, thỉnh thị kịp thời cho Ngân hàng trung ương và Bộ Nông trường phối hợp nghiên cứu, góp ý kiến, tìm biện pháp giải quyết, không được tự động, linh động giải quyết.

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG TRƯỜNG


 
 
Trần Hữu Dực

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 
 

Lê Viết Lượng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20-LB-NH-NT

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu20-LB-NH-NT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoSố 42
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20-LB-NH-NT

Lược đồ Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT cho vay khai hoang định cư hướng dẫn Quyết định 59-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT cho vay khai hoang định cư hướng dẫn Quyết định 59-TTg
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu20-LB-NH-NT
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước, Bộ Nông trường
                Người kýTrần Hữu Dực, Lê Viết Lượng
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoSố 42
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT cho vay khai hoang định cư hướng dẫn Quyết định 59-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 20-LB-NH-NT cho vay khai hoang định cư hướng dẫn Quyết định 59-TTg