Thông tư liên tịch 19/LB-TT

Thông tư liên bộ 19/LB-TT năm 1994 hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong ngành Y tế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên tịch 19/LB-TT hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm lưu động độc hại nguy hiểm ngành Y tế


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/LB-TT

Hà Nội , ngày 04 tháng 6 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

SỐ 19/LB-TT NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 1994 CỦA LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM, PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG, PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG NGÀNH Y TẾ

Thi hành điểm 2, 3 và 7 của Điều 5 Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang và căn cứ vào các Thông tư số 17/LĐTBXH-TT và Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993, Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7-7-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Y tế hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp trách nhiệm: phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ nhân viên y tế như sau:

I. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH PHỤ CẤP

Thực hiện theo quy định tại các thông tư số 17/LĐTBXH-TT và thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993, thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7-7-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng: Ngoài các đối tượng đã quy định tại thông tư 17/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nay hướng dẫn thêm các đối tượng như sau:

Mức 1, Hệ số 0,3 áp dụng:

- Trưởng trạm, trưởng trại các trạm, trại nuôi trồng cây con thuốc quý, hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

- Cán bộ nhân viên y tên làm việc ở các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05.

Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng:

- Phó trưởng trạm, phó trưởng trại các trạm, trại nuôi trồng cây con thuốc quý, hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc.

Mức 3, hệ số 0,1 áp dụng:

- Cán bộ nhân viên y tế thường xuyên chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế huyện, quận.

- Công chức, viên chức trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

- Tổ trưởng của tổ giặt là, hấp sấy, tiệt trùng, cơ điện thuốc các cơ sở y tế.

III. PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

Mức 1, hệ số 0,6 áp dụng:

- Những người làm việc trong các tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xa xôi hẻo lánh.

Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng:

- Những người làm công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.

- Những người thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, xa xôi hẻo lánh;

Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng:

- Những người làm công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sịnh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du.

Các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp lưu động này thì không hưởng chế độ công tác phí.

IV. PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng

Mức 1, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:

- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả làm các xét nghiệm Hansen;

- Chiếu chụp điện quang;

- Mổ xác, giải phẩu pháp y và bảo quản trông nom xác;

- Dùng các chất phóng xạ Radium. Cobal để khám chữa bệnh.

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh SIDA, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;

- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp.

Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:

- Giải phẩu bệnh lý;

- Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);

- Chiết xuất dược liệu độc bảng A;

- Thường xuyên sử dụng các hoá chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt qua tiêu chuẩn quy định như sau:

+ Axít sufuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01 mg/lít không khí;

+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05 mg/lít không khí;

+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10 mg/lít không khí;

+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10 mg/lít không khí.

- Sản xuất các chấp hấp thụ dùng cho phân tích sắc ký như silicazen các ống chuẩn độ dung dịch mẹ.

Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:

- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa ung thư của bệnh viện đa khoa;

- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);

- Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, suất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tuỷ;

- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II, bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;

- Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;

- Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo bệnh nhân;

- Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

- Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;

- Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hoá chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hoá chất độc để xử lý sát trùng);

- Làm xét nghiệm sinh hoá, huyết học, ký sinh trùng;

- Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hoá chất;

- Pha chế huyết thanh, vacxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

Mức 4, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;

- Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

- Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;

- Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

V. CÁCH TRẢ PHỤ CẤP

- Cách trả phụ cấp thực hiện theo các quy định tại các thông tư số 17/LĐTBXH-TT và thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993, Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7-7-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-1993. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm rà soát các chức danh được hưởng cho đúng đối tượng trong Thông tư hướng dẫn, không thực hiện tràn lan và mở rộng đối tượng.

Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính vật giá chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/LB-TT

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu19/LB-TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/06/1994
Ngày hiệu lực01/04/1993
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/LB-TT

Lược đồ Thông tư liên tịch 19/LB-TT hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm lưu động độc hại nguy hiểm ngành Y tế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị thay thế

        Văn bản hiện thời

        Thông tư liên tịch 19/LB-TT hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm lưu động độc hại nguy hiểm ngành Y tế
        Loại văn bảnThông tư liên tịch
        Số hiệu19/LB-TT
        Cơ quan ban hànhBộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
        Người kýNguyễn Sinh Hùng, Lê Ngọc Trọng, Lê Duy Đồng
        Ngày ban hành04/06/1994
        Ngày hiệu lực01/04/1993
        Ngày công báo...
        Số công báo
        Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
        Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
        Cập nhật17 năm trước

        Văn bản thay thế

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản gốc Thông tư liên tịch 19/LB-TT hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm lưu động độc hại nguy hiểm ngành Y tế

                Lịch sử hiệu lực Thông tư liên tịch 19/LB-TT hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm lưu động độc hại nguy hiểm ngành Y tế