Văn bản khác Khongso

Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959

Nội dung toàn văn Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959


TUYÊN BỐ CỦA LIÊN HỢP QUỐC

VỀ QUYỀN TRẺ EM

(1959)

Lời nói đầu:

Các quốc gia thuộc Liên Hợp Quốc, trong Hiến chương của mình, đã tái khẳng định những quyền con người cơ bản, trong việc tôn trọng nhân phẩm và giá trị của con người, đã quyết định thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống tốt đẹp hơn với nền tự do hơn.

Liên Hợp Quốc, trong Tuyên bố Tổng quát về quyền Con người, tuyên bố rằng mọi người đều được hưởng mọi quyền lợi và tự do, bất kể chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, gốc gác dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác.

Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh.

Nhu cầu được bảo vệ đặc biệt đó đã được nói rõ trong Tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924, và được công nhận trong Tuyên bố Tổng quát về quyền con người và trong các điều lệ của các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế liên quan tới phúc lợi của trẻ em.

Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ điều tốt đẹp nhất.

Vì vậy, Đại hội đồng tuyên bố bản Tuyên bố về quyền trẻ em này nhằm để trẻ em có được tuổi thơ hạnh phúc và, vì điều tốt lành của mình và của xã hội, được hưởng những quyền và tự do được nêu ra ở đây, kêu gọi các bậc cha mẹ, đàn ông và phụ nữ với tư cách những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình nguyện, các giới cầm quyền địa phương và các chính phủ các nước công nhận những quyền này và phấn đấu đề thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp khác được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1:

Trẻ em phải được hưởng tất cả các quyền được nêu ra trong Tuyên bố này. Tất cả trẻ em, không có ngoại lệ nào, đều được hưởng những quyền này, không có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, quốc tịch hoặc thành phần xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc các tình trạng khác dù của trẻ hay gia đình trẻ.

Nguyên tắc 2:

Trẻ phải được chăm sóc đặc biệt, phải có cơ hội hoặc được tạo điều kiện, bằng luật hoặc các biện pháp khác, để giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội một cách bình thường và lành mạnh và trong những điều kiện tự do và tôn trọng nhân phẩm. Trong việc soạn thảo các bộ luật vì mục đích này, những quyền lợi tốt nhất của trẻ phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Nguyên tắc 3:

Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Nguyên tắc 4:

Trẻ em phải được hưởng những lợi ích của an ninh xã hội. Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh. Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế.

Nguyên tắc 5:

Trẻ bị tàn tật về thể xác, bị thiếu thốn về tinh thần hoặc xã hội sẽ được đối xử, giáo dục và chăm sóc đặc biệt theo điều kiện đặc thù của trẻ yêu cầu.

Nguyên tắc 6:

Vì sự phát triển đầy đủ và đồng bộ về nhân cách, trẻ cần có sự yêu thương và hiểu biết, ở bất cứ đâu có thể, trẻ sẽ lớn lên trong sự chăm sóc và với trách nhiệm của cha mẹ, và trong bất cứ trường hợp nào phải được chăm sóc trong bầu không khí yêu thương và an toàn về mặt vật chất và tinh thần: trẻ trong thời kỳ được chăm sóc sẽ không, trừ trường hợp đặc biệt, tách khỏi mẹ của trẻ. Xã hội và chính quyền có nhiệm vụ phải chăm sóc đặc biệt cho trẻ không có gia đình và cho những trẻ không có các phương tiện hỗ trợ đầy đủ. Nhà nước được yêu cầu hỗ trợ hoặc trả tiền cho việc giúp đỡ những trẻ em trong các gia đình đông con.

Nguyên tắc 7:

Trẻ em có quyền được hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc, ít nhất là bậc tiểu học. Trẻ sẽ được nhận một nền giáo dục có thể phát huy nền văn hóa chung của mình, và giúp trẻ trên cơ sở có cơ hội bình đẳng phát triển khả năng của mình, các nhận thức của mình, và ý thức trách nhiệm về đạo đức và xã hội, và trở thành một thành viên có ích của xã hội.

Tất cả vì trẻ em sẽ là nguyên tắc chỉ đạo cho những người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn trẻ: trách nhiệm đó trước hết là thuộc bố mẹ trẻ. Trẻ sẽ phải có đủ cơ hội để vui chơi và giải trí, được định hướng theo cùng những mục đích giáo dục: xã hội và chính quyền phải cố gắng phát huy quyền này của trẻ.

Nguyên tắc 8:

Trẻ em trong mọi trường hợp phải là người đầu tiên được nhận sự bảo vệ và cứu giúp.

Nguyên tắc 9:

Trẻ em phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bỏ rơi, tàn ác và bóc lột. Trẻ sẽ không là đối tượng bị buôn bán dù dưới bất kỳ hình thức nào. Trẻ sẽ được nhận vào làm việc trước một độ tuổi tối thiểu thích hợp: trong bất cứ mọi trường hợp, trẻ sẽ không bị bắt buộc hoặc không được phép làm một công việc gì hoặc một nghề nào mà có thể có hại đến sức khỏe và giáo dục của trẻ, hoặc can thiệp vào sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần hoặc đạo đức của trẻ.

Nguyên tắc 10:

Trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi những tập tục có thể tạo ra mọi hình thức phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Trẻ sẽ được nuôi dưỡng trong tinh thần hiểu biết, vị tha, hữu nghị giữa các dân tộc, hòa bình và tình anh em hữu ái và với một nhận thức đầy đủ rằng sức lực và tài năng của trẻ sẽ được cống hiến để phục vụ cho đồng bào mình.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hànhLiên hợp quốc
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959

                          Lịch sử hiệu lực Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em 1959