Điều ước quốc tế Khôngsố23

Tuyên bố MARAKESH ngày 15-4-1994

Nội dung toàn văn Tuyên bố MARAKESH 1994


 

TUYÊN BỐ
MARAKESH NGÀY

Các Bộ trưởng,

Đại diện cho 124 Chính phủ và Cộng đồng Châu Âu tham gia Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên, nhân dịp kỳ họp cuối cùng cấp Bộ trưởng của Uỷ ban Đàm phán Thương mại tổ chức tại thành phố Marrakesh, Vương quốc Morocco từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4 năm 1994,

Nhắc lại Tuyên bố Bộ trưởng đã được thông qua tại Punta del Este, Uruguay ngày 20 tháng 9 năm 1986 khởi xướng Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên,

Nhắc lại những tiến bộ đã đạt được tại các hội nghị Bộ trưởng được tổ chức tại thành phố Montreal, Canađa và thủ đô Bruxelle, Bỉ tháng 12 năm 1988 và 1990,

Ghi nhận rằng các cuộc đàm phán đã cơ bản kết thúc vào  ngày 15 tháng 12 năm 1993,

Quyết tâm phát huy thành công của Vòng Đàm phán Uruguay bằng cách đưa nền kinh tế nước mình tham gia vào hệ thống thương mại thế giới, dựa trên các chính sách mở cửa, định hướng thị trường và các cam kết đã được đưa ra tại các Hiệp định của Vòng Đàm phán Uruguay và các Quyết định liên quan,

Hôm nay đã thông qua như sau:

TUYÊN BỐ

1. Các Bộ trưởng chào mừng kết quả lịch sử của việc kết thúc Vòng Đàm phán Uruguay, tin tưởng rằng sự kiện này sẽ tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế thế giới và tạo tăng trưởng hơn nữa trong thương mại, đầu tư, công ăn việc làm và thu nhập trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt, các Bộ trưởng hoan nghênh:

 - khung pháp lý chặt chẽ và rõ ràng hơn về cách thức tiến hành thương mại quốc tế, trong đó bao gồm cả cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy và có hiệu quả hơn đã được các Bộ trưởng thông qua,

 -việc giảm thuế 40% trên phạm vi toàn cầu và các thoả thuận mở cửa thị trường hàng hóa rộng hơn, khả năng dự báo cũng như độ an toàn gia tăng thông qua việc mở rộng đáng kể phạm vi cam kết về thuế, và

 - việc xây dựng một  khung nguyên tắc đa biên về thương mại dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại cũng như các  quy định về thương mại đa biên  đối với  nông nghiệp, dệt và may mặc được củng cố thêm.

 2. Các Bộ trưởng khẳng định rằng việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác kinh tế toàn cầu, phản ánh nguyện vọng được hoạt động trong một hệ thống thương mại đa biên rộng mở hơn và bình đẳng hơn vì lợi ích và sự thịnh vượng chung của các dân tộc. Các Bộ trưởng bày tỏ quyết tâm chống lại mọi áp lực bảo hộ. Họ tin tưởng rằng tự do hoá thương mại và các nguyên tắc chặt chẽ hơn đạt được tại  Vòng đàm phán  Uruguay sẽ tạo ra một môi trường thương mại thế giới  ngay một thông thoáng hơn. Ngay khi tuyên bố này được đưa ra và cho đến khi WTO có hiệu lực, các Bộ trưởng cam kết sẽ không áp dụng bất kỳ một biện pháp thương mại nào gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc làm suy yếu các kết quả đàm phán của Vòng Uruguay hoặc việc thực hiện chúng.

 3. Các Bộ trưởng khẳng định quyết tâm phấn đấu đạt tới sự đồng bộ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu các chính sách kinh tế, tiền tệ và tài chính, trong đó bao gồm cả sự hợp tác giữa các thành viên WTO, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để đạt được các mục đích nêu trên.

 4. Các Bộ trưởng  hoan nghênh một thực tế là việc tham gia vào Vòng Đàm phán Uruguay  rộng  hơn nhiều so với các vòng đàm phán thương mại đa biên khác, đặc biệt là các nước đang phát triển đã đóng một vai trò rất tích cực. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hướng tới một quan hệ thương mại toàn cầu cân đối hơn và hội nhập hơn. Các Bộ trưởng ghi nhận rằng trong thời kỳ diễn ra các cuộc đàm phán, một số nước đang phát triển và nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây đã triển khai nhiều biện pháp cải cách kinh tế quan trọng và thực hiện tự do hoá thương mại một cách độc lập.

 5. Các Bộ trưởng nhắc lại rằng các kết quả đàm phán bao gồm các  quy định  dành  sự đối xử  khác biệt và thuận lợi hơn cho  các nước đang phát triển, trong đó bao hàm cả sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình đặc thù của các nước kém phát triển nhất. Các Bộ trưởng ghi nhận tầm quan trọng của việc triển khai các  quy định trên cho các nước kém phát triển nhất và tuyên bố ý định tiếp tục hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các nước này mở rộng các cơ hội thương mại và đầu tư. Các Bộ trưởng cũng nhất trí duy trì cơ chế rà soát đều đặn về tác động của các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay đối với các nước chậm phát triển nhất cũng như các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực thuần thông qua Hội nghị Bộ trưởng và các cơ quan phù hợp của WTO nhằm thúc đẩy các biện pháp tích cực tạo điều kiện cho các nước này đạt được mục tiêu phát triển của mình. Các Bộ trưởng ghi nhận sự cần tiết phải tăng cường năng lực của GATT và WTO để  tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong  phạm vi khả năng của mình, đặc biệt là mở rộng đáng kể các  quy định dành riêng cho các nước kém phát triển nhất.

 6. Các Bộ trưởng tuyên bố việc ký kết "Văn kiện Cuối cùng Bao quát Các kết quả của Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên" và việc thông qua Các Quyết định Hội nghị Bộ trưởng kèm theo sẽ khởi đầu thời kỳ chuyển đổi từ GATT sang WTO. Đặc biệt các Bộ trưởng đã thành lập một Uỷ ban Trù bị để xây dựng nền tảng cho việc áp dụng Hiệp định WTO và cam kết sẽ tìm cách hoàn thành các thủ tục cần thiết  cho việc phê chuẩn Hiệp định WTO để Hiệp định này có thể bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 hoặc sớm nhất có thể sau thời hạn này. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng đã thông qua Quyết định về Thương mại và Môi trường.

 7. Các Bộ trưởng bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Quốc vương Hassan II về những đóng góp cá nhân của Ngài đối với sự thành công của Hội nghị Bộ trưởng lần này, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Morocco về sự đón tiếp nồng hậu và tổ chức tuyệt vời để hội nghị thành công. Việc Hội nghị Bộ trưởng cuối cùng của  Vòng đàm phán Uruguay được tổ chức ở thành phố Marrakesh là một bằng chứng nữa về cam kết của Vương quốc Morocco đối với hệ thống thương mại thế giới mở và sự hội nhập đầy đủ nhất của đất nước này vào nền kinh tế toàn cầu.

 8. Với việc thông qua và ký kết Văn kiện Cuối cùng và việc bắt đầu thủ tục phê chuẩn Hiệp định WTO, các Bộ trưởng tuyên bố nhiệm vụ của Uỷ ban Đàm phán Thương mại đã hoàn thành và Vòng Đàm phán Uruguay đã kết thúc.

Văn kiện Cuối cùng Bao quát các Kết quả của vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa bên

1.Đại diện  các Chính phủ và Cộng đồng Châu Âu, thành viên của Uỷ ban Đàm phán Thương mại, gặp gỡ hôm nay để kết thúc Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên, nhất trí rằng Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (được  đề cập tại  Văn kiện Cuối cùng là "Hiệp định WTO"), các Tuyên bố và Quyết định cấp Bộ trưởng, Thoả thuận về các Cam kết Dịch vụ Tài chính, được kèm theo đây, sẽ bao quát tất cả các kết quả đàm phán của Vòng Uruguay và là một bộ phận không thể tách rời của Văn kiện Cuối cùng này.

2.Thông qua việc ký Văn kiện Cuối cùng, các đại diện nhất trí:

(a) Đệ trình, khi có thể, Hiệp định WTO cho các cơ quan có thẩm quyền nước mình để xem xét  thông qua theo các thủ tục riêng của nước mình; và

(b) Thông qua các Tuyên bố và Quyết định của Bộ trưởng.

3.Các đại biểu nhất trí về nguyện vọng chung là Hiệp định WTO sẽ được tất cả các bên tham gia Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên chấp nhận (dưới đây gọi là "bên tham gia") nhằm đảm bảo Hiệp định sẽ có hiệu lực từ 1/1/1995 hoặc trong thời gian sớm nhất sau đó. Chiểu theo đoạn cuối của Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Punta del Este, các Bộ trưởng sẽ gặp nhau, không muộn hơn năm 1994, để quyết định về việc thực hiện trên phạm vi quốc tế các kết quả của Vòng Uruguay và thời gian các kết quả trên bắt đầu có hiệu lực.

4.Các đại biểu nhất trí rằng Hiệp định WTO sẽ được mở rộng cho tất cả các bên tham gia chấp nhận một cách trọn gói thông qua việc ký hoặc các cách khác theo như quy định tại điều XIV của Hiệp định. Việc chấp nhận hoặc có hiệu lực của một Hiệp định Thương mại nhiều bên  trong Phụ lục 4 của Hiệp định WTO sẽ chịu sự điều chỉnh của các  quy định của Hiệp định Thương mại nhiều bên đó.

 5.Trước khi chấp nhận Hiệp định WTO, các bên tham gia không phải là bên ký kết Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại trước hết phải hoàn thành việc đàm phán gia nhập Hiệp định Chung này và trở thành bên ký kết của Hiệp định. Đối với các bên tham gia không phải là bên ký kết Hiệp định chung vào thời điểm Văn kiện cuối cùng được hoàn tất, các Lịch trình cam kết và thực hiện của Vòng Uruguay sẽ không được xác định và các Lịch trình này sẽ được các nước nêu trên hoàn tất sau để có thể tham gia vào Hiệp định chung và chấp nhận Hiệp định WTO.

 6.Văn kiện Cuối cùng này và các văn bản kèm theo đây sẽ được  nộp lưu chiểu cho Tổng Giám đốc  của CáC BÊN Ký KếT Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại và người này sẽ chuyển ngay cho mỗi bên tham gia một bản sao có chứng thực.

 Làm tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 gồm các bản gốc bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng  Tây Ban Nha, các bản này đều có giá trị như nhau.

(Các văn bản này chỉ có giá trị tham khảo. Ngày ban hành trong văn bản này chỉ mang tính tương đối).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khôngsố23

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhôngsố23
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/04/1994
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật30 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khôngsố23

Lược đồ Tuyên bố MARAKESH 1994


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tuyên bố MARAKESH 1994
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhôngsố23
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành15/04/1994
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật30 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tuyên bố MARAKESH 1994

                            Lịch sử hiệu lực Tuyên bố MARAKESH 1994

                            • 15/04/1994

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực