Văn bản khác 4710/BC-VPCP

Báo cáo 4710/BC-VPCP về tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30 tại bộ, ngành, địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 4710/BC-VPCP tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4710/BC-VPCP

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2011

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP

VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TTHC VÀ THỰC THI GIAI ĐOẠN 3 CỦA ĐỀ ÁN 30 TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến về triển khai thực hiện Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức vào ngày 18 tháng 7 năm 2011)

Thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội khóa XII, trong năm 2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và xây dựng Báo cáo số 378/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 10 năm 2010 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng nhà ở, thuế, hải quan. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 57/2010/QH12 ngày 26 tháng 11 năm 2010 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.

Trên cơ sở Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội, ngày 20 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 945/QĐ-TTg về việc phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết này. Nhằm đánh giá kết quả thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương về những nội dung công việc đã được nêu trong Nghị quyết, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tổ chức thực hiện thành công Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có công văn[1] đề nghị các bộ, ngành, địa phương thông báo về tình hình thực hiện công tác kiểm soát TTHC và kết quả thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30. Sau đây là kết quả tổng hợp từ các bộ, ngành và địa phương.

I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỰC THI GIAI ĐOẠN 3 CỦA ĐỀ ÁN 30

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức và sự ủng hộ, tham gia của các cá nhân, tổ chức, công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

1. Về phía Văn phòng Chính phủ

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã tham mưu, trình Thủ tướng ký ban hành Chỉ thị số 1722/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2010 về việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP  về kiểm soát TTHC và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 224/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát TTHC. Như vậy, với sự chủ động, tích cực của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, chỉ trong một thời gian ngắn, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện kiểm soát TTHC một cách chặt chẽ từ khâu dự thảo đến việc thực thi đã được thể chế hóa, tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ cho việc tổ chức và hoạt động kiểm soát TTHC tại Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Với trách nhiệm được Chính phủ giao là cơ quan tổ chức việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC trong phạm vi cả nước, Văn phòng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chế, quy trình kiểm soát TTHC áp dụng trong nội bộ Cục Kiểm soát TTHC và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; đồng thời, đã tiến hành triển khai:

- Xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác kiểm soát TTHC một cách đồng bộ, thống nhất.

- Tổ chức 08 khóa tập huấn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC tại 3 miền cho gần 600 lượt cán bộ, công chức, bao gồm các đồng chí Chánh Văn phòng và toàn thể cán bộ, công chức phòng Kiểm soát TTHC của 24 bộ, ngành và 63 địa phương. Nội dung tập huấn gồm: Mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ kiểm soát TTHC; quy trình cho ý kiến đối với dự thảo VBQPPL quy định TTHC; thực hành đánh giá tác động TTHC; cách thức tính toán chi phí tuân thủ TTHC; quy trình thống kê, công bố, cập nhật TTHC; quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; vai trò của truyền thông trong việc kiểm soát TTHC. Qua các khóa tập huấn này, nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành, địa phương đã được nâng cao, giúp đội ngũ này làm tốt công tác tham mưu cho bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức công việc kiểm soát TTHC.

- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn tổ chức và nhân sự Phòng Kiểm soát TTHC; xây dựng các quy trình, quy chế về kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đánh giá tác động các quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC trước khi gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp…

- Văn phòng Chính phủ đã chủ động tổ chức các Đoàn công tác đến làm việc trực tiếp với 24 Bộ, ngành về việc triển khai thực hiện 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức giao ban định kỳ với Chánh Văn phòng các bộ, ngành về những nội dung công tác này. Thông qua các hoạt động kiểm tra, đôn đốc nêu trên và thông qua công tác tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời nắm bắt tình hình triển khai, những khó khăn, vướng mắc và những kinh nghiệm tốt. Trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh những trường hợp thực hiện không nghiêm (Ví dụ: việc thành lập Phòng Kiểm soát TTHC, việc công bố công khai TTHC, việc đánh giá tác động TTHC); hoặc kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công việc.

Đặc biệt, thông qua đợt làm việc với 24 bộ, cơ quan nêu trên, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp và chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn số 854/TTg-KSTT ngày 31 tháng 5 năm 2011 về giải quyết khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa TTHC (bao gồm cả phần tổng hợp nội dung sửa đổi Luật,Pháp lệnh theo phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng của các bộ, ngành). Nhờ đó, công tác thực thi đơn giản hóa TTHC theo phương án đơn giản hóa TTHC tại 25 Nghị quyết của Chính phủ đã được đẩy nhanh, góp phần bảo đảm tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các hoạt động hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nêu trên của Văn phòng Chính phủ đã thực sự đóng vai trò tích cực vào công tác kiểm soát TTHC trên phạm vi toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bộ máy kiểm soát TTHC cùng hệ thống cán bộ đầu mối đã được hình thành và đang thực hiện bước đầu có hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, bảo đảm các TTHC phải được đánh giá tác động trước khi ban hành, lấy ý kiến tham vấn của các đối tượng bị tác động và đáp ứng các yêu cầu về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện được mục tiêu quản lý nhà nước.

Ngoài hoạt động hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ đã chủ động và trực tiếp triển khai nhiều hoạt động kiểm soát do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đó là:

- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 945/QĐ-TTg về việc phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát thực hiện cải cách TTHC trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.

- Thực hiện việc tham gia ý kiến đối với các quy định về TTHC trong dự thảo văn bản Luật, Pháp lệnh do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo; dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ đã triển khai nghiêm túc và có chất lượng việc tham gia ý kiến đối với dự án, dự thảo các văn bản này. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) đã tham gia ý kiến, thẩm tra đối với 48 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC, góp phần nâng cao chất lượng và bảo đảm tính khả thi của các TTHC dự kiến được ban hành.

- Chủ trì nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi, thống nhất về một số vấn đề còn vướng mắc hoặc có ý kiến khác nhau trong quá trình thực thi 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC.

- Tổ chức thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP Đây là nhiệm vụ quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho công tác kiểm soát TTHC. Thông qua địa chỉ thư tín, trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của Chính phủ và số điện thoại chuyên dùng đã được công bố công khai, trong 6 tháng đầu năm, Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận được hơn 50 phản ánh, kiến nghị về sự không cần thiết, không hợp lý của các quy định hành chính hoặc hành vi của các cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước không tuân thủ các quy định hành chính. Qua tiếp nhận, nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị này đã giúp Văn phòng Chính phủ có thêm thông tin về những vướng mắc khó khăn của các cá nhân, tổ chức, bảo đảm việc kiểm soát việc thực thi các quy định này trên thực tế; đồng thời kịp thời đôn đốc các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá các quy định hành chính không còn phù hợp và chấn chỉnh hành vi của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước trong phục vụ nhân dân.

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính với 27 thành viên, đại diện cho các tổ chức chính trị - xã hội, các Phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, Viện nghiên cứu. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ Văn phòng Chính phủ trong việc đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC, tổ chức kiểm soát TTHC và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trong phạm vi cả nước.

Trong khuôn khổ hoạt động của Hội đồng tư vấn, Văn phòng Chính phủ đã chủ động làm việc và thông tin đến những tổ chức quốc tế là thành viên của Hội đồng và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua những kết quả cải cách cụ thể mà đề án 30 đã mang lại và hoạt động kiểm soát TTHC đang được triển khai tại các bộ, ngành, địa phương.

- Một công việc hết sức quan trọng trong công tác kiểm soát TTHC là hoạt động truyền thông. Văn phòng Chính phủ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan truyền thông bố trí nguồn lực, dành thời lượng phù hợp để thông tin, tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội về nội dung, tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC. Đồng thời, do đây là công việc mới, có nội dung phức tạp nên Văn phòng Chính phủ đã chủ động tổ chức 02 buổi tọa đàm với các phóng viên báo chí để trao đổi về nội dung công tác kiểm soát TTHC. Các buổi tạo đàm đã giúp cho các phóng viên hiểu rõ, đầy đủ hơn về công tác này, qua đó chất lượng các tin, bài của phóng viên được nâng cao.

2. Về phía các bộ, ngành, địa phương

Do có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự hướng dẫn, đôn đốc sát sao của Văn phòng Chính phủ nên trong một thời gian ngắn công tác kiểm soát TTHC đã có những chuyển động rất tích cực trong toàn bộ bộ máy hành chính từ Trung ương tới địa phương. Đến nay, đã có 24/24 các bộ, ngành và 62/63 địa phương đã triển khai việc thành lập Phòng Kiểm soát TTHC hoặc bộ phận kiểm soát TTHC đặt tại Văn phòng bộ, ngành, UBND cấp tỉnh (Riêng tỉnh Trà Vinh chưa thành lập phòng KSTTHC mặc dù đã được đôn đốc nhiều lần). Cùng với việc kiện toàn về tổ chức và nhân sự cho Phòng Kiểm soát TTHC, hệ thống cán bộ đầu mối kiêm nhiệm làm công tác kiểm soát TTHC tại các vụ, cục, sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã cũng được quan tâm, kiện toàn[2]. Như vậy, tuy chỉ có gần 600 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành, địa phương, cùng với việc huy động cán bộ, công chức đầu mối kiêm nhiệm đã giúp cho công tác kiểm soát TTHC được tổ chức triển khai đến tận cấp xã mà không làm tăng biên chế và chi phí cho bộ máy chính quyền các cấp (xem Phụ lục 1, 2).

Toàn thể lãnh đạo, nhân viên Phòng Kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành, địa phương đã tham dự đầy đủ chương trình tập huấn nghiệp vụ do Văn phòng Chính phủ tổ chức. Thông qua tập huấn, nhận thức của lãnh đạo và công chức các bộ, ngành về công tác này được nâng cao, công tác đánh giá tác động các quy định về TTHC và lấy ý kiến của Phòng kiểm soát TTHC được coi trọng, hoạt động kiểm soát TTHC bước đầu đã đi vào nề nếp. Các Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo bộ, ngành, địa phương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của cơ quan mình, theo đó phải thực hiện đánh giá tác động và lấy ý kiến đơn vị kiểm soát TTHC đối với dự thảo quy định về TTHC; ban hành theo thẩm quyền quy chế phối hợp giữa Văn phòng bộ, ngành với các tổng cục, vụ, cục hoặc giữa Văn phòng UBND cấp tỉnh với các sở, ngành, đơn vị cấp huyện trong việc công bố, công khai TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý; ban hành quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; xây dựng kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2011 và kế hoạch truyền thông phục vụ kiểm soát TTHC của bộ, ngành, địa phương[3].

Đến nay, nhiều bộ, ngành đã hoàn thành việc sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy chế, quy trình nêu trên và Phòng Kiểm soát TTHC đã chủ trì tổ chức thành công việc tập huấn lại cho lãnh đạo và cán bộ, công chức đầu mối tại các vụ, cục, đơn vị trực thuộc về công tác kiểm soát TTHC, như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, …. Bên cạnh việc nắm vững các quy trình, yêu cầu công việc, các cán bộ, công chức đã hiểu rõ tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc kiểm soát TTHC là nhiệm vụ chung của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, không phó mặc cho các đơn vị chuyên trách kiểm soát TTHC. Điều này thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác kiểm soát TTHC (xem Phụ lục 3 và 4).

Công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đến nay, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều đã công bố công khai địa chỉ, số điện thoại chuyên dùng và địa chỉ email để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Tuy nhiên, công tác này tại nhiều bộ, ngành, địa phương còn chưa được coi trọng. Việc công khai quy định về TTHC ở nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC còn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Về tình hình triển khai thực thi 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền để đơn giản hóa 3037 TTHC trên tổng số khoảng 4800 TTHC phải đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 63%. Một số bộ, ngành đã hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn và đạt tỷ lệ hoàn thành cao, gồm: Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học, Công nghệ, Nội vụ, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước VN, …. Bên cạnh đó, vẫn còn một số Bộ, ngành tiến độ thực hiện còn chậm, cần rút kinh nghiệm (xem Phụ lục 5).

Về phía các địa phương, triển khai phương án đơn giản hóa TTHC đã được phê duyệt trên cơ sở kết quả tự rà soát TTHC trong khuôn khổ Đề án 30, đến nay, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động ban hành văn bản thuộc thẩm quyền để thực thi phương án đơn giản hóa của 3.636 TTHC đang được thực hiện tại các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, như: TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Lào Cai, Đồng Nai, Điện Biên, An Giang, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Quảng Ninh ….

3. Nhận xét, đánh giá chung

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc nghiêm túc của Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, công tác kiểm soát TTHC trong một thời gian ngắn đã thu được nhiều kết quả rất tích cực. Tư tưởng cải cách TTHC của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang từng bước trở thành hiện thực trong toàn bộ hệ thống cơ quan hành pháp từ Trung ương xuống địa phương, bước đầu được sự đón nhận tích cực của nhân dân, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp. Hàng nghìn TTHC đã được thực thi đơn giản hóa; hệ thống các cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC mới được thành lập đã thực hiện có kết quả một khối lượng công việc rất lớn, bao gồm việc kiện toàn tổ chức, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết và xây dựng hệ thống các văn bản, quy trình, quy chế, công cụ hoàn chỉnh để thực hiện công tác kiểm soát TTHC. Nhờ vậy, công tác cải cách TTHC đã có những chuyển biến về chất, chất lượng các TTHC mới được ban hành được nâng cao, việc cập nhật và công khai quy định về TTHC từng bước đã có những chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chậm trễ hoặc thực hiện chưa nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, công khai và minh bạch các TTHC; việc cập nhật những TTHC này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; việc đánh giá tác động các quy định về TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC; chế độ thông tin báo cáo, …

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

1. Về cơ chế thu hút cán bộ làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Thực tiễn triển khai đề án 30 cho thấy, cải cách TTHC là một việc khó: thầm lặng, nhiều va chạm, sức ép; đòi hỏi cán bộ không những có kiến thức chuyên môn cả về pháp lý và kinh tế, kỹ thuật mà còn có cả sự tâm huyết, chấp nhận khó khăn. Vì vậy, việc thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại các Tổ công tác thực hiện đề án 30 gặp nhiều khó khăn. Để tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm việc tại các Tổ công tác, trong quá trình triển khai thực hiện đề án 30, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các thành viên Tổ công tác và đồng chí Chánh Văn phòng các bộ, ngành, địa phương được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương cấp Trưởng phòng trong thời gian làm việc tại Tổ công tác (Quyết định số 442/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 4 năm 2008, Công văn số 6279/VPCP-TCCV ngày 23 tháng 9 năm 2008).

Hiện nay, để triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63 và Nghị định số 20, khối lượng công việc của hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, bên cạnh việc cho ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC và rà soát các TTHC đã được ban hành (tính chất tương tự như việc rà soát TTHC theo đề án 30 trước đây), cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC còn đảm nhiệm việc công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn; và tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính. Đến thời điểm hiện tại, nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa tuyển dụng đủ số lượng cán bộ cho phép về làm việc tại bộ phận kiểm soát TTHC. Mặt khác, hoạt động kiểm soát TTHC đem lại lợi ích to lớn, góp phần tránh lãng phí nguồn lực của xã hội[4]. Do đó, để thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC cần có cơ chế đãi ngộ cho các cán bộ này.

Vừa qua, trong quá trình tập huấn và làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương, để có thể thu hút cán bộ có trình độ tham gia làm việc tại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, đại diện của các đơn vị này đã đề nghị Văn phòng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp trách nhiệm tương đương cấp Trưởng phòng đối với cán bộ thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC (số lượng cán bộ, công chức thuộc diện hưởng chế độ này không nhiều, khoảng gần 600 người).

2. Về biên chế công chức cho Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo quy định tại Thông tư này, Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện 15 nhóm chức năng, nhiệm vụ để bảo đảm thực hiện kiểm soát chặt chẽ TTHC ngay từ khâu dự thảo cho đến việc thực thi các quy định này tại các bộ, ngành, địa phương.

Căn cứ nhiệm vụ được Chính phủ giao cho bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo “Biên chế tối thiểu của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính là 05 cán bộ thuộc biên chế Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (Công văn số 1064/TTg-TCCV ngày 23 tháng 6 năm 2010). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Quyết định giao biên chế công chức năm 2011 cho các bộ, ngành, địa phương, tuy nhiên tại các bộ, ngành, đặc biệt là tại các địa phương thì hầu hết biên chế công chức Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính được giao còn thiếu so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như khối lượng và yêu cầu công việc của Phòng Kiểm soát TTHC, gây khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ được giao[5].

3. Việc công bố công khai và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC

Thời gian qua, nhiều bộ, ngành đã tích cực triển khai giai đoạn 3 của Đề án 30 và thực thi đơn giản hóa được hàng nghìn TTHC. Tuy nhiên, việc công bố công khai các TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ chưa được một số bộ, ngành quan tâm thực hiện theo đúng quy định về thời gian và hình thức, nội dung công bố. Theo đó, sự thay đổi quy định về các TTHC này cũng không được cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Việc thiếu công khai, minh bạch này không chỉ gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu tác động của các quy định về TTHC mà còn gây khó khăn cho UBND các cấp trong việc sửa đổi các quy định của địa phương về TTHC chưa phù hợp với các quy định mới của Trung ương và tổ chức thực hiện các quy định mới này một cách kịp thời, thống nhất.

4. Về việc thông tin kịp thời kết quả thực hiện đề án 30 và tình hình triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC

Thực tiễn triển khai đề án 30 thời gian qua cho thấy, việc kịp thời thông tin kết quả thực hiện của các bộ, ngành, địa phương có tác động rất lớn trong việc động viên các cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện tốt; tạo động lực cho các cá nhân, đơn vị có kết quả thực hiện chưa tốt nỗ lực trong việc hoàn thành các công việc đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giám sát kết quả thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, để làm tốt công tác này đòi hỏi phải huy động được sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông và sự quan tâm của lãnh đạo các bộ, ngành địa phương đối với công tác này. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động truyền thông thời gian qua vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả[6] và mạnh mẽ.

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Cải cách thủ tục hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp và đụng chạm nhưng không phải vì thế mà không làm được. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều bộ, ngành, địa phương thời gian qua đã làm tốt công tác này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí Chánh Văn phòng bộ, ngành, địa phương, sự tham mưu chủ động, trách nhiệm, sáng tạo và tận tụy của đội ngũ cán bộ, công chức của Tổ công tác thực hiện đề án 30 trước đây, nay là Phòng kiểm soát thủ tục hành chính. Do đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị các đồng chí Lãnh đạo của bộ, ngành, địa phương, Chánh Văn phòng tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác này; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành; đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

2. Thực tiễn đề án 30 cho thấy, cải cách thủ tục hành chính đã mang lại lợi ích thiết thực trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của từng địa phương. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, không phải nhiệm vụ của riêng hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính không dừng lại ở việc sửa đổi được bao nhiêu quy định mà vấn đề cốt lõi là việc bộ máy của chúng ta phải phục vụ người dân ngày một tốt hơn, chất lượng hệ thống thể chế, nhất là thủ tục phải được nâng cao, môi trường kinh doanh phải được cải thiện mạnh mẽ, nguồn lực xã hội phải được sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy, Văn phòng Chính phủ đề nghị các đồng chí Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt tinh thần này tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, để tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tránh tình trạng khoán trắng công tác này cho một vài cá nhân, đơn vị hoặc nặng về hô hào, hình thức.

3. Theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt công tác đánh giá tác động đối với những thủ tục hành chính dự kiến ban hành theo 4 tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả; kịp thời công bố công khai và minh bạch thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền để phục vụ nhân dân; thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân và sửa đổi kịp thời những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức gây phiền hà, sách nhiễu cho dân; kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, công chức tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân.

Đánh giá tác động đối với những thủ tục hành chính dự kiến ban hành là một việc khó. Để việc đánh giá tác động có chất lượng cao đòi hỏi cán bộ, công chức tham gia soạn thảo ngoài đạt trình độ nhất định còn phải bỏ thêm nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, lợi ích của công việc này là rất lớn, giúp loại bỏ các TTHC không cần thiết hoặc rườm rà, không hợp lý; lựa chọn được phương án tối ưu (bao gồm cả phương án khác nhằm tránh hành chính hóa các quan hệ dân sự, kinh tế) để đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước, giảm gánh nặng hành chính về thời gian, chi phí cho các cá nhân, tổ chức và bản thân cơ quan hành chính nhà nước; qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xét về hiệu quả xã hội, mỗi giờ làm việc mà cán bộ, công chức dành cho việc đánh giá tác động của các quy định về TTHC sẽ giúp xã hội tiết kiệm được hàng nghìn, hàng vạn giờ công lao động để thực hiện TTHC mỗi năm.

4. Triển khai Đề án 30 thời gian qua, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đã có những đóng góp tích cực cho thành công của Đề án. Do đó, Văn phòng Chính phủ trân trọng đề nghị các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết 57/2010/QH12 của Quốc hội về cải cách thủ tục hành chính theo đúng phân công của Thủ tướng tại Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011.

5. Về những vướng mắc, khó khăn của các bộ, ngành, địa phương, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và ý kiến của các đại biểu nêu tại hội nghị trực tuyến, Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục tổng hợp, trên cơ sở đó phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu biện pháp tháo gỡ, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Trên đây là Báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30 tại Văn phòng Chính phủ và tại các bộ, ngành, địa phương.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTg (để báo cáo);
- Bộ, cơ quan ngang bộ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển VN, BHXH VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KSTT (5) Tuấn.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỆN TOÀN PHÒNG, BỘ PHẬN KS TTHC TẠI BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 4710/BC-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ)

STT

Bộ, ngành

Thành lập Phòng KS TTHC

Do Chánh Văn phòng phụ trách

Nhân sự Phòng Kiểm soát TTHC

Đã thiết lập đầu mối tại Vụ, Cục

Ghi chú

1

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1

1

2

1

 

2

Bộ Khoa học và Công nghệ

1

1

2

1

 

3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

1

5

1

 

4

Bộ Thông tin và Truyền thông

1

1

4

1

 

5

Bộ Y tế

1

1

3

0

 

6

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1

1

3

1

 

7

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1

1

1

0

 

8

Bộ Nội vụ

1

1

1

-

 

9

Bộ Tư pháp

1

1

5

1

 

10

Bộ Ngoại giao

1

1

3

1

 

11

Bộ Công an

1

1

0

-

 

12

Thanh tra Chính phủ

1

1

1

-

 

13

Bộ Quốc phòng

1

1

0

-

 

14

Bộ Tài chính

1

1

5

1

 

15

Bộ Công Thương

1

1

5

1

 

16

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1

1

5

1

 

17

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1

1

6

1

 

18

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1

1

2

1

 

19

Ngân hàng Chính sách xã hội

1

1

4

1

 

20

Ủy ban Dân tộc

1

1

2

0

 

21

Bộ Xây dựng

1

1

5

0

 

22

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

1

2

1

 

23

Bộ Giao thông vận tải

1

1

5

0

 

24

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

1

3

1

 

 

Tổng số

24

24

 

15

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỆN TOÀN PHÒNG, BỘ PHẬN KS TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 4710/BC-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ)

STT

Địa phương

Thành lập Phòng KS TTHC

Do Chánh Văn phòng phụ trách

Nhân sự Phòng Kiểm soát TTHC

Đã thiết lập đầu mối tại Vụ, Cục

Ghi chú

1

Quảng Ninh

1

1

2

1

 

2

Hải Phòng

1

1

4

0

 

3

Hải Dương

1

1

3

0

 

4

Thái Bình

1

0

3

1

 

5

Bắc Giang

1

1

3

1

 

6

Lạng Sơn

1

1

2

1

 

7

Bắc Kạn

1

1

1

1

 

8

Thái Nguyên

1

1

3

1

 

9

Quảng Bình

1

-

-

0

 

10

Quảng Trị

1

1

3

1

 

11

Thừa Thiên - Huế

1

-

-

-

 

12

Bình Dương

1

1

5

1

 

13

Long An

1

1

4

1

 

14

Bến Tre

1

1

3

1

 

15

Tiền Giang

1

1

3

1

 

16

Cần Thơ

1

1

5

1

 

17

Hòa Bình

1

1

2

-

 

18

Hưng Yên

1

1

4

1

 

19

An Giang

1

1

1

1

 

20

Hậu Giang

1

1

5

1

 

21

Đắk Lắk

1

1

5

1

 

22

Kiên Giang

1

1

4

1

 

23

Đăk Nông

1

1

3

1

 

24

Hà Nội

1

1

0

0

 

25

Hà Nam

1

1

3

1

 

26

Nam Định

1

1

3

1

 

27

Bắc Ninh

1

1

3

1

 

28

Vĩnh Phúc

1

1

5

1

 

29

Phú Thọ

1

1

3

1

 

30

Lâm Đồng

1

1

4

1

 

31

Ninh Thuận

1

1

3

1

 

32

Tây Ninh

1

1

2

1

 

33

Cao Bằng

1

1

3

1

 

34

Đà Nẵng

1

1

3

1

 

35

Hà Giang

1

1

2

1

 

36

Tuyên Quang

1

1

3

1

 

37

Đồng Tháp

1

1

4

1

 

38

Sóc Trăng

1

1

3

1

 

39

Quảng Nam

1

1

3

1

 

40

Quảng Ngãi

1

1

3

1

 

41

Kon Tum

1

1

2

1

 

42

Vĩnh Long

1

1

4

1

 

43

Trà Vinh

0

1

0

1

 

44

Bình Thuận

1

1

5

1

 

45

Bình Phước

1

1

5

1

 

46

Đồng Nai

1

1

4

1

 

47

Lào Cai

1

1

4

1

 

48

Điện Biên

1

1

5

1

 

49

Lai Châu

1

1

4

1

 

50

Yên Bái

1

1

5

1

 

51

Bạc Liêu

1

1

4

1

 

52

Cà Mau

1

1

2

1

 

53

Sơn La

1

1

4

1

 

54

Hà Tĩnh

1

1

3

1

 

55

TP. Hồ Chí Minh

1

1

5

1

 

56

Bà Rịa-Vũng Tàu

1

1

3

1

 

57

Nghệ An

1

1

1

0

 

58

Ninh Bình

1

1

-

0

 

59

Thanh Hóa

1

1

5

1

 

60

Bình Định

1

1

2

1

 

61

Gia Lai

1

1

5

0

 

62

Khánh Hòa

1

1

5

0

 

63

Phú Yên

1

1

5

0

 

 

Tổng số

62

60

 

52

 

 

PHỤ LỤC 3

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 4710/BC-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ)

STT

Bộ, ngành

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung 3

Nội dung 4

Nội dung 5

Nội dung 6

Nội dung 7

1

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

0

0

0

0

0

1

0

2

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1

1

0

0

1

1

1

3

Bộ Công an

0

0

0

0

0

1

0

4

Bộ Công Thương

1

0

0

1

1

1

0

5

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1

0

0

1

0

1

0

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

0

1

1

1

1

1

1

7

Bộ Khoa học và Công nghệ

0

0

0

1

0

0

0

8

Bộ Ngoại giao

0

0

0

1

0

1

0

9

Bộ Nội vụ

0

0

0

0

0

0

0

10

Bộ Quốc phòng

1

0

0

1

0

0

1

11

Bộ Tài chính

0

0

0

1

1

1

1

12

Bộ Thông tin và Truyền thông

1

0

0

0

0

1

0

13

Bộ Tư pháp

0

0

0

0

0

1

0

14

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

0

0

1

0

1

1

15

Bộ Y tế

0

1

1

1

1

1

0

16

Ngân hàng Chính sách xã hội

0

0

0

0

0

1

1

17

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

0

0

0

0

1

1

1

18

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1

0

1

0

0

1

0

19

Thanh tra Chính phủ

0

0

0

0

0

1

0

20

Ủy ban Dân tộc

0

0

0

0

0

0

0

21

Bộ Xây dựng

0

0

0

0

0

1

0

22

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

1

1

1

0

1

0

23

Bộ Giao thông vận tải

0

0

0

0

0

1

1

24

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

0

1

1

1

0

1

0

 

Tổng số

8

5

5

11

6

20

8

Ghi chú:

- Nội dung 1: Sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Nội dung 2: Ban hành theo thẩm quyền quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính

- Nội dung 3: Ban hành theo thẩm quyền quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

- Nội dung 4: Tổ chức hội nghị triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính

- Nội dung 5: Ban hành văn bản cụ thể hóa các định mức chi phục vụ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

- Nội dung 6: Ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2011

- Nội dung 7: Ban hành kế hoạch truyền thông phục vụ kiểm soát thủ tục hành chính

- “0” chưa thực hiện

- “1” đã thực hiện

 

PHỤ LỤC 4

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 4710/BC-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ)

STT

Địa phương

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung 3

Nội dung 4

Nội dung 5

Nội dung 6

Nội dung 7

1

Quảng Ninh

0

0

0

0

0

1

0

2

Hải Phòng

0

0

0

0

0

1

0

3

Hải Dương

 

 

 

 

 

 

 

4

Thái Bình

0

0

0

0

0

1

1

5

Bắc Giang

0

0

0

1

0

1

0

6

Lạng Sơn

0

0

0

0

0

1

0

7

Bắc Kạn

0

0

0

0

0

1

0

8

Thái Nguyên

0

0

0

0

0

1

0

9

Quảng Bình

0

0

0

0

0

1

1

10

Quảng Trị

1

0

0

1

1

1

0

11

Thừa Thiên - Huế

0

0

0

0

0

0

0

12

Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

13

Long An

0

0

0

1

0

1

0

14

Bến Tre

0

0

0

0

0

1

0

15

Tiền Giang

0

0

0

1

0

1

1

16

Cần Thơ

0

0

0

1

0

1

1

17

Hòa Bình

1

1

1

0

0

1

0

18

Hưng Yên

0

0

0

0

0

1

0

19

An Giang

0

0

0

1

0

1

0

20

Hậu Giang

0

0

0

0

0

1

0

21

Đắk Lắk

0

0

0

0

0

0

0

22

Kiên Giang

0

0

0

1

1

1

0

23

Đăk Nông

0

0

0

1

0

1

0

24

Hà Nội

0

0

0

0

0

1

0

25

Hà Nam

0

0

0

0

0

1

0

26

Nam Định

0

1

1

0

0

1

1

27

Bắc Ninh

0

0

0

1

0

1

0

28

Vĩnh Phúc

1

1

1

1

1

1

0

29

Phú Thọ

0

0

0

0

0

1

0

30

Lâm Đồng

0

0

0

0

0

1

0

31

Ninh Thuận

0

0

0

0

0

1

0

32

Tây Ninh

0

1

1

0

0

1

0

33

Cao Bằng

1

0

0

1

0

1

1

34

Đà Nẵng

0

0

0

1

0

1

1

35

Hà Giang

0

0

0

0

1

1

0

36

Tuyên Quang

1

0

0

0

1

1

1

37

Đồng Tháp

0

0

0

1

0

1

0

38

Sóc Trăng

1

1

1

1

0

1

1

39

Quảng Nam

0

0

0

0

0

1

0

40

Quảng Ngãi

0

0

0

0

1

1

0

41

Kon Tum

1

0

0

1

0

0

0

42

Vĩnh Long

0

0

0

1

1

1

1

43

Trà Vinh

0

0

0

1

0

0

0

44

Bình Thuận

0

0

0

0

1

1

1

45

Bình Phước

0

0

0

1

1

1

0

46

Đồng Nai

0

0

0

1

0

1

0

47

Lào Cai

0

0

0

1

0

1

0

48

Điện Biên

0

0

0

0

0

1

1

49

Lai Châu

0

0

0

0

0

1

0

50

Yên Bái

1

1

1

0

0

1

0

51

Bạc Liêu

0

0

0

0

0

1

0

52

Cà Mau

0

0

0

0

0

1

1

53

Sơn La

0

0

0

0

0

1

0

54

Hà Tĩnh

0

0

1

0

1

1

0

55

TP. Hồ Chí Minh

0

0

0

0

0

1

0

56

Bà Rịa-Vũng Tàu

1

0

1

1

0

1

0

57

Nghệ An

0

0

0

0

0

1

0

58

Ninh Bình

0

0

0

0

0

0

0

59

Thanh Hóa

0

0

0

0

0

1

1

60

Bình Định

0

0

0

0

0

1

1

61

Gia Lai

0

0

0

0

1

1

1

62

Khánh Hòa

0

0

0

0

0

1

1

63

Phú Yên

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổng số

9

6

8

21

11

55

17

Ghi chú:

- Nội dung 1: Sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Nội dung 2: Ban hành theo thẩm quyền quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính

- Nội dung 3: Ban hành theo thẩm quyền quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

- Nội dung 4: Tổ chức hội nghị triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính

- Nội dung 5: Ban hành văn bản cụ thể hóa các định mức chi phục vụ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

- Nội dung 6: Ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2011

- Nội dung 7: Ban hành kế hoạch truyền thông phục vụ kiểm soát thủ tục hành chính

- “0” chưa thực hiện

- “1” đã thực hiện

 

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ THỰC THI ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ, NGÀNH (TÍNH ĐẾN NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2011)
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 4710/BC-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ)

STT

Bộ, ngành

Số TTHC phải đơn giản hóa

Số TTHC đã được thực thi đơn giản hóa

Tỷ lệ % thực hiện

Số TTHC đã được ban hành VB QPPL để thực thi

Số TTHC đã được dự thảo VB QPPL và trình cấp có thẩm quyền

1

Bộ Ngoại giao

22

2

2

18%

2

Bộ Công an

167

47

5

31%

3

Bộ Quốc phòng

134

12

17

22%

4

Bộ Tài chính

708

368

0

52%

5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

237

58

34

39%

6

Bộ Xây dựng

79

13

56

87%

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo

150

47

13

40%

8

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

305

12

168

59%

9

Bộ Y tế

239

81

97

74%

10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

170

64

64

75%

11

Bộ Tư pháp

260

36

150

72%

12

Bộ Công Thương

197

61

48

55%

13

Bộ Giao thông vận tải

405

328

77

100%

14

Bộ Thông tin và Truyền thông

116

82

10

79%

15

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

377

249

72

85%

16

Bộ Nội vụ

160

1

159

100%

17

Bộ Khoa học và Công nghệ

89

68

3

80%

18

Bộ Tài nguyên và Môi trường 

164

100

24

76%

19

Thanh tra Chính phủ

19

0

19

100%

20

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

205

30

137

81%

21

Ủy ban Dân tộc

6

2

- 04 TTHC đang chờ ý kiến của TTgCP thực hiện một số chính sách dân tộc đã hết hiệu lực vào năm 2010

33%

22

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

263

1

0

0%

23

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

263

159

0

60%

24

Ngân hàng Chính sách xã hội

91

61

0

67%

 

Tổng số

4,826

1,882

1,155

63%

 



[1] Công văn số 2008/VPCP-KSTT ngày 01 tháng 4 năm 2011 về kiểm tra, đôn đốc việc kiểm soát TTHC và công văn số 3364/VPCP-KSTT ngày 26 tháng 5 năm 2011 về triển khai hoạt động kiểm soát TTHC.

[2] 19/24 bộ, ngành và 50/63 địa phương đã thiết lập được hệ thống cán bộ đầu mối kiêm nhiệm là công tác kiểm soát TTHC tại các vụ, cục, sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã.

[3] Đã có 20/24 bộ, ngành và 55/63 địa phương ban hành Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2011.

[4] Kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị quyết về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo đó sẽ đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính, qua tính toán dự kiến sẽ tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp gần 30.000 tỷ đồng/năm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để tái đầu tư, phát triển.

[5] Chỉ có 8/24 bộ, ngành và 13/63 địa phương bố trí được biên chế tối thiểu là 5 nhân sự cho Phòng Kiểm soát TTHC, còn lại hầu hết bố trí từ 2 đến 4 nhân sự. Cá biệt có trường hợp như Hà Nội, Hà Giang, Ninh Bình đã quyết định thành lập Phòng Kiểm soát TTHC nhưng chưa bố trí được nhân sự.

[6] Tính đến nay, có 8/24 bộ, ngành và 17/63 địa phương ban hành kế hoạch truyền thông năm 2011.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4710/BC-VPCP

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu4710/BC-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/07/2011
Ngày hiệu lực12/07/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4710/BC-VPCP

Lược đồ Báo cáo 4710/BC-VPCP tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 4710/BC-VPCP tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu4710/BC-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýNguyễn Xuân Phúc
                Ngày ban hành12/07/2011
                Ngày hiệu lực12/07/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 4710/BC-VPCP tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 4710/BC-VPCP tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính

                      • 12/07/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 12/07/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực