Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT

Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT năm 1988 về công tác giám định pháp y và pháp y tâm thần do Bộ Y tế - Bộ Tư pháp ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT công tác giám định pháp y pháp y tâm thần


BỘ Y TẾ-BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116-BYT-BTP/TTLT

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1988 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y VÀ PHÁP Y TÂM THẦN

Công tác giám định tư pháp nói chung và giám định pháp y nói riêng có vị trí quan trọng nhằm trực tiếp phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Trước đây các Bộ hữu quan đã có những văn bản hướng dẫn về công tác giám định pháp y, nhưng có nhiều điểm về tổ chức, hoạt động của công tác này chưa được quy định cụ thể hoặc không còn phù hợp nữa, nên trong thực tế đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều vụ việc giám định không được giải quyết kịp thời, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử.

Để kịp thời đáp ứng yêu cầu hiện nay, Liên Bộ Y tế - Tư pháp ra Thông tư này hướng dẫn về tổ chức, hoạt động công tác giám định pháp y và pháp y tâm thần.

I- NGUYÊN TẮC CHUNG

1- Giám định pháp y và pháp y tâm thần sử dụng kiến thức y học vào mục đích tư pháp theo quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Đối tượng của pháp y là giám định trên người sống, giám định trên tử thi, giám định tang vật, giám định tài liệu… thuộc lĩnh vực pháp y.

2- Các giám định viên, các Hội đồng giám định phải do các cơ quan có thẩm quyền cử ra hoặc thành lập. Việc giám định do giám định viên nhóm giám định viên thực hiện, trong trường hợp đặc biệt Hội đồng giám định pháp y hoặc pháp y tâm thần tiến hành giám định, nhưng từng giám định viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định.

Quyết định trưng cầu Hội đồng giám định phải do Thủ trưởng cơ quan trưng cầu giám định cùng cấp ký.

3- Các cơ quan tiến hành tố tụng không can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.

4- Ở cấp Trung ương, các quyết định trưng cầu giám định pháp y gửi về Viện giám định y khoa Trung ương; các quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần gửi về bệnh viện tâm thần Trung ương.

Ở cấp tỉnh, quyết định trưng cầu giám định gửi về Sở Y tế.

II- TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y VÀ PHÁP Y TÂM THẦN

A- Tuyến Trung ương:

1- Tổ chức giám định pháp y:

Bộ Y tế ủy nhiệm Viện giám định y khoa Trung ương là cơ quan đầu mối để giúp Bộ chỉ đạo các công việc liên quan đến pháp y.

Thành lập Hội đồng giám định pháp y Trung ương, Viện giám định y khoa Trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng. Viện trưởng Viện giám định y khoa cử cán bộ pháp y thuộc Viện mình làm uỷ viên thường trực của Hội đồng.

Trụ sở của Hội đồng đặt tại Viện giám định y khoa trung ương.

Kinh phí và phương tiện hoạt động do Viện giám định y khoa trung ương đảm nhiệm.

Hội đồng giám định pháp y trung ương được sử dụng cơ sở kỹ thuật và cán bộ chuyên môn của bộ môn pháp y trường Đại học y Hà Nội và khoa giải phẫu bệnh lý bệnh viện Việt Nam - Cộng hòa dân chủ Đức để giám định pháp y.

Chủ tịch (giám định viện trưởng), Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa trung ương, giám định viên cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm sau khi trao đổi nhất trí với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2- Tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Bệnh viện tâm thần trung ương và Bệnh viên tâm thần Biên Hòa tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Bộ Y tế ủy nhiệm giám đốc Bệnh viện tâm thần trung ương giúp Bộ chỉ đạo các công việc liên quan đến pháp y tâm thần.

Thành lập Hội đồng giám định pháp y tâm thần trung ương, Bệnh viện tâm thần trung ương và Bệnh viện tâm thần Biên Hòa là các cơ quan thường trực của Hội đồng. Ủy viên thường trực của Hội đồng do Giám đốc Bệnh viện tâm thần trung ương đề nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế phê chuẩn.

Trụ sở của Hội đồng đặt tại bệnh viện tâm thần trung ương.

Kinh phí, phương tiện hoạt động do bệnh viên tâm thần trung ương đảm nhiệm.

Chủ tịch (giám định Viện trưởng), Phó Chủ tịch Hội đồng giám định pháp y tâm thần trung ương, giám định viên pháp y tâm thần cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm sau khi trao đổi nhất trí với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nhiệm vụ của giám định viên cấp trung ương, Hội đồng giám định pháp y trung ương và Hội đồng giám định pháp y tâm thần trung ương là giám định những vụ việc phức tạp vượt quá khả năng của tuyến dưới; giám định lại những vụ việc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp.

B- Tuyến tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh)

Sở Y tế thành lập Hội đồng giám định pháp y tỉnh. Nơi nào có bệnh viện tâm thần thì thành lập Hội đồng giám định pháp y tâm thần.

Chủ tịch (giám định viện trưởng), Phó Chủ tịch Hội đồng, giám định viên cấp tỉnh do giám đốc Sở Y tế cùng giám đốc Sở Tư pháp thỏa thuận và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm.

Phòng giám định y khoa các Sở Y tế là cơ quan thường trực của Hội đồng giám định pháp y tỉnh, Nơi nào thành lập Hội đồng giám định pháp y tâm thần tỉnh thì Bệnh viện tâm thần tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng.

Nhiệm vụ của Hội đồng giám định pháp y, Hội đồng giám định pháp y tâm thần, giám định viên cấp tỉnh là giám định những vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện trưng cầu.

Ở tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không thành lập Hội đồng giám định pháp y và Hội đồng giám định pháp y tâm thần.

III- TIÊU CHUẨN, QUYỀN HẠN, NGHĨA VỤ CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN

1- Tiêu chuẩn: Những cán bộ có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm giám định viên:

- Có phẩm chất chính trị tốt.

- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

- Có thâm niên công tác ít nhất là 5 năm trong chuyên khoa của mình.

- Phải được bổ túc nghiệp vụ về chuyên khoa y pháp hoặc y pháp tâm thần.

2- Giám định viên có nghĩa vụ:

- Tiến hành giám định theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng (giám định viên trưởng) huy ủy viên thường trực (nếu được ủy nhiệm).

Trong trường hợp đặc biệt, ở cấp trung ương giám định viên có thể tiến hành giám định theo quyết định trưng cầu trực tiếp của cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, còn ở cấp tỉnh, giám định viên tiến hành giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc dưới một cấp, sau đó phải báo cáo lại cho Hội đồng biết.

- Thực hiện nội dung yêu cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận đó.

- Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định khi cơ quan tiến hành tố tụng chưa công bố công khai về vụ việc đó.

- Độc lập thực hiện giám định và tuân thủ các quy định khác của pháp luật.

3- Giám định viên có quyền hạn:

- Đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định khi cần thiết.

- Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung khi thực hiện giám định tập thể.

- Từ chối kết luận giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định; các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình.

4- Giám định viên không được tiến hành giám định khi bản thân là bị can, bị cáo hay có quan hệ thân thuộc với bị can, bị cáo và các đương sự khác.

5- Các cán bộ chuyên môn khác khi được trưng cầu có quyền hạn và nghĩa vụ như các giám định viên.

6- Giám định viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về pháp y, hưởng phụ cấp theo chế độ Nhà nước, được đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện giám định.

Cơ quan trưng cầu trả phụ cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho giám định viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

IV- QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y VÀ PHÁP Y TÂM THẦN

Bộ Tư pháp và Bộ Y tế phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và pháp y cho các giám định viên; quản lý tổ chức, kiểm tra hoạt động, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và tiến hành các cuộc hội thảo khoa học để nâng cao chất lượng công tác của giám định viên.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây về giám định pháp y trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 166-BYT-BTP/TTLT

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu166-BYT-BTP/TTLT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/03/1988
Ngày hiệu lực11/03/1988
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 166-BYT-BTP/TTLT

Lược đồ Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT công tác giám định pháp y pháp y tâm thần


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT công tác giám định pháp y pháp y tâm thần
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu166-BYT-BTP/TTLT
                Cơ quan ban hànhBộ Tư pháp, Bộ Y tế
                Người ký***
                Ngày ban hành11/03/1988
                Ngày hiệu lực11/03/1988
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT công tác giám định pháp y pháp y tâm thần

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư liên tịch 166-BYT-BTP/TTLT công tác giám định pháp y pháp y tâm thần

                            • 11/03/1988

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 11/03/1988

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực