Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4325:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) về thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4325:1986

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
Animal feeding stuffs - Sampling and preparation of samples

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1522-74 và TCVN 1531-74 quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thức ăn chăn nuôi

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi.

1. Khái niệm

1.1. Chất lượng thức ăn cho chăn nuôi được xác định trên cơ sở kết quả phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.

1.2. Lô hàng thức ăn cho chăn nuôi là lượng thức ăn đồng nhất cùng một loại bao gói, cùng một hạng chất lượng, cùng một trạng thái (rắn, lỏng, bột…) cùng một nơi sản xuất, và được giao nhận hay sản xuất trong cùng một thời gian.

Đối với những lô hàng quá lớn trên 20 tấn phải chia lô hàng đó thành các lô hàng nhỏ và tiến hành lấy mẫu từng lô hàng nhỏ và coi mỗi lô hàng nhỏ là một lô hàng riêng biệt.

1.3. Đơn vị bao gói là dạng bao gói trực tiếp (bao thùng, kiện, toa xe…) lặp lại trong lô hàng.

1.4. Mẫu ban đầu là lượng thức ăn lấy được trong một lần tại một vị trí của lô hàng.

1.5. Mẫu chung là tổng hợp lượng mẫu ban đầu, lấy được tại các vị trí của lô hàng.

1.6. Mẫu trung bình thí nghiệm là một phần mẫu chung dùng để xác định các chỉ tiêu.

1.7. Mẫu phân tích là mẫu trung bình thí nghiệm được dùng để phân tích các thành phần hóa học có trong thức ăn.

2. Quy định chung

2.1. Thức ăn chăn nuôi được phân thành các dạng sau:

+ Thức ăn dạng hạt, viên và bột, như: ngô, thóc thức ăn hỗn hợp dạng bột, thức ăn hỗn hợp dạng viên cho trâu bò, thỏ v.v…

+ Thức ăn đóng bánh như: bánh khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, khô dầu cao su…

+ Thức ăn thô ở trạng thái khô, như: cỏ khô, rơm rạ…

+ Thức ăn thô ở trạng thái tươi như: rau, cỏ xanh, thức ăn ủ tươi…

+ Thức ăn dạng củ và quả như: củ khoai, sắn…

+ Thức ăn dạng lỏng như bã rượu bia, rỉ đường…

2.2. Trước khi lấy mẫu phải quan sát toàn bộ lô hàng. Nếu hàng hóa không đồng nhất phải chia toàn bộ số hàng đó thành các lô hàng khác nhau sao cho từng lô hàng có chất lượng đồng nhất và coi đó là lô hàng riêng biệt.

2.3. Trường hợp ngẫu nhiên, thức ăn bị dây bẩn do quá trình vận chuyển bốc dỡ… thì phải nhẹ nhàng tách bỏ nó đi

Trường hợp sự dây bẩn đó làm ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng thì không được loại bỏ mà coi đó như thành phần của thức ăn chăn nuôi.

3. Dụng cụ lấy mẫu

Ống xông: dạng hình nón, dài ngắn, to, nhỏ khác nhau, dùng để lấy mẫu thức ăn dạng bột, viên, hạt ở kho, toa xe…

Gáo dung tích 500-1000 ml để múc và hứng mẫu:

Ống xi phông cánh khuấy;

Gậy dài có móc sắt;

Tấm phẳng để lược giản mẫu;

Cân đĩa, cân treo, cân bàn;

Bình có nút mài, miệng rộng, dung tích 500-1000 ml

4. Lấy mẫu thức ăn dạng hạt, viên và bột

4.1. Khi thức ăn chất thành đống để trong kho trên toa xe… không bao gói. Các vị trí lấy mẫu phải phân bổ đều trong toàn bộ lô hàng tại ba lớp (trên cách bề mặt 20 cm, lớp giữa, lớp dưới cách sàn kho 20 cm)

4.2. Thức ăn không bao gói: cứ mỗi tấn hàng chỉ định một điểm lấy mẫu.

4.3. Khi thức ăn đang trong dây chuyền sản xuất, dùng gáo dung tích hứng mẫu trước lúc đóng bao. Mỗi ca sản xuất lấy 5-10 mẫu ban đầu tùy thuộc vào năng suất máy.

4.4. Khi thức ăn đựng trong bao, dùng ống xông để lấy mẫu tại các vị trí (trên, giữa, dưới của bao). Trước khi xiên vào bao phải làm sạch nơi đặt xiên, đưa xiên theo hướng vào giữa từ dưới lên, áp máng xuống dưới, sau đó quay 1800 và rút ra.

Số bao được chỉ định lấy mẫu là 5% số bao của lô hàng nhưng không được ít hơn 5 bao với lô hàng nhỏ.

Ghi chú: Đối với thức ăn đựng trong bao giấy và bao pôliêtylen thì cho phép lấy từ miệng bao.

5. Lấy mẫu thức ăn đóng bánh

5.1. Khi thức ăn đóng bánh đựng trong bao tiến hành lấy mẫu ở 5% số bao, nhưng không được ít hơn 5 bao đối với lô hàng nhỏ. Trên mỗi bánh lấy mẫu tại các vị trí mép bánh và trong lòng bánh.

6. Lấy mẫu thức ăn thô ở trạng thái khô (cỏ, rơm, rạ)

6.1. Khi thức ăn khô chất thành đống tiến hành lấy mẫu theo điều 4.1. Tại các vị trí được chỉ định lấy mẫu phải lấy đủ các thành phần (rễ, thân, lá…)

6.2. Khi thức ăn thô, chất thành đống quá lớn, không thể dùng tay để lấy mẫu, có thể dùng gậy dài phía cuối có móc sắt nhỏ để lấy mẫu tại các vị trí khác nhau.

6.3. Khi thức ăn thô chứa trong các bao kiện… lấy mẫu ở 5% số bao nhưng không được ít hơn 5 bao với lô hàng nhỏ. Khi lấy mẫu từng kiện được chỉ định: lấy mẫu tại các lớp trên, giữa và dưới, phải lấy đủ các thành phần (rễ, thân, lá…) của thức ăn.

7. Lấy mẫu thức ăn ở trạng thái tươi (rau, cỏ xanh...)

Khi thức ăn chất thành đống lấy mẫu theo điều 4.1.

8. Lấy mẩu thức ăn dạng củ và quả

8.1. Nếu củ, quả chất thành đống, lấy mẫu theo điều 4.1 và 4.2.

8.2. Nếu củ, quả đựng trong sọt, bao lấy mẫu ở 5% số đơn vị chứa nhưng không được ít hơn 5 đơn vị chứa với những lô hàng nhỏ.

8.3. Khi lấy mẫu phải lấy đủ các loại củ to nhỏ, trung bình tương ứng với khối lượng của chúng trong lô hàng.

9. Lấy mẫu thức ăn dạng lỏng và nhiều nước

9.1. Khi lô hàng bao gồm nhiều đơn vị chứa, lấy mẫu ở 5% số đơn vị chứa nhưng không được ít hơn 5 đơn vị đối với những lô hàng nhỏ. Trước khi lấy mẫu phải khuấy đều, sau đó tiến hành lấy mẫu ở một vài điểm, tùy theo đơn vị chứa, ở 3 mức độ sâu khác nhau (trên cách bề mặt 20 cm, giữa, dưới cách đáy 20 cm).

Lượng mẫu ban đầu thu được chuyển vào bình lớn để thành lập mẫu trung bình thí nghiệm.

10. Thành lập mẫu trung bình thí nghiệm

10.1. Nhận xét các mẫu ban đầu lấy được, nếu thấy chúng đồng nhất, đem gộp chúng lại để thành lập mẫu chung và tiếp tục tiến hành theo điều 10.2.

Nếu các mẫu ban đầu lấy được chưa đồng nhất thì phải chia lại số hàng đó thành các lô hàng khác nhau, đã được ghi ở điều 2.2.

10.2. Trộn đều lượng mẫu chung trên một tấm phẳng, dàn mẫu thành hình chữ nhật dày không quá 2 cm. Chia mẫu chung theo hai đường chéo, bỏ bớt hai phần đối diện, trộn đều hai phần còn lại và dàn thành hình chữ nhật lại lấy hai phần đối diện. Làm như vậy tới khi lượng mẫu còn lại theo bảng ghi dưới đây. Phần này được coi là mẫu trung bình thí nghiệm.

10.3. Với thức ăn dạng lỏng khuấy đều mẫu thu được đó rót lần lượt sang hai bình đã rửa sạch cho tới khi chia hết mẫu chung, lấy một bình rời lại rót lần lượt sang hai bình khác cho tới khi thu được khối lượng mẫu theo bảng sau:

Khối lượng mẫu trung bình của một số thức ăn

Loại thức ăn

Khối lượng mẫu trung bình thí nghiệm

- Thức ăn thô, thức ăn ủ tươi

2000 g

- Các loại ngũ cốc

1000 g

- Các loại khô dầu

1000 g

- Thức ăn dạng lỏng

2000 ml

- Thức ăn hỗn hợp, các sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát, thức ăn chế biến từ động vật (bột cá, bột xương, thịt…)

500 g

10.4. Lượng mẫu trung bình thí nghiệm thu được:

- Với thức ăn thô tươi, củ quả (có độ ẩm cao) tiến hành theo điều 11.2 và 11.3.

- Thức ăn dạng lỏng: có thể bảo quản lạnh hay dùng hóa chất.

- Thức ăn dạng hạt, đóng bánh … nếu thấy độ ẩm lớn hơn 17% phải tiến hành sơ sấy theo điều 11.3.

10.5. Mẫu trung bình thí nghiệm sau khi xử lý theo điều 11, được chia làm 2 phần, mỗi phần được chứa trong bình khô, sạch, có nút mài. Một phần dùng để phân tích, phần còn lại cất giữ khi cần thiết đem ra phân tích trọng tài. Mẫu để phân tích trọng tài giữ trong một tháng.

10.6. Trên mỗi lọ đựng mẫu đều phải có nhãn ghi:

- Tên thức ăn;

- Khối lượng của lô hàng;

- Ngày tháng lấy mẫu, người và nơi lấy mẫu.

10.7. Mẫu trung bình dùng phân tích và mẫu lưu được đánh số như nhau và ghi vào sổ theo dõi mẫu với nội dung đã ghi ở trên.

11. Bảo quản, chuẩn bị mẫu phân tích

11.1. Tất cả các mẫu thức ăn phải được bảo quản và chuẩn bị trước khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tùy theo trạng thái của từng loại thức ăn, phải chọn phương pháp xử lý thích hợp.

11.2. Kích thước nghiền: Tất cả các mẫu dùng phân tích phải được nghiền nhỏ tới khi lọt qua sàng đường kính 1 mm khi nghiền phải tiến hành nhanh, hạn chế sự tiếp xúc của mẫu với không khí.

11.3. Đối với thức ăn có độ ẩm cao như thức ăn thô, tươi củ, quả… phải tiến hành sơ sấy như đã ghi ở điều 5.4 TCVN 4326-86.

Với thức ăn thô và tươi trước khi sơ sấy dùng kéo cắt nhỏ mẫu thành từng đoạn 1,5 - 2,0 cm.

Với thức ăn củ quả tươi trước khi sơ sấy dùng dao sắc bổ dọc từng củ hoặc từng quả thành bốn hoặc tám phần bằng nhau. Lấy ở mỗi củ hoặc quả một phần đã cắt ra để lập mẫu trung bình.

Khi xác định độ ẩm cho thức ăn chăn nuôi không áp dụng điều này của tiêu chuẩn.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN4325:1986

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN4325:1986
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN4325:1986

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN4325:1986
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành