Thông tư Khongso

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT trồng rừng thay thế chuyển mục đích rừng


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày        tháng       năm 2017

DỰ THẢO 16.6.17

 

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 24/2013/TT-BNNPTNT NGÀY 06/5/2013 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quản lý và sử dụng tiền trồng rừng thay thế các chủ dự án nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; quản lý sau đầu tư rừng trồng thay thế; xử lý rủi ro khi trồng rừng thay thế.

2. Đối tượng áp dụng: các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”.

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Có phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, với diện tích trồng rừng thay thế ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

3. Bổ sung Khoản 3 Điều 2 như sau:

“3. Chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải tổ chức trồng rừng thay thế hoặc nộp toàn bộ tiền để trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công dán.

Trường hợp chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích tự tổ chức trồng rừng thay thế, khi chuyển mục đích sử dụng loại rừng nào (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thì phải trồng rừng thay thế trên đất trống, chưa có rừng quy hoạch cho loại rừng đó. Trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải nộp tiền ký quỹ vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh với số tiền bằng số tiền trồng rừng thay thế theo phương án trồng rừng thay thế được duyệt ”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm lập phương án trồng rừng thay thế theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp, diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng đối với từng tỉnh.

a) Đối với các dán có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trước ngày 01/7/2013: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh sách, diện tích phải trồng rừng thay thế của các dán này, thống kê vào kế hoạch trồng rừng mới hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đối với các dán có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác sau ngày 01/7/2013: Kinh phí trồng rừng thay thế phải được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án trên cơ sở phương án trồng rừng thay thế được cấp thẩm quyền phê duyệt”.

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Phương án trồng rừng thay thế được lập theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này”.

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định phương án gồm: đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế, tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên Hội đồng tối thiểu là 5 (năm), một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng.

Trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ thành phần quy định trên đây. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế

1. Trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế

Sau khi phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, chủ dự án phải tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức thực hiện và nghiệm thu kết quả trồng rừng thay thế.

2. Trường hợp trồng rừng thay thế từ kinh phí do các chủ dự án nộp tiền về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng: thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng, nghiệm thu kết quả trồng rừng thay thế được thực hiện theo quy định tại Thông tư s23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh (sau đây viết chung là Thông tư s23/2016/TT-BNNPTNT).

4. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thời gian trồng rừng thay thế, đảm bảo đạt tiêu chí thành rừng và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

5. Thời điểm hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế của chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

a) Đối với chủ dự án tự trồng rừng thay thế: Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng thay thế đủ tiêu chí thành rừng, được cấp thẩm quyền nghiệm thu.

b) Đối với chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế: Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi được vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh xác nhận đã nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

Điều 6. Tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế đối với các án nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

1. Tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế

a) Trường hợp UBND cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn

Trên cơ sở phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp nhận, quản lý số tiền trồng rừng thay thế để trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 6a Thông tư này.

UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế. Đơn giá trồng rừng thay thế được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, chi phí thực tế tại thời điểm chủ dự án thực hiện nghĩa vụ nộp tiền và chi phí quản lý theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.

b) Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế

UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án, kèm theo danh sách các dán thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục 04 Thông tư này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, b trí diện tích trồng rừng trên địa bàn đơn vị, địa phương khác. Đơn giá trồng rừng thay thế được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, chi phí thực tế tại thời điểm chủ dự án thực hiện nghĩa vụ nộp tiền và chi phí quản lý theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.

Qu Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tiếp nhận, quản lý số tiền trên đ t chức trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 6a Thông tư này.

2. Quản lý tiền trồng rừng thay thế

a) Chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư s85/2012/TT-BTC ngày 25/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để tiếp nhận, quản lý và giải ngân tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

c) Các tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định để tiếp nhận, quản lý và thực hiện kiểm soát chi tiền trồng rừng thay thế.

3. Sử dụng tiền trồng rừng thay thế

a) Tiền trồng rừng thay thế nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sau khi trừ các chi phí quản lý theo hướng dẫn tại Điểm d Khoản này, được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6a Thông tư này.

b) Trường hợp địa phương không còn quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản này, UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ để trồng rừng sản xuất theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 6a Thông tư này.

c) Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng theo hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam theo phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bố trí trồng rừng đặc dụng, phòng hộ tại đơn vị, địa phương khác.

d) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được trích 0,7%, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh được trích 1,3% trên tổng số tiền trồng rừng thay thế do các chủ dự án đã nộp để phục vụ cho các hoạt động quản lý, triển khai đôn đốc, thu tiền trồng rừng thay thế; tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả trồng rừng thay thế.

4. Nguồn tiền trồng rừng thay thế được theo dõi, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước; việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành”.

8. Bổ sung Điều 6a như sau:

“Điều 6a. Thực hiện trồng rừng thay thế

1. Trồng rừng đặc dụng, phòng h

a) Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho đơn vị, địa phương để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đối với nguồn kinh phí do các chủ dự án nộp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tham mưu cho UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức có đủ năng lực để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

c) Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức thực hiện và nghiệm thu kết quả trồng rừng thay thế theo Thông tư s23/2016/TT-BNNPTNT.

2. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

a) Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

b) Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

c) Số lần hỗ trợ, phương thức hỗ trợ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”.

9. Bổ sung Điều 6b như sau:

“Điều 6b. Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư và xử lý rủi ro trong trồng rừng thay thế

1. Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư

a) Đối với diện tích rừng được hình thành do chủ dự án tự trồng rừng thay thế

Trường hợp chủ dự án trồng rừng thay thế trên diện tích đất được giao: Chủ dự án có trách nhiệm tiếp tục quản lý, sử dụng diện tích rừng trồng thay thế theo quy định của pháp luật hiện hành về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.

Trường hợp chủ dự án trồng rừng thay thế trên diện tích đất do địa phương bố trí: Sau khi diện tích rừng trồng thay thế đủ tiêu chí thành rừng được nghiệm thu, chủ dự án có trách nhiệm bàn giao cho chủ rừng hoặc UBND cấp xã (đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa giao) để quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế theo quy định của pháp luật hiện hành về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.

b) Đối với diện tích rừng được hình thành từ kinh phí trồng rừng thay thế do các chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Đối với diện tích rừng trồng trên đất rừng đặc dụng, phòng hộ: Sau khi diện tích rừng trồng thay thế đủ tiêu chí thành rừng được nghiệm thu, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, hộ gia đình hoặc các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục quản lý, sử dụng rừng đặc dụng, phòng hộ được hình thành từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật hiện hành về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.

Đối với diện tích rừng trồng trên đất rừng sản xuất: Hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, sử dụng rừng sản xuất được hỗ trợ từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng rừng sản xuất. Hộ gia đình trồng rừng sản xuất được hưởng sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông; được hưởng các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ưu đãi về miễn, giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành”.

2. Xử lý rủi ro trong trồng rừng thay thế

a) Trường hợp mất rừng khi gặp rủi ro do thiên tai, tổ chức, đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận và đề nghị hỗ trợ thiệt hại.

Đối với diện tích rừng sản xuất của các hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6a Thông tư này: Được hỗ trợ thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Đối với diện tích rừng trồng phòng hộ, đặc dụng không thành rừng do thiên tai: thực hiện thanh lý rừng trồng theo quy định tại Thông tư s18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng.

b) Việc thống kê, đánh giá và báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

c) Quy trình hỗ trợ kinh phí được áp dụng theo Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

10. Bổ sung các Phụ lục: Phụ lục số 03 (Phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang xây dựng công trình công ích), Phụ lục số 04 (Danh sách các dán thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam), Phụ lục số 05 (Phương án hỗ trợ trồng rừng thay thế đối với các hộ gia đình).

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày         tháng      năm 2017.

2. Bãi bỏ Thông tư s26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư s24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

3. Các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này, khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế theo quy định hiện hành của Nhà nước thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng , các Phó thủ tướng CP (để báo cáo);
- VP qu
ốc hội;
- VP Ch
ính phủ, website Chính phủ; Công báo;
- Các B
ộ, Cq ngang Bộ, Cq thuộc Chính phủ;
- Viện KSND Tối cao; To
à án ND Tối cao;
- Cơ quan Trung ương của c
ác đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư ph
áp;
- HĐND, UBND các t
ỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Sở NN & PTNT c
ác tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Chi cục KL c
ác tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, c
ác Thứ trưởng Bộ NN &PTNT;
- C
ác đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VP Bộ, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tu
ấn

 

PHỤ LỤC 03:

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN SANG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số             /2017/TT-BNNPTNT ngày        tháng     năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

III. KHÁI QUÁT V DIỆN TÍCH RỪNG ĐàCHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH

Tổng diện tích rừng đã chuyển đổi sang xây dựng các công trình công cộng phải trồng rừng thay thế:…… ha, trong đó:

- Rừng đặc dụng:…….. ha;

- Rừng phòng hộ:…….. ha;

- Rừng sản xuất:……....ha.

(chi tiết các công trình/dán tại biểu tổng hợp kèm theo)

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Mục tiêu

2. Nội dung phương án

- Tổng diện tích trồng rừng thay thế:……..ha

- Vị trí trồng: thuộc tiểu khu……..……..    , xã……..…….., huyện……..……..,

- Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ; đặc dụng; sản xuất); hiện trạng……..……..

(nếu bố trí tại nhiều vị trí, phải ghi cụ thể thông tin tên tiểu khu, xã, huyện, đối tượng đất rừng, diện tích bố trí trồng rừng và hiện trạng từng vị trí)

Kế hoạch trồng rừng thay thế

+ Loài cây trồng …………………………………………………………………

+ Mật độ…………………………………………………………………………

+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ……………………………………

+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:

+ Thời gian và tiến độ trồng:……………………………………………………

+ Xây dựng đường băng cản lửa………………………...……………………...

+ Đơn vị thực hiện:………………………………………………………………

+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):………………………………………

+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế:…………………………………………

+ Nguồn kinh phí:………………………………………………………………

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Mẫu biểu 01:

TỔNG HỢP CÁC D ÁN/CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
PHẢI TRỒNG RỪNG THAY THẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số             /2017/TT-BNNPTNT ngày        tháng     năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dán/công trình

Chủ đầu tư

Diện tích phải trồng rừng thay thế (ha)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

PHỤ LỤC 04:

DANH SÁCH CÁC DÁN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ VÀO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số             /2017/TT-BNNPTNT ngày        tháng     năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dán đầu tư

Chủ đầu tư

Mục đích sử dụng sau chuyển đổi rừng

Diện tích phải trồng rừng thay thế (ha)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 05:

PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG THAY THẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
(Kèm theo Thông tư số             /2017/TT-BNNPTNT ngày        tháng     năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

III. HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH RỪNG KHU VỰC II, III

Khái quát về hộ gia đình, cộng đồng thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP trên địa bàn;

Thống kê nhu cầu hỗ trợ trồng rừng thay thế của các hộ gia đình, cộng đồng, trong đó:

- Số lượng hộ gia đình, cộng đồng:…………hộ;

- Diện tích:…….. ha.

- Rừng sản xuất:……....ha.

(chi tiết biểu tổng hợp nhu cầu hỗ trợ tiền trồng rừng thay thế kèm theo)

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Mục tiêu

2. Nội dung phương án

- Tổng diện tích trồng rừng thay thế:……..ha

- Vị trí trồng:

- Hiện trạng:

(chi tiết biểu thông tin kèm theo gồm: tên hộ gia đình, tên tiểu khu, xã, huyện, đối tượng đất rừng, diện tích bố trí trồng rừng và hiện trạng từng vị trí)

Kế hoạch trồng rừng thay thế

+ Loài cây trồng ………………………………………………………………

+ Mật độ…………………………………………………………………………

+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ………………………………….

+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:

+ Thời gian và tiến độ trồng:…………………………………………………..

+ Đơn vị thực hiện:………………………………………………………..…..

+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):………………………………………

+ Tổng vốn hỗ trợ đầu tư trồng rừng thay thế:……………………………

+ Nguồn kinh phí:………………………………………………………………

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Mẫu biểu số 01

CHỦ ĐẦU TƯ………….

TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG, NHU CẦU HỖ TRỢ TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

STT

Tên Dán, chủ hộ gia đình

Thôn, bản

Dân tộc

Số khẩu

Đối tượng (nếu thuộc hộ nghèo thì đánh dấu "X", còn lại bỏ trống)

Diện tích, vị trí, trạng thái đất lâm nghiệp được giao

Diện tích trồng rừng (ha)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí

Trạng thái đất LN trước khi trồng rừng

Trồng rừng phòng h

Trồng rừng sản xuất

Phát triển LSNG

Tiểu khu

Khoảnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

16

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Xã khu vực II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Xã khu vực III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(lặp lại tương tự như mục I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


L
ập biểu

Ngày      tháng     năm 20….
Thủ trưởng đơn vị

 

Mẫu biểu số 02

CHỦ ĐẦU TƯ………….

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH, NHU CẦU HỖ TRỢ TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

STT

Tên Dán, chủ hộ gia đình

Thôn, bản

Dân tộc

Số khẩu

Diện tích hỗ trợ trồng rừng thay thế (ha)

Kinh phí hỗ trợ (tr.đồng)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí

Tổng

Năm trồng

Chăm sóc năm 1

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

Tiểu khu

Khoảnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12

13

14

15

16

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Xã khu vực II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Xã khu vực III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(lặp lại tương tự như mục I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


L
ập biểu

Ngày      tháng     năm 20….
Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Dự thảo văn bản Khongso

Loại văn bảnThông tư
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/06/2017
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Dự thảo văn bản Khongso

Lược đồ Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT trồng rừng thay thế chuyển mục đích rừng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT trồng rừng thay thế chuyển mục đích rừng
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýHà Công Tuấn
                Ngày ban hành16/06/2017
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT trồng rừng thay thế chuyển mục đích rừng

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT trồng rừng thay thế chuyển mục đích rừng

                  • 16/06/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực