Nội dung toàn văn Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BNNPTNT 2014 Thông tư giao rừng cho thuê rừng thu hồi rừng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, THU HỒI RỪNG CHO TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn như sau1:
Mục I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn).
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý của Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trong nước có liên quan đến việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng.
3. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
a) Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
b) Không giao, cho thuê những diện tích rừng đang có tranh chấp.
c) Việc giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng phải có sự tham gia của người dân địa phương và công bố công khai.
4. Căn cứ, trách nhiệm, điều kiện giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
a) Căn cứ, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Nghị định 23/2006/NĐ-CP); trách nhiệm giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng quy định tại Điều 30, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
b) Trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt theo quy định thì phải có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và quy hoạch ba loại rừng được cấp có thẩm quyền xác lập.
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có khả năng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
5. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, điểm b khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 21 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP và quy định của pháp luật về đấu giá.
Mục II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO RỪNG
1. Giao rừng
a) Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng: Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng trong các trường hợp sau
- Giao rừng đặc dụng gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.
- Giao rừng phòng hộ tập trung cho các Ban quản lý rừng phòng hộ; giao rừng phòng hộ xen kẽ trong rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế, giao rừng phòng hộ phân tán cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng; giao rừng phòng hộ biên giới cho lực lượng vũ trang để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng để trực tiếp sản xuất lâm nghiệp; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị kinh tế - Quốc phòng - An ninh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp rừng sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý.
b) Giao rừng có thu tiền sử dụng rừng: Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức kinh tế.
2. Phương án giao rừng
a) Trước khi giao rừng Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 24, Nghị định 23/2006/NĐ-CP phải xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt.
b) Phương án giao rừng phải thể hiện cụ thể về hiện trạng các loại rừng của địa phương; nhu cầu quản lý sử dụng rừng; đối tượng được giao sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (đối với giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân phải xác định hạn mức giao rừng) địa danh khu vực giao; kế hoạch tiến độ; trách nhiệm và kinh phí tổ chức thực hiện...
Phương án giao rừng phải thể hiện từng đối tượng được giao rừng cả trong hồ sơ, trên bản đồ.
3. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở quỹ rừng của từng địa phương nhưng không vượt quá hạn mức tối đa quy định tại Điều 22, Nghị định 23/2006/NĐ-CP.
4. Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
a) Bước 1: chuẩn bị
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình.
- Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và Tổ công tác giao rừng cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã (Phụ lục 2).
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
b)2 Bước 2: tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
- Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đề nghị giao rừng tại thôn hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Phụ lục 3).
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn;
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo Ủy ban nhân dân xã.
Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp;
+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan chức năng cấp huyện).
Thời gian thực hiện của bước 2 là 15 ngày làm việc kể từ sau khi Ủy ban nhân dân xã nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân”.
c) Bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:
- Kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân.
- Tổ chức việc kiểm tra xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện ủy ban nhân dân xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất. Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
- Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.
d) Bước 4: quyết định việc giao rừng
Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình hồ sơ giao rừng do cơ quan chức năng cấp huyện chuyển đến, xem xét quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân (phụ lục 4). Quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chức năng cấp huyện và hộ gia đình, cá nhân. Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc.
đ) Bước 5: thực hiện quyết định giao rừng
- Khi nhận được quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân (phụ lục 5).
- Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao, được thuê với sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề (phụ lục 6).
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc hộ gia đình, cá nhân không được giao rừng. Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc.
5. Trình tự, thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
a)3 Bước 1: chuẩn bị
- Thực hiện như đối với giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân hướng dẫn tại khoản 2 và điểm a khoản 4 Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN.
- Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau:
+ Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn;
+ Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn;
+ Cuộc họp dân cư thôn phải có ít nhất 70% số hộ gia đình nhất trí đề nghị được giao rừng.
b)4 Bước 2: nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ
- Cộng đồng dân cư thôn nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký (Phụ lục 3);
+ Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn.
- Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật;
+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan chức năng cấp huyện.
Thời gian thực hiện bước 2 là 15 làm việc ngày kể từ sau khi nhận đơn của cộng đồng dân cư thôn.
c) Bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:
- Tổ chức việc xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng dân cư thôn (xác định về chất lượng rừng được giao cho cộng đồng - của cơ quan tư vấn lâm nghiệp có trách nhiệm).
- Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn là người chịu trách nhiệm trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn.
- Lập tờ trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
- Thời gian thực hiện bước 3 là 10 ngày làm việc.
d) Bước 4: quyết định việc giao rừng.
Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình từ cơ quan chức năng chuyển đến có trách nhiệm xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn (phụ lục 4); chuyển quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện. Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc.
đ) Bước 5: thực hiện quyết định giao rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm:
+ Thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư thôn (phụ lục 5).
- Cộng đồng dân cư thôn ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (phụ lục 6).
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu cộng đồng dân cư thôn không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc cộng đồng dân cư thôn không được giao rừng.
Thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc.
6.5 Trình tự, thủ tục giao rừng đối với tổ chức.
a) Bước 1: chuẩn bị
- Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN.
- Rà soát đất lâm nghiệp tại các nông, lâm trường, có phương án giao đất lại cho địa phương để giao bớt cho dân phần còn lại mới tiến hành lập thủ tục cấp đất.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiêm theo dõi toàn bộ diện tích rừng và đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp và công báo công khai diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê tại văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Bước 2: nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu sử dụng rừng nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị giao rừng (Phụ lục 3);
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
- Dự án đầu tư khu rừng.
c) Bước 3: thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chỉ định đơn vị tư vấn lập hồ sơ xác định ranh giới, diện tích, trạng thái, giá trị khu rừng;
- Công bố công khai trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được giao rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được giao rừng, địa điểm khu rừng đề nghị được giao và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội;
- Chủ trì thẩm định hồ sơ giao rừng do đơn vị tư vấn lập và các điều kiện về giao rừng; tính khả thi của Dự án đầu tư khu rừng của tổ chức;
- Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng rừng trong trường hợp tổ chức, được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng theo phương thức đấu giá;
- Gửi hồ sơ có liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Lập hồ sơ giao rừng cho tổ chức trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện bước 3 bao gồm cả thời gian thông báo, niêm yết và thẩm định hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức.
d) Bước 4: Xem xét, quyết định giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng cho tổ chức Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức (phụ lục 4);
+ Chỉ đạo và tổ chức việc đấu thầu tiền sử dụng rừng trong trường hợp phải đấu thầu;
+ Chuyển quyết định giao rừng cho tổ chức và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thời gian thực hiện bước 4 là 02 ngày làm việc.
đ) Bước 5: thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau khi nhận được quyết định từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm:
+ Thông báo cho tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
+ Chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bàn giao rừng cho tổ chức có sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng chức năng, các chủ rừng liền kề; lập biên bản bàn giao rừng với tổ chức, cá nhân (phụ lục 5);
- Sau khi nhận rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (phụ lục 6).
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc tổ chức đó không được giao rừng. Thời gian thực hiện bước 5 là 03 ngày làm việc (kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức).
Mục III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NHÀ NƯỚC CHO THUÊ RỪNG
1. Cho thuê rừng
Nhà nước cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê các loại rừng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 25 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
2.6 Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân
a) Bước 1: chuẩn bị
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 mục II, Thông tư số 38/2007/TT-BNN (Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân).
b) Bước 2: tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
- Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thuê rừng (Phụ lục 3);
+ Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 3).
- Việc tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian thực hiện bước 2 là 15 ngày làm việc.
c) Bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
- Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN (Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân).
- Cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm:
+ Chủ trì thẩm định tính khả thi của kế hoạch sử dụng rừng của hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng;
+ Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền thuê rừng, nếu có nhiều người cùng đề nghị thuê rừng trên cùng một địa điểm);
+ Gửi 01 bộ hồ sơ liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.
3.7 Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức.
a) Bước 1: chuẩn bị
Việc chuẩn bị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Bước 2: nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu sử dụng rừng nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thuê rừng (Phụ lục 3);
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
- Dự án đầu tư khu rừng.
c) Bước 3: thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị thuê rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được thuê rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được thuê rừng, địa điểm khu rừng đề nghị được thuê và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội;
- Thực hiện thẩm định và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Chủ trì thẩm định hồ sơ thuê rừng do đơn vị tư vấn lập và các điều kiện về thuê rừng; tính khả thi của Dự án đầu tư khu rừng của tổ chức;
- Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền thuê rừng, nếu có từ 2 tổ chức trở lên cùng đề nghị được thuê rừng trên 1 khu rừng);
- Tổ chức đấu giá.
Thời gian thực hiện bước này là 30 ngày.
d) Bước 4: Xem xét, quyết định cho thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Xem xét và ký quyết định cho thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4);
+ Chuyển quyết định cho thuê rừng tới tổ chức và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thời gian thực hiện bước 4 là 5 ngày làm việc.
Mục IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI RỪNG
1. Thu hồi rừng
Việc thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 23/2006/NĐ-CP.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
a) Bước 1: lập phương án bồi thường, thu hồi rừng
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc lập phương án bồi thường, thu hồi rừng như sau:
- Trường hợp thu hồi rừng chưa có dự án đầu tư, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Trường hợp thu hồi rừng để thực hiện dự án đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Bước 2: trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng
Việc trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các chủ rừng bị thu hồi rừng. Trong đó nói rõ lý do, đặc điểm khu rừng thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường thu hồi rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường của địa phương mình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trình quyết định thu hồi rừng lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Bước 3: phê duyệt phương án bồi thường và quyết định thu hồi rừng
- Sau khi nhận được hồ sơ thu hồi rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng, quyết định xét duyệt phương án bồi thường, thu hồi rừng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp diện tích rừng thu hồi có rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang sử dụng thì sau khi nhận được quyết định thu hồi rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định thu hồi rừng cụ thể đối với mỗi chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
d) Bước 4: quản lý rừng, giao rừng sau khi bồi thường, thu hồi rừng
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết quản lý diện tích rừng thu hồi như sau:
- Trường hợp chưa có dự án đầu tư thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Trường hợp đã có dự án đầu tư được phê duyệt thì giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.
- Trường hợp rừng được thu hồi để chuyển mục đích sử dụng ngoài mục đích lâm nghiệp, việc khai thác tận dụng, tận thu được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý khai thác rừng.
Ngoài các quy định tại Khoản 2 mục này, trình tự, thủ tục thu hồi rừng còn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bồi thường, thu hồi tài sản khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích kinh tế, an ninh, quốc phòng.
38. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
a) Trường hợp thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng như sau:
Bước 1: Gửi văn bản về việc trả lại rừng
Khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm gửi văn bản trả lại rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước như sau:
- Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Xử lý văn bản
Sau khi nhận được văn bản trả lại rừng của chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan có chức năng cấp huyện thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết; trong thời gian 15 ngày làm việc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định việc thu hồi rừng.
Bước 3: Quyết định thu hồi rừng
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan có chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).
b) Trường hợp thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền hàng năm nay giải thể, phá sản được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi nhận được quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ rừng có trách nhiệm gửi quyết định giải thể, phá sản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có rừng;
Bước 2: Sau khi nhận được quyết định giải thể, phá sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm tra, xác minh khu rừng; trong thời gian 10 ngày làm việc, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi rừng;
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Trong thời gian 03 ngày làm việc, xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 07 ngày làm việc (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
a) Bước 1: trong 30 ngày trước khi hết hạn sử dụng rừng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có chức năng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi rừng.
b) Bước 2: sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có chức năng Ủy ban nhân dân cấp có quyền thu hồi rừng có trách nhiệm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng (nếu có).
c) Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý khu rừng thu hồi và đưa vào quỹ rừng để giao, cho thuê.
5. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm e, g, h và điểm i khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
a) Bước 1: chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được kết luận của cơ quan thanh tra về việc phải thu hồi rừng, chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm gửi kết luận đó đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư thôn gửi kết luận đến cơ quan có chức năng.
b) Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan có chức năng cấp huyện sau khi nhận được kết luận của thanh tra có trách nhiệm thẩm tra, xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi rừng.
c) Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của cơ quan có chức năng có trách nhiệm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan có chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý khu rừng thu hồi và đưa vào quỹ rừng để giao, cho thuê.
6. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
a) Bước 1: chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố mất tích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo và xác nhận chủ rừng là cá nhân đó không có người thừa kế về rừng về phòng chức năng cấp huyện.
b) Bước 2: sau khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực tế, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi rừng.
c) Bước 3: sau khi nhận được tờ trình của cơ quan có chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng cho phòng chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Bước 4: Sau khi nhận được quyết định thu hồi rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý khu rừng thu hồi và đưa vào quỹ rừng để giao, cho thuê.
7. Thời gian thực hiện việc thu hồi rừng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện các bước thu hồi rừng phù hợp với điều kiện và khả năng của địa phương, trên nguyên tắc thời gian ngắn nhất nhưng phải thực hiện đúng các quy định trong bản hướng dẫn này.
Mục V. XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM KHU RỪNG GIAO, CHO THUÊ, THU HỒI
Đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi được thể hiện thông qua các yếu tố sau đây: vị trí, ranh giới; loại rừng; diện tích rừng; trạng thái rừng và chất lượng rừng.
1. Xác định vị trí, ranh giới khu rừng
a) Vị trí khu rừng giao, cho thuê, thu hồi được xác định bằng tên đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng Nhà nước sẽ giao, cho thuê, hoặc thu hồi.
b) Ranh giới khu rừng là ranh giới của khu rừng Nhà nước giao, cho thuê, thu hồi. Ranh giới khu rừng giao, cho thuê, thu hồi phải được xác định trên bản đồ và trên thực địa rõ ràng, dễ nhận biết, có mốc trên ranh giới đó.
c) Bản đồ dùng để xác định vị trí, ranh giới khu rừng sử dụng bản đồ địa hình hệ VN 2000 do ngành tài nguyên và môi trường cung cấp. Tuỳ theo quy mô về diện tích khu rừng giao, cho thuê để sử dụng một trong các bản đồ có tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000 hoặc 1/25.000 (phụ lục 7).
2. Xác định loại rừng
Khu rừng giao, cho thuê, thu hồi phải xác định được loại, hạng rừng đến từng lô phù hợp với quy hoạch ba loại rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (phụ lục 7).
3. Xác định diện tích khu rừng
Diện tích khu rừng giao, cho thuê, thu hồi là diện tích mà tại đó chủ rừng thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, bao gồm diện tích có rừng và các khoảng trống trong rừng theo các khái niệm hiện hành về rừng.
Chỉ xác định diện tích các loại rừng; trường hợp chủ rừng có nhu cầu sử dụng các loại đất để trồng rừng và đất vào mục đích khác thì việc giao đất, cho thuê đất đó thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và không tính vào diện tích khu rừng giao, cho thuê (phụ lục 7).
4. Xác định trạng thái rừng
a) Yêu cầu: lô rừng khi giao, cho thuê, thu hồi phải xác định trạng thái của lô rừng đó. Trong một lô có thể có những trạng thái rừng khác nhau nhưng diện tích của một trạng thái nào đó trong lô không được lớn hơn diện tích tối thiểu quy định về việc phân lô theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Việc phân chia trạng thái rừng thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Phương pháp xác định các trạng thái rừng trên thực địa:
- Trường hợp có ảnh máy bay hoặc ảnh vệ tinh thì sử dụng ảnh đó để xác định trạng thái rừng thông qua giải đoán ảnh kết hợp với phúc tra trên thực địa.
- Trường hợp không có ảnh hoặc có ảnh nhưng không có điều kiện sử dụng ảnh thì phải trực tiếp quan sát lô rừng. Căn cứ vào một số đặc điểm cơ bản về trạng thái rừng để xác định lô rừng đó thuộc trạng thái nào ngay trên thực địa. Hồ sơ về chất lượng rừng sẽ là ảnh và mô tả trạng thái kèm theo.
5. Xác định trữ lượng rừng
a) Lô rừng đã đủ tiêu chuẩn để đo, tính trữ lượng rừng như ở điểm d Khoản này thì phải xác định trữ lượng của lô rừng đó
b) Khu rừng có nhiều lô thì phải xác định trữ lượng của tất cả các lô đã đủ tiêu chuẩn để tính trữ lượng; trữ lượng của cả khu rừng là tổng trữ lượng của các tiểu khu, của các khoảnh hoặc của các lô.
d) Trữ lượng gỗ: đối với rừng gỗ, tuỳ theo loài cây được tính trữ lượng của cây có đường kính D1.3 từ 5cm trở lên; trữ lượng tre, nứa được đếm số cây có đường kính gốc từ 2cm trở lên.
đ) Phương pháp: việc xác định trữ lượng rừng được áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
- Phương pháp áp dụng chỉ tiêu trữ lượng rừng bình quân đã có.
- Phương pháp đo đếm toàn diện.
- Phương pháp rút mẫu điển hình.
- Phương pháp rút mẫu hệ thống (phụ lục 7).
Mục VI. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÃ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2005
1. Trường hợp đã giao đất, cho thuê đất nhưng chưa thực hiện các nội dung giao rừng, cho thuê rừng.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp nhưng chưa có đầy đủ nội dung về giao rừng, cho thuê rừng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng trên diện tích đất đã giao, đã cho thuê theo quy định trong Thông tư này. Chất lượng rừng, trạng thái rừng được mô tả trong quyết định giao rừng, cho thuê rừng là chất lượng rừng, trạng thái rừng ở thời điểm xác định lại đặc điểm khu rừng và được tính từ khi có quyết định giao rừng, thuê rừng có hiệu lực thi hành.
2. Trường hợp diện tích đã giao, đã cho thuê có các loại đất không phải là đất lâm nghiệp.
Những diện tích đã giao, đã cho thuê nhưng không phải là đất lâm nghiệp đều phải tách riêng; việc giao, cho thuê các loại đất không là đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao rừng, không có quyết định của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nhưng được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp Ủy ban nhân dân cấp xã ký khế ước hoặc cấp sổ lâm bạ.
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao rừng chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ký khế ước hoặc cấp sổ lâm bạ thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục quản lý rừng, sử dụng khu rừng đã giao theo khế ước đã ký hoặc sổ lâm bạ đã được cấp.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm rà soát lại diện tích rừng mà hộ gia đình, cá nhân đã được giao và quản lý, sử dụng thực tế ghi trong khế ước hoặc sổ lâm bạ:
- Trường hợp diện tích khu rừng ghi trong khế ước hoặc trong sổ lâm bạ lớn hơn so với diện tích thực tế hộ gia đình, cá nhân đang quản lý thì điều chỉnh lại diện tích, ranh giới khu rừng đã giao cho phù hợp với thực tế.
- Trường hợp diện tích khu rừng ghi trong khế ước hoặc trong sổ lâm bạ nhỏ hơn so với diện tích thực tế hộ gia đình, cá nhân đang quản lý được giải quyết như sau:
+ Nếu khu rừng không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; hộ gia đình, cá nhân quản lý tốt khu rừng đã giao và tổng diện tích khu rừng đó không vượt quá hạn mức giao rừng của xã thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục quản lý, sử dụng khu rừng đó và được phép điều chỉnh theo đúng diện tích, ranh giới khu rừng mà hộ gia đình, cá nhân đó đang quản lý.
+ Nếu khu rừng hộ gia đình, cá nhân đang quản lý không đáp ứng các nội dung nêu trên thì chỉ giao cho hộ gia đình, cá nhân theo đúng diện tích đã ghi trong sổ lâm bạ hoặc trong khế ước.
-Thời hạn sử dụng rừng của hộ gia đình, cá nhân là thời hạn còn lại đã ghi trong sổ lâm bạ hoặc trong khế ước (nếu địa phương không có điều kiện lập lại các hồ sơ giao rừng cho thuê rừng mới).
4. Trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng nhưng chưa xác định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê.
Trường hợp khu rừng đã giao, đã cho thuê nhưng chưa xác định đặc điểm khu rừng hoặc thiếu một trong các đặc điểm của khu rừng đó thì phải xác định đầy đủ đặc điểm khu rừng theo quy định tại Mục III, Thông tư này để bổ sung các thông tin cần thiết vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong hồ sơ quản lý rừng.
5. Trường hợp khu rừng khi giao không thu tiền sử dụng rừng nay phải chuyển sang giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, rà soát các trường hợp giao rừng trước đây không thu tiền nay phải chuyển sang hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
b) Căn cứ vào kết quả rà soát và quy định của Nhà nước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và ban hành quyết định về việc chuyển diện tích rừng giao không thu tiền sử dụng rừng sang giao rừng có thu tiền sử dụng rừng đối với từng chủ rừng.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định số tiền sử dụng rừng mà chủ rừng phải nộp và thông báo cho chủ rừng.
d) Chủ rừng có trách nhiệm nộp tiền sử dụng rừng kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc chuyển khu rừng đã giao từ hình thức giao rừng không thu tiền sử dụng rừng sang hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
6. Trường hợp khu rừng chuyển từ hình thức giao rừng sang hình thức thuê rừng
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao rừng nhưng diện tích rừng đã giao vượt quá hạn mức thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê rừng. Việc chuyển diện tích vượt hạn mức sang thuê rừng được thực hiện như sau:
- Cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách và diện tích rừng của các hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định về việc chuyển diện tích vượt hạn mức giao rừng sang thuê rừng; diện tích vượt hạn mức chuyển sang thuê hộ gia đình, cá nhân không phải đấu giá quyền sử dụng rừng nhưng phải ký hợp đồng thuê diện tích rừng vượt hạn mức. Thời hạn thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không đồng ý thuê diện tích rừng vượt hạn mức thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi diện tích rừng đã giao vượt hạn mức.
b) Đối với tổ chức
Tổ chức đã được Nhà nước giao rừng phải chuyển sang hình thức thuê rừng thuộc các đối tượng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các khoản 1, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 23. Việc chuyển sang thuê rừng được thực hiện như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ rừng và diện tích rừng chuyển từ hình thức giao rừng sang hình thức thuê rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định về việc chuyển từ hình thức giao rừng sang hình thức cho thuê rừng đối với từng chủ rừng. Thời hạn thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
c) Chủ rừng có trách nhiệm nộp tiền thuê rừng theo quyết định cho thuê và quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Trường hợp rừng đã giao không đúng luật
Trường hợp rừng đã giao cho đối tượng không đúng luật (như: nhóm hộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp...) thực hiện theo quy định tại khoản 5 Mục IV Thông tư này.
Mục VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện việc giao rừng, thuê rừng.
a) Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc giao rừng, cho thuê rừng.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng hàng năm và bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý Nhà nước trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng.
b) Cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức triển khai việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng ở các địa phương.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
b) Phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng của ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với các tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo thẩm quyền.
d) Chỉ đạo cơ quan chức năng của cấp tỉnh phối hợp thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thống nhất, đồng bộ với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt thông qua Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện.
b) Phê duyệt phương án giao rừng của ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thống nhất, đồng bộ với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trên địa bàn.
b) Rà soát tình hình quản lý, sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã.
c) Lập phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
d) Tổ chức việc tiếp nhận đơn xin giao rừng, thuê rừng, trả lại rừng theo phương án giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng theo tinh thần thông tư này của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; thực hiện các nội dung về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng theo bản hướng dẫn này và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Tổ chức việc bàn giao rừng hoặc nhận lại rừng ngoài thực địa theo sự hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư này và các công tác sau:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng.
b) Hướng dẫn tổ chức tư vấn về giao rừng; đào tạo cán bộ về giao rừng ở địa phương.
c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp để đảm bảo việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thống nhất, đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
- Xác định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng đồng thời với giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
- Sau khi có Quyết định giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng của ủy ban nhân cấp có thẩm quyền, có trách nhiệm gửi tài liệu có liên quan đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp để lập hồ sơ trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất.
7. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm
Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng theo hướng dẫn tại Thông tư này ở các địa phương và các công tác sau:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng, phân định ranh giới đơn vị quản lý rừng.
Tuyên truyền, hướng dẫn việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
c) Chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện việc quản lý, kiểm kê, thống kê sau đó.
d) Tổ chức quản lý hồ sơ về giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng theo dõi, thống kê biến động; tổng hợp báo cáo theo quy định hiện hành.
đ) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng sau khi đã được giao, được thuê.
e) Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong các hoạt động về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng tại địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp về rừng.
8. Trách nhiệm của chủ rừng
a) Thực hiện về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định tại Điều 30 và các điều trong Chương V, Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
b) Thực hiện trách nhiệm của chủ rừng quy định trong Thông tư này về trình tự, thủ tục xin giao rừng, thuê rừng mà chủ rừng phải thực hiện.
9. Hiệu lực thi hành9
a) Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
b) Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo, phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC: 1
TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN VIỆC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
(Phụ lục kèm theo Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn)
1. Đơn xin giao rừng, thuê rừng (theo mẫu phụ lục 3).
2. Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép hoạt động kinh doanh là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập tổ chức đó hoặc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp của tổ chức đó.
3. Văn bản thoả thuận địa điểm khu rừng giao, cho thuê là văn bản của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu và thoả thuận với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, để tổ chức, cá nhân đó nghiên cứu, xem xét và lập dự án đầu tư vào khu rừng được thoả thuận về địa điểm; trong văn bản thoả thuận cần nêu rõ tên địa phương huyện, xã; phạm vi ranh giới, diện tích, thời hạn hết hiệu lực của văn bản thoả thuận và sơ đồ kèm theo.
4. Dự án đầu tư (đối với tổ chức) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với tổ chức sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; văn bản thẩm định của cơ quan chức năng đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
5. Phương án giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do UBND cấp xã lập và được UBND cấp huyện phê duyệt (phụ lục 2).
6. Kế hoạch sử dụng rừng (đối với hộ gia đình, cá nhân thuê rừng) hoặc Đề án quản lý rừng (đối với cộng đồng dân cư thôn) được phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.
Cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã hoặc tổ chức tư vấn về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân xây dựng kế hoạch sử dụng rừng, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.
Nội dung của Đề án quản lý rừng của cộng đồng bao gồm: (1) điều tra đánh giá tài nguyên rừng, (2) xác định đối tượng rừng theo mục đích sử dụng và các biện pháp tác động cho từng đối tượng. (3) đánh giá nhu cầu lâm sản, (4) cân đối cung và cầu, phân tích khả năng bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng...), (5) lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cộng đồng trong đó làm rõ các diện tích và lô rừng được phép khai thác, sản lượng khai thác, lô rừng, diện tích cần trồng rừng; lô rừng, diện tích có khả năng khoanh nuôi và lô rừng, diện tích rừng nuôi dưỡng.
7. Văn bản thẩm định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc của phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện.
8. Bản đồ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng là bản đồ về các lô rừng được lập để mô tả hiện trạng các yếu tố tự nhiên của lô rừng đó có liên quan đến việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng như: tên địa phương (tỉnh, huyện, xã) tên và ranh giới đơn vị quản lý rừng (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích, loại rừng (mục đích sử dụng), trạng thái rừng; tình hình kinh tế-xã hội khác; về chủ rừng, những lô rừng đã giao, đã cho thuê; chữ ký có đóng dấu của cơ quan lập bản đồ và xác nhận của các cơ quan quản lý.
Bản đồ được lập trước khi thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và được cập nhật, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp tỉnh hướng dẫn lập bản đồ này cho thống nhất trong toàn tỉnh.
9. Quyết định của UBND về việc giao rừng, thuê rừng (theo mẫu).
10. Hợp đồng thuê rừng (theo mẫu): là hợp đồng được lập ra giữa Bên cho thuê rừng (là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bên thuê rừng (là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
11. Biên bản bàn giao rừng tại thực địa (theo mẫu): là biên bản được lập tại hiện trường giữa đại diện Bên giao rừng, cho thuê rừng với Bên được giao rừng, được thuê rừng về diện tích, ranh giới, hiện trạng rừng có sự tham gia của các bên liên quan.
PHỤ LỤC: 2
I. BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CÔNG TÁC GIAO RỪNG CẤP HUYỆN; HỘI ĐỒNG GIAO RỪNG CẤP XÃ
a) Ban chỉ đạo giao rừng và tổ công tác giao rừng cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giao rừng, cho thuê rừng của huyện.
- Ban chỉ đạo giao rừng cấp huyện có Chủ tich hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm trưởng ban, tuỳ theo điều kiện của từng địa phương mà Ban chỉ đạo còn có các thành viên sau đây: cấp trường hoặc cấp phó các cơ quan liên quan trực thuộc huyện như nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiểm lâm, tài nguyên và môi trường, tài chính; đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.
Ban chỉ đạo giao rừng cấp huyện có chức nâng và nhiện vụ chính là: xây dựng chương trình, kế hoạch giao rừng trên phạm vi toàn huyện và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó; tổ chức việc tập huấn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giao rừng; xem xét và hoàn chỉnh hồ sơ để chỉ đạo cơ quan chuyên môn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án giao rừng của cấp xã, quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
- Tổ công tác giao rừng cấp huyện có thành viên là các cấn bộ chuyên môn về lâm nghiệp và địa chính; Tổ công tác có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, hoàn thiện các hồ sơ về phương án giao rừng, về việc giao rừng, cho thuê rừng báo cáo Ban chỉ đạo giao rừng cáp huyện.
Những địa phương đã có ban chỉ đạo giao đất cấp huyện thì bổ sung thêm thành phân liên quan đến giao rừng và giao nhiệm vụ về giao rừng cho ban này và gọi là Ban chỉ đạo giao đất giao rừng cấp huyện.
b) Hội đồng giao rừng của xã: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã.
Hội đồng giao rừng cấp xã có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên có đại diện của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại diện Hội Nông dân và các đoàn thể liên quan, đại diện các thôn, bản trong xã, cán bộ theo dõi về lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn, địa chính, trường hợp xã đã thành lập Hội đồng giao đất thì có thể bổ sung nhiệm vụ cho Hội đồng giao đất thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng của xã. Hội đồng có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho các tổ chức và nhân dân trong xã học tập chủ trương chính sách của nhà nước về giao rừng, thuê rừng, về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
- Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng của xã; xem xét, đề xuất ý kiến đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.
- Trong trường hợp cần thiết Hội đồng giao rừng có thể thành lập tổ công tác về giao rừng để thực hiện các công việc về chuyên môn; thành viên của tổ có đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, địa chính, trưởng thôn, cán bộ về đièu tra quy hoạch rừng và đại diện cho các tổ chức có sử dụng trên địa bàn xã.
II. PHƯƠNG ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG CỦA UBND CẤP XÃ
Phương án giao rừng, cho thuê rừng cấp xã phải có các nội dung sau:
a) Xác định diện tích các loại rừng có trên địa bàn xã, trong đó chia ra diện tích rừng đã giao, đã cho thuê và chưa giao, chưa cho thuê qua các thời kỳ, theo các chính sách của Nhà nước, những tồn tại của quá trình giao đất, giao rừng trên địa bàn. Tình hình, phân bố, đặc điểm và chất lượng của các loại rừng và phải được thể hiện trên bản đồ.
b) Xác định quỹ rừng trên địa bàn xã có để tiếp tục giao, cho thuê, gồm diện tích, địa điểm các loại rừng chưa giao, chưa cho thuê, trong đó có diện tích rừng Nhà nước thu hồi từ chủ rừng khác (lâm trường, nông trường, của các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, của các tổ chức, cá nhân khác) và xác định những diện tích sẽ cho thuê hoặc giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và phải được thể hiện trên bản đồ.
c) Xác định nhu cầu sử dụng rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn xã (kèm theo danh sách).
d) Đề xuất hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trong đó hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 23.
đ) Dự kiến địa điểm khu rừng giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có bản đồ kèm theo
e) Xác định nguồn lực (về tài chính, lao động và kỹ thuật...), biện pháp và tiến độ thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng.
- Quá trình lập phương án phải có sự tham gia và lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
g) Tổ chức lập và phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tổ công tác hoặc tổ chức tư vấn về giao rừng, cho thuê rừng dự thảo phương án giao rừng, cho thuê rừng của xã, báo cáo Hội đồng giao rừng, trình Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án giao rừng, cho thuê rừng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phòng chức năng thẩm định phương án giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã.
h) Trường hợp phương án giao rừng của xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, sau đó lại có hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đề nghị Nhà nước giao rừng mà hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đó không có trong phương án giao rừng đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì không phải lập lại phương án giao rừng nhưng việc giao rừng phải thực hiện theo các điều kiện sau:
- Việc giao rừng chỉ được thực hiện khi xã còn quỹ rừng để giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; việc cho thuê rừng chỉ thực hiện sau khi đã giao rừng; quá trình thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng phải có sự tham gia của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, hạn mức giao rừng theo đúng phương án trước đây đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Đối với cộng đồng dân cư thôn phải lập phương án riêng để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, công việc và trình tự phê duyệt phương án đó thực hiện theo các điểm b, c, d, đ, e, g của mục II nêu trên.
PHỤ LỤC: 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG, THUÊ RỪNG
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số ………./LN | ............., ngày...... tháng....... năm............ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG10
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
.............................................................................
Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)...........................
.................................................................................................................................
Họ và tên người xin giao rừng (Viết chữ in hoa) (1)................................................
...................................................................................................năm sinh...............
Số CMND:...................................Ngày cấp........................Nơi cấp.........................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)...................................năm sinh............
Số CMND:...................................Ngày cấp..............................Nơi cấp...................
2. Địa chỉ thường trú.................................................................................................
3. Địa điểm khu rừng xin giao(2)...............................................................................
..................................................................................................................................
.........................................................................
4. Diện tích xin giao rừng (ha)..................................................................................
5. Để sử dụng vào mục đích (3)...............................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Xác nhận của UBND xã 1. Xác nhận về nhân thân hộ gia đình, cá nhân .............................................................. 2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người xin giao rừng ................................ 3. Về sự phù hợp với quy hoạch................................... ...... ngày tháng năm..... | ........ngày… tháng… năm..... |
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng xin giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa điểm khu rừng xin giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương
3. Quản lý, bảo vệ (rừng đặc dụng, phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG11
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi:....................................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa) (1)..................................
năm sinh..................
CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp.........................................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)............................................................
năm sinh....................
CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp.........................................
2. Địa chỉ liên hệ..................................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)....................................................................
................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha).......................................................................
5. Thời hạn thuê rừng (năm).................................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
Xác nhận của UBND xã 1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ............................ ................................................................ ....................................................................... 2. Về sự phù hợp với quy hoạch ...................... ................................................................. ...... ngày... tháng... năm..... | ........ngày... tháng... năm..... |
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch....
11 Mẫu đơn này được thay thế bởi Phụ lục 06 theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG12
(dùng cho cộng đồng dân cư thôn)
Kính gửi:.....................................................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1)............................................................................................................................
2. Địa chỉ................................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn (viết chữ in hoa)..........................................................................................................................
Tuổi.................chức vụ..................... Số chứng minh thư nhân dân.....................
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, khoảnh, tiểu khu)..........
5. Diện tích đề nghị giao (ha)..................................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (2).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Xác nhận của UBND xã 1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn.. 2. Về sự phù hợp với quy hoạch...................................... ................................................ ngày... tháng... năm..... | ........ngày... tháng... năm..... |
1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Rừng theo 3 loại.
3. Kèm theo đơn này phải có biên bản hộp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG13
(dùng cho tổ chức)
Kính gửi:.............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa)(1)..........................................
................................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................Điện thoại....................................
4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao(2)....................................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng (ha).........................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn...........................................................................................................................
Các cam kết khác (nếu có).....................................................................................
| ........ngày... tháng... năm..... |
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lich, nghiên cứu khoa học..
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG14
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc khoảnh,..............lô...............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản, động, thực vật qua các năm..........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+..............................
+..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+.................................
+................................
2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+..............................
+..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+.................................
+................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
...............................................................................................................
...............................................................................................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG15
(dùng cho tổ chức)
Kính gửi:...................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa)(1)...........................................
2. Địa chỉ trụ sở chính............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ.......................................................Điện thoại.............................
4. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)....................................................................
5. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha).........................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có).....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn.....................................
Các cam kết khác (nếu có)....................................................................................
| ........ngày... tháng... năm..... |
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học..
PHỤ LỤC: 4
MẪU QUYẾT ĐỊNH GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG CỦA UBND
Mẫu số………/LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ............., ngày...... tháng....... năm............ |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO RỪNG
(dùng cho tổ chức)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số.........................ngày............tháng............năm.................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Giao cho............................................................................................................
.................ha...........rừng, tại............................................là rừng...............................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) để sử dụng vào mục đích.............................................................
..............................................................................................
Thời hạn sử dụng rừng là...........năm, kể từ ngày........tháng..........năm.............đến ngày......... tháng.......năm..........
Đặc điểm khu rừng ghi trong biểu thống kê và bản đồ kèm theo quyết định này.
Những hạn chế về quyền sử dụng rừng (nếu có)..............................................................
Người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng được giao đúng mục đích theo các qui định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Thông báo cho người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện các qui định về quản lý rừng của Nhà Nước, nộp tiền sử dụng rừng và phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.
2. Trao quyết định giao rừng cho người được giao rừng sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định.
3. Chỉ đạo Phòng............................................................,UBND xã.........................................và người được giao rừng xác định cụ thể mốc giới và bàn giao rừng trên thực địa.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc chỉnh lý hồ sơ quản lý rừng.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và người được giao rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số …………/LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ................, ngày..... tháng..... năm...... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Phòng..............................................................................tại Công văn số........................... ngày............tháng...........năm.............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Giao cho........................................................................................................
.......................................................................ha.........rừng, loại rừng.......................
Trạng thái...................................Trữ lượng...................... tại................................................................................................là rừng...........................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
để sử dụng vào mục đích........................................................ (Trường hợp giao nhiều lô rừng thì có biểu thống kê các lô rừng và bản đồ kèm theo quyết định).
Thời hạn sử dụng rừng là...........năm, kể từ ngày........tháng..........năm.............đến ngày......... tháng.......năm............
Người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng được giao đúng mục đích theo các qui định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Phòng........................................chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Thông báo cho người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện các qui định về quản lý rừng của Nhà Nước, nộp tiền phí và lệ phí theo qui định của pháp luật.
2. Trao quyết định giao rừng cho người được giao rừng sau khi người được giao rừng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định.
3. Phối hợp với UBND xã............................................................và người được giao rừng xác định cụ thể mốc giới và bàn giao rừng trên thực địa.
4. Thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ quản lý rừng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Trưởng phòng...........................................và người được giao rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số…………./LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ............., ngày...... tháng....... năm............ |
QUYẾT ĐỊNH
CHO THUÊ RỪNG
(dùng cho tổ chức)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số.........................ngày...........tháng...........năm...........
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cho...................................................................................................................... thuê............................ha........ rừng tại.................................................... là rừng.........(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
để sử dụng vào mục đích........................................................................................
..................................................................
Thời hạn thuê rừng là...........năm, kể từ ngày........tháng..........năm.............đến ngày................ tháng.......năm.........
Đặc điểm khu rừng ghi trong biểu thống kê và bản đồ kèm theo quyết định này.
Người được thuê rừng có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng được giao đúng mục đích theo các qui định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Thông báo cho người được thuê rừng có trách nhiệm thực hiện các qui định về quản lý rừng của Nhà Nước, nộp tiền thuê rừng và phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.
2. Trao quyết định cho thuê rừng cho người thuê rừng sau khi người thuê rừng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định.
3. Chỉ đạo Phòng..........................................và UBND xã................................................ xác định cụ thể mốc giới và bàn giao rừng trên thực địa.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc chỉnh lý hồ sơ quản lý rừng.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNTvà người được thuê rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số ………../LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ................, ngày..... tháng..... năm...... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THUÊ RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Phòng............................................................................tại Công văn số..............................ngày..........tháng...........năm............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cho......................................................................................................................
.................................................. thuê..................................ha.......... rừng, loại rừng....................
Trạng thái........................Trữ lượng......................... tại ........................................................................................ là rừng........................... (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
để sử dụng vào mục đích....................................(Trường hợp cho thuê nhiều lô rừng thì có biểu thống kê các lô rừng và bản đồ kèm theo quyết định).
Thời hạn thuê rừng là...........năm, kể từ ngày........tháng..........năm.............đến ngày................tháng.......năm............
Trong thời gian sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng..
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Phòng.........................................................chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Thông báo cho người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện các qui định về quản lý rừng của Nhà Nước, nộp tiền phí và lệ phí theo qui định của pháp luật.
2. Trao quyết định thuê rừng cho người thuê rừng sau khi người thuê rừng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định.
3. Phối hợp với UBND xã............................................................và người được thuê rừng xác định cụ thể mốc giới và bàn giao rừng trên thực địa.
4. Thực hiện việc chỉnh lý Hồ sơ quản lý rừng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Trưởng phòng..........................................................................và người được thuê rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số ……../LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ................, ngày..... tháng..... năm...... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU HỒI RỪNG
(dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh )
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số.........................ngày...........tháng...........năm...........
Lý do thu hồi rừng.....................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thu hồi............ha là rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) tại.....................
Đặc điểm khu rừng ghi trong biểu thống kê và bản đồ kèm theo quyết định này.
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) ,Sở Nông nghiệp và PTNT, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố).................................. quyết định thu hồi rừng của từng cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. Quản lý diện tích rừng đã thu hồi.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu hồi quyết định giao rừng, cho thuê rừng, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện trong việc quản lý diện tích rừng đẫ thu hồi.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thnàh phố) chủ rừng bị thu hồi rừng, thủ trưởng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số …………../LN
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-UB | ................, ngày..... tháng..... năm...... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU HỒI RỪNG
(dùng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Xét đề nghị của Phòng chức năng....................................................................................... tại công văn số.........................ngày...........tháng...........năm...........
Lý do thu hồi rừng.....................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thu hồi................... ha...........của..............(ghi rõ họ và tên người, cộng đồng) tại .................................................................................................................................
Đặc điểm khu rừng ghi trong biểu thống kê và bản đồ kèm theo quyết định này.
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), Phòng chức năng.................................................chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...................................... tham gia bồi thường, thu hồi rừng. Quản lý diện tích rừng đã thu hồi.
2. Phòng chức năng...............................................thu hồi quyết định giao rừng, cho thuê rừng.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND, Trưởng phòng chức năng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thnàh phố) chủ rừng bị thu hồi rừng, thủ trưởng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số........../LN
BIỂU THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM KHU RỪNG GIAO, CHO THUÊ , THU HỒI RỪNG
(kèm theo Quyết định số , ngày tháng năm của Ủy ban nhân dân .......................)
Tỉnh, thành phố:...........................................................................................................
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:..................................................................
Xã, phường, thị trấn:..................................................................................................
Số tt | Vị trí, địa điểm | Diện tích | Loại rừng | Trạng thái | Trữ lượng | Mật độ | Cấp Phòng Hộ | Độ tàn che | Chiều cao | Loài cây | Năm trồng | ||
Tiểu khu | Khoảnh | Lô | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
04 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
| x |
|
| x |
|
| x |
|
Đơn vị tư vấn(1): Người lập biểu | Ngày… tháng… năm 2006 |
1. Đơn vị tư vấn là cơ quan trực tiếp đo đếm, xác định các đặc điểm của khu rừng
2. Mẫu biểu này được sử dụng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng và hợp đồng thuê rừng. Biểu được thống kê theo từng xã
3. Cột 10 ghi lô đó thuộc cấp phòng hộ nào; rất xung yếu, xung yếu hay ít xung yếu.
4. Cột 13 trường hợp là rừng tự nhiên thì ghi tổ thành nhóm laòi cây chủ yếu, nếu là rừng trồng thi ghi tên loài cây trồng.
5. Cột 14 ghi năm trồng đối với rừng trồng
PHỤ LỤC: 5
MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG VÀ BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
Mẫu số........./LN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
Số:........../HĐ-TR | HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG (Áp dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước) ................, ngày..... tháng..... năm...... |
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào đề nghị được thuê rừng của Bên thuê rừng và Quyết định cho thuê rừng số (1) ......................................................................................................................................
Hôm nay, ngày........tháng.......năm............tại...............................................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên cho thuê rừng là UBND huyện.......................................................................
Do ông (bà).............................................................................................làm đại diện (2)
II. Bên thuê rừng là (3).................................................................................................
III. Hai bên thoả thuận ký hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích rừng...............................................................................ha..........
Tại (4)....................................................................................................................
..................................................................... để sử dụng vào mục đích (5)..................................................................................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
3. Thời hạn thuê rừng là.........năm, kể từ ngày...........tháng...........năm.............đến ngày.............tháng..........năm.............(6)
4. Bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo qui định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là..............đồng/ha/năm (7)........................................................................................
2. Tiền thuê rừng được tính từ ngày.............tháng.............năm................
3. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng.........................................................
4. Nơi nộp tiền thuê rừng............................................................................................
Ngoài tiền thuê rừng, bên thuê rừng khi thực hiện các hoạt động tại Điều 1 còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Điều 3. Việc sử dụng rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này.
Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Bên cho thuê rừng đảm bảo việc sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu rừng trên cho Bên thứ ba trừ trường hợp phải thu hồi rừng theo pháp luật đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng không được chuyển quyền sử dụng rừng thuê; trường hợp Bên thuê rừng bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp mà hình thành pháp nhân mới thì pháp nhân mới được tiếp tục thuê rừng trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
3. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại một phần khu rừng hoặc toàn bộ khu rừng thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê trước ít nhất là 06 tháng. Bên cho thuê rừng trả lời cho Bên thuê rừng trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị của Bên thuê rừng.
4. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết thơì hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp.
- Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp nhận.
- Bên thuê rừng bị phá sản hoặc giải thể.
- Bên thuê rừng không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi rừng theo qui định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hai bên cam kết thực hiện đúng qui định của Hợp đồng này, nếu Bên nào thực hiện không đúng thì Bên đó phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo qui định của pháp luật.
Cam kết khác (nếu có)............................................................................................................
Điều 6. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế đã xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./
Bên thuê rừng | Bên cho thuê rừng |
1. Quyết định cho thuê đất ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Bên cho thuê rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
3. Bên thuê rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký tthường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.
4. Vị trí, địa điểm khu rừng cho thuê ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp cho thuê nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.
5. Mục đích sử dụng rừng ghi theo Quyết định cho thuê rừng của UBND.
6. Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định cho thuê rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.
7. Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ.
Mẫu số................./LN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(dùng cho việc bàn giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn)
Căn cứ Quyết định (1)...............................................................................................
Hôm nay, ngày.........tháng...........năm......................................................................
Tại (2)..................................................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
I. Bên bàn giao rừng
Do ông/bà...........................................................................................làm đại diện (3).
II. Bên nhận rừng
Do Ông, bà.........................................................................................làm đại diện (4).
III. Người làm chứng có các ông, bà
- Ông, bà (5)..............................................................................................................
- Ông, bà...................................................................................................................
- Ông, bà...................................................................................................................
Đã cùng nhau xác định ranh giới; thống nhất về nhận xét, đánh giá hiện trạng khu rừng và bàn giao cho.............................................................................(có biểu thống kê và bản đồ kèm theo)
Những nhận xét khác (nếu có)
Biên bản đã được đọc để các thành viên tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành bốn bản, chủ rừng giữ một bản, UBND xã giữ một bản, lưu 1 bản tại phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn và một bản lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ rừng | TM. UBND xã | ||
Người chứng kiến | Người chứng kiến | Người chứng kiến | |
|
|
|
|
1. Quyết định của UBND về việc giao rừng, cho thuê rừng, ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nếu bàn giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thì ghi rõ thêm tên thôn, bản.
3. Bên bàn giao rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
4. Bên nhận rừng nếu là hộ gia đình thì ghi họ, tên chủ hộ; nếu là cá nhân thì ghi họ, tên cá nhân; nếu là cộng đồng dân cư thôn thì ghi họ, tên và chức danh của người đại diện cho thôn, bản đó.
5. Người chứng kiến ghi họ, tên và chức danh.
Mẫu số.............../LN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(dùng cho việc bàn giao rừng cho tổ chức)
Căn cứ Quyết định (1)..............................................................................................
Hôm nay, ngày.........tháng...........năm.....................................................................
Tại (2).......................................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
I. Bên bàn giao rừng
Do ông/bà.......................................................................................làm đại diện (3).
II. Bên nhận rừng
Do Ông, bà.....................................................................................làm đại diện (4).
III. Người làm chứng có các ông, bà
- Ông, bà (5)...............................................................................................................
- Ông, bà....................................................................................................................
- Ông, bà....................................................................................................................
Đã cùng nhau xác định ranh giới; thống nhất về nhận xét, đánh giá hiện trạng khu rừng và bàn giao cho.............................................................................(có biểu thống kê và bản đồ kèm theo)
Những nhận xét khác (nếu có)
Biên bản đã được đọc để các thành viên tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành bốn bản, chủ rừng giữ một bản, UBND xã giữ một bản, lưu 1 bản tại phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn và một bản lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ rừng | TM. Sở Nông nghiệp và PTNT | TM. UBND xã |
Người chứng kiến | Người chứng kiến | Người chứng kiến |
1. Quyết định của UBND về việc giao rừng, cho thuê rừng, ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3. Bên bàn giao rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
4. Bên nhận rừng nếu là hộ gia đình thì ghi họ, tên chủ hộ; nếu là cá nhân thì ghi họ, tên cá nhân; nếu là tổ chức thì ghi họ, tên và chức danh của người đại diện.
5. Người chứng kiến ghi họ, tên và chức danh.
PHỤ LỤC: 6
ĐÓNG CỘT MỐC RANH GIỚI RỪNG GIỮA CÁC CHỦ RỪNG
1. Cột mốc được làm bằng bê tông cốt thép hoặc làm bằng gỗ chịu nước, chống được mối mọt. Cột mốc hình trụ có chiều dài 100cm, mặt cắt ngang là hình vuông hoặc tam giác đều có cạnh 15cm. Một mặt đứng ở đầu mốc ghi ký hiệu tiểu khu, khoản, lô rừng, ký hiệu của lô ghi trên mốc đối diện với lô rừng có cùng tên ghi trên mốc.
2. Mốc được chôn sâu 50cm và nổi trên mặt đất 50cm.
3. Cột mốc được đặt tại điểm bắt đầu có chung ranh giới giữa chủ rừng này với chủ rừng khác. Mốc được đặt ở nơi dễ nhận biết. Vị trí đặt mốc ở ngoài thực địa phải được thể hiện trên bản đồ giao rừng, thuê rừng và ghi rõ toạ độ.
Một chủ rừng có bao nhiêu điểm chung ranh giới với chủ rừng khác thì phải đặt bấy nhiêu cột mốc.Cột mốc này khi cắm phải có sự chứng kiến của Ủy ban nhân dân xã và các bên liên quan.
Một chủ rừng được giao nhiều lô rừng, thì chủ rừng đó phải cắm đủ các mốc tại giao điểm của các lô, khoảnh, tiểu khu rừng mình được giao, thuê. Cột mốc này chủ rừng cắm trong quá trình quản lý và tổ chức sản xuất.
Các cột mốc được xác định cả trên bản đồ và ghi rõ toạ độ của mốc.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra mốc, nếu mốc bị mất hoặc hư hỏng thì chủ rừng phải làm lại và đặt vào đúng vị trí ban đầu.
PHỤ LỤC: 7
XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM KHU RỪNG
Việc đo đếm để xác định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi do cơ quan tư vấn chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định những cơ quan tư vấn thực hiện việc xác định đặc điểm khu rừng cho địa phương mình và thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chuyên ngành cấp huyện để phục vụ cho việc giao rừng, cho thuê rừng ở địa phương.
Khi xác định đặc điểm khu rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nào thì cơ quan tư vấn phải thông báo và cho phép họ cùng tham gia.
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, RANH GIỚI KHU RỪNG
Vị trí khu rừng giao, cho thuê, thu hồi được xác định bằng tên đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng Nhà nước sẽ giao, cho thuê.
Sử dụng bản đồ đó đối chiếu với thực địa để xác định tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng sẽ giao, cho thuê. Trường hợp cấp tỉnh chưa phân chia rừng thành tiểu khu, khoảnh, lô thì tỉnh đó phải thực hiện việc phân chia rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ xác định vị trí khu rừng giao, cho thuê, thu hồi.
b) Ranh giới khu rừng Nhà nước giao, cho thuê, thu hồi là ranh giới của tiểu khu, khoảnh hoặc là ranh giới của lô rừng đó. Giao điểm giữa các lô, giữa các khoảnh, giữa các tiểu khu và giao điểm về ranh giới rừng giữa các chủ rừng phải được đánh dấu bằng cột mốc ổn định.
II. XÁC ĐỊNH LOẠI RỪNG
Việc xác định loại rừng được thực hiện như sau:
Loại rừng và cấp phòng hộ của rừng được xác định đến từng lô. Sử dụng bản đồ quy hoạch ba loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đối chiếu với thực tế để xác định lô rừng giao, cho thuê, thu hồi là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất và cấp phòng hộ của rừng là rất xung yếu, xung yếu hay ít xung yếu. Trường hợp chưa có quy hoạch ba loại rừng thì căn cứ vào Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành bản quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành bản quy định tiêu chí phân loại rừng đặc dụng dụng để xác định khu rừng giao, cho thuê, thu hồi là loại rừng nào và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh.
III. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH KHU RỪNG
a) Đo diện tích khu rừng.
- Nguyên tắc
+ Đo đơn vị phân chia lớn trước để khống chế đơn vị phân chia nhỏ hơn, cụ thể là đo toàn bộ khu rừng giao, cho thuê trước, sau đó đo để tính diện tích tiểu khu, của khoảnh, và của lô.
+ Trường hợp khu rừng giao, cho thuê, thu hồi có nhiều lô thì phải đo để xác định tính diện tích cho từng lô.
- Phương pháp đo
+ Đo bằng phương pháp thủ công: áp dụng đối với trường hợp diện tích khu rừng giao, cho thuê, thu hồi nhỏ và được đo bằng máy định vị GPS hoặc đo trực tiếp bằng thước dây cà địa bàn cầm tay.
+ Sử dụng ảnh: áp dụng đối với trường hợp khu rừng giao, cho thuê, thu hồi có diện tích lớn, ảnh đựơc sử dụng là ảnh máy bay hoặc ảnh vệ tinh; nếu khu rừng giao, cho thuê, thu hồi không có ảnh hoặc có ảnh nhưng không có điều kiện sử dụng ảnh thì được dùng bản đồ đã xác định ranh giới về tiểu khu, khoảnh, lô để đo diện tích khu rừng trên bản đồ đó.
b) Tính diện tích khu rừng
- Tính diện tích trên máy tính
Dùng phần mềm chuyên dùng trên máy để tính diện tích khu rừng giao, cho thuê, thu hồi.
- Tính diện tích bằng phương pháp thủ công
+ Nguyên tắc: tính diện tích toàn bộ khu rừng giao, cho thuê, thu hồi trước, sau đó tính diện tích của từng tiểu khu, diện tích của từng khoảnh, sau cùng tính diện tích của từng lô.
+ Tính diện tích của khoảnh, của tiểu khu sử dụng bản đồ khi xác định vị trí, ranh giới khu rừng; tính diện tích của lô sử dụng bản đồ ngoại nghiệp.
+ Dùng lưới ô vuông (2mm x 2mm) để tính diện tích trên bản đồ.
+ Sai số cho phép: sai số giữa diện tích khống chế của toàn bộ khu rừng giao, cho thuê với tổng diện tích các tiểu khu phải nhỏ hơn 1/200; giữa diện tích của tiểu khu với tổng diện tích các khoảnh phải nhỏ hơn 1/100; giữa diện tích của khoảnh với tổng diện tích các lô phải nhỏ hơn 1/50.
c) Đơn vị tính diện tích là hecta, lấy đến 3 số lẻ sau đơn vị ha
II. XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG RỪNG
1. Yêu cầu
- Lô rừng đã đủ tiêu chuẩn để đo, tính trữ lượng rừng thì phải xác định trữ lượng của lô rừng đó
- Khu rừng có nhiều lô thì phải xác định trữ lượng của tất cả các lô đã đủ tiêu chuẩn để tính trữ lượng; trữ lượng của cả khu rừng là tổng trữ lượng của các tiểu khu, của các khoảnh hoặc của các lô.
- Trữ lượng gỗ được tính từ cây gỗ có đường kính D1.3 từ 5cm trở lên tuỳ theo loài cây; trữ lượng tre, nứa được đếm cây có đường kính gốc từ 2cm trở lên.
- Tính trữ lượng của cả khu rừng, trữ lượng của từng tiểu khu, từng khoảnh và từng lô và tính trữ lượng đối với từng loại rừng, trạng thái rừng và cho nhóm gỗ.
2. Phương pháp: được áp dụng một trong bốn phương pháp sau đây để đo đếm tính trữ lượng rừng:
a) Phương pháp sử dụng chỉ tiêu trữ lượng rừng bình quân đã có cách thời điểm giao, cho thuê rừng không quá 2 năm: trên cơ sở chỉ tiêu trữ lượng bình quân (M/ha, N/ha) đã có ứng với mỗi trạng thái rừng để áp dụng chỉ tiêu đó vào việc xác định trữ lượng của lô rừng sẽ giao, cho thuê, thu hồi. Sử dụng biểu trữ lượng bình quân mới nhất của địa phương (không quá 2 năm) hoặc sử dụng chỉ tiêu trữ lượng được tính toán từ các ô sơ cấp. ô định vị trong nghiên cứu hoặc số liệu, tài liệu kiểm kê mới nhất của địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp tài liệu về trữ lượng bình quân của mỗi trạng thái rừng và chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài liệu hoặc sử dụng biểu trữ lượng bình quân trong bản hướng dẫn này.
Phương pháp này áp dụng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
b) Phương pháp đo đếm toàn diện: đo đếm toàn bộ số cây trong lô để xác định trữ lượng rừng.
Phương pháp này áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng đặc sản quý, rừng giống, rừng nghiên cứu khoa học.
c) Phương pháp rút mẫu điển hình: mỗi lô rừng chọn 3 điểm đại diện cho địa hình, tình hình sinh trưởng… để đặt 3 ô tiêu chuẩn hoặc 3 điểm đo để xác định trữ lượng.
Phương pháp này áp dụng đối với khu rừng sản xuất là rừng trồng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có diện tích nhỏ.
d) Phương pháp rút mẫu hệ thống: phương pháp này có hai cách và được áp dụng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Dùng mạng lưới ô tiêu chuẩn
Nguyên tắc: dùng mạng lưới ô tiêu chuẩn có quy cách ô thống nhất và tính dung lượng mẫu phù hợp với diện tích của từng trạng thái rừng trong khu rừng giao, cho thuê.
Chỉ được rút mẫu sau khi có số liệu về diện tích rừng, tốt nhất là sử dụng số liệu thành quả chính thức về diện tích của từng trạng thái rừng, nhưng cũng có thể sử dụng số liệu tính toán sơ bộ về diện tích các trạng thái rừng trên ảnh hoặc trên bản đồ hiện trạng để tính định mức diện tích trong việc rút mẫu. Dung lượng mẫu tính theo công thức sau:
ni = | 4 Ci2 |
Δ i2 |
ni là dung lượng mẫu (số ô tiêu chuẩn)
Ci là độ biến động được tính toán qua điều tra thăm dò biến động tại chỗ hoặc sử dụng số liệu đã được khảo sát tính toán trước đây của khu vực đó.
Δ là sai số cho phép được ấn định là ≤ 10% cho tất cả các trạng thái rừng. Riêng đối với các trạng thái rừng phân bố rải rác có diện tích ít hơn 20% tổng diện tích khu rừng thì lấy trị số Δ = 15 đến 20%.
- Dùng điểm đo và sử dụng thước Biteclich: số lượng điểm đo và đặt điểm đo được xác định như trong trường hợp sử dụng ô tiêu chuẩn.
3. Quy cách ô tiêu chuẩn
a) Diện tích và kích thước ô tiêu chuẩn phải sử dụng thống nhất khi đo đếm trong một khu rừng.
- Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá: ô tiêu chuẩn diện tích 500m2 là hình chữ nhật (20m x 25m) hoặc hình tròn (có bán kính 12, 6m).
- Rừng lá kim, rừng ngập mặn: Dùng ô mẫu 6 cây để đo 6 cây có cự ly liền nhau.
Rừng gỗ trồng: Dùng ô mẫu 6 cây để đo 6 cây có cự ly liền nhau hoặc ô tiêu chuẩn có diện tích 200m2 hình chữ nhật có kích thước 10m x 20m.
Rừng tre nứa: đối với rừng tre nứa mọc phân tán dùng ô tiêu chuẩn là hình vuông có diện tích 100m2 (kích thước 10m x 10m) hoặc là hình tròn (có bán kính là 5,64m); rừng tre nứa mọc thành bụi đo cư ly 6 bụi liền nhau để tính cự ly bình quân 1 bụi.
4. Thu thập số liệu, tính trữ lượng
a) Thu thập số liệu
- Xác định độ tàn che lô rừng; trường hợp là rừng trồng xác định thêm phương thức trồng, tuổi hoặc năm trồng.
- Đường kính: đo ở vị trí 1,3m tất cả cây trong ô, đo một lần theo hướng xuyên tâm ô đo đếm.
+ Rừng gỗ trồng: bắt đầu đo D1.3 ≥ 5 cm và đo theo cấp 1cm.
+ Rừng gỗ tự nhiên: Bắt đầu đo D1.3 ≥ 8cm, theo cấp 2cm.
+ Rừng ngập mặn đo D1.3 ≥ 6 cm, rừng đước đo D1.3 ≥ 12 cm, theo cấp kính 1cm.
+ Rừng tre nứa: bắt đầu đo D1.3 ≥ 2cm và đo theo cấp 1cm.
- Xác định tên cây, phẩm chất cây theo 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C); tình hình sinh trưởng của cây rừng theo 3 cấp: tốt (a), trung bình (b), xấu (c). trường hợp đối với rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải xác định thêm loài cây đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm (nếu có).
+ Cây có phẩm chất A: là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu khuyết tật ở trên thân.
+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trưởng trung bình, có u bướu khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích của thân cây.
+ Cây có phẩm chất C: là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50% thể tích của thân cây.
- Xác định số tầng tàn của rừng: 1 tầng tán, 2 tầng tán hoặc 3 tầng tán.
- Đo chiều cao vút ngọn: số lượng cây đo chiều cao phụ thuộc vào cách tính trữ lượng (tính thể tích theo GHF thì đo 100%; tính thể tích theo cách tra bảng về thể tích có hai nhân tố tiến hành đo 3 cây sinh trưởng bình thường gần tâm ô), số ô đo chiều cao cây ≥ 30 tổng số ô cho một trạng thái rừng.
- Thu thập trong ô mẫu 6 cây: Đo đường kính D1.3 của 6 cây, đo chiều cao H vút ngọn của cây có D1.3 xấp xỉ đường kính 1,3 bình quân của 6 cây trong ô, đo cự ly R6.
- Trường hợp dùng thước Biteclich để xác định trữ lượng rừng thì tại mỗi điểm đo tiến hành đếm tất cả các cây gỗ không lọt trong cửa sổ của thước Biteclich để tính tổng tiết diện ngang bình quân trên/ha của mỗi điểm để sau đó quy ra tổng tiết diện ngang bình quân trên/ha (Gbq) của từng trạng thái.
Tổng tiết diện ngang (G) bằng bình quân tổng tiết diện ngang của các điểm đo
Gbq (m2/ha) = | N |
Nd |
Trong đó:
N là tổng số cây đếm được
Nd là số điểm quay Biteclich.
Xác định tên cây và phẩm chất cây theo 3 cấp như trên và đo chiều cao 3 cây sinh trưởng bình thường gần điểm đo Biteclich nhất để xác định chiều cao bình quân của điểm đo và chiều cao bình quân của trạng thái rừng theo phương pháp tính bình quân cộng.
c) Tính trữ lượng
- Dùng biểu thể tích hai nhân tố, hoặc biểu trọng lượng (áp dụng chung cho các lâm phần cây lá rộng và tre nứa vùng có biểu).
- Dùng biểu hình số (áp dụng cho rừng gỗ lá kim, rừng gỗ trồng, rừng gỗ tự nhiên vùng chưa có biểu). Trữ lượng tính theo công thức V = G.H.F
Hình số F được quy định 0,45 cho rừng tự nhiên; 0,50 cho rừng trồng.
Trữ lượng rừng được tính cho từng lô, bình quân của từng trạng thái rừng và tổng trữ lượng của cả khu rừng giao, cho thuê.
MẪU BIỂU ĐO ĐẾM XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM KHU RỪNG
PHIẾU ĐO ĐẠC NGOÀI THỰC ĐỊA
Thôn (bản)…………........................………. |
|
Xã.................................................................. | Đường đo…........................................... |
Huyện........................................................ | Số hiệu máy......................................... |
Tỉnh............................................................... |
|
Điểm đặt máy | Điểm ngắm | Góc phương vị | Góc đứng | Khoảng cách | Ghi chú |
| ||
Trị số đọc | Trị số T.B | Nghiêng | Bằng |
| ||||
| ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày điều tra: ………....................................…………
Người điều tra: ………………......................................
PHIẾU TÍNH DIỆN TÍCH
Họ và tên chủ rừng: …............................. | Thôn(bản):…....................................... |
Tiểu khu:…............................................... | Xã:....................................................... |
Khoảnh..............…….............................. | Huyện: …….......................................... |
Nhóm trạng thái rừng:…………………….. | Tỉnh:..................................................... |
Loại rừng | Số hiệu lô và diện tích lô | Tổng cộng | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| SH lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
diện tích |
|
|
|
|
|
|
|
| |
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tính: …..................................…………….…….
Ngày tính………………..................................………..
PHIẾU ĐO ĐẾM TIẾT DIỆN NGANG
(áp dụng giao rừng cho cộng đồng dân cư)
Số OTC:.......................................................................................
Ngày điều tra:..............................................................................
Trạng thái rừng:...........................................................................
Nhóm điều tra:..............................................................................
STT | Vượt | Vừa | Lọt |
1 | 1 |
|
|
2 |
| 0,5 |
|
3 |
|
| 0 |
Chú ý: Dùng thước Bitteclich để đo và ghi số liệu bảng này. Nếu người đọc là vượt thì ghi số 1. Nếu người đọc là vừa thì ghi số 0,5. Nếu người đọc là lọt thì ghi số 0
PHIẾU ĐO ĐẾM LOÀI CÂY GỖ RỪNG TỰ NHIÊN
Họ và tên chủ rừng: …............................. | Thôn(bản):…........................................................… |
Tiểu khu:…............................................... | Xã:.................................................... |
Khoảnh..............…….............................. | Huyện: ……...................................................… |
Trạng thái rừng:………………………….. | Tỉnh:............................................ |
Ô tiêu chuẩn số:...................................... | Độ tàn che................................................ |
TT | Tên loài cây | D1,3 (cm) | Chiều cao (vút ngọn) | Phẩm chất | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày điều tra: …..........................................………………
Người điều tra: ………………............................................
PHIẾU ĐO ĐẾM TRE NỨA
Họ và tên chủ rừng: …...................................... | Thôn(bản):…....................................... |
Tiểu khu:….......................................... | Xã:....................................................... |
Khoảnh..............……......................... | Huyện: ……........................................ |
Nhóm trạng thái rừng:……………… | Tỉnh:................................................. |
Ô tiêu chuẩn số:............................... |
|
Loài | TT bụi | Tổng số cây | Số cây | Dbq | Hbq | Ghi chú | ||
|
|
| Non | TB | Già |
|
|
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày điều tra: ………........................................…………
Người điều tra: ……………........................................…..
PHIẾU ĐO ĐẾM CÂY GỖ RỪNG TRỒNG
Họ và tên chủ rừng: …................................... | Thôn(bản):….................................................. |
Tiểu khu:….................................................... | Xã:................................................................. |
Khoảnh..............……................................... | Huyện: …….................................................. |
Nhóm trạng thái rừng:……………………… | Tỉnh:.......................................................... |
Ô tiêu chuẩn số:...................................... | Loài cây.................... Năm trồng.................. |
Đường kính | Số cây theo phẩm chất | Chiều cao | Ghi chú | |||
a | b | c | Cộng | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày điều tra: …………………
Người điều tra: ………………..
1 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010”.
2 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
3 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
9 Điều 10 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011, quy định như sau:
“Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
10 Mẫu đơn này được thay thế bởi Phụ lục 03 theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
12 Mẫu đơn này được thay thế bởi Phụ lục 04 theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
13 Mẫu đơn này được thay thế bởi Phụ lục 05 theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
14 Mẫu kế hoạch này được bổ sung theo Phụ lục 07 theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
15 Mẫu đơn này được bổ sung theo Phụ lục 08 theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.