Văn bản khác 78/BC-UBND

Báo cáo số 78/BC-UBND về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 78/BC-UBND thực hiện NQ 16/2008/NQ-CP từng bước khắc phục ùn tắc giao thông Hà Nội Hồ Chí minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 78/BC-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2009

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2008/NQ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 3746/BGTVT-VT ngày 08 tháng 6 năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 ngày 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Phần I.

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

Trong thời gian gần đây, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình trạng ùn ứ giao thông vẫn xảy ra trên nhiều tuyến đường do hiện trạng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đã quá tải so với số lượng phương tiện và mật độ lưu thông thực tế. Mặt khác, ý thức tự giác chấp hành luật pháp giao thông của nhiều người dân khi tham gia giao thông vẫn còn kém, đã ảnh hưởng nhiều đến việc gây ra ùn tắc, làm chậm tốc độ trong giao thông. Theo thống kê, cả năm 2008 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 48 vụ ùn tắc giao thông lớn, kéo dài trên 30 phút (tăng 19 vụ so với năm 2007); riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, đã xảy ra 25 vụ ùn tắc giao thông lớn (tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm 2008). Thực tế từ sau Tết Nguyên Đán 2009, nhiều công trình xây dựng hệ thống thoát nước thuộc các dự án vốn ODA như dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, dự án Nâng cấp đô thị thành phố… đã chiếm dụng lòng đường làm mặt bằng thi công, triển khai đồng loạt trên nhiều trục đường chính, thu hẹp diện tích mặt đường dành cho giao thông vốn đã thiếu trên địa bàn, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự đi lại; ùn tắc giao thông đã xảy ra thường xuyên hơn tại nhiều khu vực, nhất là vào các giờ cao điểm, cản trở sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và hạn chế chất lượng cuộc sống, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Để giải quyết vấn đề trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 16/CP).

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 16/CP, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Thành phố) đã ban hành Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2009 về “Kế hoạch của thành phố Hồ Chí Minh triển khai Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.

Kế hoạch này xác định những nhiệm vụ, công việc cụ thể mà các cấp chính quyền, các sở - ban - ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện cần tập trung phối hợp thực hiện để từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Kế hoạch bao gồm 04 nội dung cơ bản (Mục tiêu, Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện, Những giải pháp chủ yếu và Tổ chức thực hiện) và 05 phụ lục kèm theo, được xây dựng sát nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 16/CP, của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải về công tác kéo giảm ùn tắc giao thông; có tính đến đặc thù riêng của thành phố Hồ Chí Minh.

Phần II.

CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN BƯỚC ĐẦU

A. VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ:

1. Công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (sau đây gọi tắt là QHGT):

Ngày 12 tháng 3 năm 2008, Thành phố đã tổ chức hội nghị công bố rộng rãi QHGT, thông tin sâu rộng đến các cấp, các ngành và trong nhân dân; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý quy hoạch, xây dựng trưng bày các bản vẽ về QHGT tại trụ sở, tổ chức cập nhật và thông tin rộng rãi về QHGT, về các đề án, dự án phát triển trên các website của cơ quan, đơn vị.

Về thực hiện QHGT, Thành phố đã triển khai lồng ghép QHGT vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và đang được Bộ Xây dựng xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chỉ đạo cập nhật QHGT vào các đồ án điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết địa bàn các quận - huyện. Đối với một số đồ án quy hoạch của quận - huyện chưa cập nhật được ranh đất của một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo QHGT do ranh các công trình này (các nút giao thông, các tuyến đường bộ trên cao và các nhánh kết nối lên, xuống, một số tuyến đường sắt đô thị và các nhà ga, depot, các công trình vượt sông…) chưa được xác định cụ thể trong QHGT, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các nhà đầu tư, đơn vị tư vấn có liên quan để triển khai quy hoạch chi tiết, cắm mốc quản lý ranh đất cho các tuyến đường sắt đô thị, lập đề xuất dự án xây dựng các tuyến đường bộ trên cao số 1, số 2 và số 4; chỉ đạo triển khai quy hoạch chi tiết cho các nút giao thông lớn và một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác… để làm cơ sở cập nhật hoàn chỉnh quy hoạch của quận - huyện.

Thành phố đã và đang chỉ đạo thực hiện đầu tư nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo QHGT, ưu tiên cho các dự án thuộc mạng lưới đường sá cơ sở, phát triển các trục đường chính nội đô, đường kết nối đến các cảng biển, các công trình đầu mối giao thông liên vùng (bến xe, sân bay…), các trung tâm hành chính, thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị…, gắn kết chặt chẽ với các Tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để từng bước đưa quy hoạch này vào cuộc sống. Đồng thời, tập trung thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư đối với các dự án giao thông có vai trò quan trọng, đột phá (các tuyến đường sắt đô thị, các đường vành đai, các đường ô tô cao tốc và cao tốc đô thị, các trục đường hướng tâm) nhằm phòng tránh ùn tắc giao thông đô thị, phục vụ phát triển và khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của toàn vùng thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố cũng đã thường xuyên chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung các dự án, phân kỳ tiến độ đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế; cân đối bố trí kế hoạch vốn hàng năm bám sát lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển ở từng nơi, tại từng thời điểm; ưu tiên tập trung vốn cho các công trình trọng điểm.

2. Về lập quy hoạch xây dựng các bến, bãi đậu xe; xúc tiến thực hiện các dự án xây dựng điểm đậu xe ngầm hoặc nhiều tầng;

a) Từng bước hoàn thiện quy hoạch xây dựng các bến, bãi đậu xe và các cơ chế chính sách đầu tư:

Trên cơ sở QHGT, Thành phố đang chỉ đạo rà soát việc thực hiện các quy hoạch chi tiết về bến, bãi đậu xe bao gồm Quy hoạch sử dụng không gian ngầm khu vực trung tâm thành phố, Quy hoạch mạng lưới các bãi chứa, nhà để xe ô tô nhiều tầng khu vực nội đô thành phố, Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến 2025, Quy hoạch hệ thống bến xe khách, điểm đậu, dừng xe đưa đón khách trên địa bàn thành phố, Quy hoạch phát triển bến bãi vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch phát triển hệ thống taxi, điểm đậu xe taxi trên địa bàn thành phố... Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện các chính sách về bến, bãi đậu xe, phí đậu xe, quy định về dừng, đậu xe khu vực trung tâm thành phố; nghiên cứu thành lập đơn vị kinh doanh khai thác các bến, bãi đậu xe trên địa bàn thành phố.

b) Về xúc tiến các dự án xây dựng điểm đậu xe ngầm hoặc nhiều tầng:

Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu, lập Quy hoạch sử dụng không gian ngầm khu vực trung tâm thành phố để có cơ sở quản lý, đầu tư, khai thác các công trình ngầm theo quy định. Đồng thời tổ chức rà soát hiện trạng quỹ đất, đề xuất các địa điểm có thể đưa vào kêu gọi đầu tư xây dựng thành các điểm đậu xe cao tầng trên mặt đất. Tình hình cụ thể của một số dự án đã thực hiện cụ thể:

- Dự án BOT Xây dựng, khai thác tầng ngầm làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng tại khu vực Công viên Lê Văn Tám, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh do Cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) làm chủ đầu tư đã được Bộ Xây dựng tổ chức xem xét, thẩm định. Thành phố và chủ đầu tư đang giải trình bổ sung.

- Dự án Bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân bóng đá Tao Đàn do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm chủ đầu tư đang được Thành phố xem xét hồ sơ đề xuất dự án; bãi đậu xe ngầm sân vận động Hoa Lư, bãi đậu xe ngầm tại khu Trống Đồng (Tao Đàn) của Công ty Đông Dương.

3. Về xây dựng, cải tạo, mở rộng các quốc lộ, các đường hướng tâm, đường ô tô cao tốc, đường vành đai, các trục chính đô thị, các nút giao thông, đường sắt đô thị; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình giao thông đô thị theo kế hoạch:

3.1. Các trục hướng tâm đối ngoại:

3.1.1. Các quốc lộ hướng tâm: Các quốc lộ (QL) hướng tâm hiện tại (QL.1A, QL.1K, QL.13, QL.22, QL.50) đều đã và đang thực hiện dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp:

+ QL.1A đang được khai thác với 04 làn xe chính, QL.1 phía Đông và Xa lộ Hà Nội đang được nghiên cứu mở rộng với quy mô từ 08 đến 12 làn xe theo hình thức đầu tư BOT do Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố (CII) làm chủ đầu tư. Hiện nay, Dự án đang trong giai đoạn lập Nghiên cứu khả thi và đàm phán Hợp đồng. Thành phố đã chủ trương cho CII đầu tư trước một phần tuyến chính từ cầu Rạch Chiếc đến Ngã ba Tây Hòa kết hợp với việc di dời trạm thu phí giao thông trên xa lộ Hà Nội; dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm 2009;

+ QL.1K đã được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hoàn thành đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 theo hình thức BOT trong nước với quy mô 04 làn xe; đang khai thác và tổ chức thu phí.

+ QL.13 (đoạn từ Ngã tư Bình Phước đến Ngã năm Đài Liệt sĩ thuộc dự án BOT Cầu đường Bình Triệu II) đang được khai thác với 06 làn xe. Thành phố đã giao cho CII đầu tư giai đoạn 2, mở rộng tuyến lên 10 làn xe. Chủ đầu tư đã hoàn chỉnh hồ sơ Thiết kế cơ sở của dự án; đang trong giai đoạn lập Nghiên cứu khả thi và đàm phán Hợp đồng. Thành phố đã chủ trương cho CII đầu tư trước các hạng mục Nâng cấp mở rộng cầu Bình Triệu cũ, Xây dựng thêm nửa trạm thu phí trên QL.13 và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy Chứng nhận đầu tư; hiện đang thi công.

+ QL.22 - Đường Xuyên Á (đoạn từ An Sương tới cầu vượt Củ Chi) đang được khai thác với 04 - 06 làn xe. Thành phố đang xem xét Đề xuất dự án của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) về quy hoạch chi tiết, đề xuất phương án đầu tư nâng cao năng lực thông xe trên tuyến theo quy hoạch.

+ QL.50 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh Tỉnh Long An) đang được khai thác với quy mô 02 - 03 làn xe. Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường lên 04 làn xe do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, đang chuẩn bị khởi công trong năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010.

3.1.2. Các tỉnh lộ hướng tâm: Các tỉnh lộ (TL) hướng tâm hiện hữu bao gồm TL.2, TL.10, TL.12, TL.14, TL.15, LTL.15, TL.16 đều đang được khai thác với 02 - 03 làn xe; trong đó TL.10 đang có dự án mở rộng lên 04 làn xe và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009; dự án xây dựng tuyến song hành TL.10 với 06 làn xe và dự kiến hoàn thành trong năm 2010; TL.14, đoạn qua địa bàn quận 12 có dự án mở rộng lên 04 làn xe, đoạn qua địa bàn huyện Hóc Môn đang được nghiên cứu mở rộng tối thiểu 04 làn xe; TL.15 và TL.12 đang được nghiên cứu mở rộng (hoặc mở tuyến mới song hành) với quy mô 06 làn xe; các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành sau năm 2010; Đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ) đang được thực hiện dự án mở rộng lên 04 - 06 làn xe và dự kiến hoàn thành trong năm 2010.

3.2. Các đường ô tô cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý, chỉ đạo:

- Các tuyến đang xây dựng: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương dự kiến sẽ được thông xe vào cuối năm 2009; Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang được chuẩn bị khởi công và dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2012.

- Các tuyến đang được chuẩn bị đầu tư: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến Bến Lức - Long Thành.

3.3. Các đường vành đai

- Đường Vành đai 1 đã được điều chỉnh không còn chức năng đường vành đai mà chuyển thành đường trục đô thị.

- Đường Vành đai 2 đang được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn vốn và dự kiến hoàn thành xây dựng, khép kín trong năm 2013:

+ Đoạn từ cầu An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh: Thành phố đã giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT, dự kiến khởi công vào năm 2010 và hoàn thành vào năm 2013.

+ Nút giao thông tại khu A Nam Sài Gòn và Đường nối từ nút Khu A đến cầu Phú Mỹ (quận 7): Thành phố đã giao cho Công ty Cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ nghiên đầu tư theo hình thức BT, dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2010.

+ Cầu Phú Mỹ do Công ty Cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ đầu tư thực hiện theo hình thức BOT trong nước. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành thông xe vào đầu tháng 9 năm 2009.

+ Đường Vành đai phía Đông thành phố (quận 2 - quận 9): Đoạn từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc mới do Công ty Cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BT, bao gồm 02 đoạn, dự kiến sẽ hoàn thành thông xe đoạn từ cầu Phú Mỹ đến LTL.25B cùng với cầu Phú Mỹ và đoạn còn lại đến cầu Rạch Chiếc mới sẽ thông xe vào khoảng tháng 6 năm 2010. Đoạn từ cầu Rạch Chiếc mới đến Gò Dưa – QL.1A (kể cả cầu Rạch Chiếc mới) đang được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ một dự án Hỗ trợ kỹ thuật để nghiên cứu đầu tư.

- Các đường vành đai số 3 và số 4 đang được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nghiên cứu đầu tư.

3.4. Các trục xuyên tâm:

3.4.1. Trục xuyên tâm trên mặt đất:

- Đại lộ Đông - Tây thành phố đang được tập trung xây dựng, bao gồm 01 hầm dìm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, 02 nút giao thông khác mức hoàn chỉnh ở hai đầu, cuối tuyến (giao với Quốc lộ 1A và với Xa lộ Hà Nội). Một số hạng mục của dự án đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như cầu Khánh Hội, cầu Calmette, cầu Chữ Y, cầu Chà Và…, dự kiến sẽ hoàn thành thông xe đoạn tuyến từ Quốc lộ 1A đến quận 1 vào tháng 9 năm 2009 và thông xe toàn bộ công trình trong năm 2010.

- Đường trục Bắc - Nam thành phố: Đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm đã được hoàn thành mở rộng từ 02 làn xe lên 04 làn xe, đưa vào khai thác từ cuối tháng 4 năm 2009. Đoạn từ cầu Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước đang được thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2009. Giai đoạn hoàn chỉnh mở rộng đủ mặt cắt ngang 60 m -10 làn xe của đoạn tuyến từ đường Nguyễn Văn Linh đến Nút giao bờ Nam cầu Bà Chiêm dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011. Riêng đoạn tuyến qua địa bàn quận 4 sẽ được xem xét đầu tư xây dựng kết hợp với các dự án chỉnh trang đô thị, dự kiến phấn đấu hoàn thành vào năm 2012.

3.4.2. Các trục xuyên tâm trên cao (hệ thống đường bộ trên cao-cầu cạn):

Theo QHGT có 4 tuyến đường trên cao. Thành phố đã giao cho các nhà đầu tư nghiên cứu các tuyến số 2 (Tập đoàn Wijaya Baru, Malaysia) và tuyến số 4 (Tổng Công ty Xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng). Qua nghiên cứu, các nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh cục bộ phương án tuyến của các đường trên cao này để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế; Thành phố đang xem xét các đề xuất này để phấn đấu triển khai xây dựng và hoàn thành vào năm 2015. Đối với tuyến số 1, Tập đoàn GS E&C (Hàn Quốc) đã xin ngừng, không tiếp tục nghiên cứu dự án do có khó khăn về tài chính. Riêng tuyến số 3 chưa có nhà đầu tư.

3.5. Các trục chính đô thị:

Một số tuyến đường phố chính trong nội đô đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp theo QHGT như Tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa đang được thi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009, Cầu đường Nguyễn Văn Cừ đã được hoàn thành thông xe vào cuối tháng 4 năm 2009, Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đang được Tập đoàn GS E&C (Hàn Quốc) đầu tư thực hiện theo phương thức BT và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012, Đường Chánh Hưng nối dài đang được thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2009, Đường Lũy Bán Bích - Tân Hóa dự kiến được hoàn thành trong năm 2010.

3.6. Các nút giao thông:

Các nút giao thông trên tuyến đường Xuyên Á hiện đã và đang được xây dựng hoàn thiện như nút Thủ Đức (Ngã ba Trạm 2 cũ), Gò Dưa, Bình Triệu, Hà Huy Giáp, Tân Thới Hiệp, Quang Trung, Củ Chi; các nút giao thông Cát Lái (Xa lộ Hà Nội) và Quốc lộ 1A thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây thành phố; các nút giao thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; Thành phố đang chỉ đạo nghiên cứu đầu tư các nút giao thông đại lộ Nguyễn Văn Linh/đường trục Bắc - Nam, nút giao An Lập trên đường Vành đai 2 phía Nam, lập quy hoạch các nút giao thông trên tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, nút giao thông QL.1A/TL.10, các nút giao thông trên tuyến QL.1A và QL.22 …

3.7. Các cầu lớn, hầm vượt sông:

- Cầu vượt sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải: Cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh, cầu Phước An thuộc dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đang được Ban Quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam nghiên cứu, lập dự án.

- Cầu vượt sông Đồng Nai: Cầu Đồng Nai mới (trên Quốc lộ 1A) đã được khởi công vào tháng 6 năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2010; cầu Long Thành được xây dựng cùng với dự án Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và dự kiến hoàn thành vào năm 2012; cầu Nhơn Trạch (thuộc dự án Đường Vành đai 3 thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý, đang tổ chức lập dự án và kêu gọi đầu tư, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến 2015; các dự án cầu Thủ Biên (thuộc dự án Đường Vành đai 4 thành phố), cầu Hóa An 2 (trên Quốc lộ 1K) đang được nghiên cứu đầu tư.

- Cầu vượt sông Sài Gòn:

+ Các cầu, hầm đang được xây dựng: Hầm Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Phú Long (dự kiến hoàn thành năm 2010), cầu Bình Lợi 2 (dự kiến hoàn thành năm 2012).

+ Cầu Sài Gòn 2 (xa lộ Hà Nội), cầu Thủ Thiêm 2 (đường Tôn Đức Thắng): đang được nghiên cứu, lập dự án đầu tư, dự kiến hoàn thành vào năm 2013; Thành phố đã có chủ trương xem xét kêu gọi đầu tư các dự án cầu Bình Quới và các cầu kết nối bán đảo Thanh Đa, cầu Thủ Thiêm 3 (nối quận 4), cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 7) trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

+ Các cầu Phú Thuận (đường Vành đai 4), cầu Bình Gởi (đường Vành đai 3) đang được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nghiên cứu đầu tư.

3.8. Hệ thống giao thông đường sắt đô thị:

3.8.1. Hệ thống tàu điện ngầm (metro):

- Tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được triển khai bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng từ Ngân sách thành phố. Công trình đang được tập trung giải phóng mặt bằng toàn tuyến (dự kiến hoàn thành trong năm 2009), đang thi công hạng mục San lấp và xây dựng hàng rào depot tại quận 9; đang bổ sung hoàn thiện thiết kế cơ sở, đấu thầu tuyển chọn nhà thầu thiết kế - xây dựng đối với các gói thầu chính, đồng thời lập thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh dự án. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành, đưa vào khai thác chính thức vào năm 2014.

- Tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương): Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phương án vay nguồn hợp vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để đầu tư công trình. Trong đó, cấp phát cho Thành phố phần chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, cho Thành phố vay lại phần chi phí mua sắm thiết bị (đầu máy, toa xe). Thành phố đang chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị hoàn tất các thủ tục theo quy định để có thể ký kết Hiệp định vay vốn trong năm 2009. Dự kiến hoàn thành công trình vào năm 2015.

- Tuyến số 3: Đang được đề xuất tách thành 02 tuyến: Tuyến số 3a (Bến Thành - Bến xe miền Tây) và Tuyến số 3b (Bến Thành - Hiệp Bình Phước).

Thành phố đang chỉ đạo thực hiện công tác khảo sát nghiên cứu lập dự án đầu tư và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng tuyến (dự kiến hoàn thành trong năm 2009).

Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1662/TTg-KTN ngày 03 tháng 10 năm 2008, Thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị tổ chức lập Đề cương chi tiết và đăng ký kế hoạch huy động vốn từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, tài khóa năm 2009 cho các tuyến số 3a và số 3b.

Dự kiến thời gian thực hiện các dự án: 2010 - 2016.

- Các tuyến số 4, số 5 và số 6:

Thành phố đã chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu lập dự án đầu tư và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (dự kiến hoàn thành trong năm 2009).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ, Thành phố đang xúc tiến vận động nguồn vốn ODA để đầu tư 03 tuyến này; trong đó tuyến số 4 huy động từ nguồn tài trợ của Chính phủ Tây Ban Nha và ADB; thực hiện đàm phán với phía Tây Ban Nha đối với các tuyến số 5 và số 6.

Dự kiến xây dựng hoàn thành cả 03 tuyến trước năm 2020.

3.8.2. Xe điện trên mặt đất (LRT) hoặc monorail:

- Tuyến số 1 (Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe miền Tây): Thành phố đã giao cho Liên danh Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Danh và Titanium Management nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức BOT. Dự án đã được Cục Đường sắt Việt Nam thông qua Thiết kế cơ sở tại Công văn số 75/CĐSVN-CSHT ngày 31 tháng 3 năm 2009, đang được hoàn chỉnh Nghiên cứu khả thi và đàm phán Hợp đồng. Dự kiến hoàn thành trong năm 2011.

- Tuyến số 2 và 3: Trước đây, Thành phố đã giao cho Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad (Malaysia) nghiên cứu đầu tư 02 tuyến này từ tháng 3 năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad (Malaysia) không còn xúc tiến công việc dự án và Thành phố đang xem xét kêu gọi nhà đầu tư khác. Dự kiến hoàn thành đầu tư các tuyến trong năm 2012.

4. Chỉ cho phép xây dựng các khu chung cư cao tầng hoặc các cơ sở dịch vụ nếu đảm bảo được diện tích để xe mô tô, xe gắn máy, ô tô theo quy định:

4.1. Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn về số chỗ đậu xe máy tối thiểu tại các công trình cao tầng, cao ốc văn phòng, thương mại dịch vụ… để hướng dẫn, quản lý, áp dụng trên địa bàn thành phố trong năm 2009.

4.2. Về quy định chỗ đậu xe ô tô đối với các công trình cao tầng, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, khi thẩm định Thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình nhà cao tầng như cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại dịch vụ … hoặc các cơ sở dịch vụ, phải yêu cầu đảm bảo đủ diện tích để xe ô tô theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD. Đồng thời có kế hoạch rà soát khả năng đáp ứng về diện tích để xe của các công trình so với quy định; công trình nào chưa đáp ứng được Quy chuẩn thì yêu cầu các chủ đầu tư phải có giải pháp bổ sung để đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng; kiên quyết không đưa vào khai thác đối với những công trình không đáp ứng được yêu cầu.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt những trường hợp công trình cao tầng đã đưa vào sử dụng ở Khu vực trung tâm thành phố mà để xảy ra tình trạng đậu xe tràn làn trên vỉa hè, dưới lòng đường trái quy định do không đảm bảo diện tích để xe theo quy định.

4.3. Nghiên cứu tăng thêm quy mô diện tích mặt đường cho giao thông tĩnh: Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp nghiên cứu thực hiện các công trình sửa chữa cải tạo vỉa hè cho hợp lý, tập trung xử lý cải tạo kích thước hình học tại các giao lộ, các khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

4.4. Về cấp phép hoạt động các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao:

Để góp phần phòng tránh ùn tắc giao thông trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, Thành phố chủ trương ban hành hàng năm về Danh mục các tuyến đường, đoạn đường, khu vực không giải quyết cấp phép đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người như siêu thị, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, trung tâm thương mại, trung tâm đào tạo, trung tâm ngoại ngữ... trên địa bàn thành phố.

5. Xây dựng hệ thống cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ, thiết kế lại giao thông hợp lý tại các điểm có cầu vượt, hầm cho bộ hành, nâng cấp, bổ sung thiết bị điều khiển giao thông tại các nút giao thông thường xảy ra ùn tắc:

Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu lập Kế hoạch đầu tư xây dựng các cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ từ nay đến 2010 và giai đoạn 2010 - 2015; đề xuất khả thi các phương án xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực này; nghiên cứu các biện pháp để cải thiện môi trường đi lại cho người đi bộ và người sử dụng xe đạp.

Từng bước nâng cấp, bổ sung trang thiết bị điều khiển giao thông tại các nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông (lắp đặt đèn đếm lùi, thiết bị điều khiển giao thông như camera quan sát và các biển quang báo).

6. Hiện đại hóa các trung tâm điều hành giao thông đô thị:

Hiện nay, Thành phố đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông do catp quản lý, điều hành 02 hệ thống đèn tín hiệu giao thông tiếp nhận từ các dự án hỗ trợ của Chính phủ Pháp (năm 2000) và dự án tăng cường năng lực giao thông (vay vốn Ngân hàng Thế giới, năm 2003). Để phát huy hiệu quả của trung tâm trong điều khiển giao thông, kéo giảm ùn tắc giao thông Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm này, Thành phố đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, đề xuất đầu tư bổ sung, mở rộng cho phù hợp với yêu cầu, sử dụng những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống giao thông thông minh (ITS) để tích hợp quản lý, điều khiển các hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera quan sát và biển quang báo điện tử trên địa bàn.

7. Tập trung quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ:

Thành phố đã ban hành Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2008 về Kế hoạch phối hợp lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 để triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đang xem xét ban hành Chỉ thị về tăng cường lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

B. QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN DI DỜI TRỤ SỞ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, DẠY NGHỀ, BỆNH VIỆN LỚN RA NGOÀI KHU VỰC TRUNG TÂM:

1. Về nghiên cứu di dời các cơ quan hành chính:

Hiện nay, trụ sở các cơ quan hành chính của Thành phố tại khu vực trung tâm đã được tổ chức, bố trí tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại, phối hợp công tác giữa các đơn vị phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Phần lớn trụ sở các cơ quan hành chính hiện nay của Thành phố không nằm trong các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông nên chưa có kế hoạch di dời.

2. Về nghiên cứu di dời các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn ra ngoài khu vực trung tâm thành phố:

Từ cuối năm 2007, Thành phố đã chủ trương chỉ cho phép sửa chữa, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, phương tiện để hiện đại hóa ngang tầm khu vực và quốc tế đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các bệnh viện, cơ sở y tế có bệnh nhân lưu trú (gọi tắt là cơ sở y tế) ở khu vực trung tâm thành phố và các quận nội thành cũ; không quy hoạch xây dựng mới mà từng bước chuyển thành các trung tâm, cơ sở nghiên cứu đào tạo chuyên sâu, cơ sở y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao; việc đầu tư xây dựng mới chỉ được phép triển khai tại địa bàn các quận mới và các huyện ngoại thành, các cửa ngõ ra vào thành phố.

Thành phố cũng đã chỉ đạo ngành Y tế nghiên cứu lập quy hoạch Mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với mục tiêu chính là vừa tạo sự hài hòa, đồng bộ giữa các cơ sở khám chữa bệnh, vừa phát triển hệ thống y tế chuyên môn sâu, kỹ thuật cao ở các bệnh viện hiện hữu của cụm trung tâm; đồng thời xây dựng cơ sở mới tại các cửa ngõ, ở ngoại thành. Theo đó, sẽ có 01 cụm y tế trung tâm và 04 cụm y tế tại các cửa ngõ ra vào thành phố.

Đối với các trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực trung tâm thành phố, Thành phố đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng để rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình di dời thông qua Ban Chỉ đạo thực hiện đề án Quy hoạch sử dụng đất cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề của thành phố.

3. Về giãn tiến độ đầu tư xây dựng các cao ốc, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố, hình thành các đô thị vệ tinh và tích cực phối hợp di dời các cảng biển:

Trong thời gian qua, Thành phố đã tập trung tối đa để tăng tốc độ đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đô thị, điều phối giãn tiến độ giữa việc đầu tư hạ tầng xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị ở khu vực trung tâm thành phố cho phù hợp với điều kiện thực tế (việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng không theo kịp tốc độ hình thành quá nhanh các cao ốc…). Đồng thời tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh chuẩn bị đầu tư các khu đô thị vệ tinh như Khu Nam, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị - cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị An Phú Hưng, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa..., hình thành các đối trọng để giãn dân, kéo giảm áp lực giao thông ở nội đô.

Tập trung chỉ đạo phối hợp thực hiện Quy hoạch di dời các cảng biển và Nhà máy đóng tàu Ba Son đúng tiến độ, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông ở nội đô. Đến nay đã hoàn thành cơ bản di dời Tân Cảng Sài Gòn ra khu vực cảng Cát Lái; di dời từng phần Cảng Sài Gòn ra khu vực cảng Hiệp Phước, đã khởi công dự án cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2011; đang thực hiện quy hoạch chuyển đổi công năng sử dụng đất tại địa điểm cũ của các cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cảng Rau Quả, cảng Tân Thuận Đông và Nhà máy đóng tàu Ba Son.

C. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT, TỔ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG “NẾP VĂN HÓA GIAO THÔNG” VÀ “NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ”, TĂNG CƯỜNG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ:

1. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “nếp văn hóa giao thông” và “nếp sống văn minh đô thị”:

1.1. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật; vận động xây dựng nếp văn hóa giao thông:

- Ban An toàn giao thông thành phố đã thường xuyên chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành viên (Thành đoàn TNCS, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động), các sở - ngành, quận - huyện và các cơ quan báo, đài thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trong đó có vận động xây dựng “nếp văn hóa giao thông” và “nếp sống văn minh đô thị”. Tuyên truyền dưới nhiều hình thức như thực hiện các chuyên mục, chuyên trang an toàn giao thông (ATGT) trên Website Đảng bộ thành phố, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Việt Nam, trên báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Giáo dục, báo Cựu Chiến binh, tạp chí Vành đai xanh, Sổ tay Xây dựng Đảng…; thông qua hoạt động hội thi, văn nghệ quần chúng và sinh hoạt cộng đồng; đã huy động hơn 40% diện tích panô dành cho cổ động chính trị từ thành phố đến các quận - huyện và nhiều phương tiện khác như băng rôn, áp phích, xe loa, tờ bướm, các đội thông tin lưu động, thông tin cơ sở… để tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ (mới), phổ biến các quy định về hành lang an toàn đường bộ, đường sắt và các quy định chế tài có liên quan.

- Giao ngành Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo tất cả các trường học phải duy trì sinh hoạt nội dung bảo đảm trật tự ATGT cho học sinh trong các buổi chào cờ đầu tuần, vào các tiết học đầu tiên trong ngày và vào các buổi sinh hoạt chủ nhiệm; tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, vận động ham gia các hoạt động giữ gìn trật tự ATGT trong đội ngũ cán bộ - giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hội thi, hội thao, hội trại để tuyên truyền, giáo dục về ATGT cho học sinh; tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động "Cổng trường em sạch đẹp, an toàn"; phối hợp với lực lượng công an và chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự ATGT, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ đi học và giờ tan trường; kiên quyết xử lý những học sinh vi phạm luật giao thông bằng các hình thức kiểm điểm, cảnh cáo trước lớp, cảnh cáo dưới cờ, hạ bậc hạnh kiểm khi đánh giá xếp loại trong học tập.

- Chỉ đạo Công an thành phố thường xuyên đưa thông tin trên các bảng quang báo điện tử với nhiều nội dung phong phú, đa dạng; phối hợp tham gia phổ biến giáo dục về pháp luật giao thông tại các cơ quan, đơn vị và ở các địa bàn dân cư; phối hợp với các cơ quan báo, đài để tuyên truyền và trực tiếp tuyên truyền thông qua công tác xử phạt người vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông; đưa nhiều tin phóng sự về tình hình trật tự ATGT trên địa bàn; tổ chức các lớp học và kiểm tra lại nhận thức về pháp luật giao thông cho những người vi phạm.

1.2. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cuộc vận động thực hiện văn minh đô thị:

- Đã và đang triển khai và thực hiện "Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị" khi tham gia giao thông theo các Tiêu chí xây dựng tuyến đường văn minh đô thị cấp thành phố, giai đoạn 2009 - 2010 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đã tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí này đối với 15 tuyến đường mẫu vào ngày 28 tháng 4 năm 2009.

- Ngành Sở Giao thông vận tải và các quận - huyện đang triển khai thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng tạm thời một phần công năng của lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố, đã được ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Sở Giao thông vận tải đã ban hành Quy định về thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kèm theo Quyết định số 1762/SGTVT-GT ngày 18 tháng 6 năm 2009.

Kết quả đã đạt được của “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”

- Đã rà soát, sắp xếp lại các bãi đậu xe trên vỉa hè, dưới lòng đường cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, nhất là khu vực các quận 1, quận 3, quận 5, quận 10 ...

- Đã cải thiện, không để mất an toàn giao thông hoặc để xảy ra vụ ùn tắc giao thông kéo dài nào trên 15 tuyến đường điểm về văn minh đô thị.

- Tình trạng lấn chiếm trái phép vỉa hè, lòng đường để buôn bán, làm dịch vụ đã có chuyển biến, nhất là trên 04 tuyến đường kiểu mẫu về văn minh đô thị (đường Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi, đường Lê Lợi và đường Lê Duẩn đều thuộc quận 1); ở các tuyến đường khác vẫn còn tồn tại khá nhiều hàng quán buôn bán lấn chiếm vỉa hè, buôn bán hàng rong do sự thiếu kiên quyết, thiếu lực lượng và không thường xuyên trong chỉ đạo kiểm tra của chính quyền địa phương.

- Tình hình trật tự an toàn giao thông khu vực trước các cổng trường học đã có chuyển biến tích cực, tình trạng phụ huynh dừng xe đưa đón con em đã có trật tự hơn; ngành giáo dục và nhà trường đã quản lý thời điểm tan trường của các khối lớp không còn tập trung như trước đây, không tập trung tan trường cùng một cổng và hạn chế tan trường ở cổng nằm trên trục giao thông chính; lực lượng dân quân của các địa phương đã tham gia giữ gìn trật tự, điều tiết giao thông trước cổng trường.

- Tăng cường quản lý, chăm sóc cây xanh đường phố, làm tăng thêm mỹ quan đô thị trên các tuyến đường như Lý Tự Trọng, Bà Huyện Thanh Quan, Trường Sơn… Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt đã được sữa chữa nâng cấp đẹp hơn, hiện tượng buôn bán lấn chiếm tại khu vực trạm dừng, nhà chờ cơ bản đã được giải quyết…

2. Về tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị:

2.1. Công an thành phố đã triển khai thực hiện các công việc sau:

- Bổ sung áp dụng các hình thức điều khiển giao thông cho phù hợp với thực tế; có kế hoạch nâng cao năng lực và hiệu quả của Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố, phát hiện nhanh các điểm ùn tắc giao thông để xử lý kịp thời.

- Kiên quyết xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và gây ùn tắc giao thông như dừng, đỗ xe, chuyển hướng, tránh, vượt sai quy định, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, điều khiển xe đi trên vỉa hè, đi không đúng làn đường quy định, dừng xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, không tuân theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

- Thực hiện các kế hoạch cao điểm, kế hoạch chuyên đề và các phương án bố trí lực lượng nhằm tăng cường trực chốt, điều khiển, tuần tra kiểm soát giao thông và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; nhất là hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông theo quy định xử phạt của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố để thực hiện Kế hoạch liên ngành số 13/KHLN/QS-CA ngày 16 tháng 01 năm 2008 trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2008.

2.2. Sở Giao thông vận tải đã thực hiện các công việc:

- Tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đô thị như lập công trường thi công trên đường mà không bố trí người điều tiết giao thông, thi công không đúng phương án được duyệt; xe buýt, xe taxi đón trả khách không đúng quy định…; thường xuyên phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (VTV9), Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát các tin cảnh báo về vị trí, tuyến đường có nguy cơ xảy ra un tắc giao thông để người điều khiển phương tiện điều chỉnh lộ trình đi lại.

- Đang triển khai thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều phối tiến độ thi công hợp lý, đồng bộ trên các tuyến đường bị chiếm dụng mặt bằng để lập công trường thi công của các dự án trọng điểm nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sự đi lại.

- Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh các phương án phân luồng, hoàn thiện các phương án tổ chức giao thông ở nội đô.

- Thường xuyên rà soát, lắp đặt bổ sung, nâng cấp hệ thống biển báo giao thông, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển quang báo điện tử, camera quan sát, hệ thống dãy phân cách tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông.

- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có rào chắn chiếm dụng mặt đường (thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ , nâng cao hiệu quả công tác tổ chức giao thông, chất lượng công tác đào đường và tái lập mặt đường; thực hiện biện pháp chế tài, nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, giám sát cộng đồng…

D. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG, HẠN CHẾ PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN THAM GIA GIAO THÔNG, TỔ CHỨC GIAO THÔNG HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ:

I. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG:

1. Củng cố cơ sở hạ tầng cho hoạt động xe buýt:

- Đã hoàn thành lắp đặt, đưa vào sử dụng các trạm dừng, nhà chờ xe buýt trên đường Trường Chinh (đoạn từ cầu Tham Lương đến Ngã tư An Sương), đang tiếp tục thực hiện trên đoạn còn lại từ đường Cộng Hòa đến cầu Tham Lương.

- Đề xuất sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Hội đồng vùng Rhône - Alpes (Pháp) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) để thực hiện dự án thí điểm làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt trên một phần lộ trình tuyến xe buýt số 8 (đoạn từ Ngã tư Hàng Xanh đến Ngã tư Bảy Hiền). Đồng thời tiến hành khảo sát, nghiên cứu thí điểm làn dành riêng cho xe buýt trên tuyến đường Vành đai 2 (đoạn từ Ngã tư An Sương đến Nút giao thông Thủ Đức) bằng nguồn vốn trong nước.

- Đã sơn khoanh vị trí 352 ô dừng xe buýt mới; xóa bỏ 14 ô dừng, di dời 60 trụ báo dừng, tháo dỡ 100 trụ khác có vị trí không phù hợp; thay mới 70 hộp thông tin tại các trụ dừng đã hư hỏng và lắp đặt 20 bảng treo tạm phục vụ công tác phân luồng giao thông. Kiểm tra, điều chỉnh vị trí trạm dừng xe buýt tại khu vực bến xe An Sương phòng tránh ùn tắc giao thông tại khu vực.

- Đã cải tạo và đưa vào sử dụng bến đậu xe buýt tại khu vực Công viên 23 Tháng 9 từ đầu băn 2009 để giải tỏa các xe buýt đậu dọc lề đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lão (quận 1); đưa vào sử dụng bến xe buýt mới ở phường Thới An, quận 12; chuẩn bị khởi công Chỉnh trang bến xe buýt Hiệp Thành (quận 12) và Xây dựng bãi đậu xe buýt tại bến đò khách xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè.

2. Hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới tuyến:

- Ngành Giao thông vận tải đang phối hợp với Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu Dự án hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố; báo cáo kết quả và đề xuất trong tháng 9 năm 2009. Trên cơ sở đó sẽ sắp xếp, bố trí lại mạng lưới xe buýt cho phù hợp hơn, vừa nâng cao hiệu quả của mạng lưới, vừa góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn. Trước mắt, đã điều chỉnh hầu hết lộ trình các tuyến xe buýt, tránh đi qua các đoạn đường đang tạm thời có rào chắn công trường thi công các công trình.

- Đang chuẩn bị Báo cáo giữa kỳ Quy hoạch phát triển bến bãi vận tải hàng hóa đường bộ và Báo cáo đầu kỳ Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của xe buýt trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, điều chỉnh lộ trình, thời gian hoạt động, tần suất phù hợp với nhu cầu đi lại trên từng tuyến, không để xảy ra tình trạng quá tải hoặc vắng khách ở một số tuyến; nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí trợ giá.

- Đã khảo sát, lập kế hoạch sửa chữa nâng cao chất lượng của hệ thống trụ dừng, nhà chờ xe buýt trên 15 tuyến đường mẫu của Thành phố. Tiếp tục khai thác 02 bãi giữ xe 02 bánh miễn phí trung chuyển hành khách sử dụng xe buýt tại Củ Chi, Thủ Đức và khảo sát xây dựng thêm các vị trí khác nhằm tạo thuận lợi, thu hút hành khách đi xe buýt.

3. Tăng cường công tác thông tin, vận động người dân đi xe buýt:

- Xây dựng kế hoạch vận động người dân sử dụng xe buýt hoặc phương tiện không có động cơ để đi lại ít nhất 01 ngày trong tuần; một số cơ quan, đơn vị đã vận động cán bộ công chức đi làm bằng xe buýt…

- Tổ chức các buổi tọa đàm, cung cấp thông tin và vận động sinh viên, học sinh và công nhân đi lại bằng xe buýt; cập nhật thông tin về mạng lưới và hoạt động xe buýt lên website ngành Giao thông vận tải, duy trì và bảo đảm hoạt động đường dây nóng về giải đáp và hướng dẫn thông tin về xe buýt (trong quý I năm 2009 đã hướng dẫn trực tiếp cho gần 11.000 lượt hành khách; ghi nhận phản ánh và trả lời qua điện thoại cho khoảng 30.000 cuộc gọi từ người dân có liên quan đến hoạt động xe buýt).

4. Tăng cường tổ chức loại hình xe buýt đưa đón học sinh, sinh viên và công nhân:

Trong năm 2009, đã mở mới 05 lộ trình đưa rước công nhân theo hình thức hợp đồng; duy trì hoạt động bình thường của 03 tuyến xe buýt đưa rước sinh viên; trong 04 tháng đầu năm 2009 đã vận động thêm được 26 trường học tổ chức đưa đón cho khoảng 8.500 số học sinh.

5. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt:

- Đã triển khai kế hoạch tập huấn “đạo đức nghề nghiệp” cho lái xe của 02 hợp tác xã hoạt động xe buýt với số lượng 545 lái xe; tập trung giáo dục để lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt nhận thức đầy đủ trách nhiệm, phục vụ ân cần, lịch sự và không phân biệt đối xử với khách đi xe khi sử dụng vé tháng, vé tập.

- Tổ chức ứng dụng thí điểm thẻ thông minh (Smart card) để thay thế cho vé giấy khi đi xe buýt; dự kiến hoàn tất đấu thầu trong tháng 7 năm 2009. Tổ chức sát nhập các đơn vị vận tải kinh doanh xe buýt có quy mô nhỏ, đã chuyển 14 tuyến xe buýt (gồm 12 tuyến có trợ giá và 02 tuyến không trợ giá) từ 04 hợp tác xã có năng lực quản lý kém sang các hợp tác xã khác quản lý; Tổ chức đấu thầu lại cho 02 tuyến xe buýt đang triển khai và cho 02 tuyến mới.

- Nghiên cứu xây dựng Đề án đầu tư phát triển xe buýt giai đoạn 2009 - 2012.

II. QUY ĐỊNH VỀ CẤM MÔTÔ, XE GẮN MÁY, Ô TÔ LƯU THÔNG TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG:

- Đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện thí điểm việc cấm xe mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số đường phố vào một số giờ nhất định…; nghiên cứu quy hoạch hệ thống các trạm thu phí giao thông trên địa bàn thành phố, xem xét tính khả thi và khả năng bố trí thí điểm hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP) theo hướng số tiền phải trả để sử dụng một tuyến đường phụ thuộc vào mức độ ùn tắc giao thông trên tuyến, góp phần hạn chế sử dụng ô tô cá nhân.

- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đình chỉ lưu thông các loại xe 3, 4 bánh tự chế theo tinh thần Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP của Chính phủ, Thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề hoặc phương tiện cho người nghèo đang sử dụng loại phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế trên địa bàn thành phố, theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 và Quy định cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009.

III. VỀ ĐIỀU CHỈNH LỆCH GIỜ LÀM VIỆC, HỌC TẬP:

- Từ năm 2003, Thành phố đã có chủ trương giao cho Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp tổ chức cho công nhân làm việc lệch ca tại Khu chế xuất Tân Thuận. Cụ thể là yêu cầu một số doanh nghiệp trong số 60 doanh nghiệp điều chỉnh giờ tan ca vào lúc 16giờ30 - 17giờ00 để giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm 17giờ00 chiều. Đồng thời để nhân rộng mô hình này, giao cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét báo cáo, đánh giá chi tiết tình hình thực hiện tại các khu chế xuất, khu công nghiệp khác trên địa bàn thành phố, đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

- Từ cuối năm 2007, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học triển khai giờ đi học và giờ tan trường lệch nhau giữa các trường cùng trong một khu vực để góp phần hạn chế ùn tắc giao thông. Công tác này đã duy trì thường xuyên trong các năm học vừa qua.

Phần III.

TỒN TẠI - NGUYÊN NHÂN

Từ trước và sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 16/CP, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện khá nhiều công việc thuộc các nhóm giải pháp như đã báo cáo ở phần trên. Tuy nhiên, do nhiều giải pháp khi triển khai cần có lộ trình, cần có thời gian nhiều năm và có nguồn lực nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Từ khi có Nghị quyết 16/CP đến nay thời gian chưa nhiều nên kết quả của công tác kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế. Một số tồn tại và nguyên nhân của tình hình có thể phân tích như sau:

I. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:

1. Số lượng người tham gia giao thông và số lượng hành trình đi lại tăng: Dân số tăng quá nhanh do các quy định đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố có thuận lợi hơn so với trước đây (không giới hạn hộ khẩu thường trú và nhất là khi Luật Cư trú có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007), thu hút ngày càng nhiều người ở các địa phương khác đến sinh sống, lao động và học tập tại thành phố. Tính năng động của Thành phố cũng đã tạo ra sự gia tăng về hành trình đi lại trên địa bàn (bình quân 2,6 hành trình/người/ngày).

2. Số lượng phương tiện giao thông tăng: Do dân số tăng nhanh, lượng người nhập cư từ các địa phương khác đến thành phố để sinh sống, lao động và học tập, cộng với các quy định nới rộng hơn về thủ tục đăng ký phương tiện giao thông cá nhân (không giới hạn số phương tiện sở hữu) nên số lượng phương tiện giao thông đường bộ được đăng ký mới hàng năm đã tăng mạnh và có khuynh hướng tiếp tục tăng nhiều hơn nữa. Cụ thể, trong năm 2008, số lượng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhanh chóng, vượt quá năng lực hiện có của hệ thống giao thông thành phố. Tính đến hết năm 2008, thành phố đang quản lý 4.056.433 phương tiện, trong đó có 3.685.648 xe mô tô 02 bánh (tăng 9,5% so với thời điểm đầu năm 2008) và 370.785 ô tô (tăng 11,9% so với thời điểm đầu năm 2008). Đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang quản lý là 4.262.536 xe, trong đó bao gồm 385.901 xe ô tô và 3.876.635 xe mô tô, xe gắn máy). Như vậy từ đầu năm 2008 đến nay, mỗi ngày trung bình tăng 108 xe ô tô và 878 xe mô tô 02 bánh; chưa kể hàng ngày có khoảng 1.000.000 mô tô 02 bánh và 60.000 xe ô tô mang biển số của các tỉnh, thành phố khác và khoảng 21.000 xe 03 bánh các loại lưu thông trên địa bàn thành phố.

II. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:

1. Phát triển đô thị tập trung quá cao ở Khu vực trung tâm thành phố:

- Việc phát triển đô thị hiện nay vẫn còn mất cân đối lớn giữa quy mô phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong khi đó, tiến độ di dời các khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh ra khỏi thành phố còn chậm.

- Các bệnh viện, trường học lớn chưa mở rộng ra bên ngoài mà vẫn tập trung trong khu vực nội đô thành phố đã kéo theo một lượng lớn hành trình vào sâu trong nội đô thành phố.

2. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu giao thông đô thị:

- Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, số lượng hành trình giao thông ngày càng tăng và tăng rất nhanh trong khi khả năng cân đối vốn cho công tác bảo trì, sửa chữa và phát triển mạng lưới giao thông đô thị còn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn đến mật độ đường thiếu và chất lượng kém, các giao cắt đồng mức trong giao thông quá nhiều (số lượng nút giao thông khác mức quá ít); hệ thống bãi đậu xe phát triển không kịp để đáp ứng nhu cầu đậu xe,…

- Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.583 con đường với tổng chiều dài 3.768,71 km và diện tích mặt đường là 25.678.588m² ; trong đó số lượng các tuyến đường có bề rộng nhỏ hơn 7m chiếm đến 69,3%; mật độ đường giao thông so với diện tích thành phố chỉ mới đạt 1,8km/km². Công tác tổ chức giao thông tuy có nhiều cố gắng, tiến bộ nhưng vẫn chưa thể giải quyết thực tế hoạt động với mật độ cao của các loại xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố.

3. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm trật tự an toàn giao thông chưa đạt hiệu quả cao:

Thực tế cho thấy, một bộ phận khá lớn người dân, trong đó có nhiều cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và các đối tượng khác đã thể hiện được “văn hóa giao thông” và “văn minh đô thị” trong sinh hoạt, khi ứng xử, khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người có những hành xử chưa được văn minh nơi công cộng, chưa phù hợp với nếp sống “văn hóa giao thông”, nhất là khi không có lực lượng cảnh sát giao thông túc trực tại các giao lộ, vào giờ cao điểm hoặc có khi có hiện tượng xảy ra ùn tắc giao thông. Những hành vi giành đường, lấn tuyến, vi phạm tốc độ, dừng hoặc chuyển hướng không đúng quy định, chửi bới, cự cải nhau khi xảy ra va quẹt, khi ùn ứ giao thông xảy ra khá phổ biến, thậm chí có người còn xem đó là chuyện bình thường. Ý thức chấp hành pháp luật giao thông vẫn đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông hiện nay.

4. Kiểm tra, xử phạt vi phạm chưa kiên quyết và chưa đảm bảo tính thường xuyên, liên tục cần thiết:

Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rộng lớn trong khi đó biên chế của lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ còn thiếu nhiều nên công tác trực chốt, tuần tra, điều hòa hướng dẫn giao thông ở các giao lộ và xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông không thể thực hiện liên tục trên diện rộng, nhất là vào các giờ cao điểm và vào thời gian thường xuyên xảy ra nhiều tai nạn giao thông trong ngày (từ 19 giờ 00 đến đến 01 giờ 00 sáng hôm sau).

5. Tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè trong thời gian qua còn tồn tại nhiều trên địa bàn thành phố, ảnh hưởng đáng kể đến việc đi lại của người dân và trật tự an toàn giao thông đô thị.

6. Vận tải hành khách công cộng tuy được phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của hệ thống vận tải công cộng chỉ chiếm khoảng 7% và Thành phố chưa có các phương thức vận chuyển hành khách khối lượng lớn như tàu điện ngầm, monorail, tramway …

7. Vấn đề kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Sự liên kết giữa hệ thống giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông các vùng lân cận trong vùng còn thiếu và gặp nhiều khó khăn (mạng lưới đường còn thiếu, sự liên kết còn yếu, công tác bảo trì còn hạn chế).

Hệ thống các đường xuyên tâm và đường vành đai đã được quy hoạch nhưng hầu hết chưa được đầu tư xây dựng hoặc chưa hoàn thành; phần lớn các nút giao thông trên địa bàn là giao cắt đồng mức, có năng lực thông xe rất thấp và có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao. Do chưa có hệ thống đường vành đai hoàn chỉnh nên các luồng giao thông quá cảnh hiện nay vẫn đi xuyên qua khu vực nội đô thành phố làm gia tăng mật độ giao thông đô thị trên địa bàn. Tuyến đường sắt quốc gia hiện nay vẫn đi sâu vào ga Hòa Hưng, tạo giao cắt đồng mức với 14 tuyến đường nội đô.

8. Tình hình ngập nước do thời tiết biến đổi:

Tình hình ngập nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, do làm giảm diện tích giao thông vào thời gian ngập, làm giảm hẳn tốc độ trong lưu thông. Tình trạng ngập này xuất phát từ nhiều nhân tố chủ quan (yếu kém về kỹ thuật công trình, về tổ chức quản lý và yếu kém nguồn lực…) cũng như khách quan (vũ lượng mưa có xu hướng ngày càng tăng, địa hình thành phố trũng thấp và bị lún sụt do hệ thống nước ngầm bị khai thác quá mức, thủy triều cao…).

9. Tình hình đào đường để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ sau Tết Nguyên Đán 2009, để phục vụ thi công các công trình xây dựng hệ thống thoát nước thuộc các dự án ODA trọng điểm và nhiều dự án khác, Thành phố đã phải chấp nhận tình trạng thiết lập chắn công trường trên nhiều trục đường chính, làm thu hẹp mặt đường dành cho giao thông, làm cho tình hình ùn tắc giao thông càng thêm phức tạp… trong khi điều kiện thi công đa số chỉ thực hiện được 1 ca vào ban đêm.

Phần IV.

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tổ chức thực hiện ngay việc học tập lệch giờ, làm việc lệch ca:

Tiếp tục triển khai thực hiện việc bố trí lệch giờ làm việc, giờ học tập; đánh giá kết quả thực hiện trong thời gian qua và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả trong thời gian tới.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông:

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch chủ đề "Năm 2009 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị" đã được ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuyên truyền giáo dục, vận động sâu rộng trong đội ngũ cán bộ công chức và mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và ý thức giao tiếp - ứng xử văn minh nơi công cộng.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông phải được thực hiện sâu rộng đến từng hộ gia đình, từng người tham gia giao thông; chú trọng đến các nhóm đối tượng gây ra nhiều tai nạn giao thông. Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ vào công tác thi đua khen thưởng định kỳ.

- Duy trì thực hiện chương trình giáo dục về trật tự an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, mở rộng kế hoạch cho các cấp học khác từ năm học 2009 - 2010 để không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh có ý thức chấp hành pháp luật giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông và ở nơi công cộng.

- Các cơ quan thông tin đại chúng thành phố tăng cường các chuyên trang, chuyên mục và tăng tần suất đăng, phát tin, bài để tuyên truyền phổ biến về nếp sống văn minh đô thị và pháp luật giao thông, về các quy định bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định pháp luật liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông; thực hiện các bản tin, phóng sự ngắn về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

3. Kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô thị và lập lại trật tự lòng, lề đường:

Tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy định quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn. Tổ chức các bãi giữ xe mô tô, xe gắn máy trên các tuyến đường có vỉa hè rộng, nhất là ở những nơi công cộng đông người như chợ, siêu thị, địa điểm vui chơi giải trí để giải quyết nhu cầu về chỗ để xe của người dân.

4. Khẩn trương khảo sát, điều chỉnh phân luồng giao thông một chiều trên các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cải tạo kích thước hình học của các giao lộ để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông (Vòng xoay Cây Gõ, vòng xoay Công trường Dân Chủ, vòng xoay Ngã sáu Phù Đổng, vòng xoay Cộng Hòa/Hoàng Văn Thụ…).

Quản lý, điều tiết giao thông tại những khu vực, đoạn đường có rào chắn công trình thi công, bảo đảm diện tích mặt đường bị chiếm dụng hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến sự đi lại của nhân dân.

Tập trung giải quyết các điểm đen, đoạn đường đen về tai nạn giao thông phát sinh trong năm 2008, không để chậm trễ; Đảm bảo an toàn kỹ thuật cho chốt trực gác tại những vị trí giao nhau giữa đường bộ với đường sắt. Khỏa sát, lập dự án xây dựng cầu vượt bộ hành tại những khu vực có mật độ giao thông cao.

5. Chấn chỉnh hoạt động của xe buýt:

Tiếp tục rà soát để bố trí lại các trạm dừng, nhà chờ xe buýt cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến giao thông. Triển khai thực hiện thí điểm làn dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt trên địa bàn thành phố.

Hoàn tất nghiên cứu, thẩm định phê duyệt dự án phát triển mạng lưới xe buýt thành phố đến năm 2015 để đưa vào thực hiện để sắp xếp lại mạng lưới các tuyến xe buýt hợp lý hơn, điều chỉnh các lộ trình trùng lắp, bất hợp lý ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Tạm thời điều chỉnh các luồng tuyến xe buýt tránh đi qua các đoạn đường có công trường rào chắn chiếm dụng phần lớn mặt đường. Đẩy nhanh các dự án ứng dụng GPS và GIS trong công tác quản lý hoạt động của mạng lưới xe buýt, thí điểm sử dụng thẻ thông minh thay cho vé giấy thông thường.

Tiếp tục đầu tư đổi mới phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động xe buýt, tăng cường quản lý điều hành, giáo dục đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Tiếp tục và đẩy mạng công tác vận động người dân thành phố sử dụng xe buýt và phương tiện không có động cơ để đi lại; tăng cường thông tin, hướng dẫn hành khách, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút người dân tham gia đi lại bằng xe buýt. Tiếp tục vận động các trường cấp 1, 2, 3 nâng cao số lượng hợp đồng xe đưa đón cho ít nhất 20% số học sinh của trường trong năm học 2009 - 2010 ; vận động các nhà máy, xí nghiệp có trên 100 công nhân tổ chức phương tiện hoặc hợp đồng xe buýt đưa rước công nhân đi làm.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khả thi và lộ trình để vận động người dân giảm dần việc sử dụng xe cá nhân khi đi lại trên địa bàn thành phố.

6. Tăng cường tuần tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; kiên quyết thực hiện nghiêm nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ:

- Tăng cường hoạt động tuần tra, xử lý, nhất là trên các tuyến đường và vào thời gian thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, ở nơi có khả năng phát sinh các hiện tượng gây rối trật tự công cộng như tụ tập từng nhóm để chạy xe gắn máy lạng lách, đánh võng, hoặc có dấu hiệu đua xe trái phép; tập trung phát hiện, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.

- Thực hiện thí điểm việc kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật giao thông cho người vi phạm pháp luật giao thông. Ngoài việc xử phạt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/TTLT-CA-GTVT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải về học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ, đối với các trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, cần xử phạt hình thức bổ sung, buộc người vi phạm xem các hình ảnh, phim tư liệu về nguyên nhân, hiện trường và các hậu quả do tai nạn giao thông gây ra nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, khuyến cáo. Có biện pháp nâng cao tỷ lệ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm qua các hình ảnh ghi được.

- Rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Bộ Công an tại Thông tư số 22/2007/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

- Bố trí đủ lực lượng tại các giao lộ, các vị trí có rào chắn thi công công trình chiếm dụng mặt đường, những nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông để điều hòa giao thông để nhanh chóng giải tỏa.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn Kiểm tra liên ngành đường bộ, đường sắt (Đoàn Kiểm tra Nghị định 14/CP) thuộc Ban An toàn giao thông thành phố.

7. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo QHGT; tập trung thực hiện Đề án “Quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung ưu tiên trong giai đoạn 2008 - 2010”.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đầu tư hạ tầng giao thông, thoát nước, chống ngập. Rà soát, điều hòa vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách, các dự án đảm bảo tiến độ, có khối lượng nghiệm thu hoàn thành trong năm 2009. Thực hiện nhanh thủ tục để triển khai các gói thầu đã được phép chỉ định thầu đúng tiến độ. Tập trung các nguồn lực để hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm của thành phố trong năm 2009 gối đầu năm 2010, nhất là các công trình trọng điểm (dự án Vệ sinh môi trường thành phố - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị - lưu vực Kênh Tân Hóa - Lò Gốm, đại lộ Đông - Tây thành phố, cầu Phú Mỹ và các dự án đường kết nối, Tỉnh lộ 10, Liên Tỉnh lộ 25B, cầu Phú Long, cầu Thủ Thiêm (giai đoạn 2), xa lộ Hà Nội, đường Bắc - Nam thành phố …

8. Tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các dự án, tiến độ đầu tư phát triển các đô thị vệ tinh như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị - cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Khu đô thị Công nghệ cao Đông - Bắc thành phố.

9. Đẩy nhanh quy hoạch và thực hiện di dời các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn ra ngoài khu vực trung tâm thành phố; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn…

10. Hiện đại hóa công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao thông, ứng dụng hệ thống giao thông thông minh ITS trong điều hành và quản lý giao thông.

Phần V.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị Chính phủ:

- Hiện nay, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của Thành phố rất bức xúc và cấp bách. Để tạo điều kiện cho Thành phố có nguồn vốn bố trí cho các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, cấp bách; hỗ trợ xây dựng chương trình kích cầu đầu tư, tiêu dùng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét tăng tỷ lệ nguồn thu để lại cho Thành phố và được hưởng toàn bộ số thu vượt mức kế hoạch được giao (kể cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu); đồng thời bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố để bảo đảm có thêm nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị vệ tinh, từng bước hình thành các đô thị mới, các thành phố vệ tinh như Nhơn Trạch, Biên Hòa, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức, Tân An… để tạo đối trọng kéo giãn mật độ dân cư quá cao ở khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh, khai thác tốt nhất về thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của Vùng thành phố Hồ Chí Minh của toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ di dời các cảng trên sông Sài Gòn ra khu vực cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) và khu vực cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu);

2. Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải:

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng và sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ (mới) đã có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2009.

- Sớm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành kế hoạch thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007.

- Chỉ đạo tập trung để hoàn thành đúng tiến độ đầu tư đối với các dự án giao thông trọng điểm qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh do các đơn vị thuộc Bộ quản lý như Đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 50, … Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công sớm các dự án Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Các đường Vành đai 3 và Vành đai 4 thành phố; trong đó ưu tiên xây dựng trước cầu Bình Khánh vượt sông Soài Rạp thuộc dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Có kế hoạch chỉ đạo nghiên cứu các dự án khác như Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Củ Chi - Mộc Bài để có thể đầu tư xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến 2020.

- Hỗ trợ Thành phố nghiên cứu xây dựng một cảng biển nước sâu trên địa bàn, dự kiến tại khu vực Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ); định hướng xây dựng một tuyến đường sắt kết nối từ cảng nước sâu này với mạng lưới đường sắt quốc gia; khảo sát nghiên cứu thêm vị trí xây dựng cảng nước sâu ở khu vực Gò Gia (huyện Cần Giờ).

- Bổ sung quy hoạch xây dựng một bến tàu khách quốc tế 50.000 GRT trên sông Nhà Bè tại khu vực Công viên Phú Thuận trong Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5), đủ sức đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu khách có trọng tải lớn và các phương tiện vận chuyển hành khách thủy nội địa như đề xuất của Thành phố (Công văn số 1637/UBND-ĐTMT ngày 15 tháng 4 năm 2009) và được Cục Hàng hải Việt Nam đồng tình(Công văn số 2250/CHHVN- KHĐT ngày 28 tháng 10 năm 2008).

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu ban hành chính sách miễn, giảm đóng phí cầu, đường qua các trạm thu phí cho đối tượng xe buýt để thu hút hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

3. Kiến nghị Bộ Công an:

- Sớm nghiên cứu ban hành điều kiện riêng đối với việc đăng ký mới xe ô tô cá nhân, xe mô tô và xe gắn máy tại các đô thị loại đặc biệt.

- Khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ về Đề án quy định điều kiện và tiêu chí đăng ký thường trú vào thành phố Hồ Chí Minh (như có chỗ ở, có việc làm ổn định lâu dài, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ nhất định...); triển khai thực hiện thí điểm ngay trong năm 2009 để hạn chế gia tăng dân số cơ học cục bộ ở thành phố, chặn đứng tình trạng di dân quá lớn, mất cân đối dân số và phân bổ lực lượng lao động, dẫn đến mất cân đối kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện cho Thành phố thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

4. Kiến nghị Bộ Tài chính:

Nghiên cứu tăng mức phí trước bạ và lệ phí đăng ký phương tiện giao thông cá nhân tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu quy định có khoản thu từ người sử dụng phương tiện cá nhân trong cả nước để thành lập quỹ phát triển giao thông, hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, cải thiện môi trường. Riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh quy định mức thu phí cao hơn và thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đô thị thông qua gía dịch vụ giữ xe.

5. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Nghiên cứu bổ sung điều kiện bắt buộc doanh nghiệp phải có vị trí và diện tích đậu xe tương ứng khi cấp giấy đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có nhu cầu đậu xe cho khách hàng, áp dụng cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Kính báo cáo./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ “để báo cáo”;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố;
- Ban An toàn giao thông thành phố;
- Các đoàn thể: LĐLĐ, TN, PN, CCB, ND;
- Các sở - ban - ngành thành phố;
- UBND các quận-huyện;
- Các cơ quan Báo, Đài;
- VPUB: CPVP; các Phòng CV;
- Lưu:VT, (ĐTMT-Thg) H.

CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 78/BC-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu78/BC-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/07/2009
Ngày hiệu lực15/07/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 78/BC-UBND

Lược đồ Báo cáo 78/BC-UBND thực hiện NQ 16/2008/NQ-CP từng bước khắc phục ùn tắc giao thông Hà Nội Hồ Chí minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 78/BC-UBND thực hiện NQ 16/2008/NQ-CP từng bước khắc phục ùn tắc giao thông Hà Nội Hồ Chí minh
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu78/BC-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Hoàng Quân
                Ngày ban hành15/07/2009
                Ngày hiệu lực15/07/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Báo cáo 78/BC-UBND thực hiện NQ 16/2008/NQ-CP từng bước khắc phục ùn tắc giao thông Hà Nội Hồ Chí minh

                          Lịch sử hiệu lực Báo cáo 78/BC-UBND thực hiện NQ 16/2008/NQ-CP từng bước khắc phục ùn tắc giao thông Hà Nội Hồ Chí minh

                          • 15/07/2009

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 15/07/2009

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực