Tiêu chuẩn ngành 10TCN865:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 865:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – KHÔ DẦU ĐẬU TƯƠNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT Animal feestuffs - Soybean meal - Specification 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Để xây dựng tiêu chuẩn này đã trích dẫn các tiêu chuẩn sau:

TCVN 4325 - 86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 4801 - 89: Khô dầu đậu tương. Phương pháp xác định hàm  ẩm và các chất dễ bay hơi.

TCVN 4328 - 86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô.

TCVN 4327 - 86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.

TCVN 4329 - 1993: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô.

TCVN 4331 - 86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô.

TCVN 4847 - 89: Sản phẩm đậu tương. Phương pháp xác định hoạt độ ure.

10TCN 432 -2000: Đậu tương và sản phẩm đậu tương. Phương pháp xác định hàm lượng protein tan trong kalihyđroxit 0,2%.

TCVN 6953:2001: Thức ăn chăn nuôi. Xác định aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

3. Định nghĩa

Theo mục đích tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau

3.1. Khô dầu đậu tương là sản phẩm thu được ở dạng mảnh, bánh hoặc dạng bột sau khi đã loại bớt dầu của hạt đậu tương tách vỏ hoặc không tách vỏ bằng cách chiết hoặc ép.

3.2. Các dạng sản phẩm

3.2.1. Khô dầu đậu tương chiết ly cả vỏ là sản phẩm thu được sau khi loại bỏ hầu hết dầu từ hạt đậu tương không tách vỏ bằng quá trình tách chiết bởi dung môi (hexan).

3.2.2.  Khô dầu đậu tương chiết ly tách vỏ là sản phẩm thu được sau khi loại bỏ hầu hết dầu từ hạt đậu tương tách vỏ bằng quá trình tách chiết bởi dung môi (hexan).

3.2.3. Khô dầu đậu tương ép máy (chiết bằng máy) là sản phẩm thu được sau khi đã loại bỏ bớt dầu từ hạt đậu tương bằng quá trình ép  máy. Sản phẩm này cũng được gọi là "bánh đậu tương".

3.2.4. Khô dầu đậu tương nguyên dầu ép đùn là sản phẩm thu được từ sự ép đùng bằng nhiệt hoặc hơi nước mà không loại bỏ đi bất kỳ thành phần nào của hạt đậu tương dưới tác động của nhiệt hoặc hơi.

4. Phân loại

Khô dầu đậu tương được chia làm hai loại: khô dầu đậu tương tách vỏ và khô dầu đậu tương không tách vỏ.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh

5.1.1. Yêu cầu về các chỉ tiêu cảm quan của khô dầu đậu tương được ghi trong bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu cảm quan của khô dầu đậu tương

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Từ màu vàng sáng đến màu nâu sáng

2. Mùi

Có mùi đặc trưng của khô dầu đậu tương, không có mùi mốc, không có mùi chua, mùi cháy hoặc mùi khác lạ

3. Vị

Dịu

4. Trạng thái bền ngoài

Không có sâu mọt, không bị mốc, không lẫn vật lạ

4.1.2. Khô dầu đậu tương không được có ure, không được có amoniac và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.

Hàm lượng aflatoxin không được vượt qua 50ppb (mg/kg).

5.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá

Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá của khô dầu đậu tương được qui định trong bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu lý hoá của khô đậu tương

Chỉ tiêu

Khô dầu đậu tương tách vỏ

Khô dầu đậu tương không tách vỏ

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn.

12

13

2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn.

44

40

3. Hàm lượng chất béo thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn:

                    - Đối với khô dầu ép

                    - Đối với khô dầu chiết ly

 

7

1,5

 

7

1,5

4. Hàm lượng xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

3,5

7

5. Protein hoà tan trong KOH 0,2%, tính theo % so với protein thô của mẫu thử.

73 - 85

70 - 85

6. Hoạt độ ure, tính theo mg N /1phút ở 300C

0,05 - 0,2

0,05 - 0,35

7. Hàm lượng tạp chất

- Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric,   tính theo % khối lượng, không lớn hơn

- Mảnh vật rắn sắc nhọn.

 

2

 

Không có

 

2

 

Không có

6. Phương pháp thử

6.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4325 - 86.

6.2. Xác định độ ẩm theo TCVN 4801 - 89.

6.3. Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 - 86.

6.4. Xác định hàm lượng chất béo thô theo TCVN 4331 - 86.

6.5. Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993

6.6. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn) theo TCVN 4327 - 86.

6.7. Xác định hoạt độ ure theo TCVN 4847 - 89.

6.8. Xác định hàm lượng protein tan trong KOH 0,2% theo 10TCN 432 – 2000

6.9. Xác định hàm lượng aflatoxin tổng số theo TCVN 6953 : 2001.

7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

7.1. Bao gói: Khô dầu đậu tương được đựng trong các bao đay, bao poly propylen (PP) hoặc bằng chất liệu khác đảm bảo vệ sinh, kín, bền chắc.

7.2. Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các qui định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

+ Tên sản phẩm, ghi rõ loại khô đậu tương.

+ Khối lượng tịnh.

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

+ Tên cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Nếu là hàng rời, được sản xuất hoặc nhập khẩu theo số lượng lớn chứa trong container hay xe goòng thì có thể không dán nhãn nhưng phải có phiếu công bố chất lượng đi kèm.

7.3. Bảo quản: Khô dầu đậu tương được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

7.4. Vận chuyển:  Phương tiện vận chuyển khô dầu đậu tương phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN865:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN865:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2006
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN865:2006

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN865:2006
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành29/12/2006
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            • 29/12/2006

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực