Thông tư liên tịch 38-TT/LB

Thông tư liên bộ 38-TT/LB năm 1995 hướng dẫn giải quyết những tồn tại thuộc nghiệp vụ phát hành và thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 và 1987-1988 do Bộ Tài chính - Ngân hàng nhà nuớc ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 38-TT/LB hướng dẫn giải quyết nghiệp vụ phát hành thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 1987-1988


BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38-TT/LB

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 1995

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH-NHNN SỐ 38 TT/LB NGÀY 11/5/1995 HƯỚNG DẪN GÍẢI QUYẾT NHỮNG TỒN TẠI THUỘC NGHIỆP VỤPHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN CÔNG TRÁI XDTQĐỢT 1983 - 1986 VÀ 1987 - 1988

Để giải quyết dứt điểm các tồn tại trong quá trình bàn giao và thanh toán công trái XDTQ giữa Ngân hàng Nhà nước với Kho bạc Nhà nước, Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện như sau:

I. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HƠP TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH THANH TOÁN CÔNG TRÁI XDTQ:

1. Trường hợp Ngân hàng đã thu tiền bán công trái nhưng chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước:

Khi phát hành công trái, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại quốc doanh Tỉnh, Thành phố đã thu tiền bán công trái bằng tiên, bằng thóc và bằng vàng, đã quyết toán hoặc chưa quyết toán bổ sung, nhưng chưa nộp Ngân sách Nhà nước, nay phải nộp toàn bộ số tiền gốc, lãi, trượt gía vào Ngân sách Nhà nước theo chỉ số giá, giá thóc thanh toán công trái do Bộ Tài chính quy định hoặc giá vàng bán ra của công ty kinh doanh vàng bạc đá quý thuộc Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt nam hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh của địa phương công bố tại thời điểm nộp tiền.

2. Trường hợp biên lai và phiếu công trái trắng bị mất đã xác nhận trong hồ sơ bàn giao:

2.1 - Đối với những phiếu công trái trắng bằng tiền, bằng thóc bị mất đã xác nhận trong hồ sơ bàn giao, đã quy trách nhiệm cá nhân và bồi thường theo mệnh giá ghi trên phiếu công trái, hoặc đã quy trách nhiệm nhưng chưa bồi thường, nay phát hiện bị lợi dụng, KBNN lập biên bản thu hồi phiếu công trái và không thanh toán. Các trường hợp công trái bị mất, đã xác nhận trong hồ sơ bàn giao, đến cuối đợt thanh toán nếu phiếu công trái đó bị lợi dụng thì xử lý như sau:

- Trường hơp cá nhân đã bồi thường theo mệnh giá trên phiếu (phiếu công trái bằng tiền) nay không phải bồi thường lãi và trượt giá.

- Trường hợp chưa bồi thường, nay bồi thường theo chỉ số giá hoặc gíá thóc thanh toán công trái do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm thanh toán.

Toàn bộ số tiền đã thu bồi thường, Ngân hàng đã bàn giao cho KBNN, hiện đang hạch toán trên tài khoản tạm giữ và số tiền bồi thường nói trên, cuối đợt thanh toán công trái, KBNN quyết toán nộp vào NSNN.

2.2 - Đối với biên lai và phiếu công trái bị mất đã xác nhận trong hồ sơ bàn giao nhưng không rõ nguyên nhân và chưa quy được trách nhiệm bồi thường, nay bị lợi dụng thì Ngân hàng tại nơi làm mất biên lai và phiếu công trái phải thanh toán cả gốc, lãi và trượt giá theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm thanh toán.

2.3 - Đối với những biên lai công trái bằng tiền, bằng thóc bị mất đã xác định trách nhiệm, sao kê trên mẫu số 3 quy định tại điểm 9 công văn hướng dẫn Liên Bộ số 01/LBTC -NH ngày 10/7/1990 về việc bàn giao và tiếp nhận hồ sơ công trái XDTQ, nay phát hiện bị lợi dụng, KBNN lập biên bản thu hồi lại biên lai và không thanh toán.

Để tránh nhầm lẫn với biên lai chưa đổi phiếu công trái, khi thanh toán KBNN kiểm soát và đối chiếu với phiếu công trái giữ hộ, nếu đảm bảo hợp lệ thì biên lai được đính kèm phiếu công trái làm chứng từ thanh toán. Tuyệt đối không được thanh toán bằng biên lai.

3. Các trường hợp biên lai và phiếu công trái trắng bị mất không được xác nhận trong hồ sơ bàn giao:

3.1 - Đối với biên lai và phiếu công trái trắng do Ngân hàng bảo quản bị mất, nếu phát hiện bị lợi dụng, KBNN lập biên bản thu hồi lại biên lai và phiếu công trái. Trường hợp khi thanh toán không phát hiện được, đến cuối đợt thanh toán KBNN lập biên bản chuyển sang ngân hàng cùng cấp giải quyết, nếu ngân hàng không quy được trách nhiệm cá nhân bồi thường thì Ngân hàng nơi xảy ra mất biên lai và phiếu công trái phải bồi thường toàn bộ số tiền gốc, lãi, trượt giá nộp Ngân sách Nhà nước theo chỉ số giá thanh toán công trái do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm nộp tiền.

3.2 - Đối với biên lai và phiếu công trái trắng bằng thóc do lương thực bảo quản bị mất, không quy được trách nhiệm cá nhân bồi thường, nếu bị lợi dụng thì công ty lương thực nơi phát hành có trách nhiệm bồi thường toàn bộ gốc lãi theo giá thóc thanh toán công trái do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm thanh toán. Trường hợp các công ty lương thực nơi phát hành công trái đã giải thể thì KBNN phải theo dõi riêng để phối hợp với cơ quan chủ quản ngành lương thực giải quyết và quyết toán với Ngân sách Nhà nước.

4. Trường hợp đã sử dụng sổ tiết kiệm và phiếu thu thay biên lai công trái khi phát hành nhưng chưa đổi lấy phiếu công trái, nay đến hạn thanh toán KBNN phải thu hồi sổ tiết kiệm và phiếu thu, đối chiếu với bảng kê số 4 (phiếu công trái giữ hộ khách hàng) quy định tại điểm 9 công văn hướng dẫn Liên Bộ số 01/LBTC - NH ngày 10/7/1990 về việc bàn giao và tiếp nhận hồ sơ công trái XDTQ, bảo đảm khớp đúng mới giải quyết thanh toán.

5. Đối với những phiếu công trái không có trong hồ sơ gốc Ngân hàng đã bàn giao cho bên KBNN: Các đơn vị KBNN cần kiểm tra kỹ, nếu thấy tờ phiếu công trái hợp lệ có thể thanh toán trả dân, nhưng phải lập bảng kê riêng ghi rõ họ tên, địa chỉ người thanh toán để truy cứu khi cần thiết và làm căn cứ quyết toán với Ngân hàng; Đồng thời KBNN phải làm việc với Ngân hàng cùng cấp để có văn bản xác nhận, dùng làm căn cứ thanh quyết toán. Ngân hàng chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền KBNN đã thanh toán (gốc, lãi, trượt giá) đối với những phiếu công trái không có hồ sơ gốc và số phiếu này phải được xác định có nằm trong các xêri, số phiéu công trái do Ngân hàng đó quản lý khi phát hành.

6. Hàng quý các ngân hàng (NHNN, NHTM) phải chuyển toàn bộ số tiền bồi thường sang Kho bạc Nhà nước. Hàng năm các Chi cục KBNN, Chi nhánh NHNN tổng hợp quyết toán về số tiền bồi thường (theo mẫu số 01 đính kèm) gửi Cục KBNN và NHNN TW (Vụ các Định chế Tài chính). Toàn bộ số tiền bồi thường tổn thất, các ngân hàng được hạch toán vào chi phí hoạt động của từng niên độ, cho tới khi kết thúc thanh toán công trái theo quy định của Bộ Tài chính.

II. KIỂM KÊ BIÊN LAI VÀ PHIẾU CÔNG TRÁI TRẮNG TÔNG KHO:

Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố tổ chức kiểm kê biên lai và phiếu công trái trắng tồn kho để chuẩn bị tiêu huỷ, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng kiểm kê biên lai, phiếu công trái trắng tồn kho như kiểm đếm tiền rách nát tiêu huỷ (nếu phiếu công trái hiện đang bảo quản tại kho của các NHTM thì phải tập trung về kho của NHNN) và có sự chứng kiến của Cục, Chi cục KBNN.

Trường hợp phiếu công trái hiện đang bảo quản tại Kho bạc thì Chi cục KBNN thành lập Hội đồng kiểm kê và có sự chứng kiến của Chi nhánh NHNN.

2. Trong qúa trình kiểm kê cần lập biên bản cụ thể, lên bảng kê đối với từng loại kỳ hạn, từng loại biên lai và phiếu công trái (bằng tiền, bằng thóc) theo mẫu số 2 đính kèm.

3. Những phiếu công trái đã sử dụng thay tín phiếu (điểm 9, phần IV văn bản hướng dẫn bổ sung của Liên Bộ số 01/LBTC - NH - NN ngày 21/5/1991) và những biên lai, phiếu công trái bị mất do thiên tai địch hoạ (lũ lụt, hoả hoạn), nay căn cứ vào từng loại, từng hạng phiếu công trái đã kê trong biên bản cũ để ghi vào biên bản kiểm kê.

4. Số liệu kiểm kê phải được đối chiếu với số liệu biên lai và phiếu công trái còn lại theo bản quyết toán phát hành và biên bản bàn giao.

- Trường hợp số liệu kiểm kê lớn hơn số liệu quyết toán phát hành và biên bản bàn giao thì lập biên bản ghi rõ nguyên nhân thừa.

- Trường hợp số liệu kiểm kê nhỏ hơn số liệu quyết toán phát hành và biên bản bàn giao, lập biên bản quy trách nhiệm cá nhân gây thiệt hại và buộc phải bồi thường cả gốc, lãi, trượt gía theo từng trường hợp quy định tại phần I văn bản này.

5. Kinh phí phục vụ công tác kiểm kê tại Trung ương và địa phương, các chi nhánh NHNN hạch toán bổ sung vào chi phí kiểm kê tiền rách nát tiêu huỷ năm 1995. Mức chi phí thực hiện theo mức chi phí kiểm đếm tiền rách nát.

6. Biên bản kiểm kê (kèm theo mẫu số 2) gửi về Cục KBNN và NHNN TW (Vụ các Định chế tài chính) trước ngày 31/5/1995.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các đồng chí giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, giám đốc Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Thông tư này.

 

Đỗ Quế Lượng

(Đã ký)

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

 

 

(KBNN hoặc NHNN) Mẫu số 01

BÁO CÁO

THANH TOÁN BIÊN LAI VÀ PHIẾU CÔNG TRÁI BỊ MẤT KHÔNG QUY ĐƯỢC TRÁCH NHIỆM

Năm 199......

STT

Đợt phát hành

Hạng phiếu

Số phiếu và biên lai thanh toán

Số tiền KBNN đã thanh toán

Số tiền NH đã chuyển sanh KB

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

1

2

II

1

2

Đợt 83 - 86:

Biên lai

- Bằng tiền

- Bằng thóc

Phiếu công trái

- Bằng tiền

- Bằng thóc

Đợt 87 - 88:

Phiếu CT bằng tiền

Phiếu CT bằng thóc

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

.....ngày .....tháng.....năm 199...

Lập bảng Trưởng phòng Thủ trưởng đơn vị

Xác nhận của Ngân hàng hoặc Kho bac Nhà nước

Chi nhánh NHNN.........

(Chi cục KBNN...........) Mẫu số 2A

BẢNG KÊ BIÊN LAI CÔNG TRÁI TỒN KHO

Loại biên lai công trái = tiền (thóc)

Số lượng còn lại theo quyết toán phát hành

Lành

Rách nát, hư hỏng

Mất mát do thiên tai địch hoạ

Cộng (3+5+7)

Chênh lệch thừa thiếu số quyết toán phát hành

Ghi chú

 

Xê ri từ số ..... đến số....

Số lượng

Xê ri từ số ..... đến số....

Số lượng

Xê ri từ số ..... đến số....

Số lượng

 

Số lượng thừa (1-8)

Số lượng thiếu (1-8)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập bảng Cán bộ giám sát KK ........ngày ...... tháng......năm 1995

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê.

Chi nhánh NHNN.........

(Chi cục KBNN...........) Mẫu số 2B

BẢNG KÊ PHIẾU CÔNG TRÁI TỒN KHO

Kỳ hạn:...................năm

Loại Công trái:....................

Hạng phiếu:.................... đồng.

Số lượng còn lại theo quyết toán phát hành

Số liệu kiểm kê

Chênh lệch thừa thiếu so quyết toán phát hành

Ghi chú

 

Xê ri từ số... đến số....

Số lượng

Số lượng thừa

Số lượng thiếu

 

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Lập bảng Cán bộ giám sát KK ......ngày......tháng.........năm 1995

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê

Ghi chú:

+ Ghi rõ phiếu công trái loại 5 năm hoặc 10 năm.

+ Ghi rõ phiếu công trái loại bằng tiền, bằng thóc.

+ Ghi rõ từng hạng phiếu công trái 100 đồng, 500 đồng hoặc 50 kg thóc.......

+ Sau khi kiểm kê phiếu công trái lành, ghi tiếp phiếu công trái rách nát hư hỏng..., cộng toàn bộ số lượng kiểm kê so sánh với số liệu theo quyết toán phát hành và quyết toán bàn giao.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 38-TT/LB

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu38-TT/LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/05/1995
Ngày hiệu lực11/05/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 38-TT/LB

Lược đồ Thông tư liên bộ 38-TT/LB hướng dẫn giải quyết nghiệp vụ phát hành thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 1987-1988


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 38-TT/LB hướng dẫn giải quyết nghiệp vụ phát hành thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 1987-1988
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu38-TT/LB
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
                Người kýĐỗ Quế Lượng, Lê Thị Băng Tâm
                Ngày ban hành11/05/1995
                Ngày hiệu lực11/05/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư liên bộ 38-TT/LB hướng dẫn giải quyết nghiệp vụ phát hành thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 1987-1988

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 38-TT/LB hướng dẫn giải quyết nghiệp vụ phát hành thanh toán công trái XDTQ đợt 1983-1986 1987-1988

                            • 11/05/1995

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 11/05/1995

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực