Tiêu chuẩn ngành 28TCN122:1998

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN122 : 1998

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP GIỐNG V1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 122 : 1998 'Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật' do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.

 

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP GIỐNGV1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Seleced common carp brood seed (V1) - Technical requirements

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

Tiêu chuân này quy định những chỉ tiêu chất lượng của cá chép giống V1, được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chép V1 trong phạm vi cả nước.

Giải thích thuật ngữ cá chép V1 theo 28 TCN121:1998

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cỡ cá giống

Cá chép giống V1 được chia thành ba giai đoạn có quy cỡ như quy định trong Bảng 1

Bảng 1 : Cỡ cá chép giống V1

Giai đoạn

Chiều dài (mm)

Khối lượng (g)

Thời gian nuôi (ngày)

Cá bột

5 - 7

0,0020 - 0,0022

2 - 3

Cá hương

25 - 30

0,6 - 1,0

21 - 25

Cá giống

70 - 100

15 - 20

45 - 60

2.2 Chỉ tiêu cảm quan

Chất lượng cá chép giống V1 phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2

Bảng 2. Yêu cầu kỹ thuật cá chép giống

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá bột

Cá hương

Cá giống

1. Màu sắc

Ghi sẫm

Trắng bạc

Vàng da cam nhạt

2. Ngoại hình

Không dị hình

Toàn thân phủ kín vẩy, trơn nhẵn, không sây sát, không dị hình

3. Trạng thái hoạt động

Bơi chìm trong nước

Hoạt động bình thường, bơi chìm trong nước theo đàn

4. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo quy định trong Phụ lục

3. Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ kiểm tra được quy định trong Bảng 3

Bảng 3. Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá chép giống

Danh mục

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1. Vợt cá bột

Dùng vải lưới phù du cỡ No = 64, đường kính vợt 350 - 400mm

1

2. Vợt cá hương

Dùng lưới a = 40 mm, đường kính vợt 350 - 400 mm

1

3. Vợt cá giống

Dùng lưới a = 40 - 50 mm, đường kính vợt 350-400mm

1

4. Thước đo chiều dài

Có chia vạch chính xác đến mm

1

5. Cân kỹ thuật

Loại 50g, độ chính xác đến mg

1

6. Cân

Loại 5 kg, độ chính xác 20g

1

7. Chậu (hoặc xô) nhựa sáng màu

Loại dung tích 10 lít

2

8. Bát nhựa hoặc sứ trắng

Loại dung tích 1,0 - 1,5 lít

3

3.2 Lấy mẫu kiểm tra

3.2.1 Số lượng mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và chiều dài cá

- Cá bột : Dùng vợt cá bột lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào bát chứa sẵn 0,5 lít nước sạch.

- Cá hương : Dùng vợt cá hương lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 - 3 lít nước sạch.

- Cá giống : Dùng vợt cá giống lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 - 3 lít nước sạch.

3.2.2 Số lượng mẫu để kiểm tra chỉ tiêu khối lượng cá.

- Cá bột : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 2g cá

- Cá hương : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 500g cá

- Cá giống : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 1000g cá

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, máu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp cá bột trong bát, hoặc cá hương, cá giống trong chậu (hoặc xô) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Ðánh giá về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột, cá hương và cá giống theo quy định trong Bảng 2.

3.3.2 Chiều dài.

- Cá bột : không cần kiểm tra chiều dài (chỉ cần xác định cá không bị dị hình).

- Cá hương và cá giống : Vớt không ít hơn 50 cá thể và lần lượt đo toàn dài từng cá thể. Ðọc chiều dài cá từ mút đầu đến hết vây đuôi. Với cá hương, phải có 90% số cá kiểm tra đạt chiều dài theo quy định. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt chiều dài theo quy định.

3.3.3 Khối lượng

3.3.3.1 Cá bột

- Cho khoảng 20 - 30g nước sạch lên đĩa cân kỹ thuật và xác định cụ thể khối lượng của nước.

- Dùng vợt bắt cá trong giai chứa, để chảy vừa hết nước trong vợt thì đổ cá vào đĩa cân chứa nước đã cân. Sau đó, xác định khối lượng của nước và cá trong đĩa cân.

- Ðếm số cá thể trong mẫu cân để tính khối lượng trung bình của cá thể. Tiến hành cân ba lần rối lấy giá trị trung bình. Với cá bột, phải có 90% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định.

3.3.3.2 Cá hương và cá giống

- Ðặt chậu (hoặc xô) đã chứa 2 - 3 lít nước sạch lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu và nước.

- Dùng vợt bắt cá trong giai chứa, để chảy vừa hết nước trong vợt thì đổ cá vào chậu nước đã cân. Sau đó, xác định khối lượng của chậu nước và cá.

- Ðếm số cá thể trong mẫu cân để tính khối lượng trung bình của cá thể. Tiến hành cân ba lần rồi lấy giá trị trung bình. Với cá hương, phải có 90% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định.

3.3.4 Mức cảm nhiễm bệnh

Kiểm tra chỉ tiêu Mức cảm nhiễm bệnh của cá chép giống V1 theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.

4. Phụ lục

Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép giống V1 quy định trong Bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép giống V1

(Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 7 của 28 TCN101:1997)

Tên bệnh

Dấu hiệu bệnh lý

Tỷ lệ % cảm nhiễm

Cường độ cảm nhiễm

Cho phép

Phải xử lý

Cho phép

Phải xử lý

1. Bệnh Bào tử trùng

- Các gầy yếu, cơ thể bị dị hình, cong đuôi

- Trên da, mang cá có thể nhìn thấy các bào nang bằng hạt tấm màu trắng đục

< 30

30

< 5 bào nang/lamen

5 bào nang/lamen

2. Bệnh trùng bánh xe

- Trên thân cá có nhiều chất nhớt màu hơi trắng đục, mang bị phá huỷ.

- Cá bơi không định hướng và thường bơi trên tầng mặt

< 70

70

< 20 trùng/ 10 x 10(*)

20 trùng/ 10 x 10(*)

3. Bệnh trùng quả dưa

- Trùng thường ký sinh trên cơ thể cá thành những điểm màu trắng đục.

- Da, vây, mang cá có nhiều chất nhớt làm giảm khả năng hô hấp và bảo vệ

< 30

> 30

< 5 trùng/ lamen

5 trùng/ lamen

4. Bệnh sán lá đơn chủ

- Da cá tái có nhiều nhớt

- Mang cá có màu sắc nhợt nhạt, mất khả năng hô hấp

< 70

70

< 20 trùng/ cung mang

20 trùng/ cung mang

Ghi chú : (*) : Thị trường kính hiển vi 10 x 10

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 28TCN122:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu28TCN122:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/07/1998
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 28TCN122:1998

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu28TCN122:1998
                Cơ quan ban hànhBộ Thuỷ sản
                Người ký***
                Ngày ban hành11/07/1998
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 28TCN 122:1998 về Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

                      • 11/07/1998

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực